Top 13 # Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Thân Gỗ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Trồng Hoa Hồng Thân Gỗ

Demo , 14-05-2019 09:41:41

hay còn gọi là là loại hoa hồng đẹp có hình dáng cây như một chiết dù, các giống cây này được nhập khẩu từ nước ngoài và nhân giống rộng rãi tại Việt Nam. Cây dễ trồng và dễ cấy ghép với nhiều màu sắc đa dạng nên loại hoa này đang được nhiều người yêu hoa hồng ưa chuộng vào lựa chọn trồng làm cây cảnh ở sân nhà.

Ảnh: Cây hoa hồng thân gỗ – Tree rose Nguồn: internet

Cách trồng hoa hồng thân gỗ đẹp:

Về cách trồng cây hoa hồng thân gỗ cũng khá đơn giản như các loại hoa hồng khác.

Để trồng hoa hồng thân gỗ đẹp thì về ánh sáng cây có đặc điểm hướng sáng, ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy khi trồng cây nên chọn vị trí trồng cây cần chú ý trồng cây hoa hồng ở nơi có nhiều ánh sáng mực độ chiếu sáng ít nhất 5 – 6 giờ một ngày và tốt nhất nên trồng chậu hoa hồng thân gỗ ở hướng mà cây có thể đón ánh nắng mặt trời buổi sáng. Nơi trồng cây cũng cần phải rộng rãi, thoáng gió để cây phát triển dễ dàng. Đặc biệt chú ý đến điều kiện này vì đây là điều kiện khá quan trọng quyết định đến chất lượng và sự ra hoa của cây hoa hồng.

Về tưới nước cho cây, cũng như các loại cách trồng các loại hoa hồng khác việc đảm bảo độ ẩm cho cây và rất quan trọng. Khi trồng hoa hồng thân gỗ người trồng nên tưới nước cho cây mỗi ngày nhầm đảm bảo lượng nước luôn ổn định trong chậu, nên chọn thời điểm tưới vào buổi sáng vì lúc đó sẽ hạn chế đến mức tối thiểu các vi sinh vật có hại có trong không khí và giảm thiểu sự thoát hơi nước nhanh và tạo sự mát mẻ cho cây. Tránh tưới cây và lúc trời đang nắng gắt, diều này sẽ làm cây bị tổn thương và có thể gây chết cây vi sự sốc nhiệt. Khi trồng cây hồng thân gỗ cần lưu ý đến thời tiết vì cây hồng thân gỗ tuy ưa nước nhưng đừng tưới quá nhiều làm ngập úng cây.

Hoa hồng thân gỗ là loại cây có tuổi thọ lâu năm, cây hoa hồng trồng càng lâu năm thì cây càng đẹp, hoa càng lớn và mức độ ra hoa càng sai vì vậy để có được một cây hoa hồng đẹp và phát triển nhanh thì bộ rễ của cây cần phải được phát triển rộng và cần đạt đến mức tối đa. Để giúp cây hoa hồng có bộ rễ phát triển đến mức tối đa thì người chơi có thể trồng trong chậu hoa lớn, hoặc tốt nhất nên trồng ra đất. Có thể trồng ngoài với việc đào lỗ sâu từ 40 đến 50 cm và rộng từ 40 đến 50­ cm có thể đào rộng hơn càng tốt. Sau khi đào xong có thể dùng đất đào từ lỗ, đập vụn và trộn chúng với một ít phân hữu cơ đã ủ hoai, sơ dừa đã qua xử lý. Đặt cây cẩn thẩn khi cho vào lỗ và lấp đầy đất vào lỗ xung quanh trước khi tưới nước. Nếu có xác đậu nành có thế trộn lẫn vào đất để cây phát triển tốt hơn.

Về đất trồng hoa hồng thân gỗ: với cây hoa hồng thì đất trồng cần có độ tơi xốp, độ thoát nước tốt để tránh tình trạng úng, đất phải đủ giàu chất dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt. Để cây phát triển và sinh trưởng tốt nên chọn đất trồng tơi xốp, thông thoáng, chống úng, ngạt rễ nên trồng cây với hỗn hợp có các loại xơ dừa, trấu hun , đất thịt sạch, sỉ than , phân hữu cơ trộn theo tỉ lệ thích hợp. Có thể cho 2 quả trứng đục 2 đầu vào đất trong quá trình trồng để cây có thể hút chất dinh dưỡng từ từ đây là kinh nghiệm trồng hoa hồng từ các vườn hoa hồng cắt cành Đà Lạt.

