Phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm và cách xử lý
Đóng rơm có thể rộng tối đa là 2m và dài là từ 4 mét đến 8 mét trở xuống.
Khi chất rơm lên cao khoảng 30 cm thì tưới nước qua một lần và dùng chân dậm lên cho rơm thấm đều, cứ làm đều như vậy cho đến khi rơm cao lên 1,5 mét thì dừng lại. Sau đó dùng lá chuối hoặc bao nylon ohủ lên để tạo độ ẩm. Sau khoảng vài ngày nhiệt độ rơm đã ủ sẽ tăng cao khoảng 70 độ C sẽ làm mất đi các mầm nấm dại và phân huỷ chất hữu cơ giúp nấm hấp thụ và phát triển mạnh hơn. Sau khoảng 12 ngày đóng rơm ủ sẽ xẹp xuống có thể đem chất ra từng luống.
Cách này chỉ dùng cho rơm khô. Khi rơm khô nhúng vào nước vôi theo tỷ lệ cứ 3 kg vôi thì dùng 100 lít nước. Ngâm rơm vào khoảng 30 phút và cho nước vừa đủ ngập là được mục đích chính là diệt các vi khuẩn, làm sạch nấm tạp, phèn có trong rơm là có thế vớt ra để khô. Sau đó chất thành đống dài tối đa 8 mét và rộng 2 mét và dùng bao nylon hoặc lá chuối che lại để giữ ẩm.
Sau khoảng 2 – 3 ngày nên trở rơm lần nếu rơm quá uót thì nên bỏ bớt các vật che bên ngoài cpnf nếu quá khô nên tưới thêm nước vôi vào vừa đủ. Khoảng 5 – 6 ngày thì kiểm tra lại vắt vài cọng thấy có nước nhỏ li ti, mềm và có mùi đặc trưng khi lên men thì rơm đã đạt chuẩn.
đây là khâu quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến năng suất. Nên chọn meo giống tốt, không bị nhiễm tạp khuẩn sẽ cho ra nấm đạt chất lượng tốt.
Khi bịch meo tốt thì sợi nấm sẽ có màu trắng trong, khi mở bịch sẽ mùi như nấm rơm và tơ nấm phát triển đầy khắp bịch meo. Trung bình một bịch meo giống nặng 120g, gieo trên mô nấm có chiệu rộng 0,5m, cao 0,5m, dài khoảng 5m.
Những lưu ý trồng nấm rơm khi chọn meo giống: Không nên sử dụng meo giống có màu nâu,đen vì chúng đã bị nhiễm khuẩn và không nên dùng bịch meo phần đáy bị ướt hay có mùi hôi.
Hướng dẫn xếp mô và gieo rắc meo gi ống khi sử dụng phương phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm:
Bỏ lớp rơm bên ngoài lấy phần đã ủ phía trong đem đi xếp mô nên xếp hết các phần rơm đã dỡ bỏ lớp đậy bên ngoài.
: Rãi thêm lớp rơm lên mặt liếp và tưới thêm nước dùng tay đè sao cho rộng theo mặt liếp là 50cm, cao lên 20cm, Sau đó rải meo giống lên hai bên luống, cách mép luống khoảng 6cm. Sau đó tiếp tục rải giống như vậy lưu ý phía trên cùng thì không rải meo giống. Nên làm cho bề ngoài mô láng và gọn khi thu hoạch sẽ không làm hư đến các nụ nấm nhỏ.
: Cuốn rơm đã ủ thành từng bó, có đường kính 20cm, dài 50cm xếp thành từng lớp sau mỗi lớp rải meo lên dọc hai bên luống, cách mép 7cm và vuốt cho láng và gọn.
Lưu ý mỗi lớp rơm dày hay mỏng tuỳ thuộc vào thời tiết như mùa nắng thì rơm sẽ mỏng còn vào mùa lạnh thì ủ rơm dày hơn.
Chăm sóc mô nấm và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm khi xử dụng phương phương pháp ủ rơm khi trồng nấm rơm: Tiến hành thu hoạch nấm:
Khi trồng nấm rơm bạn phải biết cách chăm sóc sau
Khi trồng nấm rơm thì không cần phải thêm phân bón gì vào cả vì rơm khi bị phân huỷ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng giúp nấm phát triển. Cần theo dõi theo độ ẩm và nhiệt độ trong suốt quá trình trồng nấm rơm vì đây là yếu tố quyết định quan trọng để nấm hình thành. Vài ngày nên kiểm tra xem độ ẩm rơm như thế nào bằng cách rút một ít cọng rơm ra và lấy tay bóp chặt lại nếu có nước rỉ qua kẻ tay thì là đủ tiêu chuẩn còn nếu khô thì phải thêm nước, còn nếu dư nước thì nên tháo bỏ áo mô ra để thoát nước.
Trại Nấm Toàn Minh chuyên: Cung cấp Đông trùng hạ thảo thành phẩm, rượu đông trùng hạ thảo, nhộng trùng hạ thảo tươi khô. Cung cấp các loại meo nấm: Nấm rơm, nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm milky, nấm bào ngư xám,… Cung cấp thiết bị, máy móc, các loại dưỡng chất trông nấm trồng nấm. Điện thoại: 0931 4444 68 – 0934 080 539
Rơm ủ khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch được và khoảng 7 – 8 ngày là có thể thu hoạch tiếp đợt 2 thời gian thu hoạch 1 đợt là khoảng 3- 4 ngày. Như vậy kết thúc vụ nấm cho 1 lần gieo là khoảng 30 ngày.
: nên thu hoạch 2 lần mỗi ngày là buổi sáng và xế chiều.