--- Bài mới hơn ---
Quy Trình Chăm Sóc Và Điều Khiển Cho Xoài Ra Hoa, Đậu Trái
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Dạ Yên Thảo
Chăm Sóc Cây Tắc Ra Trái Đúng Dịp Tết
Dịch Vụ Chăm Sóc Cây Cảnh Quận 7 Giá Rẻ
Tư Vấn Cho Chăm Sóc Cây Cảnh Để Bàn Làm Việc Mà Có Thể Bạn Cần Đến
Cách chăm sóc cây xoài ra hoa đậu quả tốt nhất. Thời vụ trồng: nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 -7 dư¬ơng lịch). Với cây tháp nên tháp tr¬ước 4-6 tháng. Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và có khả năng che mát có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm.
Làm đất: lên liếp cao 0,5 – 0,8 m, rộng 7m. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước nên trồng cây trên mô, đường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi vên sông, đất mặt ruộng, đất vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Ngoài ra nên bón lót thêm 200-300g phân 16-16-8 trên mỗi hốc ở dưới và xung quanh bầu cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển của rễ.
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, xoài sẽ ra hoa ít và rụng nhiều (năm thất mùa). Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường có thể bón phân như sau:
– Cây 6 – 8 năm tuổi cần nhiều phân để có sản lượng cao. Bón theo công thức 1,09 – 0,9 – 0,96 kg N – P – K / cây/ năm. Chia làm 3 đợt bón như sau:
+ Sau khi thu hoạch: bón 550 – 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 1,2 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm)
+ Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày, bón theo công thức 180 – 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm).
+ Sau khi đậu trái 2 tuần bón 360 – 300 – 480 g N – P – K / cây/ năm (phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, phân ure 130 g/cây/năm, clorua kali 425 g/cây/năm).
Cắt tỉa phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu hoạch trái để cây ra đọt non mới. Cành nhỏ ốm yếu, cành vượt trong tán, cành bệnh và những cành đã rụng hết trái phải tỉa bỏ. Cắt tỉa sẽ tạo ra nhánh ngắn lý tưởng, cho cây có nhánh thấp dễ điều khiển, và nhất là tán cây thông thoáng ít sâu bệnh. Dùng kéo tỉa cành nhỏ, dùng cưa cắt cành lớn.
Bảo vệ hoa và trái: việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc (Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt kích thước đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh thán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy.
Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bao trái là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp.
Quy trình chăm sóc và điều khiển cho xoài ra hoa, đậu trái
Sau khi thu hoạch cây xoài khoảng 1-1,5 tháng tiến hành bón phân tỉa cành nhanh, gọn nhằm nhằm kích thích ra đọt đồng loạt. Một số vườn có điều kiện, sau thu hoạch có thể áp dụng biện pháp xiết nước, bơm nước ra khỏi mương vườn, hạ mực thủy cấp xuống sâu trong vài tuần. Sau đó cho nước vô mương, kết hợp bón phân tưới nước đẫm cây sẽ ra hoa đồng loạt. Tỷ lệ phân lúc này cần nhiều đạm để cây có thể ra lá tốt có thể bón NPK theo công thức 3-1-1 hoặc 3-2-1 tổng lượng phân áp dụng khoảng 1 kg NPK 20-20-15 + 1 kg urê cho cây 7-10 năm tuổi.
Có thể áp dụng: Nitrat kali (KNO3) nồng độ 1-1,5% (100-150gr/10 lít nước) đối với một số giống mẫn cảm như xoài Thơm, xoài Bưởi, xoài Cát Chu. Nên sử dụng Dola 02X liều lượng 0,4-0,5%(40-50gr/10 lít nước) cho các giống khó ra hoa như Cát Hòa Lộc, Cát Nước, Xoài Tượng. Sau 5-7 ngày, quan sát thấy mầm hoa ra không đều, tiến hành phun bổ sung ½ liều lượng đã sử dụng để cây ra đọt và hoa đồng loạt hơn. Giai đoạn này có một số đối tượng dịch hại quan trọng như bọ cắt lá, bọ trĩ, sâu đục cành non, bệnh thán thư. Có thể phối hợp cùng lúc các loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh: Fenbis, Manzate, Basudin 50ND, Dithane. Trường hợp có rầy bông xoài và bọ trĩ nên pha thêm Butyl + Admire.
