Top 11 # Cách Bón Phân Hóa Học Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Những Lưu Ý Sử Dụng Phân Hóa Học Hiệu Quả

Sử dụng phân hóa học là một trong những giải pháp tốt ở trong thời điểm hiện tại để cho cây có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên để có thể phát huy tối đa hiệu quả của sản phẩm này có thể mang lại bà con cần phải nắm bắt được những kinh nghiệm trong việc sử dụng. Đó cũng chính là những chia sẻ mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn ở trong bài viết câu này để bạn có thể tìm ra được những giải pháp tốt nhất phù hợp với cây trồng cũng như điều kiện đất đai mà.

Cách sử dụng phân hóa học hiệu quả

Để có thể sử dụng phân bón hóa học hiệu quả bà con cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, giúp cây có thể đạt được năng suất và hiệu quả cao.

Song song với việc sử dụng phân hóa học, cần phải cải tạo để nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất để bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.

Cần phải căn cứ vào đặc điểm của mỗi loại cây trồng từ đó đưa ra được những phương pháp sử dụng hiệu quả. Cũng như cần phải nắm bắt được rõ về điều kiện đất canh tác. Về những vấn đề này nếu như không phải là một người quá dày dặn kinh nghiệm bạn sẽ được những nhân viên tư vấn nhiệt tình các công ty uy tín chất lượng mang đến những giải pháp tư vấn tốt nhất

Ngoài ra bạn cần phải lựa chọn cho mình được một công ty cung cấp các sản phẩm phân bón hóa học hiệu quả để giảm thiểu đi những nỗi lo đến từ các sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng cũng như năng suất.

Nơi bán phân hóa học an toàn hiệu quả

Với kinh nghiệm hơn 30 năm đã được tích lũy, đó chính là một trong những yếu tố then chốt để GFC có thể tự tin khi mang tới những sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng.

Luôn luôn am hiểu những mong muốn chính đáng của bà con khi muốn có được một mùa màng bội thu. Chính vì vậy mà GFC không ngừng cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng hiệu quả nhất để tìm ra là những giải pháp chăm sóc cây trồng .

Với những chính sách bán hàng linh hoạt đa dạng với một mức giá tối ưu cũng chính là những điểm cộng để GFC trở thành một trong những người bạn đồng hành quen thuộc của bà con.

Vì vậy mà ở thời điểm hiện tại bà con và toàn có thể cho GFC biết yêu cầu để chúng tôi có thể phục vụ bạn với những sản phẩm tốt nhất.

Top 5 Loại Phân Hóa Học Dùng Cho Cây Gừng Hiệu Quả Tốt Và Cách Bón

Tác dụng của phân bón vô cơ với sự phát triển của cây gừng

Gừng là cây gia vị được trồng phổ biến ở nước ta quanh năm. Để sản xuất gừng đạt năng suất củ cao, chất lượng củ tốt, độ thơm đạt tiêu chuẩn thì việc bón phân là công việc nhất thiết phải làm. Ngoài phân hữu cơ giúp cho củ gừng có môi trường phát triển tốt thì phân vô cơ cũng có vai trò không kém trong việc thúc đẩy hình thành năng suất củ cho gừng. Phân vô cơ hay phân hóa học chính là các phân được sản xuất dựa trên các phản ứng hóa học trong đó có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng với hàm lượng cao, dễ tiêu, cây trồng dễ dàng hấp thụ. Nhờ phân bón vô cơ mà thân lá cây gừng sẽ phát triển tốt hơn, củ mẹ đẻ nhiều mầm nhánh, hình thành nhiều củ con hơn.

Điểm danh 5 loại phân bón vô cơ cho cây gừng tác dụng tốt nhất

Phân lân

Loại phân phù hợp: Các loại phân lân đơn trên thị trường gồm có supe lân, phân lân nung chảy, phân lân tự nhiên. Tất cả các loại phân trên đều có thể dùng bón cho cây gừng. Tuy nhiên, supe lân là dạng lân phổ biến, dễ tìm mua nên được nhiều bà con trồng cây gừng lựa chọn, sử dụng hơn

Công dụng, tác dụng

Phân lân có vai trò rất quan trọng với cây cây gừng. Lân là một trong 3 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, lân giúp cho cây cây gừng non nhanh bén rễ hơn, cây cứng cáp khỏe mạnh hơn. Khi cây cây gừng lớn hơn, lân có vai trò giúp cây phân nhiều nhánh, nảy nhiều chồi và hình thành nhiều củ hơn. Tất cả các công dụng đó là nhờ cơ chế sau khi rễ hấp thụ lân đưa vào trong cây, phân nhanh chóng tham gia vào thành phần các enzym, protein và các axit amin. Đây là các yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc phát triển các tế bào, tiền đề cho sự phát triển của cây cây gừng.

