Top 6 # Chế Phẩm Sinh Học Diệt Rầy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Diệt Rầy

Hiệu lực trừ rầy của chế phẩm sinh học trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Nghệ An hằng năm gieo trồng 2 vụ lúa với khoảng 180.000 ha lúa nước nên việc phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng luôn được quan tâm hàng đầu.

Rầy không chỉ gây hại trực tiếp cho cây lúa mà còn là vật trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam (hiện chưa có thuốc đặc trị).

Từ trước đến nay, để phòng trừ rầy bảo vệ lúa, các địa phương đều phải sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại. Vì thế ngoài việc diệt trừ đối tượng gây hại, thuốc BVTV hóa học còn tiêu diệt luôn cả thiên địch có lợi trên đồng ruộng và gây ô nhiễm môi trường, dư lượng tồn dư trong sản phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

Trước tình hình đó, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ứng dụng thành công thuốc BVTV bằng CNSH từ loài nấm xanh (hay còn gọi là nấm Lục Cương, nấm cứng xanh) thuộc ngành nấm bất toàn, bộ nấm Đĩa (Melanconiales), họ nấm Đĩa (Melanconiaceae), có tên khoa học là Metarhizium anisopliae var. Trong đó, một số tỉnh, TP như Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang… đã dùng nấm xanh phòng trừ rầy cho hiệu quả cao và hiện đã nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố.

Tại Nghệ An, từ năm 2011 đến nay, để hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng nấm xanh phòng trừ rầy hại lúa theo hướng sinh học, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và từng bước hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng (Hội KHKT Lâm nghiệp Nghệ An) đã đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và triển khai nghiên cứu ứng dụng nấm xanh và bước đầu đạt được kết quả.

Trong năm 2011, đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã bắt đầu triển khai công tác nghiên cứu nhân nuôi nấm xanh. Từ mẫu rầy bị bệnh nấm xanh thu thập được ngoài đồng ruộng, Trung tâm đã phân lập và tuyển chọn được giống thuần (giống gốc Na1).

Từ đó, nhân nuôi nấm sinh khối trên môi trường cấp II, cấp III bằng một số công thức môi trường khác nhau, nhờ đó đã lựa chọn được hai môi trường nhân nuôi nấm xanh đảm bảo chất lượng tốt.

Năm 2012 và 2013, Trung tâm chính thức đưa chế phẩm Metar-Na ra đồng ruộng khảo nghiệm trên cả 2 vụ ĐX và HT tại huyện Hưng Nguyên với liều lượng 3 kg + 320 lít nước/ha và phun 2 lần/vụ. Phun lần 1 vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, phun lần 2 vào giai đoạn lúa đòng già khi rầy tuổi nhỏ (tuổi 1 – 3). Hiệu lực trừ rầy trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Qua nghiên cứu, SX và ứng dụng thực tế trong 3 năm qua, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng Nghệ An đã xây dựng được quy trình SX nấm xanh đơn giản, rẻ tiền, sẵn có, rất phù hợp với hộ gia đình, nhóm hộ, HTX… Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương ứng dụng quy trình tự làm nấm xanh để quản lý rầy hại lúa.

Trung tâm tiếp tục khảo nghiệm chế phẩm Metar-Na trên diện rộng, tại hai huyện Đô Lương và Quỳnh Lưu. Nhưng tăng liều lượng nấm lên 4 kg + 400 lít nước/ha. Kết quả, hiệu lực trừ rầy tại mô hình xóm Toàn Mỹ, xã Hòa An, huyện Quỳnh Lưu (mật rầy từ 1.500 – 2.600 con/m2) đạt 74,98%; tại mô hình xóm 7 xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (mật độ rầy từ 1.400 – 2.900 con/m2) đạt 78,14%.

Điều đáng mừng là vụ ĐX 2013 trên diện tích đã khảo nghiệm không có rầy xuất hiện. Bước sang vụ HT mật độ rầy có phát sinh rải rác, nhưng nơi cao nhất cũng chỉ từ 17 – 155 con/m2.

Từ các mô hình khảo nghiệm trên, nhưng Trung tâm đã điều chỉnh theo hướng giữ nguyên liều lượng chế phẩm 3 kg/ha + 400 lít nước, phun bằng bình bơm tay đeo vai để phun chế phẩm kỹ hơn tăng khả năng tiếp xúc của nấm với rầy để tăng hiệu quả trừ rầy lên mức cao hơn.

