Top 12 # Cách Trồng Ớt Ra Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Trồng Ớt Cực Nhiều Quả Tại Nhà Sai Quả

Ớt được xem như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Vậy còn chờ gì nữa mà không cùng Ăn Sạch Uống Sạch học cách trồng ớt tại nhà siêu dễ này!

1. Thời vụ trồng ớt

Với cách trồng ớt quy mô công nghiệp thường sẽ được gieo vào 3 vụ chính trong năm là Thu Đông, Đông Xuân, Xuân Hè.

Còn với mục đích sử dụng cho gia đình thì bạn có thể trồng bất cứ lúc nào cũng được hết nha!

2. Chọn giống ớt

Ớt cũng có rất nhiều loại chứ không phải riêng gì một loại ớt chỉ thiên mà bạn và gia đình đang dùng. Ngoài ớt chỉ thiên thì còn có các giống như: ớt sừng trâu, ớt sừng bò, ớt chuông,…

Hay như cách đơn giản nhất mà bạn có thể chọn đó chính là dùng những hạt từ quả ớt bạn dùng hằng ngày để gieo trồng.

3. Xử lý đất để thực hiện cách trồng ớt

Đất trồng ớt bạn có thể mua đất sạch hoặc trộn chung với phân bón hữu cơ tại các cơ sở bán vật tư nông nghiệp trên toàn quốc. Hoặc muốn tốt cho cây hơn thì bạn có thể cho các loại đất thịt, đất phù sa ven sông,..

Đất phải đạt độ tươi xốp và thoát nước tốt thì mới có lợi cho cây phát triển.

Với những đất mới mua thì bạn không cần phải làm lại đất. Thế nhưng với những đất đã trồng những loại cây khác thì bạn nên cày xới sâu (từ 20 – 25cm), phơi ải đất từ 10 – 15 ngày trước khi gieo trồng.

Bạn có thể trồng ngay tại vườn nhà mình hay chọn các vật liệu trồng rau thông thường đều có thể học cách trồng ớt tại nhà này.

4. Cách trồng ớt tại nhà

4.1. Gieo giống

Với những loại hạt giống bạn mua ở ngoài hay tại hạt của quả ớt cũng đều nên ngâm trong nước ấm (50 độ C) 3 tiếng trước khi gieo để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm của hạt.

Gieo hạt trực tiếp vào đất vườn, chậu,…

Dù là với cách gieo nào thì bạn cũng nên lưu ý không gieo hạt quá gần nhau để cây có thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

4.2. Cách chăm sóc cây ớt

Cách trồng ớt tại nhà chỉ ra rằng ớt là loại cây ưa nước, nhất là khi ra hoa và đậu trái. Tuy nhiên việc độ ẩm trong đất quá cao cũng làm cho cây dễ sinh bệnh và héo úa.

Vào mùa nắng bạn nên tưới cho ớt 3 ngày/lần. Mùa mưa thì nên chú ý để đất trồng ớt không thoát nước được làm úng rễ chết cây.

Khi thấy cây cao được 10cm thì bắt đầu giữ những cây khỏe mạnh và loại bỏ những cây héo úa, cây thiếu chất dinh dưỡng.

Ớt là cây dễ bị bệnh, cho nên khi học cách trồng ớt tại nhà này bạn nên dùng dung dịch gừng tỏi ớt thường xuyên để phòng ngừa những côn trùng bệnh hại phá hoại. Khi thấy có nhánh bị bệnh thì tiến hành cắt bỏ và cách ly để tránh lây lan qua những cây khác.

4.3. Thu hoạch

Sau 2 – 3 tháng là bạn có thể thu hoạch những quả ớt đầu tiên rồi đấy.

Khi thu hoạch xong nên nhổ cỏ, xới đất và bổ sung thêm phân để cây có đủ dinh dưỡng tiếp tục nuôi những lứa tiếp theo.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Cách Xử Lý Cây Ớt Bị Rụng Hoa Giai Đoạn Ra Hoa Đậu Quả

Hiện tượng cây ớt bị rụng hoa

1. Nguyên nhân dẫn đến ớt bị rụng hoa

Cây ớt bị rụng hoa trên vườn thường do các nguyên nhân chính sau:

+ Do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều dẫn đến tình trạng rụng hoa trên cây ớt.

