Top 6 # Cách Chăm Sóc Cây Nha Đam Trong Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cây Nha Đam: Cách Trồng, Cách Chăm Sóc Cây Nha Đam Tại Nhà

Nha đam (lô hội) luôn được coi là “thần dược trời cho” trong việc chăm sóc da của phụ nữ. Chưa hết, nó còn được coi là vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Nha đam có rất nhiều công dụng như thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng hay hỗ trợ tiêu hóa. Cách trồng cây nha đam cũng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Cây nha đam thực sự rất dễ tính. Như thế bạn có thể trồng nó quanh năm. Nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa thu và mùa xuân khi thời tiết không quá khắc nghiệt. Cũng bởi vì thế mà chúng có thể hồi phục và phát triển nhanh nhất.

Nha đam là cây chịu khô hạn tốt nhưng lại không chịu được ngập úng. Chính vì thế bạn nên chọn chỗ đất cao ráo, xốp để trồng. Đất để trồng nên là đất pha cát để dễ thoát nước.

Đất trồng bạn hoàn toàn có thể mua sắn hoặc trộn đất cùng trấu, phân các loại gia cầm, phân chim hoặc phân cá…

Chậu trồng nên có kích thước từ 25-30cm, chiều cao dao từ 35-40cm để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Do đặc tính không chịu được ngập úng và dễ rụng lá, vì thế trước khi cho đất vào chậu bạn nên đặt vào những viên sỏi lớn. Những viên sỏi lớn này sẽ tạo cho cây có điều kiện phát triển mà không bị úng nước.

Cây nha đam Mỹ lá dài và có nhiều gai nhọn. Bẹ lá to và nặng ký. Phía sau lá thường có phấn trắng. Giống nha đam này thường được trồng nhiều vì năng suất cao.

Cây nha đam Việt Nam có lá nhỏ hơn, ít gai. Bẹ lá mỏng, màu xanh. Phía sau lá không có phấn trắng.

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 300 giống nha đam khác nhau. Tuy nhiên, giống nha đam có lá xanh thẫm, bẹ to là loại dễ trồng nhất và năng suất rất cao. Khi chọn giống bạn nên chọn những chiếc lá to khỏe hoặc tách những cây từ cây mẹ để trồng.

Khác với nhiều giống cây trồng tại nhà được trồng từ hạt hay cây nguyên rễ. Nha đam vẫn có thể phát triển được chỉ từ một chiếc lá.

Bạn đặt lá nha đam vừa xin về ngang mặt đất và dùng tay vun đất che khoảng nửa thân lá là được.

Sau đó, bạn tưới ẩm cho cây và đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng trời. Nếu trời mưa thì bạn nên mang cây vào nơi mưa không hắt tới hoặc để trong nhà.

Mặc dù cây nha đam chịu được khô hạn nhưng chúng phát triển tốt nhất khi trong đất có độ ẩm vừa phải. Vì vậy, vào mùa khô bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ độ ẩm trong đất.

Hai lần tưới nước liên tiếp nên cách nhau từ 3 tới 5 ngày để cây sinh trưởng và đạt sản lượng cao nhất.

Với đặc tính không chịu được ngập úng nên khi tưới bạn không nên tưới đẫm nước. Số nước còn dư sẽ khiến cây bị thối rễ dẫn đến chết hàng loạt.

Nếu trồng cây nha đam trong chậu thì cứ khoảng 15 ngày bạn nên bón phân hữu cơ NPK cho cây để cây luôn xanh tốt.

Nếu bạn trồng cây với mục đích thu hoạch lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi. Khi bón thì bón xung quanh gốc cây và tưới qua nước để phân ngấm xuống đất giúp cây phát triển đầy đủ.

Thông thường, khi trồng trong chậu rất ít khi cây nha đam chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây hỏng, thối nhũn là do trời mưa và ngập úng lâu dài. Vì thế, bạn phải thường xuyên cắt bỏ những lá hỏng đẻ nguồn bệnh không bị lây lan.

Nếu trồng cây nha đam trong chậu thì sau một năm bạn đã có thể thu hoạch được. Thời gian cây sinh trưởng kéo dài, sau một thời gian trồng xung quanh cây sẽ có nhiều cây con. Bạn có thể ngắt cây con ra và trồng tiếp.