Tại các mô hình khảo nghiệm chế phẩm được sử dụng đều dạng nấm tươi (khi hoàn thành quá trình nuôi cấy, đủ tiêu chuẩn là đem sử dụng – nuôi trong túi nilon từ 10 – 14 ngày sau khi cấy giống gốc) nên có ưu điểm là khả năng gây bệnh cho rầy nhanh, mạnh, nhất là khi điều kiện thời tiết phù hợp.

Điều đáng mừng là việc sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy hại lúa tại các mô hình đều không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc BVTV nào nên các loài thiên địch trên ruộng mô hình như nhện ăn thịt (Lycosa pseudoannulata), nhện lùn (Atypena formosana); bọ rùa đỏ (Micraspis sp), bọ rùa vàng (M.crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata); nhóm bọ xít có bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis), bọ xít nước (Mesovelia vitigera, bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)… phát triển mạnh đã góp phần tích cực vào việc tiêu diệt làm giảm mật độ rầy trên đồng ruộng và trở thành “những người bạn hữu ích của nhà nông”.

Nguyễn Văn Hội/ chúng tôi

Chế Phẩm Sinh Học Diệt Ruồi Vàng

Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng

Ngày đăng:26-05-2020 (1862 lượt xem ) Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng là sản phẩm do ông Nguyễn Văn Khương, địa chỉ Thôn Danh Thượng 3, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa đã nghiên cứu chế tạo ra. Sản phẩm đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh năm 2019.

Thời gian qua, nông dân trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh rất vất vả đối phó với loài ruồi vàng hoành hành tàn phá các vườn cây, gây thiệt hại không nhỏ. Nhiều biện pháp tiêu diệt ruồi vàng như: phun thuốc hóa học, treo các bịch bóng nước trong các vườn cây… đều có hiệu quả không cao bởi chỉ đuổi ruồi vàng từ 5 – 7 ngày chứ không tiêu diệt được. Xuất phát từ thực tế đó và từ những thiệt hại do ruồi vàng gây ra đối với vườn cây hoa trái nhà mình, ông Nguyễn Văn Khương, địa chỉ Thôn Danh Thượng 3, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa đã nghiên cứu chế tạo ra Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng.

Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng chiết xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau. Sau khi nghiên cứu từng thành phần, tỷ lệ phù hợp, các nguyên liệu được pha trộn hỗn hợp và được ủ lên men. Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

 Thành phần chính tạo nên chế phẩm gồm: Gạo nếp thơm, lúa mạch và một số loại trái cây có mùi thơm kết hợp với các độc dược nguồn gốc thảo mộc có hoạt chất Rotenon, Tephrosin và nhiều thành phần khác để tạo nên một sản phẩm mang tính khác biệt.

Quy trình tạo ra sản phẩm: Sau khi có đủ các nguyên liệu, tiến hành ủ lên men ở nhiệt độ 320C. Sau khoảng 10 đến 15 ngày, đưa vào xay nhuyễn và tiếp tục ủ ở nhiệt độ 250C cho đến khi hết khí và ổn định, khi đó tiến hành đóng chai và đưa vào sử dụng.

Cách sử dụng chế phẩm: Chuẩn bị khay xốp hoặc nhựa treo sẵn trên cây (mỗi cây 1 khay); mở nắp chai hoặc thùng tùy theo diện tích lớn nhỏ, lắc đều sản phẩm trước khi sử dụng, đổ lượng nhỏ chế phẩm ra thìa nhựa rồi hắt trực tiếp vào khay (mục đích của khay là để duy trì thời gian lâu và không bị rửa trôi).  

 

Khả năng áp dụng:

Sản phẩm đã được các hộ nông dân tại xã Danh Thắng và một số xã khác trên địa bàn huyện Hiệp Hòa sử dụng và đánh giá hiệu quả tốt. Sản phẩm có khả năng áp dụng rộng rãi vào thực tế trên phạm vi cả nước phục vụ ngành nông nghiệp.

Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội:

Sản phẩm thân thiện với môi trường; dễ sử dụng; hiệu quả kinh tế cao; giá thành thấp, sản phẩm có thể thay thế 100% túi bọc trái cây đang bán trên thị trường. Chế phẩm sinh học diệt ruồi vàng có tác động tích cực trong đời sống xã hội. Góp phần tiết kiệm nhân công trong sản xuất, bảo vệ sức khỏe của con người.

