--- Bài mới hơn ---
Cách Xử Lý Giá Thể Và Cây Giống Ghép Lan Thân Thòng
Những Thời Điểm Nên Bón Phân Cho Lan
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Lan
Tưới Nước Và Bón Phân Cho Lan Vanda Và Mokara Đúng Cách
Phòng Bệnh Cho Lan Vào Mùa Mưa Để Vườn Lan Luôn Khỏe Mạnh
Qua các bài chia sẻ, các bài trên Google, các bài về cách cắt nước cho lan của các bạn chơi lan phía nam nhưng quan điểm của mình là chỉ tham khảo mà thôi. Kinh nghiệm nó cần thực tế gắn với thành công.
Lan nhà mình và trải nghiệm 2 – 3 mùa đều thành công thì đó là một kinh nghiệm thực tế. Chứ có nhiều bài viết về kỹ thuật cắt nước cho lan rất hay, có vẻ lọt tai cơ mà thực tế người viết hoặc chia sẻ đó họ chơi lan nơi khí hậu vùng miền ấm áp, miền nam, Lâm Đồng… Vì vậy sự tham khảo và giữa sách vở cũng như vùng miền với vườn nhà mình là khoảng cách khá xa.
Theo mình từ “cắt nước” lâu nay hay dùng xuất phát từ sách vở, và mỗi khi mùa nghỉ của thân thòng từ đó được dùng gần như mặc định, và được viết, được chia sẻ, được hướng dẫn như một sự máy móc như đúng rồi làm cho các bạn mới chơi lạc vào mê hồn trận vì thế lan bé lan to lan dài lan ngắn đều đăng hỏi ” Lan của em như này đã phải cắt nước chưa? Trong khi chả hiểu cắt nước là thế nào, lan ở giai đoạn nào, lan có đủ tuổi để cắt nước chưa, gần như hiểu theo cách lan đến mùa nghỉ ( phía Bắc ) là phải cắt nước mới có hoa, nhiều bạn dẫn chứng những bài viết trên mạng để lấy ví dụ, để khẳng định ( cơ mà có biết tác giả sống trong miền Nam hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Đà Lạt và bài đó cũng chỉ ở phạm vi hẹp theo tiểu vùng mà thôi ) làm sao kinh nghiệm thực tế trong Đà Lạt áp dụng cho xứ bắc có 4 mùa được, hoặc Miền Nam có hai mùa dòng lan xuống lá mùa đông và là mùa nghỉ sao có hoa theo mùa được….
YẾU TỐ ĐỂ LAN RA HOA HOẶC RA KEIKI
Rồi yếu tố vùng miền tự nhiên phân bố của lan, sau đó mới đến cách chăm sóc với lan vườn nhà bao gồm lan mầm tơ nảy đúng vụ. Ví dụ phía Bắc là ra xuân, thân mầm phát triển làm sao khi thân mẹ ra hoa thân con đã phải dài bằng nửa thân mẹ rồi. Quá trình tiếp theo lan phải đủ yếu tố như nắng (ít nhất lan được nắng 3h -5h) và gió (phong lan mà) nghĩa là môi trường sống của lan quyết định 70% – 80% để lan có HOA. Phần còn lại mới là cách chăm sóc phụ trợ như phân bón, phân kích hoa và nhân tạo cách cắt nước hay giảm tưới để hạn chế tác động mưa gió, đó chẳng qua là gây sốc tức mà ra hoa (ví như chơi quất cảnh đến thời điểm vào vụ hoa quả tết người ta phải nhổ cây lên gây sốc rụng lá nên cây nảy mầm mới kèm nụ hoa, đạt quả là vậy).
CÁCH CẮT NƯỚC CHO LAN RA HOA
Xác định những giò lan đạt chuẩn để đưa vào diện “Dừng chăm sóc, giảm tưới khi thân lan bắt đầu xuống lá ngả màu vàng”. Tùy vào hoàn cảnh, môi trường và thực tế lan nhà mình đang ở giai đoạn nào thì hãy áp dụng việc cắt giảm lượng nước (đối với lúc hanh khô, còn lúc trời có độ ẩm cao hoặc mưa thì nói làm gì, như nhau cả). Không nên nghe hay xem chia sẻ đâu đó cứ đến tháng này dịp này là về cắt nước sẽ lợi bất cập hại bởi lan mỗi nhà mỗi khác cộng môi trường tiểu khí hậu khác nhau nữa nên lan phát triển khác nhau, ko thể đánh đồng áp dụng, vườn mặt đất khác vườn trên nóc nhà lộng gió thì việc tưới bên dưới không áp dụng cho bên trê được chứ đừng nói Miền Nam chia sẻ chăm lan Miền Bắc được.
