Top 6 # Cách Trồng Cây Ổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Chăm Sóc Cây Ổi Cảnh – Trồng Cây Ổi Làm Cảnh?

Ngày nay có nhu cầu chưng ổi cảnh tăng nên việc chăm sóc cây ổi cảnh cho dịp Tết đến xuân về được rất nhiều người chú trọng. Nắm bặt được nhu cầu đó, chúng tôi hôm nay chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc cây ổi cảnh đúng vào dịp Tết. Cũng như đáp ứng nhu cầu của một số đọc giả đam mê cây cảnh, ổi cảnh, cây ổi bonsai…

Hiểu rõ để chăm sóc cây ổi cảnh dễ dàng

Cây ổi có danh pháp khoa học: Psidium guajava, là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm. Cây ổi thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brazil. Nếu biết uốn dáng và tạo thế thì cây ổi dùng làm cây cảnh bonsai rất đẹp.

Các giống ổi hiện nay: ổi nữ hoàng, ổi trâu, ổi Bo, ổi xá lị, ổi đào, ổi nghệ, ổi mỡ, ổi găng…

Đặc điểm của cây ổi

Cây ổi thường nhỏ hơn cây nhãn, vải, cao nhất khoảng 10, đường kính thân tối đa 30cm. Giống mới thì nhỏ và lùn hơn.

Ổi là giống cây lâu năm nên thân cây chắc, khỏe. Vỏ cây nhẵn, vỏ già thì tróc ra từng mảng để lộ phần vỏ mới còn hơi xanh.

Hoa lưỡng tính mọc từng chùm màu trắng.

Đặc điểm sinh thái

Ổi rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4.5 đến 8.2.

Cây ổi thích hợp trồng ở nơi có khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hằng năm vào khoảng 1.500 – 4.000 mm phân bố đều thì không cần phải tưới.

Rễ của cây ổi thích nghi rất tốt với sự thay đổi đột ngột trong đất. Nếu trồng ở nơi nước ngầm thấp, khô hạn thì ổi sẽ tự đâm rễ sâu xuống đất tận 3 đến 4m và hơn thế nữa để hút nước nuôi cây. Ngược lại, nếu lượng mưa nhiều, mực nước dâng cao rễ ổi sẽ ăn trở lại mặt đất để không bị ngạt. Thậm chí khi bị ngập vài ngày ổi cũng không chết.

Ổi lá xanh quanh năm, không chịu được lạnh, nếu nhiệt độ -2 °C sẽ khiến cây chết kể cả những cây trưởng thành khỏe mạnh. Ổi chịu được nhiệt độ cao dễ dàng, nhiệt độ thấp làm quả chậm lớn, chất lượng kém. Với thời tiết ở Việt Nam thì việc chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng, không cần chăm sóc nhiều cây vẫn ra quả to và chất lượng.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây ổi

cảnh

Đánh cây từ đất lên chậu

Khi đánh cây từ đất lên chậu muốn tỉ lệ sống của cây ổi cao và chăm sóc cây ổi cảnh dễ dàng các bạn nên đánh cây vào mùa mưa. Hoặc đánh cây vào các ngày ấm áp, không nắng quá.

Các bước đánh cây lên chậu

Bước 1. Phát quang khu vực xung quanh trồng cây sao cho thông thoáng. Cắt những cành thừa và chiếm nhiều không gian.

Bước 2. Tiến hành tạo vùng bằng xẻng, cuốc, sau đó dùng thuổng đào xâu xung quanh bầu đất đã tạo. Khi gặp rễ to chặt dứt khoát bằng dao hoặc thuổng. Vậy muốn xác định vị trí rễ to chúng ta có thể lay cây về các phía, như vậy bạn sẽ xác định được và cắt đi.

Bước 3. Trong quá trình cắt cố gắng giữ bầu đất không vỡ. Trường hợp bầu đất vỡ cũng không sao. Chỉ cần chú ý giữ càng nhiều rễ cám ở gốc càng tốt. Sau khi đưa cây lên cắt lại một lượt những cành to hoặc mọc không đúng vị trí.