+ Do cây thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân đối dinh dưỡng cây trồng, bón phân không cân đối thừa đạm thiếu lân và kali.

+ Đất trồng cây ớt trong vườn quá ẩm, độ ẩm trên cây ớt quá 70% so với độ ẩm thông thường.

+ Do sâu bệnh hại tấn công, nếu trên cuống của bông hoa có đốm đen là do ảnh hưởng bởi bệnh thán thư gây nên, làm rụng hoa, rụng quả, và nặng hơn sẽ gây chết cây.

2. Biện pháp khắc phục

– Chú ý thoát nước nhanh nước nhanh giảm độ ẩm cho vườn khi mưa hoặc cung cấp đủ ẩm cho cây khi khô hạn.

– Bón đầy đủ, cân đối các loại phân bón cho cây ớt, đảm bảo lượng phân bón không thừa hoặc thiếu chất.

– Đồng thời theo dõi phát hiện sớm các sâu bệnh hại, trong đó đặc biệt là bệnh đốm cuống do thán thư gây nên. Sử dụng các thuốc trừ nấm gốc như: Thiophanate Methyl hoặc Carbendazim hoặc Hexaconazole để phun 1-2 lần cách nhau 7 ngày.

– Để cây hạn chế rụng hoa, rụng quả bà con có thể sử dụng hoạt chất 4-CPA-Na 98% giúp cây hạn chế rụng hoa và trái non, là một chất tăng trưởng thực vật được cây trồng hấp thụ qua rễ, thân, lá, hoa và quả. Bà con phun với liều lượng như sau:

+ Thời tiết ấm: 10 – 25 mg/L

+ Thời tiết rét: 25 – 35 mg/L

+ Phun lên hoa hoặc nhúng hoa thời kỳ hoa nở rộ. Hạn chế phun lên lá và các bộ phận khác của cây ảnh hưởng đến sự phát triển của lá.

Là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng trong nông nghiệp và làm vườn để tăng kích thước quả của quả, ví dụ nho kiwi, nho, đào, lê… để thúc đẩy phân chia tế bào, cải thiện chất lượng của quả và tăng năng suất.

Daminozide B9 được sử dụng làm phân bón có thể làm ức chế sự phát triển của chồi mới sử dụng phù hợp cho cây ăn quả giai đoạn cây ra hoa, đậu quả.

Cây ớt ngọt hay còn gọi là ớt chuông, có giá trị dinh dưỡng cao, cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc nên được nhiều người ưa trồng vừa làm cảnh vừa làm cây ăn quả.

Quy trình sản xuất thâm canh cây ớt xuất khẩu; Một số đặc điểm giống ớt xuất khẩu; Mùa vụ trồng ớt; Kỹ thuật bón phân cho cây ớt xuất khẩu; Kỹ thuật thu hoạch ớt xuất khẩu?

Tác dụng của ớt chuông thể hiện rõ rệt trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.

Cách Trồng Ớt Chuông Đem Lại Hiệu Quả Cao

Ớt ngọt ư­a nhiệt độ ôn hòa hơi lạnh do đó thời vụ trồng ớt ngọt tốt nhất là vào vụ Đông-Xuân, trồng vào vụ Xuân-Hè thường bị thối quả và rám quả, ớt ngọt là cây ư­a ẩm, khô hạn thường là héo và rụng hoa. Tuy nhiên, nếu có giống tốt, thích hợp với điều kiện vụ hè, và khắc phục được nhiệt độ cao có thể trồng ớt ở hai thời vụ chính:

– Vụ Đông-Xuân: Gieo hạt vào tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 1-tháng 2.

– Vụ Xuân-Hè: gieo hạt vào tháng 11-tháng 12, thu hoạch vào tháng 3-tháng 4.

Kỹ thuật làm vườn ư­ơm trồng cây con giống nh­ư đối với ớt cay, nhưng chú ý khi chăm sóc cây con phải loại bỏ các cây lẫn.

Đất màu mỡ, cát pha hoặc thịt nhẹ, pH = 5,5-7 t­ới tiêu chủ động vì ớt ngọt ­a ẩm và rất mẫn cảm với khô hạn cũng nh­ư quá ẩm. Thông thường người ta t­ới nước cho ớt ngọt một ngày sau khi cây xuất hiện triệu chứng héo và việc thoát nước phải được làm ngay lập tức sau khi m­a to.