Khi nào thì giảm tưới hay gọi theo sách vở là cắt nước, mình thì tùy thuộc vào giai đoạn từng giò lan một, thậm chí là từng thân một, thường thì thân nào vàng lá (Thuận tự nhiên thì thân lan sẽ xuống lá từ gốc và rụng dần xuôi về phía ngọn, nếu lá gốc vẫn xanh mà lá ngọn vàng trước thì cây có vấn đề) Khi lá vàng rụng từ gốc và rụng được nửa thân thì mình dừng toàn bộ phân (nếu dùng) và tưới nước, giai đoạn này chơi lan thân thòng là nhàn nhất, ta có thể quên các em ý đi mà không lo lắng việc chăm tưới hay phân gio gì cả, thuận mùa thường từ tháng 11 âm lịch cho đến ra xuân, nhưng quên mà vẫn nhớ có nghĩa là thỉnh thoảng quan sát thân lan, có thể lấy tay vuốt thân lan để cảm nhận sự căng thân mát mịn hay khô ráp để biết mà xử lý, ví dụ mát tay thân căng thì thôi nhưng thân khô ráp và cảm nhận hoặc nhìn thấy thân nhăn thì chúng ta tưới đẫm vào gốc (Tránh tưới vào thân) , đến khi nào thấy thân căng trở lại thì thôi, lại dừng việc tưới, nếu trời mưa thì tối đa 1 vài ngày thôi, nhìn thấy vỏ áo lan trong veo dính vào thân thì nên tránh mưa cho lan là lành nhất, vì điều kiện mà ko có mái che hay chỗ cất lan thì lấy túi bóng mà chùm lại. (nên nhớ lan rụng lá trơ cành rào rồi chúng ta có thể xếp các giò lại với nhau hoặc treo gọn vào nơi mái che như mái hiên, miễn sao có ánh sáng).
Thực ra chơi lan, lan chết, lan đẹp hay lan không hoa là chuyện bình thường bởi yếu tố môi trường khí hậu mỗi năm mỗi khác theo biến đổi, chúng ta chỉ cần lưu tâm khắc phục chúng theo khí hậu. Khi lan chết chúng ta cần biết nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho lần sau. Hiểu được thì chơi cũng dễ chứ không khó lắm đâu. Còn đối với thân lan lá vẫn xanh, ngọn vẫn vươn (Ví dụ lan hoàng thảo phi điệp xuất xứ nhiều vùng khác nhau nên sự phát triển dừng nghỉ và ra hoa khác nhau, mùa lan phía bắc nó nở từ tháng 3456789 cơ mà, nên các bạn mới chơi đừng sốt ruột, thấy nhà khác rụng xuống lá nhà mình thì chưa cứ sốt sần sật lên và làm theo là tèo đấy, chưa nói đến chuyện lan miền Nam, miền Trung, Lào, Cam chuyển ra bắc sẽ có sự đỏng đảnh nhất định, đừng thấy mùa hoa năm đầu tiên thấy đẹp mà vội mừng bởi thân hoa ấy vẫn là thân được sống ở môi trường cũ tự nhiên, thuần vườn mình phải tính từ thân mầm mới và phát triển tốt, có hoa mới gọi là thuần vườn, thuần môi trường sống nhà mình được, kể cả các thân lan trên rừng phía bắc hay các nhà vườn trên đó cũng thế, mua về thân đẹp hoa đẹp nhưng mùa sau tại vườn mình chưa chắc đã ổn…
Có nhiều bài viết chia sẻ đọc rất hay, xuôi tai và rất hợp lý, có phản biện khoa học… Nhưng để áp dụng vào lan nhà mình nó khác xa vời vợi, đó là lý do tại sao các nhà nông học của VN mình luôn đi sau khu vực là vậy, cho nên chúng ta cũng chỉ hóng hớt thế thôi. Ngay chuyện nói phong lan là bộ rễ phải thoáng, có gió lùa qua (Thực tế chả phải, lan chơi thủy canh, lan chơi chậu, lan chơi dạng ủ rêu có độ ẩm cao…vẫn phát triển vẫn đạt hoa đó thôi). Từ đó suy ra một thực tế là lan sẽ thích nghi theo hoàn cảnh sống chứ ko như sách vở tả, nhiều bạn còn viết quá sâu về cấu tạo thân lá, diệp lục rồi vi lượng…. xa thực tế bỏ xừ, cứ chơi như kiểu trồng rau cho nó lành, miễn sao có hoa ngắm, chơi để vui chứ cần gì chuyên sâu vô bổ, việc đó dành cho các nhà khoa học.
CHĂM SÓC LAN TƯỚI NƯỚC THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Tóm lại lan thân thòng phía Bắc vào giai đoạn này đa số bước vào giai đoạn dừng phát triển, các bạn xem lan nhà mình đang ở giai đoạn nào.
– Lan có độ dài tốt (tối thiểu có vài mắt hoa lộ rõ, còn dài hay ngắn ko quan trọng, có thể lan dài chỉ cần đạt 60-80cm thôi có khi hoa còn sai hơn cụ dài 1m – 2m ấy chứ, dài chưa chắc đã sai hoa) những loại này ta sàng lọc để đưa vào diện chăm sóc lan mùa nghỉ.