Ổi thường có rất nhiều cành nhỏ và già mọc khắp các nơi trên thân cây. Bạn nên vặt hết các lá non đi và bấm ngọn lại hết. Chỉ để lại một số ít lá trên cây, sau đó cắt lại các đầu rễ thật ngọt một lần nữa.

Bước 4. Để khô hết các đầu rễ thì đem vào chậu trồng, nên trồng bằng đất cát cây sẽ dễ sống hơn. Sau đó thường xuyên phun sương cho cây mỗi ngày, tuyệt đối không để lung lay gốc cây sẽ phát mầm rất nhanh và khỏe trở lại.

Cách chăm sóc cây ổi cảnh và uốn tỉa tạo dáng thế ban đầu

Như chúng ta biết cây ổi ta khá dễ sống và trồng nên việc chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng. Chúng ta chỉ cần thường xuyên tưới nước là cây sẽ nhanh phát triển. Dù vậy các loại côn trùng, sâu hại rất thích giống ổi. Vì vậy khi phát hiện lá ổi bị thủng do sâu ăn, bạn phải diệt trừ sạch sâu bọ luôn để tránh tổn hại cho cây.

Sau khi chăm sóc cây ổi cảnh khỏe mạnh rồi chúng ta có thể thực hiện thao tác uốn tỉa. Gỗ ổi cũng khá mềm dẻo vì vậy chúng ta có thể dễ tạo dáng, chỉ cần uốn là sẽ theo như ý…

Về việc cắt giật ổi cũng rất đơn giản vì ổi mọc rất nhiều dăm. Tùy theo sở thích các bạn sẽ chọn những cây phôi và làm theo ý thích của mình.

Việt Nam là nước có khí hậu rất phù hợp để trồng cây ổi nên việc trồng và chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng và tốn ít công sức. Để có được cây ổi cảnh (bonsai) đẹp trước tiên chúng ta cần chọn gốc ổi có hình dáng đẹp, cân đối. Bên cạnh đó cần lưu ý chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh cho cây giúp mang lại hiệu quả trồng cây ưng ý. Từ những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng các bạn đã có đủ kiến thức để trồng và chăm sóc cây ổi cảnh thành công.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Đông Dư ( Ổi 4 Mùa )

Ổi 4 mùa là loại ổi có nguồn gốc từ Đông Dư huyện Gia Lâm, Hà Nội , loại ổi ra trái quanh năm cho năng xuất cao. Có tên khoa học là có tên khoa học là Psidium guajava . Loại ổi này có khả năng chống chọi với sâu bệnh rất tốt.

bạn trồng ổi ở khoảng đất trống , đào hố với kích thước 50x50x50cm , khoảng cách mỗi hố nên cách nhau từ 3 – 5m

Bón lót: Chuẩn bị 3kg phân chuồng hoai mục; 1,5kg phân lân; 2kg NPK; 0,5 vôi bột, dùng quốc trộn đều phân với đất với nhau rồi lấp hố lại, khoảng 1 tháng sau mới tiến hành trồng cây giống.

Các bước thực hiện trồng cây ổi Đông Dư

Nên trồng ổi vào mùa mưa, để có nhiệt độ mát, cung cấp đủ lượng nước cho cây ổi, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao rạch túi bầu đất, làm nhẹ nhàng tránh làm vỡ đất, đặt bầu đất vào chính giữ hố, sau đó lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm. Nên cố định ổi bằng cây để tránh tình trạng lung lay , bung rễ.

Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để cây không bị mất nước và thích nghi với đất nhanh hơn. Để giữ được độ ẩm lâu hơn và không làm thoát hơi nước nhiều có thể sử dụng cỏ khô phủ quanh bề mặt gốc cây. Đồng thời để giữ bưởi cố định, không bị gió mạnh làm gãy hoặc đổ cành nên dùng nẹp và dây buộc cố định phần thân lại.

Tưới nước

Trong thời gian đầu khi vừa trồng cây, cần thường xuyên tưới nước có cây 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Đối với mùa khô hạn cần chú ý tăng thêm lượng nước tưới để cây luôn đủ độ ẩm, mùa mưa nên chú ý đến việc thoát nước kịp thời cho cây.

