Top 7 # Cach Trong Dau Rong Trong Chau Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Cúc Châu Phi, Cach Trong Cuc Chau Phi, Cuc Chau Phi

Cúc châu Phi có tên khoa học là Osteospermum. Hoa cúc châu Phi có nguồn gốc ở Bắc Phi, hiện nay cúc Châu Phi được trồng nhiều ở Việt nam, hoa có tính thích nghi với nhiều khí hậu khá nhau. Cúc châu Phi thuộc cây thân thảo cao khoảng 30 – 40 cm, cây có nhiều nhánh mọc thành bụi, hoa cánh đơn, bông to thời gian ra hoa dài, hoa rất nhiều màu sắc như: trắng, hồng, đỏ, tím, lam, vàng. Hoa cúc châu Phi thường được trồng chậu, bồn hoa, thảm hoa làm cảnh hay trồng lấy bông cắm lọ.Loài hoa này mang ý nghĩa cho sự sung túc tươi vui cho không khí gia đình.

Cách gieo trồng và chăm sóc Hoa cúc châu Phi:

-Chậu nhỏ, hoặc khay ươm nếu gieo hạt giống hoa cúc châu phi với số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên ươm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí độ ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng…

-Giá thể: Đất sạch giàu dinh dưỡng, chứa nhiều xơ dừa, vỏ trấu.

– Chọn mua hạt giống tốt , đạt chất lượng để trồng được hiệu quả nhất.

– Cho đất trồng vào chậu hoặc khay ươm.

-Tưới đẫm chất trồng

.-Gieo hạt: Hạt giống hoa cúc châu Phi nảy mầm ở nhiệt độ từ 18-25ᴼC. Do vậy, bạn nên để khay ươm hạt ở nơi mát mẻ. Thời gian nảy mầm là từ 7-15 ngày. Hạt giống hoa cúc châu Phi nên gieo ở độ sâu 0.3cm. Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa cúc châu Phi phát triển là từ 18-35ᴼC. Hoa cúc ưa sáng. Có thể cho hoa sau khoảng 80 ngày trồng. Cây trưởng thành có thể cao tới 20-40cm.

-Sau khi gieo hạt giống xong dùng bình xịt dạng phun sương, phun lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau. Tạo đổ ẩm nhất định cho hạt.

3 cách chăm sóc khi gieo hạt

-Nhiệt độ: 18-25ᴼC thích hợp cho đại đa số hạt giống hoa cúc.

– Hoa cúc phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 18- 30 ᴼC.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô.

– Đặt chậu hoặc khay ươm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt giống hoa cúc cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Hạt giống sẽ nảy mầm trong khoảng 7 ngày.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con cao 4-5cm chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp.

.- Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng, đòi hỏi đất tơi, màu mỡ, nước và phân bón đầy đủ, điều kiện thoát nước tốt, duy trì ánh sáng. Khi trồng ra ruộng hay trồng thành luống ở vườn hoa cũng chần bón phân, cây mới bền, cho nhiều hoa và màu hoa đẹp.

– Tuổi cây con 20 – 25 ngày. Từ trồng tới ra hoa khoảng 70 – 80 ngày.

– Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ. ( sau khi tưới phân phải tưới lại bằng nước thường). Các bạn có thể dùng lân vi sinh bón gốc khi cây cây được 3 tuần tuổi.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.

Cửa hàng kinh doanh: CS1: Số 1B phố Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội ( Gần siêu thị Hoàng Cầu)ĐT: – 0997.007.668 ; 0902.007.668Website: chúng tôi – chúng tôi GIAN MỞ CỬA TẤT CẢ CÁ NGÀY TRONG TUẦN ( Trừ ngày lễ, tết)

Cách Trồng Và Chăm Sóc Dâu Tây Tại Nhà Cho Trái Chín Đỏ Mọng, Cach Trong Va Cham Soc Dau Tay

Cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà cho trái chín đỏ mọng

Sunny Garden – 22 tháng 9 2019

Chọn hạt giống

Dâu tây có rất nhiều giống khác nhau như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand. Hầu hết các giống dâu tây này đều cho hoa và quả quanh năm. Tuy nhiên, mỗi loại lại có đặc tính sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Dù chọn theo yêu cầu và sở thích của mình nhưng dù giống nào đi chăng nữa thì việc lựa chọn giống dâu tây phải dựa vào các yếu tố như hạt phải có tỷ lệ nảy mầm cao, còn chọn cây phải từ 10 – 15cm chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Thời vụ

Bạn có thể trồng dâu tây quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 4 và tháng 5. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.