Nếu bạn muốn cây mẹ tiếp tục cho lá lớn thì nên thường xuyên tỉa cây con để cây mẹ dưỡng sức tiếp tục phát triển. Trong khi, bạn trồng ngoài đất thì khoảng 6 tới 8 tháng là có thể thu hoạch được do đủ điều kiện sinh trưởng.

– Đầu tiên bạn cần chú ý tới nhiệt độ. Khi cắt lá nha đam thu hoặc nên chọn thời điểm trời dịu mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Thời điểm đó thu hoặc để tránh lá cây bị héo, hỏng.

– Thứ hai quan trọng không kém là sơ chế nha đam. Sau khi cắt các bạn nên sơ chế ngay. Để lâu lá cây sẽ bị nhũn, mềm ảnh hưởng tới chất lượng.

Bạn lột bỏ vỏ xanh chỉ lấy phần ruột bên trong. Sau khi thái hạt lựu thì ngâm ruột nha đam trong nước pha lõng cùng muối và vài giọt chanh. Sau đó bạn chè nhẹ để hết nhớt. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.

– Cuối cùng bạn cần bảo quản nha đam đã sơ chế. Bạn có thể dùng ngay để nấu chè. Nếu chưa dùng ngay thì cho vào một lọ có nắp đậy cùng một chút đường xóc nhẹ và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nha đam khi đó ngấm đường sẽ cọ vị ngọt thanh và giòn.

Tuy để trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nha đam chỉ có thể sử dụng trong 3 ngày. Để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng vừa ảnh hưởng sức khỏe của bạn.

Hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết được cách trồng cây nha đam đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Công việc này sẽ khiến đầu óc bạn được thanh thản sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng đấy!

Cách Chăm Sóc Cây Nha Đam

Cách Chăm Sóc Cây Nha Đam

Đơn giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển

Nhập số lượng:

THÔNG TIN

Tên Cây: Cây lô hội

Tên Gọi khác: cây nha đam, la hội, tượng can, lao vỹ…

Tên khoa học: Aloe vera L. hoặc Aloe ferox Mill.

Họ thực vật: Asphodelaceae

Là cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, châu Phi, hiện nay được trồng khắp nơi trên thế giới.

Lá to, dày và mập, có hình lưỡi giáo, phần gốc mọc dày và theo chiều mở dần ra. Viền lá có gai nhỏ, hoa giống bông lúa, màu vàng hoặc có những đốm màu đỏ nhạt

CÁCH CHĂM SÓC

Ánh sáng: cây lô hội ưa ánh nắng, cần có đủ ánh sáng cây mới có thể phát triển tốt, nhưng những cây lô hội con cần tránh ánh nắng trực tiếp

Nhiệt độ: cây sợ lạnh và sợ sương. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là khoảng 15-35 độ C, không được thấp dưới 5 độ C, nếu không cây sẽ ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ là O độ C, cây sẽ khó sống, nếu thấp hơn cây sẽ chết

Nước: cây nha đam sợ tích nước, trong mùa mưa ẩm ướt hoặc trong tình trạng thoát nước không tốt thì lá cây sẽ rất dễ bị khô héo, cành và rễ có thể bị héo và chết

Đất: Thích hợp với loại đất thoát nước tốt, thoáng khí, tơi xốp, không vón cục. Nếu trồng bằng loại đất không thoát nước không tốt và không thoát khí, rễ cây sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hô hấp, khiến rễ thối và chết. Nhưng đất chứa nước quả nhiều cát sẽ khiến cho nước và chất dinh dưỡng bị mất đi, cây sẽ sinh trưởng kém.

Phân bón: Cây cần đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Tốt nhất nên sử dụng loại phân lên men, như phân bánh, phân gà, giun đất

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

Cây lô hội thường dùng cách trồng cây con hoặc giâm cành. Cách trồng cây con là phương pháp chủ yếu, thường được thực hiện vào mùa xuân và mùa thu, vì lúc này cây con thường dễ sống, sinh trưởng nhanh. Có thể cắt cành cây non từ cây mẹ sau đó trồng trực tiếp vào chậu, hoặc cũng có thể tách những mầm non mới mọc ra khỏi gốc cây mẹ để chúng ở nguyên chổ cũ, để chúng sinh trưởng khoảng nửa tháng, mọc ra rễ mới, tưới trước một lần để giữ nước. Cách này về cơ bản là không có thời kỳ mầm chậm, cây con sinh trưởng tương đối nhanh.