Thời kỳ bón: Bón lót

Một số đơn vị sản xuất uy tín: phân lân Văn Điển, Lâm Thao, supe lân Long Thành…,

Phân DAP

DAP là loại giàu hàm lượng lân, đạm dễ tiêu nên một số bà con trồng gừng cũng rất ưa chuộng khi sử dụng loại này bón cho ruộng gừng nhà mình

Thành phần: DAP là phân bón phức hợp công thức là (NH­ 4)­ 2HPO­­ 4;; trong thành phần có chứa 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P­ 2O­ 5 (lân)

Công dụng tác dụng

DAP chứa rất nhiều lân dễ tan, do đó ngay sau khi bón cây gừng dễ dàng hấp thụ lân giúp phát triển bộ rễ ăn rộng và sâu hơn, giúp cây phát triển vững chắc, hấp thu dinh dưỡng sâu rộng đồng thời bộ lá cũng được dày, chất diệp lục nhiều hơn do có thành phần đạm dễ tiêu trong DAP. Do đó, khi dùng DAP hiệu quả và tác dụng của phân bón được phát huy sớm và rõ rệt khi bón lót và bón thúc cho gừng ở giai đoạn mới trồng.

Ngoài ra, do pH trung tính nên DAP có thể sử dụng được ở bất kỳ chân đất nào ở mọi miền đất nước

Phân đạm

Loại đạm phù hợp: Trên thị trường hiện tại có nhiều loại phân đạm như ure, đạm amon, đạm canxi. Với cây gừng là cây gia vị nên loại đạm amon sunfat và ure là các loại đạm phù hợp hơn cả

Công dụng, tác dụng

Đạm là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình trồng cây. Tuy cây gừng không có nhu cầu đạm cao nhưng việc bón đạm với lượng vừa phải vẫn rất cần thiết để cây gừng phát triển cân đối, tăng năng suất củ. Đạm giúp cho cây cây gừng giai đoạn phát triển mầm nhánh và bộ lá tốt hơn. Khi giai đoạn cây gừng ra củ đạm vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì bộ lá giúp cây quang hợp, tổng hợp dinh dưỡng nuôi củ.

Thời kỳ sử dụng: Bón lót, bón thúc

Xuất xứ của các loại đạm trên thị trường: Hiện nay, các nhà máy phân bón có thể sản xuất đạm bao gồm: Đạm Hà bắc, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau.

Phân Kali

Loại phân kali phù hợp: Trên thị trường có các loại phân kali clorua, kali sunfat,… Với cây gừng kali sunfat là loại phân phù hợp hơn cả

Công dụng, tác dụng

Kali tham gia trực tiếp vào cấu trúc tế bào của cây gừng, chúng còn là nguyên tố giúp vận chuyển các dinh dưỡng khác để nuôi cây, giúp tăng hiệu năng sử dụng phân bón khi bón kết hợp phân khác cùng Kali

Ngoài ra, phân kali giúp tăng độ cứng cáp, chống gãy đổ, tăng cường khả năng chống chịu điều kiện bất thuận cho cây cây gừng

Thời kỳ bón: Bón lót, bón thúc

Phân hỗn hợp NPK

Thành phần NPK là dạng phân hỗn hợp được trộn các thành phần đạm, lân, kali theo tỷ lệ khác nhau. Với cây gừng dạng NPK tỷ lệ 16.16.8, 15.9.17 là phù hợp và được dùng phổ biến hơn cả.

