Top 10 # Các Loại Phân Bón Lót Và Bón Thúc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Biệt Bón Lót Và Bón Thúc

Bón lót là quá trình sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng. Nhằm mục đích khi rễ vừa phát triển thì đã có chất dinh dưỡng để hấp thụ ngay. Tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển. Tuy nhiên, tùy vào từng giống cây mà kỹ thuật bón lót khác nhau.

Bón thúc là việc bón phân nhằm thức đẩy sự phát triển của cây, theo đó phân sẽ được bón trong thời gian sinh trưởng của cây. Việc bón thúc trong thời gian này giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại sao chúng ta cần phải bón lót

Bón phân trước lúc gieo trồng với mục đích chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển. Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, phân bón sẽ có nhiều thời gian chuyển hóa từ chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ.

Chúng ta biết rằng, nếu ngay từ đầu đã thiếu chất dinh dưỡng. Cây trồng sẽ không đủ sức phát triển, yếu ớt dẫn tới hệ quả sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng.

Một trong những điều cần lưu ý trong quá trình bón lót cho cây là phương pháp bón lót. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm bón khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm của các kỹ sư nông nghiệp, kỹ thuật bón lót được chia thành 3 phương pháp phổ biến như sau:

+ Bón lót bằng cách rải đều phân bên lên mặt đất cần gieo trồng và tiến hành cày bừa đất đã được rải phân. Tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất.

+ Bạn có thể rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo trồng. Dùng một lớp đất mới phủ lên lớp phân bón và cuối cùng bạn đã có thể gieo trồng

+ Với những loại cây hàng năm, trước khi gieo trồng, bạn nên đào hố sâu sau đó mới cho phân bón lót vào hố.

Mỗi giống cây sẽ có tần suất và phương pháp bón phân khác nhau, cụ thể:

+ Các loại cây hàng năm: bón lót thường được tiến hành trước khi làm đất hoặc trước khi gieo cấy cây trồng.

+ Cây trồng lâu năm: người trồng có thể chia thành nhiều giai đoạn bón phân cho cây bao gồm bón lót trước khi gieo trồng. Bón lót vào giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm. Bón lót vào thời điểm sau khi thu hoạch nhằm mục đích phục hồi cây.

Bạn cần nắm rõ loại phân nào nên sử dụng trong giai đoạn bón lót để đem về hiệu quả tốt nhất có thể cho cây trồng.

+ Phân chứa hàm lượng hữu cơ : Phân dùng trong bón lót thường là các loại phân có chưa hàm lượng hữu cơ cao như phân gia súc đã được ủ hoặc qua chế biến, phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà nó còn có tác dụng giúp đất thêm tơi xốp. Thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất.

+ Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ PH: sử dụng cho vùng đất bị chua phèn hoặc cây ăn quả lâu năm.

+ Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao cũng được khuyên sử dụng cho giai đoạn bón lót. