Top 6 # Chế Phẩm Diệt Cỏ Sinh Học Sunwahorganic Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Chế Phẩm Diệt Cỏ Sinh Học Dc Organic Diệt Cỏ Trong Cây Công Nghiệp Chai 500Ml

CHẾ PHẨM DIỆT CỎ SINH HỌC DC ORGANIC diệt cỏ TRONG CÂY CÔNG NGHIỆP chai 500ml

1. THÀNH PHẦN

Dạng lỏng, mầu vàng.

Vi sinh vật cố định Nitơ tự do không nhỏ hơn 1,0 x 108 cfu/ml

Vi sinh vật tập đối với vi sinh vật cố định Nitơ không lớn hơn 1,0 x 105 cfu/ml – pH: ≥ 5,0

– Bổ sung tinh chất thảo mộc, không độc hại với môi trường và vật nuôi, thân thiện với môi trường, làm ra tăng số lượng giun trong đất.

2. CÔNG DỤNG

Diệt tất cả các loại cỏ: Như có gấu, cỏ gà, cỏ mần trầu …

Để lại lớp cỏ khô trên mặt đất và tự phân hủy thành mùn, tăng độ tơi xốp và giữ ẩm của đất.

Kích thích các loại sinh vật có ích; vi sinh vật, thiên địch có lợi, đặc biệt là giun đất duy trì mật số

3. CÁCH SỬ DỤNG

Dùng để diệt hầu hết các loại cỏ trong vườn cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, ca cao…), cây ăn quả (cam, bưởi, quýt, nhãn, sầu riêng, măng cụt, mãng cầu…)

Pha 1 lít chế phẩm vi sinh DC ORGANIC – CT 5 với 100 lít nước, tùy theo mật độ, thời kỳ sinh trưởng; độ che phủ trên vườn và loại cỏ khó hay dễ trừ (cỏ nhiều, độ che phủ lớn, cỏ già và cỏ khó trừ cần pha đậm đặc hơn 1 lít chế phẩm với 80 lít nước); Trung bình sử dụng 5 – 7 lít chế phẩm/ha.

Phun đều vào thân lá cỏ, tập trung phần gốc cỏ và phun khi trời mát, tránh gặp mưa làm rửa trôi giảm hiệu quả trừ cỏ. Cỏ chết 7 – 15 ngày sau phun, các loại cỏ khó chết trừ chậm hơn

4. LƯU Ý

Lá, đọt và chồi non của cây bị dính chế phẩm có thể bị vàng thì phun nước nhưng sẽ phục hồi từ sau 5 – 7 ngày. Lắc kỹ sản phẩm trước khi sử dụng.

Sử dụng nguồn nước sạch để pha sản phẩm, pha thêm giấm vào nước trước khi pha chế phẩm với tỉ lệ 1 lít giẩm + 1 lít chế phẩm diệt cỏ pha 100 lít nước. Nên dùng giấm gạo, giấm trái cây tự làm, giúp tăng hiệu quả trừ cỏ.

– Bảo quản ở nơi thoáng mát, có nhiệt đô dưới 35Không độc hại với người, vật nuôi, thân thiện với môi trường o

Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Diệt Rầy

Hiệu lực trừ rầy của chế phẩm sinh học trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Nghệ An hằng năm gieo trồng 2 vụ lúa với khoảng 180.000 ha lúa nước nên việc phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng luôn được quan tâm hàng đầu.

Rầy không chỉ gây hại trực tiếp cho cây lúa mà còn là vật trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và rầy lưng trắng môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam (hiện chưa có thuốc đặc trị).

Từ trước đến nay, để phòng trừ rầy bảo vệ lúa, các địa phương đều phải sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại. Vì thế ngoài việc diệt trừ đối tượng gây hại, thuốc BVTV hóa học còn tiêu diệt luôn cả thiên địch có lợi trên đồng ruộng và gây ô nhiễm môi trường, dư lượng tồn dư trong sản phẩm còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

Trước tình hình đó, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ứng dụng thành công thuốc BVTV bằng CNSH từ loài nấm xanh (hay còn gọi là nấm Lục Cương, nấm cứng xanh) thuộc ngành nấm bất toàn, bộ nấm Đĩa (Melanconiales), họ nấm Đĩa (Melanconiaceae), có tên khoa học là Metarhizium anisopliae var. Trong đó, một số tỉnh, TP như Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang… đã dùng nấm xanh phòng trừ rầy cho hiệu quả cao và hiện đã nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố.