Cách cắt tỉa hoa hồng, để cây phát triển tốt nhất cần thường xuyên cắt tỉa cho cây để tạo không gian cho cây phát triển, nên cắt bỏ những cuống lá hư, héo để phòng bệnh hại cho cây. Những cành gãy, hay ốm yếu cũng nên cắt bỏ. Để cho cây ra nhiều hoa, say hoa và trông đẹp hơn nên ngắt bỏ những bông hoa hồng đã úa tàn.

Về phòng bệnh và bón phân cho cây hoa hồng, nên bón thêm các loại phân hữu cơ định kì cho cây để cây phát triên tốt hơn, và cũng cần chú ý quan sát thường xuyên đến vấn đề dịch bệnh ở cây nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường như nấm bệnh, sâu hại,…

Ngoài ra, bạn cũng co thể trồng hoa hồng tree rose trong chậu cây và đặt chúng ở sân thượng, ban công hay cổng nhà sẽ giúp cho căn nhà của bạn trở nên sang trọng hơn. Nếu trồng trong chậu bạn nhớ đặt cây ở nới có vị trí đủ nắng, bón phân, tưới nước đều đặn cho cây. Lưu ý nên chọn chậu trồng đủ lớn đề cây có thể phát triển được bộ rễ của mình.

Ảnh: Cây hoa hồng thân gỗ trồng ngoài đất Nguồn: internet

Điều cần chú ý khi trồng cây hồng thân gỗ

Tưới nước cho cây là rất quan trọng và hầu như loại hồng nào cũng vậy, nhưng nếu khi cây hồng bạn trồng là cây non mới nhú mầm hoặc cây non mới phát triển thì tốt nhất nên dùng bình phun hoặc những chai nước có lỗ đục nhỏ để tưới cho cây tránh tưới nhiều làm cây bị úng hoặc đất quá mền làm cây ngã.

Khi cây con đã đủ cứng và phát triển bình thường thì bạn có thể chuyển chúng ra vườn trồng hoặc trồng trong chậu lớn hơn để cây có thể phát triển tốt.

Ảnh: Cây hoa hồng thân gỗ trồng chậu Nguồn: internet

Tư vấn cách trồng hoa hồng thân gỗ

0898 9097 86

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ

Bài viết này dựa trên những kinh nghiệm thực tế trồng cây hoa hồng thân gỗ tại vườn ươm cây cảnh ILG Bình Tân, Hồ Chí Minh.

Hotline tư vấn và đặt mua cây tại vườn: 0938 616077 – 0933 482 472 (Mr. Tâm)

Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ là một cẩm nan cơ bản nhất để các bạn yêu cây cảnh có thể trồng được giống hoa lạ, đẹp này.

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ nổi bật hơn hẳn các loại hồng khác bởi cây hoa hồng thân gỗ cho nhiều hoa hơn , có thể cho trung bình từ 60 đến 200 bông hoa tùy thuộc vào độ to của cây và độ tuổi, cách chăm sóc cây.

Hoa hồng thân gỗ có rất nhiều màu để các bạn lựa chọn: màu đỏ nhung, đỏ thẩm, màu đỏ sọc trắng, màu trắng, vàng, hồng, cam, tím, đen và nhiều màu pha khác.

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ càng nhiều tuổi sẽ càng nhiều hoa, lớp cánh dày, đường kính hoa thường gấp đôi, gấp ba các loại khác, trung bình thường 10-15 cm. Đặc biệt Cây Hoa Hồng Thân Gỗ còn có hoa quanh năm lại nở cả tuần không tàn. Bông này tàn, bông mới lại ra gối nhau khiến cây không lúc nào không có hoa và cây quanh năm tỏa hương thơm dễ chịu.

