Top 11 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Huệ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Hoa Lan Huệ – Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa Lan Huệ là loại hoa không còn xa lạ với chúng ta. Mang trong mình nét đẹp thanh nhã nhưng rất sang trọng cùng với ý nghĩa sâu sắc, cây hoa này đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc loài cây này. 

Nguồn gốc, tên gọi hoa Lan Huệ

Tên thường gọi: Lan Huệ

Tên khoa học: Hippeastrum 

Tên gọi khác: Ngoài cái tên thông thường thì hoa Lan Huệ còn có tên gọi khác là Lan tứ diện

Thuộc họ:  Amaryllidaceae (họ thủy tiên)

Nguồn gốc: ở vùng có khí hậu nhiệt đới thuộc châu Mỹ

Đặc điểm của cây lan huệ

Đặc điểm hình thái của cây lan huệ

Có một điều mà không phải ai cũng biết là cây hoa lan huệ được mọc lên từ củ. Củ Lan Huệ có hình dạng trông giống như củ hành tây, kích thước to khoảng một nắm đấm tay của người trưởng thành. Củ được cấu tạo bởi các bẹ lá xếp quanh thân hình xoáy ốc rất chặt. Rễ của cây là rễ chùm giúp cây bám chắc hơn vào đất và hút dưỡng chất, nước, muối khoáng để cây phát triển tốt.

Thân cây là thân thảo có dạng hình trụ mọc thẳng từ củ và có màu xanh mướt vô cùng đặc trưng. Thân cây cao khoảng 30-60cm tùy loại. Lá cây có dạng thon nhọn dần về phía đầu, có chiều dài từ 10-20cm. Lá cây như những chiếc khiên xếp xung quanh thân, nghiêng góc 30-45º tạo thành một màng chắn bao bọc lấy thân cây.

Hoa của cây Lan huệ rất đa dạng màu sắc: xanh, đỏ, cam. trắng… do công nghệ phối giống ngày càng tiến bộ nên ngày càng có nhiều loại hoa Lan huệ có màu sắc mới lạ Tuy nhiên đa số hoa loài này đều có đặc điểm hình dáng chung. Hoa thường nở thành bông to để lộ đài hoa và nhụy vàng làm điểm nhấn. Chúng có thể mọc đơn lẻ hoặc nở theo cụm tạo thành chùm dạng hình cầu. Hương hoa dịu nhẹ, tuy không quá nồng nàn nhưng cũng đủ làm cho người ta xao xuyến, bâng khuâng.

Giống như các loài hoa khác, Lan huệ rất ưa sáng. Cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt, có thể sống được cả môi trường đất và môi trường thủy sinh. Thời gian ra hoa vào khoảng mùa đông xuân nên để chăm sóc hoa nở đúng dịp tết thì cần lưu ý một vài kĩ thuật chăm sóc như hướng dẫn ở phần dưới . Hoa nở rộ và kéo dài được 5-10 ngày thì hoa tàn. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc thì có thể giúp hoa tươi lâu hơn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Lan Huệ để cây ra hoa vào đúng dịp Tết 

Cách trồng hoa Lan Huệ từ củ

Bước 1 (bước quan trọng nhất):  chọn củ Lan huệ chất lượng, đảm bảo điều kiện rằng củ khỏe mạnh, không bị thối và có sức sinh trưởng tốt

Bạn có thể tách củ từ cây mẹ hoặc có thể mua củ sẵn từ các shop bán cây cảnh. Đối với củ chưa từng trồng vào đất (củ khô) thì phải xử lí bằng cách bóc tách lớp vỏ khô bên ngoài và ngâm vào nước khoảng 1 ngày

Bước 2: Chọn đất trồng

Hoa lan huệ ưa môi trường đất tơi xốp, thoáng khí và có độ ẩm trung bình. Bạn có thể pha đất theo công thức tham khảo sau: Trộn 3 phần đất thịt đã đập nát với 1 phần mụn dừa, hoặc 1,5 phần tro, hoặc 0,5 phần trấu, hoặc xỉ than,… rồi đảo đều.

Bước 3: Chọn chậu

Nên chọn châu cây có đường kính tối thiểu là 20cm vì cây có rễ chùm. Chọn chậu bé quá cây sẽ khó phát triển tốt. Và chậu cây phải có lỗ thoát nước

Bước 4: Trồng cây

Cho đất vào trong chậu và dùng xẻng đào một lỗ nhỏ rồi cho củ Lan huệ vào. Lưu ý chỉ đắp đất để lộ ⅓ củ nếu không củ sẽ dễ bị thối rồi đặt cây ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng quá gay gắt chiếu vào.