Vì ớt ngọt có tán nhỏ hơn ớt cay nên có thể lên luống rộng 1,3-1,4m. Sau khi lên luống, trồng 2 hàng/luống, trồng với khoảng cách 60 x 30-35cm. Mật độ khoảng 35.000-40.000 cây/ha.

Dùng phân chuồng hoai mục, không dùng phân gà.

Trồng khi cây có 4-5 lá thật (khoảng 4-5 tuần sau khi gieo). ớt ngọt rất nhanh có hoa, ở một số giống cây ra hoa ở giai đoạn 6-7 lá thật, nếu để cây con quá già sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này.

– Che phủ: Có điều kiện phủ nilon trước khi trồng hoặc phủ rơm sau trồng.

– T­ưới: Sau khi trồng phải tư­ới cho ớt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên t­ới giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Dùng nước t­ưới ở các giếng khoan hoặc các sông ngòi không có chất phế thải của thành phố, khu công nghiệp hoặc nghĩa trang, bệnh viện. Có thể tư­ới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75-80%. Chú ý không để ruộng ớt quá ­ớt, sẽ tăng tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn.

– Khử lẫn: Chú ý khử lẫn trong quá trình chăm sóc ớt ngọt, vì ớt ngọt có tỷ lệ giao phấn cao, đặc biệt là tạp giao với ớt cay. Cần chú ý đặc biệt khâu khử lẫn ở các ruộng sản xuất hạt giống.

– Tỉa cành: ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3-4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già.

– Làm cỏ, xới xáo, vun gốc: Nên làm cỏ 3 lần, kết hợp với bón phân và vun gốc:

+ Lần 1: sau khi trồng 10-12 ngày.

+ Lần 2: sau lần 1 từ 12-15 ngày.

+ Lần 3: sau lần 2 khoảng 20 ngày.

Trong điều kiện thuận lợi có thể bón bổ sung lần 4 khi cây đã cho thu hoạch lứa thứ nhất, nhưng chú ý không bón nhiều đạm trước khi thu quả, sẽ dẫn đến hiện tượng tăng tích lũy NO3 trong quả

8. Thu hoạch, chế biến và bảo quản

– Thu hoạch: ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Theo kinh nghiệm thì khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch (trừ trường hợp sản xuất giống phải thu quả chín đỏ).

Năng suất ớt có thể đạt 15-20 tấn/ha, ở các ruộng thâm canh, áp dụng các quy trình hướng dẫn có thể cho thu hoạch 22-25 tấn/ha. Trừ trường hợp thu sản phẩm sấy khô và sản xuất hạt giống phải để quả chín đỏ hẳn. Thông thường khoảng 35-40 ngày sau khi nở hoa thì quả có thể thu được ở hầu hết các giống. Chú ý khi thu hoạch tránh làm gãy cây, vì cây ớt tương đối dòn, để hạn chế tối đa sự gây hại nên thu hoạch bằng dao hoặc kéo, trước khi thu để hạn chế việc lây nhiễm bệnh khảm thuốc lá ở ớt nên khử trùng dụng cụ trong dung dịch 3% NaPO4. Thời gian thu hoạch ớt ngọt thường chỉ kéo dài trong 6-8 tuần.

– Bảo quản: Có thể bảo quản 40 ngày ở nhiệt độ 0oC và ẩm độ tương đối 95-98%. Hàm lượng caroten tăng cực đại 3-4 tuần sau thu hoạch, và giảm 25% lượng đường sau 5-6 tuần thu hoạch, nhất là khi quả đã chín đỏ.

Cách Trồng Ớt Cay Tại Nhà Ra Trái Ăn Quanh Năm

2. Chuẩn bị đất: Làm đất tơi xốp trước khi cho vào chậu trồng, để cây ớt sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bón lót 1 chút super lân, phân NPK, Calcium nitrat. Ngoài ra, bạn nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

3. Gieo trồng: Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng.

4. Chăm sóc: – Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. – Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. – Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón: Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat. Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat. Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

5. Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu trồng rau tại nhà tại cửa hàng online của Trồng Rau Làm Vườn : Link