Tại Nghệ An, từ năm 2011 đến nay, để hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng nấm xanh phòng trừ rầy hại lúa theo hướng sinh học, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và từng bước hạn chế sử dụng thuốc BVTV hóa học, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng (Hội KHKT Lâm nghiệp Nghệ An) đã đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và triển khai nghiên cứu ứng dụng nấm xanh và bước đầu đạt được kết quả.

Trong năm 2011, đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã bắt đầu triển khai công tác nghiên cứu nhân nuôi nấm xanh. Từ mẫu rầy bị bệnh nấm xanh thu thập được ngoài đồng ruộng, Trung tâm đã phân lập và tuyển chọn được giống thuần (giống gốc Na1).

Từ đó, nhân nuôi nấm sinh khối trên môi trường cấp II, cấp III bằng một số công thức môi trường khác nhau, nhờ đó đã lựa chọn được hai môi trường nhân nuôi nấm xanh đảm bảo chất lượng tốt.

Năm 2012 và 2013, Trung tâm chính thức đưa chế phẩm Metar-Na ra đồng ruộng khảo nghiệm trên cả 2 vụ ĐX và HT tại huyện Hưng Nguyên với liều lượng 3 kg + 320 lít nước/ha và phun 2 lần/vụ. Phun lần 1 vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, phun lần 2 vào giai đoạn lúa đòng già khi rầy tuổi nhỏ (tuổi 1 – 3). Hiệu lực trừ rầy trong vụ ĐX với mật độ rầy từ 450 – 550 con/m2, đạt 61,78%, vụ HT với mật độ rầy từ 250 – 400 con/m2, đạt 55,07%.

Qua nghiên cứu, SX và ứng dụng thực tế trong 3 năm qua, Trung tâm Bảo vệ tài nguyên & môi trường rừng Nghệ An đã xây dựng được quy trình SX nấm xanh đơn giản, rẻ tiền, sẵn có, rất phù hợp với hộ gia đình, nhóm hộ, HTX… Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương ứng dụng quy trình tự làm nấm xanh để quản lý rầy hại lúa.

Trung tâm tiếp tục khảo nghiệm chế phẩm Metar-Na trên diện rộng, tại hai huyện Đô Lương và Quỳnh Lưu. Nhưng tăng liều lượng nấm lên 4 kg + 400 lít nước/ha. Kết quả, hiệu lực trừ rầy tại mô hình xóm Toàn Mỹ, xã Hòa An, huyện Quỳnh Lưu (mật rầy từ 1.500 – 2.600 con/m2) đạt 74,98%; tại mô hình xóm 7 xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (mật độ rầy từ 1.400 – 2.900 con/m2) đạt 78,14%.

Điều đáng mừng là vụ ĐX 2013 trên diện tích đã khảo nghiệm không có rầy xuất hiện. Bước sang vụ HT mật độ rầy có phát sinh rải rác, nhưng nơi cao nhất cũng chỉ từ 17 – 155 con/m2.

Từ các mô hình khảo nghiệm trên, nhưng Trung tâm đã điều chỉnh theo hướng giữ nguyên liều lượng chế phẩm 3 kg/ha + 400 lít nước, phun bằng bình bơm tay đeo vai để phun chế phẩm kỹ hơn tăng khả năng tiếp xúc của nấm với rầy để tăng hiệu quả trừ rầy lên mức cao hơn.

Tại các mô hình khảo nghiệm chế phẩm được sử dụng đều dạng nấm tươi (khi hoàn thành quá trình nuôi cấy, đủ tiêu chuẩn là đem sử dụng – nuôi trong túi nilon từ 10 – 14 ngày sau khi cấy giống gốc) nên có ưu điểm là khả năng gây bệnh cho rầy nhanh, mạnh, nhất là khi điều kiện thời tiết phù hợp.

Điều đáng mừng là việc sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy hại lúa tại các mô hình đều không sử dụng thêm bất cứ loại thuốc BVTV nào nên các loài thiên địch trên ruộng mô hình như nhện ăn thịt (Lycosa pseudoannulata), nhện lùn (Atypena formosana); bọ rùa đỏ (Micraspis sp), bọ rùa vàng (M.crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata); nhóm bọ xít có bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis), bọ xít nước (Mesovelia vitigera, bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)… phát triển mạnh đã góp phần tích cực vào việc tiêu diệt làm giảm mật độ rầy trên đồng ruộng và trở thành “những người bạn hữu ích của nhà nông”.