Chọn chậu

Do là cây thuộc dòng khó tính nên khi có ý định trồng vào chậu bạn phải chuẩn bị cũng như lựa chọn chậu trồng cho phù hợp. Nếu trồng cây trong chậu nhỏ, bạn sẽ phải ngăn chia và thay chậu thường xuyên hơn. Vì thế, loại chậu có đường kính 20 cm là lựa chọn lý tưởng nhất. Luôn đặt chậu cây dâu tây ở vị trí đón được nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp nhất, từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.

Đất trồng

Đất trồng dâu tây phù hợp nhất phải đảm bảo được các yếu tố như phải là đất hữu cơ, hoặc có thể là đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, sạch và giữ được ẩm cũng như thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây

Nếu trồng bằng cách gieo hạt thì trước khi tiến hành trồng cây dâu tây bạn cần ủ hạt. Trước hết phảicho đất vào chậu, đánh cho tơi xốp, sau đó ươm hạt. Phủ lên chậu một ít rơm hoặc cây khô.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chậu trồng rau, đất trồng và hạt giống đã ủ các bạn sẽ tiến hành gieo hạt. Gieo hạt vào chậu khoảng cách giữa các hạt đều nhau, có thể chia luống để cây có thể phát triển tốt hơn. Đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát có đủ ánh nắng mặt trời tránh ánh nắng trực tiếp. Tưới nước thường xuyên sáng sớm và chiều tối, tưới vừa đủ độ ẩm cho cây.

Chăm sóc

Để cây dâu tây có thể sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế cho lần sau cây ra hoa sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nên đặt chậu dâu tây ở vị trí có nhiệt độ từ 7 – 30 độ. Bạn cũng nên chọn vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian chiếu sáng cho dâu tây không quá 12 giờ/ngày, vào buổi tối, không nên để cây gần ánh đèn sẽ khiến cây phát triển nhanh nhưng không ra trái.

Vào buổi sáng sớm hoặc chiều tắt nắng, bạn tưới nước để đất ẩm và giúp cây phát triển tốt. Đối với hạt giống bạn có thể tưới nước gạo rất tốt. Đối với việc trồng dâu tây bằng cây con, bạn cũng có thể tưới nước gạo tới khi cây bám rễ (khoảng một tuần).

Cách tách nhánh để trồng chậu mới

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Sâu bệnh

Để hạn chế tình trạng cây bị sâu bọ và dễ theo dõi, cần cắt tỉa lá khi cây mọc lá dầy hoặc tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, quả bạn cần lưu ý tiêu diệt kiến, côn trùng vì chúng tấn công ăn hoa và quả rất nhanh. Tốt nhất, bạn nên hướng quả ra phía ngoài chậu, quả vừa phát triển đều, bạn vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Bạn cũng có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo nhằm ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.

Thu hoạch

Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Dâu tây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon.

Sưu tầm

Chú Ý Bón Phân Cho Cây Lan Xanh Tốt, Nhiều Hoa, Cach Trong Lan

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trồng hoa lan không quá khó nhưng phải hiểu được đặc tính loại lan mình trồng để chăm sóc thành công. Việc bón phân cho cây hoa lan là yếu tố rất quan trọng.

Trồng hoa lan cho thu nhập kinh tế cao nên được nhiều nông dân chuyển đổi từ đất trồng lúa thu nhập thấp, đất trũng thấp sang trồng hoa lan. Ngoài những công ty lớn đầu tư trồng hoa lan với kỹ thuật cao thì không ít nông dân chuyển sang trồng lan nhưng chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc, nhất là bón phân.

Theo khuyến cáo của TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm nghiên cứu & phát triển nông nghiệp nhiệt đới, cần tuân thủ nguyên tắc bón phân theo đúng loại phân, giai đoạn và liều lượng. Bón phân cho cây lan vừa đủ, không bón quá nhiều một lần mà cần cho chúng “ăn” thường xuyên.

Chú ý giai đoạn bón phân phù hợp, người trồng sau khi mua lan giống (từ cây cấy mô) đạt chuẩn xuất vườn về trồng là bắt tay ngay vào chăm sóc, bón phân. Đây là giai đoạn bắt đầu trồng tại vườn sản xuất cho tới khi cây đạt tuổi trưởng thành chuẩn bị ra hoa, giai đoạn này kéo dài từ 4 – 8 tháng tùy loài lan, một số loài có thể kéo dài 12 tháng hoặc hơn. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, tăng trưởng cả về số lượng và khối lượng nên rất cần bổ sung đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng và hình thành mầm hoa.