Công dụng tác dụng

NPK là phân được phối trộn cân đối tỷ lệ dinh dưỡng nên sẽ dễ dàng hơn với bà con nông dân khi sử dụng. Bón cho cây gừng bằng phân NPK có tỷ lệ như khuyến cáo sẽ giúp cây phát triển cân đối, không lo hiện tượng bị vống cây hay củ nhỏ trong quá trình trồng cây gừng

Phân hỗn hợp NPK của một số công ty còn bổ sung thêm vi lượng và các chất tăng cường hiệu quả phân bón nên sẽ giúp tiết kiệm chi phí phân bón hơn, lượng bón cần ít hơn cho mỗi lần

Thời kỳ bón: Bón lót, bón thúc theo hướng dẫn trên bao bì

Gợi ý cách bón phân vô cơ cho cây gừng

Lượng bón gợi ý

Tổng lượng NPK nguyên chất/1ha/vụ: 70 kg N, 30 – 40 kg P2O5, 70-80kg K 2 O

Thời điểm bón phù hợp

Bón lót: trước trồng 1-2 ngày

Bón thúc: 1 tháng/lần với lượng phân đơn chia đều mỗi lần bón. Nếu dùng phân NPK hỗn hợp có thể bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Lưu ý bón phân cho gừng

Gừng là cây gia vị nên phẩm chất củ càng cay và tinh dầu nhiều, gừng thơm thì sẽ càng tốt. Để phẩm chất gừng tốt ngoài bón phân đa lượng NPK, có thể bón thêm phân chứa thành phần Lưu huỳnh giúp tăng độ thơm của củ gừng hay bón thêm Magie, Canxi giúp củ gừng có độ cứng chắc, dễ bảo quản hơn. Do đó các phân hỗn hợp NPK bổ sung thêm trung vi lượng để bón cho gừng luôn được ưu tiên và mang lại lợi ích nhiều hơn cho bà con

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Top 5 loại phân hóa học dùng cho cây gừng hiệu quả tốt, trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Top 5 loại phân hóa học dùng cho cây gừng hiệu quả tốt và cách bón, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Phân Bón Sinh Học Là Gì Và Cách Làm Phân Bón Sinh Học Hiệu Quả

Phân bón sinh học là gì và cách làm phân bón sinh học HIỆU QUẢ

Nội dung bài viết 1. Phân bón sinh học là gì 2. Phân bón sinh học có lợi ích gì cho cây 3. Phân loại phân bón sinh học 4. Những ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học 5. Cách làm phân bón sinh học 6. Phân bón sinh học giá bao nhiêu

Còn được gọi với một cái tên khác là phân bón hữu cơ sinh học, đây là loại phân bón hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ, được pha trộn và xử lý bằng cách lên men. Nhờ các vi sinh vật có lợi trong quá trình lên men đã giúp loại phân này cân bằng được các chất dinh dưỡng cần thiết, khi bón giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển hiệu quả.

Vì là phân hữu cơ nên khi sử dụng phân bón sinh học cho cây không những tốt mà còn rất hiệu quả, đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể:

Phân bón sinh học rất an toàn đối với cây trồng trong quá trình sử dụng

Có thể sử dụng để bón cho cây ở tất cả các giai đoạn khác nhau như: ‘bón thúc, bón lót, bón nuôi quả,… Do đó nông dân có thể sử dụng phân bón sinh học dễ dàng, không lo cây thừa chất, đất chua hay chết đất. 

Cung cấp cho cây trồng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời tăng năng suất và chất lượng cho cây. 

Sử dụng phân bón sinh học nano còn giúp cây duy trì độ màu mỡ của đất được tốt hơn thay vì sử dụng phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến đất trồng.

Khi sử dụng phân bón sinh học cho hoa hồng, phân bón sinh học cho phong lan sẽ giúp cây có được chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là khả năng tạo độ mùn, acid Humic, Humin,….phần nào giúp cải thiện đặc tính hóa học – sinh học – vật lý cho cây.

Tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh trong đất.

Giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ đó cung cấp các vi sinh vật có lợi cho cây trồng. 

Hiện tại, phân bón sinh học bao gồm phân bón sinh học nano, phân bón sinh học thủy sinh. Mỗi loại phân đều có những ưu điểm khác nhau, cụ thể:

3.1  Phân bón sinh học nano

Được làm từ những vật liệu có kích thước nano, vì kích thước cực nhỏ nên vật liệu nano có thể mang nguồn năng lượng lớn xuyên qua các vách tế bào một cách dễ dàng để có thể chui vào trong vật thể, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 

3.2  Phân bón sinh học thủy sinh 

Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất phân bón sinh học thủy sinh là từ xác bã thực vật. Sau đó qua quá trình ủ, lên men để sản sinh các vi sinh vật có lợi giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.   