Nguyễn Văn Hội/ chúng tôi

Chế Phẩm Sinh Học Diệt Sâu Bọ Côn Trùng

Phòng trừ sâu bọ côn trùng và nấm hại cây luôn là ưu tiên hàng đầu với những người làm vườn. hiểu được điều đó, Anisaf đã cho ra đời bộ đôi Chế phẩm sinh học diệt sâu bọ côn trùng – Phòng trừ nấm hại cây: Anisaf SH01 trừ sâu bọ côn trùng, Anisaf SH02 trị nấm hại cây. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo dành cho cây trồng.

Chế phẩm sinh học diệt sâu bọ côn trùng – Phòng trừ nấm hại cây an toàn, thân thiện với môi trường

NHỮNG TÍNH NĂNG VƯỢT TRỘI CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC ANISAF SO VỚI CÁC SẢN PHẨM KHÁC

Được chiết xuất hoàn toàn từ thảo mộc thiên nhiên; với hoạt chất là pylophenol chiết xuất từ Bồ Kết, Hy Thiêm, Đơn Buốt và Cúc Liên Chi Dại có hoạt tính điều hòa chu trình pentose-phosphat.

2. Cơ chế tác dụng của thảo mộc:

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn từ các đặc điểm tự nhiên của các thảo dược tạo nên sự kết hợp hoàn hảo cho thuốc.

Bồ Kết có tác dụng làm sạch môi trường đất trồng và không khí, xua đuổi các loại sâu bọ to, ruồi, gián, kiến… tạo điều kiện thuận lợi cho cây trong việc chuyển hóa đinh dưỡng.

Trong Hy Thiêm có chất Darutin, Đơn Buốt có chất Stearin, Alcaloid, Glycosid và Cúc Liên Chi Dại có Panthenin: có chất đắng, rất đắng.

Các Polyphenol kích thích tính kháng của cây bằng cách kích hoạt sự hoạt động mạnh mẽ của 2 enzym: Catalase và Peroxidase tạo nên tác dụng chủng ngừa bệnh.

Thảo mộc tự nhiên luôn có một mùi hương khiến côn trùng tránh xa

TẠI SAO CHẾ PHẨM SINH HỌC ANISAF ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG

Sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên, rất an toàn

Đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong môi trường đất, nước, không khí, không gây ô nhiễm môi trường sống.

Một trong những ứu điểm của Anisaf là giúp quả to, khỏe

TIÊU DIỆT TẬN GỐC SÂU BỆNH BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ANISAF SH01

Anisaf SH01 trừ sâu, côn trùng là chế phẩm sinh học, giúp diệt trừ tận gốc sâu bệnh một cách nhanh nhất và an toàn nhất.

Anisaf SH01 là dòng sản phẩm chuyên trị sâu bọ, côn trùng gây hại trên cây

3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học Anisaf SH01 trừ sâu, côn trùng:

Dùng để phun:

Dùng để tưới gốc:

CHẶN ĐỨNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIRUS BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ANISAF SH02 TRỊ NẤM HẠI CÂY

Bên cạnh sâu bọ côn trùng thì nấm bệnh cũng là một mối nguy tìm ẩn cho cây trồng. Anisaf SH02 sẽ giúp bà con nhẹ nỗi lo cây trồng bị nấm bệnh.

Anisaf SH02 trị nấm hại cây được dịch chiết từ các thảo dược thiên nhiên; với hoạt chất là pylophenol giúp tiêu diệt sâu bệnh một cách hiệu quả và cực kỳ an toàn với người dùng và môi trường.

Chế phẩm sinh học ANISAF SH-02 chuyên trị nấm hại cây trồng như nấm hại lá, nấm hại thân, quả, rễ.

3. Cách sử dụng chế phẩm sinh học Anisaf SH02 trị nấm hại cây:

Dùng để phun

Dùng dung dịch pha loãng 1% phun toàn bộ cây (lá, cành, thân, gốc), sử dụng thuốc pha loãng ở nồng độ 0,2% – 0,5% phun môi trường xung quanh tán cây.

Nhắc lại sau 3-5 ngày.

Với trường hợp bị nấm rễ, ngoài sử dụng như trên cần kèm theo sử dụng dung dịch pha loãng 1% tới đẫm vùng rễ quanh tán.

Phòng ngừa và tiêu diệt các loại nấm hại cây.

Dùng để tưới gốc

Phun (tưới gốc) nồng độ 1% định kỳ 1-2 tháng/lần trong suốt chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây để phòng nấm xuất hiện trở lại ở những diện tích vùng trồng đã bị nấm hại xuất hiện.