Để có được một cây hoa hồng thân gỗ đẹp, các chuyên gia đã sử dụng thân cây hồng thân gỗ dại cao từ 0.8 – 1.2m có khả năng chống chịu bệnh cao, có khả năng thích nghi với khí hậu Việt Nam, và ghép các giống hồng ngoại vào phần cao nhất của thân cây. Chủng loại hồng ngoại được ghép vào cây hồng thân gỗ cũng được lựa chọn kĩ lưỡng, đó là những giống hồng hoa lớn, hoa chùm, rất sai bông, và phù hợp với gốc ghép. Mắt ghép đẹp, gốc cây hoa hồng khỏe cùng với sự chăm sóc tốt của người chơi tạo ra những cây hoa hồng thân gỗ đẹp, lạ và sang trọng.

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ được sử dụng nhiều nhất vào việc làm cảnh. Người ta thường trồng Hồng cây để tạo cảnh quang, trang trí sân vườn, công viên, đường phố… Hơn nữa còn tạo không gian thoáng mát với mùi thơm dịu trong không gian.

Cây hoa hồng thân gỗ thường được trồng trước nhà, hoặc trong sân vườn, tạo điểm nhấn cho khu vườn thêm đẹp, đặc biệt, và sang trọng. Ngắm những đóa hoa hồng thân gỗ nở vào buổi sáng giúp tinh thần mình mẫn, lạc quan và tràn đầy năng lượng. Hương thơm dịu dịu của hoa hồng lúc đi làm về, lúc chăm sóc cây cuối tuần giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa stress, giúp cuộc sống lành mạnh.

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ rất sai hoa nên được ứng dụng nhiều từ chiết xuất nước hoa, làm hương liệu, hỗ trợ chữa một số bệnh: ho, căm sốt, viêm lợi, điều trị bệnh tim, thận…

Cây Hoa Hồng Thân Gỗ là một giống hoa mới nhưng có cách trồng và chăm sóc không quá phức tạp, tất cả mọi người đều có thể chăm sóc tốt loại hoa hồng đẹp này. Tuy nhiên vì hình thức đặc biệt của cây mà chúng ta chú ý một số điểm cơ bản sau:

Ánh sáng : Cây Hoa Hồng Thân Gỗ ưa sáng, thoáng gió, tối thiểu 5 – 6 tiếng ánh nắng toàn phần một ngày. Cây phát triền trong nơi có ánh sáng yếu có thể không chết liền nhưng chúng sẽ yếu dần đi. Vì thế bạn không nên trồng chúng ở những nơi được che phủ bởi những cây lớn hơn hoặc nơi mà cây phải chen chúc không gian với những loại cây khác.

Cách trồng cây hoa hồng thân gỗ: Hoa hồng thân gỗ là loại sống lâu năm vì thế để thưởng thức vẻ đẹp của chúng thời gian dài, bạn cần đảm bảo bộ rễ của chúng phải phát triển rộng, đạt đến mức tối đa. Để đạt được điều này, bạn hãy đào lỗ sâu 40-50cm và rộng 40 – 50 cm, đập vụn đất đào từ dưới lỗ lên và trộn chúng với một ít phân trộn và không trộn lẫn với phân động vật chưa xử lí, sau đó lấp đầy lớp đất trộn này vào lỗ. Bỏ cây ra khỏi chậu, cẩn thận đặt chúng vào lỗ và lấp đầy đất vào lỗ xung quanh cây trước khi tưới nước cho cây

Đất trồng: Đất trồng cây hoa hồng thân gỗ cũng phải được thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Cây Hoa Hồng Thân Gỗ phù hợp với đất trồng tơi xốp, thông thoáng, chống úng, ngạt rễ. Hỗn hợp trồng gồm 3 xơ dừa + 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 3 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên). Một trong những lỗi tệ nhất khi trồng là không tạo cho đất thông thoáng.