Vì vậy, phân bón cho giai đoạn này chú ý độ đạm cao như NPK 30-10-10 hay bổ sung phân đạm cá 6-3-3, phân sinh học. Phun phân bón lá 16-16-8 định kỳ kết hợp chế phẩm sinh học, vi sinh. Chú ý các loại phân chậm tan để cây hấp thu liên tục, tăng cường phân hữu cơ, sinh học cho cây phát triển khỏe mạnh, vượt cành nhanh.

Có thể sử dụng phân hạt chậm tan loại Nutricote 19-6-12 và Nutricote 14-14- 14 rải trên bề mặt chậu lan. Nếu giá thể trồng bằng than củi thì không rắc loại này vì phân sẽ bị lọt xuống đáy chậu mà sử dụng loại cho vào túi lưới.

Khi cây sinh trưởng khỏe mạnh, đến thời điểm hình thành mầm hoa thì cần chế độ dinh dưỡng khác giai đoạn trước. Đây là thời điểm quan trọng khi cây chuẩn bị ra hoa nên chú ý phân bón để vườn ra hoa đồng loạt, hoa đạt chất lượng loại một khi xuất bán.

Giai đoạn chuẩn bị ra hoa cây lan cần cung cấp phân bón có hàm lượng lân (P) cao, đồng thời bổ sung một số chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu như Mg, Zn, Bo…

Chú ý không bổ sung phân chứa đạm cao như giai đoạn trước mà bón phân có hàm lượng NPK 10-30-10 hoặc NPK 10-30-30, bổ sung phân vi lượng chứa Mg, Zn, Bo, phun dinh dưỡng hỗ trợ phân hóa mầm hoa.

Sang giai đoạn khi cây bắt đầu nhú phát hoa đến khi hoa nở, giai đoạn này cần chú trọng chất lượng hoa, phát hoa dài, số lượng hoa nhiều và hoa lớn, màu sắc đẹp, cánh hoa dày cứng, lâu tàn.

Nếu giai đoạn trước chăm cây sinh trưởng tốt, cây khỏe mạnh, dinh dưỡng cân đối và có bổ sung phân hữu cơ, phân sinh học… thì giai đoạn sau sẽ cho chất lượng hoa đạt chuẩn chứ không phải chờ khi cây ra hoa mới chăm phát hoa.

Khi cây đã ra hoa là tiếp tục duy trì, bổ sung thêm dinh dưỡng để có cành hoa chất lượng đến khi xuất vườn hoặc cắt cành. Lúc này sử dụng loại phân NPK 10- 10-30, 15-15-15, phun phân hữu cơ, sinh học như Supagro, Wehg, Vinaxanh…

Chú ý phun khi hoa mới nhú, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày theo liều hướng dẫn, phun nhẹ lên phát hoa và lá, rễ.

Chú ý khi có nụ hoa nở thì không phun vào cành hoa. Lưu ý khi bón và phun phân cho hoa lan là nên tiến hành lúc 7 – 9 giờ sáng, chiều thì phun nước cho cây hấp thu phân. Đến sáng hôm sau phun nước sạch rửa trôi hết phân bón còn bám trên lá.

Hạn chế bón phân vào chiều tối, nhất là phun xịt phân chứa đạm cao.

Khí hậu phía Nam thích hợp hoa lan sinh trưởng quanh năm, cung cấp đủ dinh dưỡng cây lan cho hoa theo chu kỳ, không có thời gian nghỉ.

Trồng lan Vanda, Mokara sử dụng phân bón qua lá là chính, chọn phân chứa thành phần theo từng giai đoạn như trên. Phân bón rất quan trọng cho cây lan, chú ý thường xuyên sử dụng phân bón tăng cường bộ rễ cho cây, rễ càng nhiều cây càng khỏe, càng nhiều hoa. Cần thiết thường xuyên bổ sung phân bón qua lá có nguồn gốc hữu cơ (rong biển, amino acid, humic acid,…) giúp cây xanh tốt, tăng đề kháng với bệnh hại. Phân vô cơ chỉ nên dùng đúng theo từng thời kỳ (1 tháng/ lần) kết hợp với vi lượng.