Phòng nấm xuất hiện trở lại ở những diện tích vùng trồng đã bị nấm hại xuất hiện.

LƯU Ý SỬ DỤNG ANISAF:

TỐT NHẤT nên dùng khi cây bắt đầu có dấu hiệu vàng lá… Sau đó, chuyển sang dùng định kỳ.

Dùng Anisaf KẾT HỢP với phân vi sinh hữu cơ HỢP LÝ.

Với những điểm vượt trội trên của Chế phẩm sinh học diệt sâu bọ côn trùng – Phòng trừ nấm hại cây, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ hài lòng về chất lượng của chúng. Còn ngần ngại gì nữa mà không điền thông tin vào bên dưới để đặt hàng và trải nghiệm sản phẩm ngay nào.

GIAO HÀNG THU TIỀN TẬN NHÀ T RÊN TOÀN QUỐC

01 chai Chế phẩm sinh học Anisaf SH01 trừ sâu bọ côn trùng giá 220.000 vnđ

01 chai Chế phẩm sinh học ANISAF SH-02 trị mấm hại cho cây giá 330.000 vnđ

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

Công ty với hơn 12 năm trong ngành Cam Kết Sản Phẩm Đúng Chất Lượng

VPGD HCM: 325 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Website: chúng tôi

Đại Lý Lâm Đồng: 140A Hùng Vương, Thị Trấn Di Linh, Lâm Đồng

(Vườn lan, cây giống vật tư và mô hình tham khảo)

Chế Phẩm Sinh Học K

Chế phẩm sinh học K-H dành cho cây trồng phát huy hiệu quả tại những mô hình thí điểm

Chế phẩm hữu cơ sinh học K-H được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Dak Lak dùng trình diễn mô hình điểm ở một số vườn cà phê, hồ tiêu trên địa bàn thị xã Buôn Hồ từ tháng 4-2010. Đến nay, Chế phẩm hữu cơ sinh học K-H (gọi tắt là chế phẩm K-H) đã dần chứng minh được khả năng “hồi sinh” và thúc đẩy sinh trưởng cho cây trồng.

Vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Huy Thục ở TDP 6, phường Đoàn Kết có 400 cây, ông Thục lấy 100 cây làm mô hình thí điểm. Sau hơn 6 tháng sử dụng chế phẩm K-H, đến nay 100 cây cà phê này phát triển vượt trội so với những cây còn lại. Mặc dù cà phê đã thu hoạch gần xong nhưng lá vẫn còn xanh, mượt, đặc biệt trái cà phê chín có màu sắc bóng đẹp, to, chắc hạt và ít rụng. Số chùm trái đậu trên một cành là 30,1 chùm, trong khi những cây không dùng chế phẩm K-H trung bình chỉ có 28,3 chùm trái/cành. Với 100 cây thí điểm, ông Thục thu được sản lượng là 4 tạ nhân, nhiều hơn nửa tạ so với 100 cây cà phê bình thường. Ngoài ra, khi dùng chế phẩm K-H, cành cà phê sinh trưởng mạnh, cành dài, dự trữ nhiều nụ hoa cho năm sau. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Kim Hường, Trưởng trạm Khuyến nông TX. Buôn Hồ khuyên bà con không nên giữ nhiều cành để tránh cây bị mất sức sau khi thu hoạch.

Ông Nguyễn Huy Thục ở TDP 6, phường Đoàn Kết (TX. Buôn Hồ) bên mô hình thí điểm.

Chế phẩm K-H còn đem lại hiệu quả rõ nét với hồ tiêu và các loại rau, màu hay cây ăn trái. Vườn tiêu của ông Lê Văn Ngụ ở TDP 12/III2, phường Đoàn Kết năm trước được mùa, quá nhiều trái nên sau khi thu hoạch cây hoàn toàn mất sức, rụng lá, thân cằn cỗi. Sau nửa năm thử nghiệm chế phẩm K-H, vườn tiêu được cứu sống, cành lá đã phục hồi và phát triển khỏa mạnh, xanh tốt.

Chế phẩm K-H được đóng gói hoặc đóng chai, có tác dụng cải tạo đất, giúp cây trồng sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường so với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón tăng trưởng khác.  Ưu điểm nổi bật nữa của sản phẩm này là tương đối rẻ tiền, một gói chỉ có giá khoảng 6.000 đồng. Với một gói 15ml, bà con nông dân có thể hòa với 30 – 40 lít nước, tưới vào gốc hoặc phun trên cây.

H .Huyên