Phương pháp giâm cànhthường được tiến hành vào tháng 4 đến tháng 5, cắt một đoạn cành dài khoảng 8cm hoặc cắt từ đoạn trên của cây mẹ làm cành giâm, đơi vết cắt khô đi, sau đó cắm vào cát, sau 3 tuần cành có thể mọc rễ mới.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY

Cây lô hội có cả lá và hoa, rất thích hợp để thưởng thức làm cây trang trí để bàn, nên đặt ở những nơi có ánh sáng yếu hoặc râm mát, như phòng khách, phòng ngủ, tạo không khí ấm áp lãng mạn

Những điều cần chú ý: lô hội là thực vật có nguồn gốc ở các sa mạc nhiệt đới có tác dụng cải thiện chức năng dạ dày, tăng cường thể chất, nhưng khi ăn nên chú ý bỏi lô hội chỉ phù hợp với thể trạng nóng, không thích hợp với người có thể trạng lạnh, và dương suy, khí suy, như sợ lạnh, thể lực yếu, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó lô hội cũng có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da, nó chứa nhiều đường và vitamin tốt cho da, làm mịn màng và sáng da, trong lô hội có chứa chất keo thu nhỏ tế bào da và cơ bắp, duy trì lượng nước, khôi phục tính đàn hồi, xóa đi nếp nhăn.

Ý NGHĨA

Cây lô hội đại diện cho một tình yêu tự tin và tự ti. Những vết thương chính là bằng chứng của tình yêu

PHÒNG CHỐNG BỆNH THƯỜNG GẶP

Cây lô hội thường gặp bệnh than, bệnh đốm nâu, bệnh khô lá, bệnh héo rũ gốc mốc trắng.

Chủ yếu là chọn cách phòng ngừa.Chọn những giống kháng bệnh, tăng cường điều tiết phân bón, bón những loại phân bảo vệ điều có thể phòng tránh có hiệu quả. Đối với những cây đã nhiễm bệnh, đầu tiên cần bỏ đi những phần mang bệnh , sau đó tưới hỗn hợp Bordeaux lên bề mặt lá có thể dự phòng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: chúng tôi

Email: Chohoaonline@gmail.com

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937

Cách Trồng Nha Đam &Amp; Trồng Nha Đam Trong Thùng Xốp

Nha đam thì cực kỳ quen thuộc đối với tất cả chúng ta rồi, thịt cây nha đam được dùng để chế biến rất nhiều thực phẩm có lợi cho cơ thể như giải nhiệt và thanh lọc, ngoài ra nha đam còn được sử dụng như một loại thuốc trị bỏng, mỹ phẩm dưỡng da vô cùng hiệu nghiệm. Tại bài viết này hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng cây nha đam tại nhà

Cách trồng Nha Đam & Trồng nha đam trong thùng xốp

Cây nha đam còn gọi là cây lô hội, hiện nay có nhiều loại giống nha đam, phổ biến nhất là giống cây nha đam có lá xanh thẫm, bẹ lá to dày. Nha đam có thể trồng quanh năm, thời vụ tốt nhất để trồng lô hội là vào mùa xuân và mùa thu, thời điểm này sẽ giúp cây lô hội phát triển tốt nhất.

Nha đam là cây rất dễ trồng vì có khả năng thích nghi với các điều kiện đất đai, nhiệt độ khá tốt. Cây nha đam có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất tơi xốp thoát nước và giữ ẩm tốt.

Cây nha đam nếu trồng trong chậu hay thùng xốp vừa có thể làm cảnh, vừa có nha đam tươi để ăn và cây nha đam còn có tác dụng đuổi côn trùng, điều hòa không khí. Cây nha đam, lô hội trồng một lần có thể thu hái lâu dài.

Hướng dẫn cách trồng nha đam, lô hội

Nha đam có thể trồng từ lá và từ cây con một cách dễ dàng

Làm đất

Cây nha đam là cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy cần lưu ý trồng nha đam trên loại đất tơi xốp dễ thoát nước.