– Lá còn xanh nét, ngọn vẫn còn lá nõn thì vẫn chăm bình thường, hanh khô thì vẫn phải tưới, mưa thì tất nhiên là thôi rồi.
– Lan thắt ngọn, đầu ngọn thắt hình ống và chỉ còn 2 lá hai bên thì đây là giai đoạn lan dừng phát triển, lá vẫn xanh ta vẫn chăm bình thường vì lúc này lan cần quan tâm nhất vì chúng tích trữ năng lượng, phình thân nên đừng để lan mất độ ẩm, có thể vẫn phun phân kích hoa có độ P và K cao như 701 hoặc 6.30.30, cây mà rớt thân nhỏ thì chơi 10.60.10.
– Khi lá gốc xuống màu lúc này bắt đầu giảm tưới (khi trời hanh khô) ví dụ mọi lần tưới sáng tối thì giai đoạn này tưới sáng hoặc tưới chiều và chỉ 1 lần tưới, áp dụng đến khi rụng 1 nửa lá rồi thì bắt đầu bỏ tưới (thường giai đoạn này phía bắc hay mưa rét nên việc tưới hay ko đôi khi ko cần đến mà chỉ cần tránh nước mưa cho lan mà thôi.
– Giò nào thắt ngọn rồi mà lá vẫn xanh nghĩa là em nó phát triển chậm, lỗi mùa thì cần chăm sóc cụ thể theo hướng vừa đấm vừa xoa, ý là khô thì tưới đẫm xong lại bỏ kiểu gây sốc thân nhăn lá sẽ xuống, xong lại tưới lá sẽ hồi thì loại này nhiều khả năng vừa lá vừa hoa, ít nhất là còn nguyên các lá gần đầu ngọn (Nhớ là loại này còn nguyên lá thì ko bỏ tưới, mà hạn chế tưới, vài ngày tưới gốc 1 lần).
– Đối với lan hạc vỹ, long tu thì việc giảm tưới mùa nghỉ nó không kỹ tính như phi điệp và các dòng điệp lai như trầm lai, hawaii… Hạc vỹ nếu áp dụng cắt nước để thân rụng sạch lá khi ra hoa nhìn nó đẹp, chứ nếu ko cần thì có thể để nó tự nhiên ngoài trời mưa gió thoải mái, đến mùa là hoa mà thôi, nó thuộc dòng dễ hoa, nhưng áp dụng mùa nghỉ, giảm tưới thì rụng lá và hoa sẽ sai hơn thôi, ví dụ khác nữa là lan hoàng thảo nghệ tâm chẳng hạn, em ý cũng thân thòng nhưng lại không có mùa nghỉ và rụng lá như những dòng lan thân thòng khác, vì vậy tùy theo hoàn cảnh, chơi lan, giống lan, môi trường sống, vùng miền, cách chăm sóc mỗi nơi mỗi nhà mỗi vùng mỗi khác, nó không có công thức cụ thể nào, mỗi người chơi sau khi tham khảo kinh nghiệm lấy vườn nhà mình làm kinh nghiệm chơi cho chính mình, chưa nói đến công nghệ chăm sóc lan, nhân giống, kích ki, kích hoa và những hệ lụy của những giống lan được sinh ra môi trường công nghệ như vậy sẽ có những ảnh hưởng nhất định và sự chăm sóc sẽ khác nhiều so với những dòng lan sinh trưởng và phát triển tự nhiên.
Còn lại những thân lan phát triển muộn, các mắt hoa ko rõ, nhìn trơ đốt và các thân lan mầm, ki nhỏ…thì các bạn chăm sóc phân gio bình thường như kiểu chưa bao giờ có cuộc chia ly.
Đó là 1 vài chia sẻ và mang tính cá nhân, các bạn mới chơi có thể tham khảo, chơi lan thực tế khi 1 vài năm mình va vấp và chịu khó học hỏi ace đi trước sẽ có cảm nhận chung là dễ rất dễ nếu hiểu, khó rất khó nếu còn lơ mơ. Chơi lan ko chết ko hoa mới là lạ, năm nay đạt hoa năm tới ko hoa cũng là chuyện bình thường, lan nhà mình cũng vậy, cũng bệnh thối, cũng èo ọt cũng chết như ngả dạ mà, nó còn do bão gió, nắng cao điểm, mùa mưa nữa… Nhưng các em nào quý với kinh nghiệm sẵn có thì vẫn ngon vì các em nó được chăm chu đáo hơn. Điều quan trọng là SỰ CHIA SẺ, THẤT BẠI HAY THÀNH CÔNG ĐỀU LÀ SỰ CHIA SẺ.
--- Bài cũ hơn ---
Cách Bón Phân Cho Hoa Lan Từng Giai Đoạn
Phân Bón Siêu Lân Đỏ Cho Lan Gói 20Ml
Chia Sẻ Về Chất Trồng Cây Sứ Và Cách Bón Phân Cho Cây Sứ
Phân Bón Và Nước Tưới Cho Sứ Thái Lan
Combo Phân Bón Cho Hoa Sứ