Đem đến độ an toàn cao cho người dùng và cây trồng trong quá trình sử dụng

Mức giá rẻ hơn so với những loại phân bón hóa học trên thị trường hiện nay. 

Có thể sử dụng để bón cho cây ở bất kỳ thời điểm nào 

Cải tạo đất trồng, tránh hiện tượng đất chua.

Đem đến độ phì nhiêu cho đất trong quá trình sử dụng.

Cách làm phân bón sinh học tại nhà tương đối dễ, chỉ cần bạn nắm rõ các bước sau đây là có thể tạo ra phân bón hữu cơ sinh học bón cho cây trồng. Các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa phân

Tìm thùng nhựa hoặc thùng gỗ có thể tích từ 20 – 120 lít (với thùng nhựa bạn nên sử dụng khoan để khoan vài lỗ nhỏ giúp cho phân thoát nước trong quá trình ủ).

Bước 2: Lựa chọn vị trí để thùng

Vì quá trình ủ phân sinh học sẽ có mùi nên khi chọn vị trí bạn nên tìm vị trí xa nơi sinh hoạt, đồng thời phải có nhiều ánh nắng mặt trời để giúp phân nhanh khô và đẩy nhanh quá trình phân hủy. 

Bước 3: Chọn loại rác phù hợp

Khi chọn nguyên liệu làm phân bạn cần phân loại và chọn loại rác phù hợp. Nên chọn những loại rác hữu có có thành phần carbon và nitơ đây là những thành phần quan trọng và không thể thiếu trong phân bón sinh học. 

Bước 4: Trộn rác hữu cơ 

Sau khi đã chọn các loại rác hữu cơ phù hợp bước tiếp theo là trộn tất cả các loại rác lại với nhau và tạo thành hỗn hợp rồi mang đi ủ trong thời gian 2 tuần rồi mới tưới nước. Chỉ tưới lượng nước vừa đủ. Nhớ rải thêm một lớp phân nâu lên bề mặt thùng chứa.

Bước 5: Kiểm tra độ ẩm của phân

Bước 6: Kết quả thành công sau khi thực hiện chính xác theo các bước trên

Thông thường thời gian để làm phân sinh học sẽ mất khoảng 30 ngày để thực hiện quá trình ủ, lên men cho phân. 

Rất nhiều người thắc mắc rằng phân bón sinh học giá bao nhiêu? Tùy vào từng loại phân bón sinh học mà mức giá bán trên thị trường sẽ có sự chênh lệch. Mức giá dao động trong khoảng từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn. Do đó để chọn được mức giá hợp lý và phân bón chất lượng bạn nên tìm hiểu những địa chỉ cung cấp phân bón hữu cơ sinh học uy tín được nhiều người đánh giá cao. 

Phân Bón Hóa Học Là Gì

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Các loại phân bón hóa học

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

a. Phân đạm amoni

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

Một loại phân bón vô cơ khá phổ biến không kém gì phân đạm chính là phân lân. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Cách sử dụng phân bón hóa học

+) Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+) Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+) Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

4 điều cần nhớ khi sử dụng phân bón hóa học 1. Lựa chọn loại phân bón phù hợp

Trên thực tế, có khá là nhiều các loại phân bón để bà con lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên với từng loại cây, với từng loại đất, thì việc lựa loại phân bón phù hợp và vô cùng cần thiết.

Lựa chọn loại phân bón phù hợp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Việc lựa chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốt, sẽ phát huy được tối đa hiệu quả giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.

2. Bón phân hóa học đúng thời điểm và đúng liều lượng

Một yếu tố cũng đáng quan tâm, chính là bón phân đúng thời điểm. Với từng loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của loại phân đã chọn.

Ngoài ra, nên bón phân vừa đủ, theo đúng hướng dẫn cũng vô cùng quan trọng. Việc bón quá thừa sẽ gây lãng phí, làm cây bị bội thực, có thể làm cây chết nhất là bón phân vi lượng. Còn khi bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

4. Bón phân hóa học cân đối

Ngoài các yếu tố trên, bà con cũng cần phải tính toán để có thể bón phân hóa học được cân đối nhất. Bà con nên tìm hiểu xem cây trồng của mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào để mang đến những phương pháp bổ sung hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho cây được tăng trưởng ở mức độ cao nhất ngoài ra còn cải thiện độ phì nhiêu để bảo vệ đất trồng

Tag: violet bài hại