Tưới nước mỗi ngày, ưu tiên buổi sáng và tưới vào lúc cần thiết. Tưới buổi sáng sẽ hạn chế đến mức tối thiểu các vi sinh vật có hại trong không khí và những vấn đề sâu bệnh. Cây hoa hồng thân gỗ thì rất chuộng nước nhưng đừng để cây bị ngập úng. Cây không thích bị ngập trong nước và chúng sẽ chết nếu đất quá ẩm vào mùa đông. Nên sử dụng lớp phủ bên trên để giúp giữ nước, giảm áp lực và giúp cây phát triển khỏe, hãy dùng những chiếc lá cắt vụn thành mảnh khoảng 3 – 6 cm, cỏ khô, hoặc vỏ cây cắt vụn để xung quanh gốc cây. Để một khoảng trống vài cm giữa lớp phủ và thân cây

Cắt tỉa cây hoa hồng thân gỗ: Nên tạo không gian thông thoáng cho cây và cắt bỏ những cuống lá hư để phòng bệnh cho cây. Để cây có thể nở hoa nhiều hơn, nên cắt tỉa những hoa héo úa. Bỏ tất cả các cành, hoa gìa và bị bệnh.

Trồng Cây Hoa Hồng Thân Gỗ bạn có thể trồng trong chậu, hoặc trồng dưới đất. Như đã hướng dẫn ở trên, hàng ngày nên tưới lượng nước vừa phải vào sáng sớm hoặc chiều mát tùy điều kiện thời tiết và điều kiện công việc. Ưu tiên tưới buổi sáng, nhưng nếu điều kiện công việc không cho phép, bạn vẫn có thể tưới buổi chiều tối.

Quan sát bệnh của cây, ví dụ như các dấu chấm đen hoặc nấm mốc và nhanh chóng trừ bệnh. Ngắt các lá nhiễm bệnh và diệt trừ bệnh với thuốc diệt nấm. Nên mua cây ở các vườn trồng cây cảnh. Ở các địa điểm này, bạn sẽ mua được hỗn hợp đất tốt, có quy trình trồng và chăm sóc cây, và có thể hỏi các thông tin cần thiết để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Cây Nho Thân Gỗ – Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Nho Thân Gỗ

Đặc điểm Cây nho thân gỗ là gì?

Cây Nho thân gỗ là giống cây ăn quả được nhập khẩu vào nước ta trong những năm gần đây, cây có nguồn gốc xuất xứ từ nam Mỹ. Cây có quả chín mà đen, quả có nhiều dinh dưỡng được coi là một trong những loại quả quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất hiện nay.

Hoa có màu vàng trắng, mọc từ thân cây. Quả có hình dáng giống quả nho, nhưng có một lớp vỏ dày. Hầu hết quả có màu tía sẫm gần như màu đen. Lớp thịt quả có màu trắng, quả có 4 hạt.

Trái có khả năng mọc quanh thân, nhánh với số lượng nhiều, tương tự như cây sung Việt Nam. Trái khi nhỏ có màu xanh, sau đó chuyển dần sau màu đỏ, khác với nho thân gỗ thông thường khi chín chuyển sang mùa đen, có vị ngọt thanh mát.

Lá hình thoi, đặc điểm nhận dạng của nho thân gỗ tứ quý lá sẽ to hơn so với giống nho thân gỗ thông thường.

Nho thân gỗ tứ quý có khả năng ra trái từ rất sớm cho nên trồng chậu được, chăm sóc rất đơn giản. Gần như có thể trồng làm bonsai trong chậu nhỏ được.

Không chỉ có ngoại hình lạ mắt mà ẩn chứa bên trong nho thân gỗ là rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Theo nhiều nghiên cứu thì phần vỏ tím của nho thân gỗ có chứa nhiều Anthocyanins ( một loại chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống ung thư…Thật đặc biệt là trong các loại nho tím thì nho thân gỗ chứa hàm lượng Anthocyanins nhiều nhất. Khi ăn nho thân gỗ thường xuyên sẽ giúp cho da dẻ căng mịn, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và ổn định lượng đường trong máu vv. Nhiều nghiên cứu còn cho biết hạt và hạt và vỏ nho có thể chữa táo bón và chống dị ứng.

Ý nghĩa của Nho thân gỗ

Không giống với bất kỳ loài nho nào mà chúng ta đã được chiêm ngưỡng, nó không trồng trên những giàn leo như những loài nho khác, Nho thân gỗ cũng sẽ khiến bất cứ ai lần đầu chiêm ngưỡng cũng phải ngỡ ngàng sửng sốt bởi hình dáng khác lạ của nó.