Nếu trồng nha đam trong thùng xốp thì chọn loại thùng, chậu có chiều sâu và rộng để trồng cây nha đam, ở đáy thùng phải đục lỗ thoát nước. Trộn đất mùn, mùn cưa và trùn quế vào thùng hoặc chậu. Cây nha đam cần có nhiều đất mới phát triển tốt vì vậy cần cho hỗn hợp đất vào đầy thùng cách miệng thùng 2cm.

Nếu trồng nha đam ngoài ruộng thì chú ý chọn địa điểm trồng nha đam phải là vùng đất cao ráo, đất có thể giữ ẩm và dễ thoát nước. Đất trồng cây nha đam, lô hội cần phải được xới kỹ, làm sạch cỏ rác, bón lót vôi bột, phân chuồng ủ hoại trộn vào đất để phơi đất trong vòng 10 ngày để diệt mầm bệnh. Sau đó san phẳng đất, lên luống cao 20cm, rạch hàng trồng mỗi hàng cách nhau 70 – 80cm, mỗi cây cách nhau 40cm.

Nhân giống trồng nha đam từ lá

Cây nha đam được trồng từ cây con hoặc bằng lá rất dễ dàng, vì vậy chúng ta sẽ tiến hành nhân giống từ lá cây nha đam.

Chọn những bảng lá nha đam già, to và khỏe. San phẳng mặt đất rồi đặt lá nha đam nằm ngang, đặt lá nha đam xuống dưới chú ý để phần gân xương lá hướng lên trên, sau đó lấp một lớp đất mỏng lên che khoảng 1/2 lá.

Sau đó tưới nước tạo ẩm xung quanh mặt đất và đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng nhẹ. Sau khoảng 2 tuần, mầm non nha đam sẽ nhú dần lên.

Khi cây con lớn chừng 15 – 20cm, tiến hành tách cây con trồng sang các chậu khác để tạo diện tích rộng rãi cho cây nha đam phát triển tốt.

Chăm sóc cây nha đam, lô hội

Trồng nha đam trong chậu và thùng xốp tại nhà đơn giản thuận tiện

Ở giai đoạn đầu khi nhân giống nha đam từ lá cần thường xuyên tưới phun sương tạo ẩm cho lá nảy mầm con, trong thời gian cây con mọc nhô khỏi mặt đất cần chú ý giữ cho cây con mọc thẳng đứng, không để đất lấp lên ngọn cây sẽ khiến cây con bị úng thúi.

Cây nha đam lô hội có thể thiếu nước nhưng nếu ngập úng thì cây sẽ chết thối ngay, vì vậy khi trồng cây nha đam cần chú ý đến vấn đề tưới nước, chỉ cần tưới nước giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa khô nên tưới nước cách 3 – 5 ngày tưới một lần, nếu mùa mưa thì cần chú ý vun xới đất tránh để cây bị ngập úng.

Trồng nha đam cần thường xuyên vun xới gốc cây, nhổ cỏ dại, đặt cây ở vị trí đón ánh nắng nhẹ. Cây nha đam trồng lấy lá vì vậy muốn nha đam cho bẹ lá to, mọng nước thì phải chú ý đến việc bón thúc cho cây, bón thúc phân NPK cho cây nha đam định kỳ 1 tháng một lần, bón phân vào gốc cây rồi tưới nước kết hợp với xới xáo đất để rễ cây dễ hấp thụ phân bón.

Lá cây nha đam có lớp giáp cứng nên khó bị côn trùng hay sâu bệnh hay hại, tuy nhiên nếu trồng nha đam quá sát nhau và gặp điều kiện nhiệt độ ẩm thấp thì cây rất dễ xuất hiện bệnh đốm đen trên lá gây ảnh hưởng đến chất lượng nha đam. Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh thì cần cắt bỏ những lá có bệnh để tránh lây lan cho các lá khác.

Thu hoạch nha đam

Nha đam trồng khoảng 2 tháng là có ngay những chậu nha đam tươi tốt cho hái lá mỗi ngày

Tìm hiểu thêm

Copyright @hoinuoitrong.com

Tìm hiểu thêm cách trồng nha đam cách trồng nha đam tại nhà cách trồng nha đam trong thùng xốp kinh nghiệm trồng nha đam bằng lá trồng nha đam, lô hội từ bẹ lá

Cách Trồng Cây Nha Đam Tại Nhà

Cây nha đam được xem như loài cây có tính năng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể con người, việc sử dụng cây nha đam thường xuyên còn có thể phòng trị rất nhiều loại bệnh về gan.