ANH ĐỨC(Theo Khoa Học Phổ Thông)

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dâu Tây, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Dau Tay

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Khoảng cách giũa các cây tùy thuộc vào mục đích trồng của mẹ, nếu trồng làm kiểng khoảng cách giữa các cây 10-15cm( nhưng chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng), nếu trồng lấy trái với điều kiện đất rộng thì khoảng cách giữa các cây là 40-50cm

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Mọi người nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

4, Phân Bón Lót:

+ phân bón dùng để trộn lẫn một ít dung dịch phân bón Rapid Hydro với đất trước khi trồng cây. + phân bón bổ sung cho cây, sử dụng các loại phân bón đủ các yếu tố vi lượng cây dâu cần dùng, đối với các bạn muốn có vườn dâu đạt hiệu quả tốt nhất sử dụng dung dịch phân bón con cá Rapid Hydro để có vườn dâu thật đạt. + lưu ý khi bón cho cây bằng phân bón sạch Rapid Hydro thì các bạn pha loãng phân với nước với tỷ lệ 1 lít dung dịch phân bón hoà với 70 lít nước. Cách khoảng 10-15 ngày các bạn bón một lần như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Tây:

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Dâu Tây:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

– THƯỜNG XUYÊN THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CÂY chú ý phòng sâu hại và bệnh cho cây khi thấy cây xuất hiện tượng lạ cần cách ly ngay với các cây khác. để tránh lây lan nguồn bệnh khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh và diệt sâu hại cho cây. + mùa ra quả của dâu tây vào khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 3, các mùa còn lại cây phát triển bình thường nhưng không cho quả + cây dâu tây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt, câyưa nước, nhưng đất trồng lại cần thoát nước tốt để cây không bị ngộ độc chất dư thừa trong phân khi ta bón mà cây không dùng hết + Thi thoảng nên xới đất xung quanh gốc của cây, để giữ đất tơi xốp khi trồng bằng đất thường, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều đến bộ rễ của cây bón phân thường xuyên cho cây ví cây dâu luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao, – TƯỚI NƯỚC tốt nhất là tưới vào buổi sáng như đã nói ở bài đăng cách trồng cây dâu tây sử dụng nước sạch để tưới cho cây 150-200ml/ 1 cây. nếu sử dụng dung dịch thuỷ canh thì chỉ cần tưới lượng dung dịch thuỷ canh theo hướng dẫn – ÁNH SÁNG chú ý ánh nắng cho cây, nhưng không quá 12h/1 ngày không cho cây tiếp xúc ánh sáng điện cây phát triển mạnh mà không cho trái CHÚ Ý: khi cây thừa hoặc thiếu các chất sẽ có biểu hiện trên lá, cần chú ý theo dõi chăm sóc cây để phát hiện kịp thời và có hướng xử lý.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– NGẮT LÁ cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, lý tưởng cho cây dâu chỉ khoảng từ 4-6 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt lá già. khi lá cây có hiện tượng cháy lá do vận chuyển đường xa hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng ngoài việc bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ lá bị tổn thương để cây lên lá mới tiếp tục phát triển. cách ngắt: ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh hiện tượng nấm xâm nhập ngược vào gốc. gây thối rễ, hư búp non, có thể ảnh hưởng sự phất triển của cây nếu nặng dẫn đến chết cây. – TỈA BÔNG cây dâu tây tuỳ loại và tuỳ giống cây , chất dinh dưỡng và phụ thuộc chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên ngắt bớt để cây tập chung chất cho quả lý tưởng từ 3-4 bông, đầu tiên nên tỉa bớt các bông hỏng không đậu trái (do độ ẩm không khí quá cao, do côn trùng đốt bông gây thui bông hoặc do người chăm sóc tưới nước vào bông trong thời gian thụ phấn gây chột hoặc dị dạng quả). sau đó tỉa bớt các bông nhỏ hoặc dị dạng sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất nuôi quả. – SAU KHI THU HOẠCH ngắt bông cách gốc 5cm như đối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới

6.3, Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Dâu Tây:

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li… Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ. Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai: 40-50m3; vôi: 1.500kg; hữu cơ vi sinh: 1.000-2.000 kg; Phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N-120kg P2O5-120kg K2O; MgSO4: 40kg; Boric: 80kg. Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương. Ure: 217kg; super lân: 750 kg; KCl: 200kg. Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20 kg ure, 20 kg kali. Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá. Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng, nên bổ sung phân qua lá, định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần. Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Dâu Tây:

1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng 2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh 3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang 4. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: + Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau + Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người + Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)

 

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Dâu tây không chín thêm sau khi thu hoạch, do đó, để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín (trái đã chuyển sang màu đỏ đều). Phân loại và đóng gói dâu tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau. Trái dâu tây không bảo quản được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Trái dâu tây rất dễ bị giập nát khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————