Hàng trăm bông hoa và quả mọc chi chít trên thân cây, Nho thân gỗ đang được coi là lựa chọn của đa số đại gia đình. Với cách mọc độc đáo đó, Nho thân gỗ có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với các gia đình, nó thể thể hiện sự sung túc, đầm ấm, nó đủ với gia chủ.

Nho thân gỗ thuộc dạng cây bụi thân gỗ chậm phát triển, là loại cây lưu niên, có chiều cao khoảng 6m, đường kính thân cây biến đổi theo từ 10-30cm. Lá có màu xanh, mọc đối, hình mũi mác có chiều dài từ 3-10cm, rộng từ 1,5 đến 2cm. Kích thước của lá thay đổi tùy thuộc vào từng loài khác nhau.

Giá trị sử dụng của Nho thân gỗ.

Nho thân gỗ được coi là một trong những loại cây ăn quả, đem lại bóng mát cho khu vườn ,có giá trị cao về mặt kinh tế, không những thế nó còn là một loại cây có tác dụng chữa bệnh khá phổ biến. Trái Nho thân gỗ có thể ăn ngay sau khi thu hoạch, với vị ngọt mềm, và một mùihương dễ chịu. Trái Nho thân gỗ thường được xử lý để tách lớp vỏ cứng bên ngoài,sử dụng phần thịt quả để làm thạch và làm mứt. Trong quả còn chứa chất pectin, một trong những chất để sản xuất rượu.

Quả của chúng còn được đem phơi khô, và sử dụng trong y học như một loại thuốc chữa hen suyễn, ho ra máu, tiêu chảy và có thể chống oxy hóa, đem lại một làn da tươi trẻ cho người sử dụng.

Các sắc tố tự nhiên có trong Nho thân gỗ góp phần làm giảm các tế bào ung thư, trong một số trường hợp, Nho thân gỗ còn có tác dụng ngăn chặn hoàn toàn tế bào ung thư, chống lại một số bệnh về tim mạch và sự hình thành của các cục máu đông.

Trong Nho thân gỗ còn chứa một số các chất dinh dưỡng như sắt, photpho, các loại viatmin như C, B, Niacin, các chất này giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn, cũng như giúp loại bỏ các loại độc tố có trong cơ thể.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

Điều kiện sinh trưởng cây cây nho thân gỗ

Khí hậu: Có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ -20 độ C đến 45 độ C. Tuy nhiên nho sẽ nở hoa, cho quả khi thời tiết ấm áp.

Đất đai: Nho thân gỗ không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát thô, đất lẫn sỏi đá cho đến đất thịt nặng. Tuy nhiên bà con không nên trồng nho thân gỗ trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, hay ngập úng, đất quá mặn và đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, có cả thành phần đất cát nhẹ pha với đất thịt. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.

Ánh sáng: Nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp

Độ ẩm: Vùng khô nhiều, tiêu nước tốt

Lượng mưa: Không thích hợp với những vùng mưa nhiều. Khi bị ngập úng trong thời gian ra hoa, sai quả sẽ làm quả phát triển không bình thường. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín có thể gây thối quả.

Thời vụ và mật độ trồng nho thân gỗ

Nho thân gỗ trồng được quanh năm vì có thể chống chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không kén đất. Ở miền bắc có thể trồng vào mùa Xuân.

Mật độ thích hợp: 3m/cây.

Tiêu chuẩn chọn giống cây nho thân gỗ

Nho thân gỗ có thể trồng được bằng giống cây ghép cành, chiết cành hoặc trồng bằng hạt.

Chọn cây giống

Để tiết kiệm thời gian chăm sóc, đảm bảo cây phát triển nhanh, mau sai trái, bạn có thể mua giống cây về trồng. Yêu cầu chọn giống:

Mua giống ở nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Cây cao từ trên 50 – 60cm, khoảng 5 tháng tuổi

Chọn cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

Cây giống tham khảo         Giá (VNĐ/cây)

 Cây cao từ 50 – 60cm, 5 tháng tuổi 150.000

 Cây cao từ 60 – 80cm, gốc chung 600.000

 Cây cao từ 60 – 80cm gốc lớn 800.000

 Cây cao từ 80 – 100cm 1.200.000

Giá cây giống tham khảo của gia đình ông Huỳnh Công Thống ở cần Thơ là: 100 -500 nghìn đồng/cây con; Từ 500 – 2.000 đồng/ cây trưởng thành; Từ 2.000 – 3.000 đồng/ cây bắt đầu cho quả.

