Top 13 # Cách Trồng Cây Sâm Ớt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cây Sâm Ớt Chữa Kinh Nguyệt Không Đều

Theo y học cổ truyền, sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu.

Theo y học cổ truyền, sâm ớt có vị mặn, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu. Bộ phận dùng làm thuốc là củ rễ hoặc toàn cây, thu hoạch quanh năm. Để làm thuốc khi thu hoạch cần rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Cây sâm ớt hay còn được gọi là ngân chi hoa đầu, hoa căn, dã phù lỵ, phấn đậu hoa, thủy phấn tử hoa, thuộc họ hoa giấy. Là loại cây nhỏ, rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gãy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn. Cây thường được trồng để làm cảnh và làm thuốc, trồng bằng hạt, độ 4 – 5 tháng thì có củ dùng được.

Bài thuốc thường dùng theo kinh nghiệm

Bài 1: Trị ho lâu ngày do hàn: Sâm ớt 120g, hấp với mật ong uống, ngày uống 2 lần, dùng liền 10 ngày, cần vệ sinh miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên.

Bài 2: Chữa kinh nguyệt không đều: Sâm ớt, nghệ đen, lá móng tay mỗi vị 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình. Hoặc có thể dùng sâm ớt 20g, ích mẫu, rễ củ gai mỗi thứ 16g; ngải cứu, cỏ xước, cam thảo nam mỗi thứ 12g, sắc uống ngày 1 thang, liều lượng sắc như trên.

Bài 3: Chữa viêm họng thể nhiệt: Sâm ớt 20g, cam thảo đất 12g, bồ công anh 15g, kim ngân hoa 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái buốt, đái rắt do viêm đường niệu: Sâm ớt 20g, kim ngân hoa 16g, cỏ xước 12g, mã đề 20g, râu ngô 16g. Tất rửa sạch, đổ 800ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 15 ngày 1 liệu trình.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy những quả sâm ớt chín đen, phơi khô, bóc bỏ vỏ đen bên ngoài và vỏ lụa màu vàng bên trong, chỉ dùng bột. Hằng ngày vào buổi sáng và tối, lấy bột này trộn lẫn với một chút mật ong thoa đều lên mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện thường xuyên có công dụng dưỡng da, giảm vết nám và tàn nhang. Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng sâm ớt .

Hoa phấn – Sâm Ớt

Các tên khác: Hoa phấn, Bông phấn, Sâm ớt – Mirabilis jalapa L., thuộc họ Hoa giấy – Nyctaginaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Mirabitis.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Thành phần hóa học: Có alcaloid trigonellin.

Tính vị, tác dụng: Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dụ c, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm amygdal; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến; 3. Đái tháo đường, đái ra dưỡng trấp; 4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều; 5. Tạng khớp cấp. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Phụ nữ có thai không dùng.

Đơn thuốc:

1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau. 2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống.

Cùng Danh Mục:

Bông Phấn (Yên Chi,Sâm Ớt)

Có thể bạn sẽ thích :

Bông phấn, hoa phấn, yên chi hay còn gọi là bông bốn giờ (danh pháp hai phần: Mirabilis jalapa) là một loại thực vật thân thảo trồng làm cây cảnh. Cây này xuất phát từ Peru, Nam Mỹ.

có mùi thơm nhẹ, thường nở vào buổi chiều (nên mới có tên là bông bốn giờ).

Trồng trọt

Bản địa của

Cây

Văn hóa

Ở Việt Nam hột của cây

Nhà văn Túy Hồng, gốc Huế cũng có một tác phẩm mang tên Mưa thầm trên bông phấn, nhắc đến loài thực vật này.

Hột bông phấn già.

Bông phấn và di truyền học

Vào năm 1909 nhà khoa học Carl Correns đã dùng cây bông phấn làm mẫu thí nghiệm để chứng minh phép kế thừa tế bào chất (cytoplasmic inheritance). Dựa trên hiện tượng lá bông phấn loang hai màu, ông đưa ra luận chứng rằng phải có những yếu tố ngoài nhân tế bào để ảnh hưởng kết quả không theo thuyết di truyền của Gregor Mendel.