Nguyễn Hồng Hạnh

Chế Phẩm Sinh Học Ento Pro 150Dd Diệt Ruồi Hiệu Quả

Khó khăn của bạn:

1. Ruồi đục quả quá nhiều, không tiêu diệt được

2. Thuốc trị ruồi chỉ diệt côn trùng ruồi đưc, ruồi vẫn sinh sản nhiều

3. Thuốc trị ruồi quá độc hại cho người và trái cây

4. Không thể bao hết trái cây để chông ruồi

5. Trái cây bị hư, kém chất lượng, giảm lợi nhuận

6. Tốn nhiều công sức, gây chán nản cho người dân

Lời nhận xét của người tiêu dùng:

Ông Sáu ( Bình Dương) tâm sự: ” Tôi trồng mận An Phươc, trái ra rất nhiều,nhưng tôi không thể nào bao hết lại được, còn nếu dùng thuốc trừ sâu thì phải phun lên trái, rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi dùng nhiều loại trị ong ruồi, nhưng chỉ tiêu diệt ruồi đực, hiệu quả thấp quá, không lâu dài. Tôi định chặt hết vì thấy bất lực, nhưng rất may là tìm được chế phẩm ENTO-PRO này, hiệu quả cao, diệt ruồi đực, ruồi cái.

Hơn một năm nay, 2 ha táo của gia đình bà Nguyễn Thị Hương ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước bị ruồi đục trái làm hư hại hầu như toàn bộ. Vì vậy gia đình đã có ý định chặt bỏ táo để trồng lại nho. Nhưng khi được hướng dẫn ứng dụng bẫy bả sinh học Ento-Prođể phòng trừ ruồi hại táo, gia đình bà Hương thấy rất hiệu quả và sẽ áp dụng ngay trong vụ táo này

Giới thiệu về sản phẩm :

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) vừa chuyển giao cho Việt Nam công nghệ phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành

Bả sinh học là chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học được hình thành từ Ento-Pro, thức ăn ưa thích cho ruồi đực, ruồi cái và một số côn trùng khác ở giai đoạn trưởng thành.

Ento-Pro được sản xuất tại Việt Nam (Viện Bảo vệ Thực vật) không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Khi sử dụng cần kết hợp với thuốc trừ sâu REGENT( hay Regill) vì ruồi ăn bả sau 2-3 ngày mới chết, trong thời gian này ruồi đi giao phối sẽ gây nhiễm chết những con khác (bả Ento-Pro tiêu diệt cả ruồi đực và ruồi cái) nên tác dụng diệt ruồi cao trên 90%; được mệnh danh là “thần diệt ruồi hại trái”.

Các sản phẩm:

Các lợi ích trong tầm tay:

Chế phẩm được phun thử nghiệm trên diện rộng ở nhiều địa phương, trên nhiều loại rau quả khác nhau, trong nhiều năm qua đạt kết quả rất tốt

· Hiệu quả tiêu diệt và hạn chế gây hại của ruồi cao;

· Tăng sản lượng và chất lượng rau quả thu hoạch;

· Giảm chi phí trong sản xuất do giá thành rẻ;

· Bảo vệ được môi trường và côn trùng có ích;

· Không có dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm .

Qui trình phòng trừ:

– Trước khi sử dụng chế phẩm ENTO PRO, bà con cần thu gom hết trái rơi rụng trong vườn đem chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non nhằm tránh lây lan.

– Cần pha 2 lít bả Pro với thuốc hóa học là Regent ( hay Regill) phun lên bẫy được treo với góc nghiêng 45 độ, khi đó ruồi bay đến đậu và hút bả Pro, qua hai ngày bả Pro thấm vào cơ thể làm ruồi chết.

Trong vòng từ 3 đến 4 ngày, người trồng phải phun xịt bả Ento-Pro vào bẫy một lần để tăng hiệu quả phòng trừ diệt ruồi đục trái.

Trung bình mỗi hecta, người trồng chỉ cần khoảng 300.000 đồng để mua bả Pro, thuốc hóa học và bẫy phun. Việc ứng dụng bẫy bả sinh học Ento-Pro phòng trừ làm giảm tỷ lệ ruồi hại trên 50%, năng suất nâng lên từ 15 – 20%, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lên 20%.

Pha 100ml Ento-pro + 0,1g Rigell 800 WG (Regent 800WG) + 0,81 lít nước, tương đương 1 chai 1 lít pha gói 0.8g Rigell + bình nước 8 lít.

Một hécta cây ăn quả bằng thuốc hóa học, thông thường cũng phải mất 4-6 ngày. Áp dụng bả protein, một người chỉ cần ba tiếng là có thể phun cho một hécta.