Bước 5: Chăm sóc cây

Trong giai đoạn đầu, chúng ta chỉ cần cấp đủ độ ẩm cho cây bằng cách 1 tuần tưới 1-2 lần, mỗi lần chỉ từ 200ml nước đối với chậu đường kính 20cm. Quan sát sự phát triển của củ. Sau khoảng 14-20 ngày thì củ sẽ nhú mầm. Lúc này, nên bổ sung cho cây bằng cách bón  phân lân hoặc phân kali giúp cây lớn lên có màu đậm hơn và phát triển tốt. Chuyển hoa Lan huệ ra nơi có ánh nắng nhẹ để cây quang hợp và phát triển tốt 

Cách chăm sóc Lan Huệ để cây ra hoa đúng dịp Tết

Để cây Lan huệ ra hoa đúng dịp Tết thì cần phải lưu ý kĩ thuật xử lí để cây phân hóa mầm hoa, tức là đổi căn bản của cây từ sinh trưởng dinh dưỡng (ra lá, ra cành) sang sinh trưởng sinh thực (ra nụ, ra hoa, đậu quả và kết hạt). 

Nước: Hoa lan huệ chịu ngập úng kém nên chỉ cần tưới một lượng vừa đủ để duy trì đổ ẩm cần thiết cho cây. Mỗi lần chỉ nên tưới từ 200-400ml nước phụ thuộc vào kích thước chậu. Nên dùng bình xịt để dễ dàng kiểm soát lượng nước

Ánh sáng và nhiệt độ: Là loại cây ưa sáng và ưa môi trường thoáng mát, độ ẩm trung bình. Nên vị trí thích hợp để đặt hoa lan huệ là nơi có ánh sáng chiếu nhẹ vào bởi nếu đặt ở nơi có nắng gay gắt chiếu thẳng vào thì cây sẽ dễ bị héo. Nếu bạn trồng trong nhà thì phải thường xuyên đưa cây ra ngoài vào sáng sớm từ 1-2 tiếng. Làm như vậy đều đặn 3 lần/tuần thì cây sẽ phát triển rất tốt và sớm ra hoa

Phân bón: Bón phân thì phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi trồng cây thì nên chọn đất tốt và trộn với các loại chất dinh dưỡng theo tỉ lệ hướng dẫn ở trên. Đến giai đoạn cây ra hoa thì nên bón phân kali hoặc phân lân để hoa nở to hơn và màu đậm hơn.

Ý nghĩa của hoa Lan Huệ

Với màu sắc nổi bật và đa dạng như trắng, đỏ, xanh,… và hình dáng hoa thanh nhã, sang trọng, Lan huệ được sử dụng để trang trí trong hầu hết tất cả mọi dịp. Nếu bạn đang tìm cây hoa có mùi hương dịu nhẹ, màu sắc bắt mắt thì tuyệt đối không thể bỏ qua loài hoa này. Bạn có thể để trong phòng ngủ, phòng khách, phòng họp hay đặt trước thềm nhà, ngoài ban công,… bởi nó phù hợp tất cả không gian với các thiết kế khác nhau. Đặt chậu Lan Huệ trong nhà sẽ khiến cho không gian nhà cửa thêm sinh động, bắt mắt, hòa hợp với thiên nhiên. 

Ngoài ra, loài cây này còn hay được dùng trang trí bàn thờ tổ tiên, phòng khách mỗi dịp tết đến xuân về, nhất là hoa Lan huệ đỏ. Bởi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Để hoa này ở trong nhà dịp Tết sẽ mang ý nghĩa an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, không khí trong gia đình cũng ấm cúng hơn trong cái tiết trời se lạnh của mùa xuân.

Mùi hương dịu nhẹ nhưng làm cho người ta mê say này còn giúp giải tỏa stress, thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Một điều mà rất ít người biết là hoa Lan huệ còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y. Các sản phẩm được chiết xuất từ loài cây này có tác dụng cầm máu, giảm sưng, tránh nhiễm trùng,…

Một số loại hoa Lan Huệ phổ biến tại Việt Nam

Hoa Lan Huệ đang ngày càng được trồng phổ biến tại Việt Nam. Nó có rất nhiều loại với đa dạng màu sắc và hình dáng khác nhau. Nhưng được trồng và yêu thích nhiều thì phải kể đến các loại như lan huệ kép, lan huệ đỏ, lan huệ tây, lan huệ trắng, lan huệ tứ diện,…

Khám phá thêm một số loại cây trồng làm cây bonsai tại https://hoadepviet.com/bonsai-nghe-thuat/

Rate this post

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Huệ

Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.

Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).

Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.

Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.

Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):

– Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.

– Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.

– Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.

– Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.

Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.