Cắt, tỉa cành

Khi cây được 3 tháng, cành và chồi non của cây phát triển khá nhiều và nhanh, vì vậy cần bấm bỏ một số ngọn để cây có thể phát sinh cành bên. Đồng thời cứ 6 tháng/lần cần tiến hành cắt tỉa những cành mọc vượt, cành đã ra trái, cành bị sâu bệnh,…

Bón phân

Mỗi năm nên chia thành 4 đợt để bón phân cho cây, tùy thuộc và tình trạng sinh trưởng của cây mà ta điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp.

Đợt 1: Sử dụng phân NPK (12 -15 -16) với 400g phân đạm, hòa tan với nước tưới cho cây.

Đợt 2: Dùng 300g phân đạm; 400 hàm lượng phân vi sinh, bạn có thể vừa làm cỏ xong thì rắc hỗn hợp phân xung quanh gốc cây.

Đợt 3: 150g amon sunphat; 200 phân KCL; 150g Kali bón trực tiếp vào gốc cây.

Đợt 4: Trước khi thu hoạch mùa vụ 2 tháng, hòa tan 250g phân đạm để trái to và ngọt hơn.

Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong bạn có thể sử dụng thêm phân chuồng để rải xung quanh vườn ổi, nhằm giúp cải tạo đất cũng như cung cấp dinh dưỡng cho mùa vụ sau của cây.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh vườn ổi sạch sẽ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát bệnh của cây, từ đó có những biện pháp phòng trị kịp thời.

Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng hoặc tiêu hủy những cây bị bệnh, tuyệt đối không để sâu bệnh phát triển lây lan ra khắp vườn.

Một số loại bệnh thường xuất hiện ở ổi Đông Dư

Bệnh đốm lá trên cây ổi Đông Dư

Bệnh này do nấm Cercospora psodii gây nên, khi nấm gây bệnh, trên cây sẽ xuất hiện những đốm tròn có tâm màu nâu nhạt, xung quanh có màu nâu đậm. Bệnh đốm lá sẽ gây rụng lá ở bưởi, làm trái giảm năng xuất, bị sâu đục tấn công

Phòng tránh

Để phòng tránh loại bệnh này, cần vệ sinh vườn ổi, cắt tỉa cành thường xuyên, khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành loại bỏ tránh để lây nhiễm sang các cây khác. Ngoài ra, có thể sử dụng vôi bột hoặc phun Coppre – B 65 BHN để khắc phục tình trạng cho cây.

Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi: Bón Phân Cho Cây Ổi

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi

1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng đạm

Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh. Theo một số nghiên cứu, để tạo ra 1 kg chất khô cây ổi cần cung cấp 9,8g Nitơ.

Thiếu N trên cây ổi, lá vẫn có hình dạng bình thường, nhưng phiến lá và gân lá chuyển sang màu vàng nhạt làm giảm khả năng quang hợp. Thiếu N cũng làm giảm kích thước quả, trọng lượng và số quả trên cây, năng suất thấp.

Triệu chứng thiếu đạm trên lá ổi (từ lá non đến lá trưởng thành)

1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng Lân

Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.

Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Để tạo ra một 1 kg chất khô cây ổi cần 1,2 kg P.

Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mặt trên của lá có màu đỏ tươi, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong, nếu thiếu P nghiêm trọng lá chuyển sang màu huyết dụ.

Triệu chứng thiếu Lân trên lá ổi và Lá ổi bị thiếu lân (bên trái), lá ổi bình thường (bên phải)

1.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng Kali

Kali là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và quan trọng trong việc nâng cao sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

Kali thường được nhắc đến như là một nhân tố tác động đến chất lượng của trái.

Đối với một số giống ổi bón Kali với liều lượng từ 160g đến 320g K 2 O/ làm cho cây cao hơn, tăng hàm lượng đường, kích thước trái và hàm lượng acid Ascorbic so với các nghiệm thức không bón Kali.

Thiếu Kali, lá ổi xuất hiện các đốm với hình dạng khác nhau, đốm xuất hện trên toàn lá, bắt đầu từ phiến lá sau đó lan dần tới gân lá.