Hiện tượng cây Bông phấn có điểm lạ là một cây có thể nở hoa nhiều sắc. Hơn nữa hoa có thể đổi sắc. Ví dụ như cây bông phấn hoa vàng, khi cây đã có tuổi thì thường nở hoa sắc hồng. Loại bông phấn hoa trắng thì sẽ đổi thành hoa tím. Hoa bông phấn có mùi thơm nhẹ, thường nở vào buổi chiều (nên mới có tên là bông bốn giờ).Bản địa của bông phấn là châu Nam Mỹ nhưng cây này nay có mặt khắp miền nhiệt đới và lan cả lên những vùng ôn đới. Ở những nơi có khí hậu ấm, bông phấn mọc quanh năm. Vùng có sương giá thì cây sẽ tàn vào mùa đông nhưng sang xuân lại đâm chồi mọc lại từ củ.Cây bông phấn có thể mọc cao đến 1 m. Mỗi hoa bông phấn kết trái thành một hột tròn, vỏ sần sùi, khi chín thì biến thành màu đen. Hột rụng xuống rất dễ nảy mầm, mọc thành cây con nên bông phấn không khéo kiểm soát có thể mọc lan khắp vườn.Ở Việt Nam hột của cây bông phấn được dùng làm phấn nụ, một mỹ phẩm của các mệ của Huế xưa.Nhà văn Túy Hồng, gốc Huế cũng có một tác phẩm mang tên Mưa thầm trên bông phấn, nhắc đến loài thực vật này.Hột bông phấn già.Vào năm 1909 nhà khoa học Carl Correns đã dùng cây bông phấn làm mẫu thí nghiệm để chứng minh phép kế thừa tế bào chất (cytoplasmic inheritance). Dựa trên hiện tượng lá bông phấn loang hai màu, ông đưa ra luận chứng rằng phải có những yếu tố ngoài nhân tế bào để ảnh hưởng kết quả không theo thuyết di truyền của Gregor Mendel.Hiện tượng cây bông phấn hoa đỏ tính trạng trội khi đem lai giống với bông phấn hoa trắng tính trạng lặn lại tạo ra bông phấn hoa hồng, thay vì hoa đỏ cũng là một ngoại lệ của Luật tính trạng trội của Mendel.

(BlogCayCanh.vn)

Cách Trồng Dây Sương Sâm

Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước.

Cây dây Sương Sâm có tên khoa học: Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers, thộc họ: Tiết Dê (Menispermaceae)

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Sương sâm thuộc dạng dây leo, thân lâu năm to, nhánh non có lông. Lá có phiến cứng, dài 9 x 4cm, chóp nhọn hay tà, không lông, gân từ đáy. Chùm hoa tụ tán mang hoa đầu, hoa vàng, lá đài ngoài cao 2,5mm, lá đài trong to hơn, cánh hoa nhỏ, có 6 – 8 nhị, quả nhân cứng hình trái xoan, dài 10-12mm.

Cây ra hoa từ tháng 3 – 6, quả chín vào tháng 7. Cây mọc hoang ở khắp nơi ở đồng bằng cũng như rừng núi trên khắp nước ta. Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

2. Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

2.1 Tác dụng, thu hái, chế biến và thành phân dinh dưỡng của dây sương sâm

Người dân thường dùng lá tươi, thu hoạch quanh năm. Lá sau khi thu hoạch rửa sạch, sau đó cho nước vào giã nát hay vò nát lá bằng tay. Vò đến khi nào hết nhớt sau đó cho vào 1 muỗng cà phê bột Nang Mực, trộn đều, dùng khăn lược lấy nước, bỏ xác lá, vớt bọt. Để yên chừng 1 giờ, sẽ được một thau thạch sâm, màu xanh rất đẹp, mùi thơm đặc trưng. để qua đêm sẽ đong đặc lại. (nếu để ngăn lạnh trong tủ lạnh sẽ mau đặc hơn). 100gr lá cho khoảng 2000ml nước có thể nhiều hơn hay ít hơn tùy vào chất lượng của lá. Khi ăn, cho thêm đường. Thạch sâm ăn ngon, bổ, giải nhiệt, nhuận gan, không độc.

Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.Trong rễ xương sâm có alcaloidtetrandrin,isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin…

Công dụng: Rễ sương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20g/ ngày. Dây Sương Sâm rất dễ trồng, sống lâu năm. Dùng nhiều sẽ tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….

2.2 Cách trồng dây sương sâm

– Giống: Từ hạt, thân mang rễ hoặc giâm cành cho ra rễ. Trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 7 Âm lịch.

– Làm đất:

Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.

– Trồng:

Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách ra đem trồng, vào tháng 5 Âm lịch khi có mưa nhiều thì sương sâm sẽ bị chết, phải thu gom cây con, hạt giống đem cất để chuẩn bị cho năm sau.

– Trồng cây con gieo sẵn vào từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

– Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:

+ Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg. + Bón cho cây đang thu hoạch, phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 – 5 lần bón) + Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm. – Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch:

Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dầy thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diêp lục sẽ xanh lại.