3. Cách trồng và mật độ trồng:

Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.

Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).

Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.

4. Chăm sóc bón phân cho 1.000 m2 (vừa mương vừa líp):

– Thúc 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê

– Thúc 2 : 20- 25 ngày sau thúc 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3 (Natri Kali)

– Thúc 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê.

Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.

Chú ý : Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 – 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà

Cách trồng và chăm sóc cây khoai tây trồng chậu ngay tại nhà

Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip chơi Tết

Điều kiện sinh trưởng của hoa lan huệ

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống hoa lan huệ với nhiều màu sắc, hình dáng hoa khác nhau. Đối với các dòng lan huệ nội thì có giá giao động từ vài chục đến hơn một trăm ngàn trên củ. Trong khi đó, các dòng lan huệ ngoại, đặc biệt là lan huệ kép có giá khoảng vài trăm ngàn một củ. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn giống hoa yêu thích. Để chăm sóc hoa lan huệ tốt bạn cần phải biết được điều kiện sinh trưởng của chúng.

Đất trồng hoa lan huệ

Lan huệ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ pH đất từ 6,0 – 6,5 thích hợp cho lan huệ phát triển. 

Để trồng và chăm sóc hoa lan huệ dễ dàng nhất hãy lựa chọn đất trồng rau và hoa Namix, cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho hoa, tạo môi trường thuận lợi cho hoa phát triển.

Nước 

Cây lan huệ cần nhiều nước để phát triển thân lá. Nhất là vào giai đoạn cây ra hoa. Thiếu nước sẽ làm cho cây còi cọc, mầm chậm phát triển, cánh hoa mỏng và nhanh rụng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là không để chậu cây bị úng nước.

Nhiệt độ và ánh sáng

Để sinh trưởng tốt cây lan huệ cần được cung cấp đủ ánh sáng đầy đủ. Các giống lan huệ vừa phát triển được nơi có nhiều ánh sáng và dưới bóng râm. Lan huệ cần trung bình 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày để phát triển tốt.

Cây được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ phát triển nhanh và mau ra hoa hơn so với cây trồng trong bóng râm. Nhiệt độ thích hợp cho lan huệ phát triển là từ 20 – 22 độ C.

Hướng dẫn trồng hoa lan huệ

Chuẩn bị vật liệu trồng và củ giống lan huệ

Chọn củ giống to, khỏe, mập không bị nấm bênh

Đất sạch trồng rau và hoa Namix

Chậu trồng có đường kính tối thiểu 15 cm, có lỗ thoát nước.

Cách trồng hoa lan huệ

Đối với củ lan huệ tươi mới đào, hoặc củ giống mới mua chưa trồng vào đất, bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp vỏ khô bên ngoài trước khi trồng. Đối với củ khô, bạn cần ngâm nước một ngày cho củ hút nước rồi mới đem trồng.

Bạn cho đất vào đầy chậu trồng, sau đó dùng xẻng nhỏ đào lỗ để đặt lan huệ vào giữa chậu. Bạn lưu ý, chỉ lấp đất khoảng 2/3 ủ và để hướng mầm lên trên. Tiếp theo là chăm sóc hoa lan huệ.

Cách chăm sóc hoa lan huệ

Trong giai đoạn đầu chăm sóc hoa lan huệ bạn cần tưới nước cung cấp đủ ẩm để củ nhanh bén rễ và nảy mầm. Hạn chế tưới nhiều nước một lần sẽ rất dễ làm úng củ.

Sau khi củ nảy mầm 2 tuần bạn tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây. Cây cần nhiều lân và Kali trong giai đoạn này để phát triển mầm hoa. Sau khi cây xuất hiện nụ hoa 1 tuần, bạn bổ sung thêm kali để hoa bền và màu đậm hơn. Trong thời gian ra hoa, bạn đặt cây nơi mát mẻ để hoa lâu tàn.

Mỗi cành hoa lan huệ thường có 4 nụ quay theo 4 hướng nên chúng còn có tên là hoa tứ diện. Từ khi hoa nở đến khi hoa tàn khoảng 5 – 10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa và khoảng vài ngày sau nở 2 hoa còn lại.

Cách điều khiển cây lan huệ ra hoa

Củ lan huệ trồng ít nhất 18 tháng thì mới đủ sức phát triển và phân hóa mầm hoa. Do đó, để cây ra hoa to và đẹp bạn cần nuôi dưỡng củ thật tốt. Cách chăm sóc lan huệ ra hoa đúng dịp điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý là chọn củ giống đúng tiêu chuẩn (đã được trồng ít nhất 18 tháng). Hoặc củ huệ có ít nhất  6 lá trưởng thành và chưa ra hoa trong 8 tháng liền kề trước đó.