Triệu chứng Thiếu Kali trên lá ổi

– Canxi (Ca): Canxi ảnh hưởng đến độ săn chắc của quả, giảm hàm lượng vitamin C, tăng nhanh quá trình chín, giảm thời gian bảo quản quả. Để tạo ra 1 kg chất khô, cây ổi cần 0,8g canxi.

Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô, các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết.

Triệu chứng thiếu Canxi trên lá ổi

– Mg (Magiê): Thiếu Mg lá ổi sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục.

Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già. Để tạo ra 1kg chất khô, cây cần 0,8g Magiê. Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.

– Fe (sắt): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.

– Theo các nghiên cứu cho thấy để tạo ra 1kg chất khô, cây ổi cần được cung cấp 15mg sắt.

– Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.

Triệu chứng thiếu sắt trên lá ổi

– Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.

Triệu chứng thiếu sắt trên lá non

Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.

– B (Bo): Bo ảnh hưởng tới đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.

Để tạo ra 1kg sản phẩm khô cây ổi cần được cung cấp 6mg Bo.

Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên, khi thiếu nặng sẽ làm hoại tử phần lõi quả.

Triệu chứng thiếu Bo – lõi qủa bị đen do thiếu Bo trên trái ổi

2. Xác định loại phân bón cho cây ổi

2.1. Xác định các loại phân bón cho ổi

Ổi yêu cầu nhiều phân, do đó cần cung cấp liên tục cho cây từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn.

Tùy vào điều kiện đất đai, địa hình, tuổi sinh trưởng của cây… mà lựa chọn các loại phân bón khác nhau, tuy nhiên phân bón trên cây ổi gồm các loại chủ yếu sau:

– Bón lót cho cây ổi: để bón lót cho ổi thường sử dụng các loại phân sau: Phân hữu cơ đã hoai mục, phân lân, vôi bột.

– Bón thúc cho cây ổi: Bón thúc cho cây ổi nên chọn các loại phân: NPK 16-16-8, KCl, Urê…

– Các loại phân bón lá khác có thể sử dụng: HVP TĐT – siêu ra hoa tăng đậu trái, HVP siêu canxi siêu BO, HVP 1001.S …

2.2. Tính lượng phân bón cho cây ổi

Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng của cây. Theo khuyến cáo để cây ổi cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần bón nhiều phân.

Lượng phân bón được khuyến cáo như sau:

Phân hữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha) Phân lân (750 kg/ha),Vôi bột (300 kg/ha), cách bón: trộn đều với đất giúp.

Bón phân cho cây ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản

+ Phân hữu cơ: Lượng phân chuồng: 50-100kg/cây, đào rãnh bón.. Ngoài ra có thể dùng nước thải từ hầm biogas pha với 70% nước rồi tưới thường xuyên 2-3 lần/tuần kể từkhi cây có nụ.

+ Năm thứ nhất. Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCl.

Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh

– Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400-500g phân NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.

– Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần.

Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK (16-16-8), 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp.

Bón nuôi quả: 1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.

Lượng bón cho một cây : 100-200g NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl, 20-30kg phân hữu cơ.

Cách bón: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 -1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.

+ Thời kỳ ra nụ chuẩn bị nở hoa có thể dùng một số loại phân bón lá giúp tăng khả năng đậu trái như: HVP…

+ Thời kỳ mang trái để hạn chế rụng có thể dùng phân chứa Bo để phun.

+ Trước khi thu hoạch 20 ngày có thể phun các phân như: HVP 1001.S (0 – 25 – 25)…giúp tăng chất lượng trái thu hoạch.

Liệu lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì.

4. Bón phân cho ổi

4.1. Chuẩn bị phân bón và các dụng cụ bón phân

– Chuẩn bị phân bón và cân phân bón: Cân đúng lượng phân cần bón theo quy trình.

– Vận chuyển phân bón đến vị trí bón: có thể dùng xe rùa, hoặc xe cơ giới nhỏ nếu như vườn bằng phẳng.

– Chuẩn bị các dụng cụ dùng để bón phân bao gồm: đồ bảo hộ lao động, cuốc , xẻng, thùng đựng hoặc để hòa phân….