Gieo hạt làm cây giống

Bà con cũng có thể gieo hạt tuy nhiên thời gian sinh trưởng lâu hơn, cần nhiều công sức chăm sóc tỉ mỉ giai đoạn trong vườn ươm thì mới nâng cao tỉ lệ sống cho cây.

Chọn hạt từ quả đã chín già, đầy đặn. Hạt giống đem về ngâm qua nước ấm ở nhiệt độ 30 – 40 độ C sau đó ủ từ 1 – 2 tiếng.

Đất ươm là đất thịt nhẹ được trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh sau đó gieo trực tiếp hạt lên, tưới nước duy trì độ ẩm.

Khoảng 1 tuần, hạt nho bắt đầu nảy mầm, cần duy trì nước tưới tiêu, ánh sáng. Sau từ 2 tháng có thể đem cây ra trồng.

Cách trồng cây nho thân gỗ

Nho thân gỗ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất có đô PH 5,5-6,5. Cây không chịu được đất mặn và thoát nước kém. Có thể bón lót các loại phân chuồng cho cây trước khi trồng, để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Mỗi năm nên bón thúc 3 đợt cho cây sẽ giúp cho cây trồng khỏe mạnh.

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, để có một độ ẩm tốt nhất cho cây sinh trưởng, tránh tình trạng để cây bị héo, hoặc để tình trạng ngập lụt diễn ra thường xuyên, cây sẽ chết.

Việc tỉa cành cho cây là không cần thiết, nhưng nếu để có hình dáng như mong muốn cũng có thể tỉa cành cho cây, việc đó cũng không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Nho thân gỗ có thể chịu đựng được thời thiết sương giá, nhưng tốt nhất là nên che phủ cho cây, để làm giảm ảnh hưởng của sương giá đối với quá trình sinh trưởng của cây. Quả và hoa của một số giống Nho thân gỗ có thể bị nhiễm một loại nấm có trong bệnh gỉ sét gây ra vào mùa mưa.

Cày sâu đất, nhặt sạch cỏ, nên làm trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.

Đào hố đất có kích thước 50 x 50 x 50cm tùy vào kích thước cây giống, néu cây có gốc lớn thì đào hố 90 x 90 x 90cm.

Ở mỗi hố, trộn một phần đất mặt với phân chuồng ủ hoai mục từ 50 – 70kg + 1 – 1,5kg phân super lân, có thể pha thêm từ 10 – 20kg cát, vôi bột tùy từng loại đất. Đem tất cả phân đã trộn bón xuống hố, sau đó đặt cây con vào, bóc bầu túi nilon, nén chặt đất cho cây không bị đổ.

Sau khi trồng thì tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc nho thân gỗ

Bón phân 

Người trồng có thể sử dụng các loại phân bón tổng hợp để bón cho cây như: NPK 16 – 16 – 8; 20 – 20 – 15; 14 – 8 – 6; 18 – 8 – 8 – 6; 20 – 10 – 5; 30 – 9 – 9…DAP 18 – 46 – 0

Sử dụng các loại phân lân super, lân nung chảy, lân vi sinh, phân đạm ure, phân chuồng ủ hoai mục, phân vi sinh…

Phân bón cần được lựa chọn phù hợp với đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây, nếu không cây sẽ bị ngộ độc.

Giai đoạn đầu, bà con nên bón phân tổng hợp có nhiều đạm, ít kali trung bình từ 400 – 600g NPK 30 – 9 – 9, 200 – 300g DAP, 100 – 200g Kali, bón cách gốc khoảng 0,5m. Đào 4 – 5 hố xung quanh gốc để bón phân sau đó lấp đất lại. Giai đoạn cuối khi nuôi quả thì bón phân tổng hợp ít đạm, nhiều kali. Bón phân hóa học định kỳ 6 tháng/ lần. Sau mỗi lần bón thì tưới nước kết hợp xới xáo đất làm đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng.