Muốn lan huệ ra hoa cần có thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa. Bạn chọn những cây củ đã già, lá vàng úa, già cỗi nhổ củ lên. Sau đó cắt bỏ hết lá và rễ để nơi khô ráo để củ héo và ngừng tăng trưởng. Cách trồng lan huệ ra hoa đúng tết thì nên thực hiện công việc này vào tháng 10 âm lịch.

Khi nào bạn muốn cây ra hoa thì tiến hành trồng củ xuống đất. Thời gian từ lúc trổng củ đến lúc củ ra hoa khoảng 1 tháng. Sau khi trồng khoảng 15 ngày cây sẽ nảy chồi lá hoặc ra vòi hoa. Bạn đặt cây nơi có ánh nắng để vòi hoa phát triển tốt. Và khoảng 15 ngày sau hoa sẽ nở, bạn mang cây vào nơi râm mát để hoa lâu tàn.

Fanpage: https://www.facebook.com/namix.vn

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Huệ

1/ Chọn giống:

 Có hai giống huệ:

Giống huệ đơn (huệ ta): cây thấp, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây và tương đối dễ trồng.

 

Chọn và tồn trữ củ giống:

Chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12 âm lịch), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (

C

,…).Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại. Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra 4 loại như sau:

Chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12 âm lịch), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy ( Tricel 48E ,…).Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra 4 loại như sau:

 

Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông.

Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông.

Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông.

Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.

Cách trồng và mật độ:

 (trồng cho 1.000m

2

) Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.   Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.

2/ Chăm sóc:

Tưới nước

: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.

Bón phân 

(cho 1.000m

2

 kể cả mương và liếp). Trước khi trồng nếu có điều kiện nên bón phân chuồng đã ủ mục cho huệ. Trên diện tích công ruộng 1.000m

2 , 

 lượng phân bón như sau: 

 

Wokozim hạt 5kg

Phân chuồng mục khoảng 0,5-1 tấn,

Phân supe lân 50kg. 

Sau lần bón này thì định kỳ khoảng nửa tháng bón một lần, mỗi lần bón khoảng 12kg NPK (loại 16-16-8) và 2 kg  Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây huệ quá xanh tốt thì giảm lượng phân Urea, nếu không cây huệ sẽ cho bông ít.

Chú ý:

 Trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.

Phòng trừ sâu bệnh

Một tháng sau khi trồng, cây huệ thường nhiễm nhện đỏ hại lá bà con có thể dùng 

Sulfex 80WG

Từ 3-4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng thuốc:  Khoảng tháng 09-10 (tháng mưa dầm), huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây:

G

, các thuốc hoạt chất Hexaconazole, Thiophanate-methyl, Metalaxy + Mancozeb, Fosetyl aluminium …

Thu hoạch:

 có thể thu hoạch ở 2 thời điểm, lúc sáng sớm hoặc chiều mát Lần đầu tiên dùng dao bén cắt gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc huệ, tay nắm cọng bông dặt mạng ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Ngâm bông vào nước. Nếu để bông chưng thì cắt gốc.

Bài viết được thực hiện bởi:

Th.S Trần Văn Tuyến – Công ty Vinhthinh Biostadt JSC

Sau khi trồng khoảng 10 ngày, bón 12kg DAP cộng với 6kg Urea bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc có thể rải.Sau lần bón này thì định kỳ khoảng nửa tháng bón một lần, mỗi lần bón khoảng 12kg NPK (loại 16-16-8) và 2 kg Wokozim hạt (khi cây đã có hoa thì ở mỗi lần bón này thêm 4kg Kali để kích thích cây cho bông to, đẹp).Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây huệ quá xanh tốt thì giảm lượng phân Urea, nếu không cây huệ sẽ cho bông ít.Trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.Một tháng sau khi trồng, cây huệ thường nhiễm nhện đỏ hại lá bà con có thể dùngđể tiêu diệt nhện và bổ sung lưu huỳnh cho cây huệ.Từ 3-4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng thuốc: Tricel 48 EC , liều lượng 30ml/25 ml nước.Khoảng tháng 09-10 (tháng mưa dầm), huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây:  Sulfex 80W , các thuốc hoạt chất Hexaconazole, Thiophanate-methyl, Metalaxy + Mancozeb, Fosetyl aluminium …có thể thu hoạch ở 2 thời điểm, lúc sáng sớm hoặc chiều mátLần đầu tiên dùng dao bén cắt gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củLần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc huệ, tay nắm cọng bông dặt mạng ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Ngâm bông vào nước. Nếu để bông chưng thì cắt gốc.