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch lá. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá làm Sương sâm và để lá càng xanh đậm càng tốt.

Tìm Hiểu Cây Sương Sâm Và Cách Làm Món Sương Sâm An Toàn

Sương Sâm còn có tên là sâm nam, sâm lông, sâm nam leo (danh pháp khoa học Tiliacora triandra).

Theo tự điển “Cây Thuốc và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu Việt nam, thì sương sâm là loại dây leo mãnh, dài 3-10 mét. Phân bổ ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.

Rễ Dây sương sâm là vị thuốc trị các bệnh về gan, thanh nhiệt, giảm đau.

Lá sương sâm làm thạch: Thạch sương sâm ăn ngon, mát, bổ, giải nhiệt; trị được các chứng: Mụn, nhọt, kiết lỵ, trĩ, táo bón, tiểu gắt, làm hạ huyết áp. Giả đắp trị đau mắt đỏ dây sương sâm (Sâm Nam) có nhiều ở vùng tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Rễ sương sâm dùng làm thuốc

Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô. Trong rễ sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… Có hoạt tính chống sốt rét, giản cơ, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm và ức chế miễn dịch… Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ.

Công dụng

Rễ cây chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20 g/ ngày. Dây sương sâm rất dể trồng, sống lâu năm.. Có thể trồng củ hoặc trồng bằng dây. Hiện nay nhân dân một số nơi đã trồng hàng hecta và thu hoạch lá Sâm Nam để bán làm thạch sâm quanh năm. Đây là món quà trời cho nhân dân vùng nắng hạn, vừa dùng làm nước giải khát, vừa làm thuốc để thanh nhiệt, giải độc, điều hoà cơ thể trong mùa nắng nóng. Chúng ta cần phổ biến và nhân rộng việc sử dụng củ Sâm Nam và Thạch Sâm. Dùng nhiều sẽ rất tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol.

Cách trồng cây sương sâm

– Giống: Từ hạt hoặc củ sương sâm.

– Thời vụ: Trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 7 Âm lịch.

– Làm đất: Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. Nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.

– Gieo trồng:

Giâm củ: Cắt củ thành những đoạn ngắn khoảng 2 – 3cm, mang giâm thành luống và có che nắng bằng rơm khô hoặc làm giàn che mưa

Trồng cây: Sau một khoảng thời gian chăm sóc, củ sương sâm được giâm sẽ nảy mầm, lúc này ta sẽ mang củ sương sâm trồng theo luống dài (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:

Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg.

Bón cho cây đang thu hoạch, phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 – 5 lần bón).

Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch lá.

Hướng dẫn làm món sương sâm ngon tuyệt và an toàn

Chuẩn bị:

100gr lá sâm (có thể mua ngoài chợ hoặc tự trồng cho an toàn ) và 3 lít nước đun sôi để nguội.

Nang mực: miếng nang hình bầu dục dài nằm giữa con mực được lấy ra và phơi khô mài với nước.

Đường, 1 ống tinh dầu chuối, nước đá đập nhỏ.

Vật liệu:

1 cái thau, cái rổ cước và 1 cái rổ lọc, vài hộp nhựa.

Cách làm:

B1. Lá sâm phơi héo, sau đó rửa thật sạch , rồi dùng 1 lít nước chín để nguội rửa lại 1 lần, tráng lại thau, rổ cước bằng nước chín rồi đổ bỏ nước.

B2. Rửa tay thật sạch lau thật khô. Cho lá sâm vào rổ cước lót trong cái thau, cho 2 lít nước đun sôi để nguội còn lại vào dùng tay vò cho lá bể ra và chà nhẹ lá sâm vào rổ cước (tay luôn luôn nhấn trong nước mà vò, nếu không sẽ nổi bọt sâm không mịn và không dai).

B3. Vò đến khi lá sâm nát nhừ ra hết chất xanh, còn nước thì lềnh lềnh, sệt sệt (càng vò kỹ, nước ra càng đậm đặc thì sâm càng dai và ngon) thì dùng rổ lọc lọc lại nước sâm và vắt sạch lá sâm đã nát, cho nước sâm đã lọc sạch vào các hộp nhựa, cho vào 3 thìa cafe nước Nang mực (Chỉ lấy phần nước trong ở trên) để tay chìm trong nước sâm đánh nhẹ nhẹ thấy sâm bắt đầu đặc thì lấy tay ra, đem sâm cho vào tủ lạnh để 1 lúc khoảng 1 tiếng hơn thì sâm đặc lại.

FOODNK