2. Quy trình phun xịt xoài
Cần lưu ý đặc điểm của cây để xử lý xoài ra hoa đạt kết quả cao:
* Xoài tơ 4-10 năm tuổi: Cây cần ra đọt từ 2-3 lần, sau đó cây mới có thể ra hoa được.
* Xoài hơn 10 năm tuổi: Chỉ cần ra đọt một lần là có thể ra hoa được. Để hỗ trợ cây phân hóa mầm tốt, cây cần được bón phân lân và kali cao hơn bằng cách phun MKP(0-52-34) ba lần, cách nhau 7-10 ngày/lần và bón gốc các loại phân chứa hàm lượng lân và kali cao.
2.2.1. Cho ra hoa sớm : 2.2.2. Ra hoa chính vụ:2.2.3. Quy trình phun xịt để bảo vệ hoa và trái:
c. Phun lần 3 : Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở. Giai đoạn này có thể dùng Admire + Ridomil + SecSaigon để trừ rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư.
*Lưu ý: Trong thời kỳ ra hoa đang nở rộ nếu trời không mưa thì cứ 4 ngày phun ngừa 1 lần. Nhưng nếu có mưa liên tục sau khi phun cần phải rung cây hoặc phun rửa nước sạch rồi phun lại sau đó, nhưng giảm dần liều lượng để ngăn chặn nấm bệnh và thời gian không được trễ hơn 24 giờ, thuốc phải cần sử dụng luân phiên để tránh hiện tượng kháng thuốc.
Có 2 giải pháp lựa chọn để chăm sóc tiếp đến khi thu hoạch :
– Các cây xoài được trồng bằng phương pháp ghép, có tán lùn thì nên sử dụng phương pháp bao trái. Cách bao trái như sau : Thời điểm bao trái vào khoảng 40-45 ngày sau khi đậu trái, giai đoạn này trái đã hết rụng sinh lý lần 3, đang ở thời kỳ sinh trưởng tích cực. Nên xử lý trái trước khi bao: tỉa bỏ các trái bị xây xước, da cám, có vết bệnh, trái nhỏ, quăn queo chỉ chừa lại 1-2 trái đều đẹp trên 1 bông. Đối với các giống xoài có khả năng đậu trái cao, độ lớn trái đồng đều thì có thể để lại 3-4 trái như các giống Cát Chu, Xoài Tam An, Pan-củng-xị và tỉa bỏ luôn các gié hoa đã khô héo có thề làm xây xước trái. Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật kỹ tước khi bao bằng các loại thuốc như: Ridomil, Polytrin và chất bám dính Toba rồi sau đó bao trái lại.
3. Tưới nước
Nước có vai trò rất quan trọng để tăng năng suất và chất lượng xoài không những ngay trong mùa vụ đó mà còn ảnh hưởng đến vụ năm sau. Trong mùa khô hạn, cây đang mang trái nếu có điều kiện, khi tưới phải đều và đủ nước, mỗi lần tưới không nên cách quá 5-7 ngày, nếu không sẽ dễ gây “sốc” cho cây làm rụng trái non hàng loạt.
Vì sao trái xoài không chín
Năm 1999 nhân dân xã tôi có phong trào trồng nhiều loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng và xoài. Nhìn chung cây giống được mua của Viện nghiên cứu rau quả TW đảm bảo chất lượng, cây sinh trưởng, phát triển khỏe, ra hoa, đậu quả tốt. Điều băn khoăn của bà con chúng tôi là tuy cây xoài ghép phát triển mạnh, quả sai và to, song đã 3 năm chúng tôi bị thất thu vì xoài không chín được. Quả xoài được trẩy xuống khi vỏ đã đốm vàng, hết nhựa, đem giấm như giấm chuối hoặc để trong hộp thì sau 5-7 ngày quả tự sém lại, các vết xám lớn dần và cuối cùng bị thối hết quả. Xin quí báo cho biết nguyên nhân và cách xử lý đạt kết quả. (Phạm Quang Trung-Thôn 9, xã Nguyễn Huệ, Đông Triều, Quảng Ninh).