Từ các vụ sau, mỗi vụ sẽ cách gốc cây xa hơn một chút để bộ rễ ăn rộng ra, giàu dinh dưỡng.

Bón phân chuồng hàng năm, vào đầu vụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

Tưới nước 

Thời điểm cây mới trồng nên được tưới 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Khi cây lớn, chỉ cần duy trì 1 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối vì là giống thân gỗ nên không cần quá nhiều nước như các giống nho khác.

Vào mùa khô, chú ý tưới đủ nước, đặc biệt là thời kỳ cây đang ra hoa và đậu quả. Thời điểm cây nuôi quả cần tưới nhiều nước thì quá mới chín mọng.

Bên cạnh tưới nước, vào mùa mưa, bạn nên có hệ thống tiêu nước, không để cây bị ngập úng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ và sự phát triển của cây.

Cắt tỉa, tạo hình 

Khi cây phát triển xum xuê, cho trái, hàng năm bà con cần cắt tỉa cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô cành mọc chen chúc để nguồn dinh dưỡng tập trung vào thân chính, đồng thời giúp các tầng lá thông thoáng hơn tốt cho quá trình quang hợp.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nho thân gỗ

Nhìn chung, trồng nho thân gỗ khá nhàn vì khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại. Tuy nhiên, nho thân gỗ vẫn có thể bị sâu bệnh gây hại, làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và thị trường đầu ra.

Nứt quả: 

Vào thời kỳ cây nuôi quả, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch của môi trường bên trong và bên ngoài khiến cho quả bị nứt vào lúc chín.

Cũng có trường hợp nứt quả do sâu bệnh gây hại, chủ yếu là côn trùng và nhện làm rách bề mặt vỏ quả nho.

Bọ trĩ và nhện vàng cũng là đối tượng gây vỡ quả.

Người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.

Bệnh nấm trắng

Bệnh này phát triển mạnh ở khắp các vùng trồng nho trên thế giới, đặc biệt là nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trong điều kiện thiếu ánh sáng để lá quang hợp cây nho sẽ bị tấn công vào cành, lá, quả và lây lan bệnh rất nhanh. Ở nơi bị bệnh xuất hiện vệt màu trắng xám.

Đặc biệt, bệnh nấm trắng rất hay gây hại vào thời điểm từ khi đậu quả đến khi chín gây thiệt hại lớn về năng suất, sản lượng.

Trị bệnh bằng cách dùng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) với nồng độ được khuyến cáo.

Bệnh rỉ sắt:

Bệnh do nấm gây ra trên lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng có nhiều mưa làm sụt giảm năng suất.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil 5 SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng phù hợp.

Bệnh thối quả:

Trên vỏ quả nho sẽ có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối ở bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng.

Bệnh này chủ yếu do các loại nấm gây ra. Bà con dùng thuốc phun Score 250 ND, Topsin M 70%.

Thu hoạch nho thân gỗ

sau khi trồng đến tháng thứ 9 – 10 cây đã ra hoa. Sau khi ra hoa 3 tháng sẽ đậu trái non có màu xanh. Khi chín, nho sẽ chuyển sang màu tím thẫm, mọc nước, ăn có vị ngọt. Bà con nên thu hoạch đúng thời điểm, dùng tay hái nhẹ nhàng tránh làm quả bị nứt vỏ.

Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều tối, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Quả nho thân gỗ có giá trị dinh dưỡng cao, có những thời điểm được bán với trên 200.000 – 600.000 đồng/kg. Thực hiện đúng kỹ thuật trồng nho thân gỗ, cây càng lâu năm thì càng sai nhiều quả, quả càng ngon và ngọt, tuổi thọ rất lâu, mỗi năm có thể sai đến 5 lần quả.

Kết.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cúc Thân Gỗ

Cúc thân gỗ là giống cây cảnh bonsai ra hoa quanh năm thọ trên 20 năm, việc chăm sóc cúc thân gỗ cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần nắm rõ những cách trồng và chăm sóc cúc thân gỗ sau thì chắc chắn bạn sẽ nắm rõ những bí kíp giúp cây cúc của bạn phát triển và sinh trưởng tốt.