4.2. Bón phân cho ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản

– Phân chuồng: Cách gốc 50-100cm, đào một rãnh xung quanh gốc có bề rộng 20cm, sâu 30cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên, dùng cỏ khô phủ lên trên mặt rãnh sau đó tưới nước.

Bón phân theo rãnh

Các phân vô cơ được hoà vào nước để tưới vào gốc.

– Hòa phân với 1 lượng nước vừa phải. Đổ phân và nước vào thùng

Hòa phân bón

– Dùng que khuấy đều phân trước khi đem đi tưới.

Khuấy đều phân bón

4.3. Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh

Cách bón:

– Xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0 m. Kích thước rãnh: bề rộng 20cm, sâu 30cm

Đào rãnh theo đường kính tán

– Rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên.

Rải phân vào rãnh

– Bón phân xong lấp đất kín, tưới nước và phủ rơm rạ cỏ khô lên.

Lấp đất sau khi bón

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT

Hướng dẫn đào hố trồng ổi, bón phân lót trước khi đặt bầu ổi, cắm cọc, buộc dây, tước nước cho cây ổi sau khi trồng, chuẩn bị vật liệu và kỹ thuật che nắng, phủ (tủ) gốc cho ổi mới trồng…

Xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây ổi. Các phương pháp tưới nước cho cây ổi: Tưới phun, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt… phương pháp tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây ổi.

Giới thiệu các loại cỏ dại trong vườn ổi, tác hại của cỏ dại đối với cây ổi, hướng dẫn các biện pháp làm sạch cỏ trên vườn trồng trước khi bón phân…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trâm Ổi

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA TRÂM ỔI

Cây hoa trâm ổi hay cây thơm ổi, cây hoa Ngũ sắc.

Màu sắc: vàng, cam, đỏ, trắng.

Hoa trâm ổi là loại cây thuộc họ cỏ Roi ngựa.

Đường kính hoa: 2.5 – 5cm

Chiều cao thân: 20 – 200cm

Nguồn gốc hoa trâm ổi: Miền Trung Nam Mỹ.

Thời gian hoa trâm ổi nở từ tháng 6 – 10. Màu hoa sẽ chuyển từ màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Nên trồng ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt. Có hai loại là loại thẳng đứng và loại hoa thân bò… Cây hoa trâm ổi là loại cây ngắn ngày có thể chịu được giá rét.

Cách trồng hoa trâm ổi

–         Gieo trồng cây hoa trâm ổi: mùa xuân mua cây giống về trồng, thời gian thích hợp là tháng 5. Tỉ lệ đất trồng là 6 phần đất Akadama hạt nhỏ và 4 phần đất sét, kết hợp với bón phân. Đặt cây nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoáng gió tốt.

–         Khi cây đang nở hoa: nếu không tưới nước sẽ khiến cây bị khô và lá có thể bị tổn thương, vì thế nên tưới nhiều nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô lại.

–         Đổi chậu trồng: tốc độ phát triển của rễ rất nhanh và dễ bị rối, vì thế vào tháng 9 nên cắt tỉa rễ và nhánh, sau đó chuyển cây sang chậu lớn hơn. Đất trồng như trên, kết hợp với bón phân. Mùa đông tốt nhất nên chuyển cây vào nhà.

Chú ý

Nếu cây trâm ổi hấp thụ nước kém, và rễ mọc dài xuống đáy chậu, thì đó là dấu hiệu cho thấy nên chuyển cây sang trồng ở chậu lớn hơn. Nên đổi chậu trồng sớm để tránh thân phát triển kém. Sau khi thời tiết trở nên lạnh hơn phải chuyển cây vào phòng, đặt cánh cửa sổ và giảm tưới nước.

Điểm quan trọng

–         Đặt cây hoa trâm ổi nơi có đủ ánh nắng.

–         Tưới nhiều nước cho cây.

–         Rễ phát triển rất nhanh vì thế nên đổi chậu trồng nhiều lần.

–         Mùa đông đặt cây bên cửa sổ nơi có ánh sáng.

Sưu tầm và biên soạn.