Trả lời:
Theo yêu cầu của bác, chúng tôi đã làm việc với Ths.Bùi Quang Đăng, Phó trưởng phòng Cây ăn quả, Viện nghiên cứu rau quả TW – một cán bộ khoa học có nhiều công trình nghiên cứu sâu về cây xoài để tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Theo Ths. Đăng thì hiện tượng quả bị thối sau khi được thu xuống và trong quá trình xử lý giấm chín như miêu tả hoàn toàn là do nấm gây ra. Có một số nấm có khả năng gây hiện tượng thối, nhưng chủ yếu là do nấm Collectotrichum gieosporiodes (nấm gây ra bệnh thán thư). Nấm bệnh ký sinh trên vỏ quả từ khi quả còn ở trên cây, nhưng chưa gây hại đáng kể. Sau khi quả được thu xuống, giấm chín trong điều kiện ủ ấm thì nấm bệnh bắt đầu sinh trưởng mạnh và gây ra hiện tượng thối. Muốn hạn chế hiện tượng thối quả sau thu hoạch trước tiên phải nghĩ đến việc loại trừ nấm bệnh kể trên ra khỏi vỏ quả ngay từ khi quả còn ch ư a được thu hoạch. Để làm được việc này người trồng xoài cần phải áp dụng triệt để một số yêu cầu kỹ thuật sau :
Web An Giang, 8/9/2004
Bón phân:
Cần tỉa bớt trái nếu cây ra quá nhiều, nhất là những cây tuổi còn nhỏ, nếu để trái nhiều sẽ làm cây kiệt sức ở vụ sau.
Dinh dưỡng cho cây xoài giai đoạn ra trái
* Tuần thứ 2 và thứ 3, lúc xoài đậu trái bằng hạt đậu, bên cạnh việc bón phân và nước tưới đầy đủ, cần phun thêm thuốc chống rụng trái non và cung cấp thêm Canxi-Bo để trái non phát triển tốt .
* Tuần thứ 4, lúc này trái xoài được bằng ngón tay, nên cung cấp phân bón đầy đủ phân bón, tuy nhiên nên chú ý tăng cường thêm Kali để cho cây nuôi trái được tốt hơn
Sang tháng thứ 2 thì trái xoài đã phát triển bằng cái ly nhỏ, và trong thời gian này trái xoài có tốc độ lớn rất nhanh. Do đó bà con cần cung cấp một lượng phân bón NPK lớn hơn, để giúp cho trái xoài phát riển tốt và đạt kích cỡ tối đa . Chú ý bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm sẽ gây rụng trái
Đến tháng thứ 3, lúc này trái xoài không còn lớn nữa mà chuyển sang giai đoạn trưởng thành và chín. Do vậy trái chỉ phát triển theo chiều ngang. Vì thế khi cung cấp phân bón nên hạn chế phân đạm , mà tăng cường phân Kali để giúp cho trái có chất lượng hơn. Lưu ý không nên phun phân bón qua lá để dưỡng trái, vì thế sẽ làm cho trái sẽ bị phì to và giảm chất lượng
Ngoài ra, để nâng cao năng suất và chất lượng trái xoài , bên cạnh chế độ dinh dưỡng , bà con cũng cần quan tâm đúng mức việc phòng trừ một số đối tượng dịch hại nguy hiểm, như sâu đục trái , bệnh xì mủ trái, bệnh thán thư, thối trái ……..Tốt nhất theo khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật bao trái để giúp cho trái xoài đạt chất lượng và có mẫu mã đẹp.
--- Bài cũ hơn ---
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Giai Đoạn Ra Hoa, Đậu Trái Non
Duy Trì Chăm Sóc Cây Xanh Đô Thị
Cách Chăm Sóc Cây Trường Sinh
Những Điều Bạn Cần Biết Khi Chăm Sóc Cây Tùng La Hán
Cách Chăm Sóc Cây Tùng La Hán