Cây nha đam trồng chậu tại nhà vừa làm cây cảnh trang trí vừa cung cấp nguồn dược liệu quí báu mà thiên nhiên ban tặng.

1. Nhân giống và đất trồng cây nha đam

1.1 Cách phân biệt giống

Giống cây nha đam hiện nay gồm hai loại, loại nha đam Mỹ lá dài, bẹ to nặng ký và nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau lá có lớp phấn trắng, đây là giống nha đam được mọi người ưa trồng vì có năng suất và dễ trồng.

Ngoài ra còn có loại nha đam mà người dân địa phương hay trồng từ trước còn gọi là giống nha đam Việt Nam, lá nhỏ hơn, bẹ mỏng hơn, lá có ít gai và màu xanh không có lớp phấn trắng.

Nhân giống cây nha đam bằng cách tách chiết lấy cây con là nhanh nhất, chọn cây con cao từ 15-20 cm là có thể bứng cả gốc đem ra trồng chậu.

1.2 Đất trồng cây

Cây nha đam đòi hỏi phải thoát nước tốt và được ủ xử lý cho hoai để bộ rễ cây dễ phát triển.Trộn tỷ lệ đất trồng cây gồm tro trấu : phân hữu cơ ( phân bò hoai hay phân trùn quế) : xơ dừa : trấu sống với tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Sau khi trộn đều thì gom thành đống đậy kín ủ lại trong thời gian 15-20 ngày mới đem ra trồng.Trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng có thể trộn thêm ít phân trùn quế là có thể dùng được ngay.

1.3 Chọn chậu trồng cây

Có thể chọn chậu nhựa hay sành có đường kính miệng chậu từ 25-30 cm, chiều cao chậu 30-40 cm để cây nha đam phát triển lâu dài cho ra lá lớn. Khi vừa bứng cây con làm giống có thể để nơi khô ráo thoáng mát từ 2-3 ngày mới đem trồng , mỗi chậu trồng một cây giống. Khi trồng ta lấp đất trồng vừa kín bộ rễ chứ không lấp cả lá sẽ gây úng cho cây, nén chặt đất quanh rễ hay dùng cây cố định không làm lay gốc.

2. Chăm sóc và bón phân

2.1 Tưới nước cho cây nha đam

Khi mới trồng cây con cần tưới ngày một lần để rễ cây đủ ẩm cho ra rễ mới, khi thấy cây nha đam xanh tốt thì hai ngày tưới một lần, trường hợp nắng gắt nên tưới mỗi ngày vào sáng sớm. Nếu mưa kéo dài phải kiểm tra thường xuyên, kê đáy chậu không để ứ nước, có thể làm chết cây.

2.2 Chăm sóc chậu cây nha đam

Cây nha đam có thể trồng dưới bóng râm hay nắng gắt nên vị trí đặt chậu khá thuận lợi.

2.3 Bón phân cho chậu cây nha đam

Nếu trồng làm cây cảnh trang trí thì có thể bón phân hữu cơ và phân NPK( một tháng 2 đợt luân phiên) để giúp lá cây nha đam luôn xanh tốt. Nếu trồng với mục đích thu hái sử dụng thì chỉ bón phân hữu cơ và tro củi hàng tháng bón một lần với liều lượng phân trùn quế lớp mỏng 1-2 cm lên mặt chậu, tro củi thì dùng một muỗng cà phê đầy rải nhẹ lên đất sau đó tưới nước đầy đủ.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công, nếu mưa kéo dài làm dư nước có thể gây úng lá thối nhũn, cần cắt bỏ kịp thời các lá bị hư bằng dao sạch rồi cách ly nguồn bệnh không để lây lan.

4 Thu hoạch

Cây nha đam trồng trong chậu tại nhà có thể thu hoach sử dụng sau một năm chăm sóc, thời gian cây sinh trưởng rất lâu, sau thời gian xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con, có thể bứng ra trồng thêm tiếp tục, trường hợp muốn cho cây mẹ luôn cho lá lớn thì phải tỉa bỏ cây con để dưỡng sức cho cây chính.

Nếu trồng cây nha đam ra ngoài đất thì cây mau lớn hơn ( khoảng 6-8 tháng là thu hoạch được) do cây có đủ diện tích đất sinh trưởng.

chúng tôi