Vài nét thông tin về cúc thân gỗ (cúc trường thọ)

– Nguồn gốc: Nam Phi, Trung Phi

– Tên khoa học: Euryops

– Đặc điểm:

Là một cây thuộc họ cúc, cây cho hoa quanh năm và đặc biệt đây là một loại cây ưa sáng, càng nhiều nắng cây càng sai hoa.

Là một cây bụi thân gỗ sống lâu năm, cây có thể đạt chiều cao từ 1,7-2m và tuổi thọ lên tới 20 năm, có cây lên tới 100 năm.

Giá thể trồng cây cúc thân gỗ

Yêu cầu giá thể: tơi xốp, thoát nước tốt, đối với cây trồng chậu nên bón phân và thay chậu thường xuyên để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây.

Cách trộn giá thể gồm: 40% đất phù sa, đất sạch + 40% sơ dừa đã xủ lí + 20%  phân chuồng ủ hoai. Có thể phun Ridomil để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng.

Cách trồng và chăm sóc cúc trường thọ

Cách trồng: Cho giá thể đã trộn và đã được xử lý mầm bệnh vào chậu sao cho phần giá thể cao cách miệng chậu từ 2-3cm. Thời điểm tốt nhất để trồng cây ra chậu là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Nên để ở nơi có bóng râm hoặc có mái che, đồng thời tưới nước 2 lần/ngày để cây mau bén rễ hồi xanh.

Khi thấy những hoa và lá của cây đã già, khô héo nên chủ động cắt tỉa để duy trì sự xanh tươi cũng như nét đẹp của cây.

Bón phân: Sau 2 tuần trồng thì tiến hành bón thúc cho cây. Sử dụng phân bón Đầu trâu (20-20-15 + TE) với liều lượng 2kg phân/200lít nước cho 100m2. Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.

Có thể dùng thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần.

Một số sâu bệnh hại thường gặp

Sâu hại

Rệp muội:

Triệu chứng: Sống tập trung trên bề mặt lá để chích hút nhựa cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen làm cho cây bị mất dinh dưỡng, còi cọc.

Phòng trừ: Dùng Karate 2,5 EC liều lượng10 – 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND…

Sâu vẽ bùa:

Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.

Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC…

Sâu xanh:

Triệu chứng: Sâu non ăn lá, ăn nụ hoa, ăn khuyết lá làm cho cây không lớn được; trên nụ bị đục vào làm thối hỏng không nở hoa được.

Phòng trừ: Dẫn dụ sâu bằng bẫy bả chua ngọt, bẫy đèn để tiêu diệt con trưởng thành; ngắt bỏ các ổ trứng, tiêu hủy các bộ phận bị sâu gây hại hoặc bắt sâu non bằng tay.

Khi thấy sâu xuất hiện với mật độ cao, gây hại lớn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để phun trừ: Pegasus 500SC (0,07-0,1%), ancol 20EC (0,1-0,15%), Ofatox 400EC 0,1-0,15%).

Bệnh hại

Bệnh đốm lá:

Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá sau đó lan vào phiến lá, màu xám nâu, xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng.

Phòng trừ: Score 250ND, Topsin-M 70WP, Aliette 80NP, Rovral…

Bệnh gỉ sắt :

Triệu chứng: Đầu tiên là những chấm nhỏ màu vàng ở mặt lá, sau đó nổi dần lên thành những cục u nhỏ, bên trong chứa bột màu da cam hoặc nâu đỏ giống như gỉ sắt. Bệnh nặng, lá trở nên vàng úa và rụng sớm, hoa nhỏ, màu sắc hoa kém tươi, cây xơ xác.

Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Bavistin 50FL, Carbenzim 50WP, Topsin-M 70WP, Zineb 80WP… phun trừ bệnh.

Mua cây cúc thân gỗ ở đâu?

Bạn muốn mua cây cúc thân gỗ về nhà trồng để chưng ngày tết thì hãy đến 2 địa chỉ quen thuộc sau đây:

– 93 Duy Tân, F15, Phú Nhuận, HCM

– 215 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Tân Phú, HCM

Hotline: 0901 36 56 79 – 0906 701 001 – 0981 47 23 23

Xem video hướng dẫn chăm sóc cây hoa cúc thân gỗ