· Đối với các cây ăn quả phun mỗi cây khoảng 20-50 ml (tuỳ theo cây to hay nhỏ) thành các đốm nhỏ dưới tán cây.

· Mỗi cây phun 1 điểm, mỗi điểm phun 1m2 dưới tán lá cách mặt đất 1,5-2m (đối với cây ăn quả), cách 1 luống phun 1 luống, khoảng cách điểm phun từ 4 đến 5m (đối với rau ăn quả)

· Phun trước thu hoạch rộ 1,5-2 tháng đến thu hoạch xong, phun định kỳ 5-7 ngày/lần, mỗi vụ quả phun 6-10 lần

Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp

Chú ý: KHÔNG nên phun trực tiếp lên trái và phun đồng loạt với diện tích lớn VÀ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHIỀU HỘ.

Có thể sử dụng chế phẩm trên để làm bẫy bả diệt ruồi :

Dùng giẻ tẩm 2ml dung dịch chế phẩm đã pha với thuốc trừ sâu, lấy chai nước loại 1lít khoét 4lỗ tròn vuông góc giữa chai, cho giẻ đã tẩm hỗn hợp móc vào trong chai ở phần đít chai, đem treo dưới tán cây nơi râm mát, cách mặt đất 1-1,5m. Mỗi ha treo 20-30 bẫy, cứ 3-4 tuần thay bả 1lần sẽ thu hút và tiêu diệt hết lượng ruồi.

Giai đoạn phun chế phẩm cho các loại rau quả:

· Với mướp, khổ qua (mướp đắng), bầu bí và sơ ri: nên phun ngay sau khi hoa thụ phấn;

· Với thanh long, ổi, mận (doi): phun 20 ngày sau đậu trái;

· Với nhãn, xoài, cam quýt: phun 2 tháng sau khi đậu trái.

Nông Dân Chế Thuốc Sinh Học Trừ Sâu Rầy

Các cán bộ khoa học của Viện Lúa ĐBSCL xem mô hình cấy nấm trừ sâu của nông dân ở Sóc Trăng.

Nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã biết cách “tự chế” thuốc trừ được sâu rầy, vừa đạt hiệu quả và ít tốn kém. Biện pháp sinh học này được các cán bộ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp Viện lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) thừa nhận hiệu quả, có lợi cho môi sinh và hướng tới sản xuất nông phẩm theo tiêu chuẩn sạch.

Nông dân Nguyễn Hữu Công, ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú (Sóc Trăng) kể: “Từ mấy năm trước nghe bà con nông dân thử phun thuốc sinh học hiệu quả, tôi đã muốn làm theo. Mãi tới khi tình cờ xem ti vi thấy cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Sóc Trăng chỉ dẫn bà con cách làm, tôi tìm tới Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh học cách làm trong 10 ngày, rồi về mua sắm vật dụng làm tại nhà. Sau 10 ngày cấy, nấm chuyển màu xanh cũng là lúc lúa được 10 ngày, phát hiện có rầy nâu mật số 5-10 con/m2 , tôi pha thuốc phun ngay. Thú thiệt, lúc đầu phun thuốc thấy hơi chán. Vì trước kia phun thuốc hóa học thì thấy rầy chết ngay. Nhưng tới lần phun thuốc thứ 3, lúa được 23 ngày, tôi thấy rầy nâu bị nhiễm nấm trắng và chết. Tôi mừng quá đem khoe với bà con và tới Phòng Kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật xin nấm về để cấy và phun xịt thêm”.

Qua mô hình nông dân tự cấy nấm diệt rầy, nhiều nông dân trong tỉnh Sóc Trăng tiếp tục hình thành những nhóm nông dân có sự phân công và chia sẻ kỹ thuật trong cách nuôi cấy nấm để phân phối trong cộng đồng. Giá cả rẻ, dễ chấp nhận nên được nhiều nông dân đồng thuận. Ông Bùi Thanh Toàn, nông dân ấp Tân Hội, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, người đảm nhiệm nhân nuôi nấm trong nhóm cộng đồng hơn 50 hộ nông dân, “tự chế” thuốc diệt rầy đủ cung ứng cho 40 ha lúa. Ông nói: “Nhờ có nhiều nhóm nông dân biết cách làm này nên vụ lúa đông xuân vừa qua, bà con nông dân xã Tân Thạnh quản lý kiểm soát mật số rầy nâu luôn ở mức thấp. Hiện nay, các xã lân cận có hơn 200 nông dân yêu cầu giúp làm mô hình điểm để nhân rộng”.

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, từ năm 2003 đến nay, quy trình ứng dụng thuốc vi nấm từ nấm ký sinh (Metarhizium anisopliae & Beauveria bassiana) được áp dụng phòng trừ rầy nâu trong thâm canh lúa chất lượng cao ở Sóc Trăng. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc – cán bộ Viện lúa ĐBSCL, chủ nhiệm đề tài kết luận: Mô hình giúp giảm chi phí và tăng thu nhập cho nông dân. Đặc biệt, việc ứng dụng chế phẩm sinh học còn giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình lúa-cá, lúa-tôm tại tỉnh Sóc Trăng và triển vọng mở rộng ra các tỉnh ĐBSCL.

Từ tháng 8-2008 đến nay là dấu mốc đánh dấu chuyển giao qui trình cấy nấm trừ côn trùng hại cây trồng cho nông hộ. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường ĐHCT là đơn vị nghiên cứu xây dựng qui trình và chuyển giao nhân nuôi nấm ký sinh phòng trừ sâu rầy hại lúa và cung cấp giống đầu dòng tại 6 huyện trong tỉnh Sóc Trăng. Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, nhận xét: “Qui trình sản xuất nấm tại nông hộ được đa số nông dân đồng tình vì dễ làm. Qua thực tế ứng dụng, biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên đồng ruộng được nhiều nông dân xác nhận hiệu quả. Chi phí phòng trừ rầy nâu phun xịt từ nấm xanh bình quân tốn 100.000 đồng/ha/lần, trong khi ruộng lúa phun thuốc hóa học dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng/ha/lần. Điều này cho thấy xã hội hóa trong phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học sẽ góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc sinh học”.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nhớ lại: “Hồi lúc dịch rầy nâu bùng phát dữ dội, Bộ NN&PTNT phân công tôi làm thành viên trong Ban phòng chống – bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đi dọc theo các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL rồi sang nước bạn Campuchia, đâu đâu tôi cũng thấy lúa nhiễm rầy rất nặng, nhưng ở Thái Lan thì không. Những đồng nghiệp ngành bảo vệ thực vật ở Thái Lan nói nhờ dùng nấm ký sinh và cách làm này được chuyển giao tới nông dân. Tôi xuống xem thực tế ở nhiều địa phương, quả thật có nơi 150.000ha lúa an toàn nhờ biện pháp phòng trừ sinh học này. Hiện nay ở Sóc Trăng chỉ trong một thời gian ngắn cho thấy mô hình phát triển rất nhanh và kết quả thu được rất thuyết phục. Nông dân Sóc Trăng làm được thì nông dân nơi khác cũng làm được”.

Qua mô hình dùng chế phẩm sinh học quản lý kiểm soát rầy nâu tại Sóc Trăng, Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đánh giá: “Biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại trên đồng ruộng là một trong những biện pháp tốt. Ưu điểm lớn nhất của biện pháp này là giữ gìn môi trường, tạo sản phẩm sạch. Trong canh tác lúa dễ hướng tới các tiêu chuẩn lúa sạch Việt GAP, GLOBAL GAP để nâng cao chất lượng nông phẩm. Ở các nước châu Á như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan đã từng làm theo cách này”.

Hữu Đức

Theo chúng tôi Trần Văn Hai, dùng chế phẩm nấm xanh Ma mật số rầy nâu giảm nhanh chóng sau 7 ngày phun xịt và tiếp tục giảm dần đến 28 ngày sau khi phun. Hiệu lực của chế phẩm trên các loại sâu gây hại khác như sâu cuốn lá, sâu keo, sâu đeo, sâu cắt chẻn, sâu đo…

Qui trình sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae (Ma) chuyển giao trong điều kiện nông hộ như sau: ngâm gạo với nước trong 1 giờ, cho vào bọc nilon (0,5kg/bọc), sau đó hấp thanh trùng bằng nồi nhôm trong khoảng 1-1,5 giờ (đun bằng than đá hoặc củi), cấy nấm gốc Ma (giống cấp 1) vào từng bọc, lấy 1/6 đĩa petri (đường kính 9,5cm), đem ủ trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30 0 C và chắt lọc chế phẩm 1 lần/ngày. Sau 10-14 ngày nuôi cấy chế phẩm có thể dùng được như đem cấy truyền tạo và đem phun xịt; dùng 5 bọc (2,5kg)/ha là đủ.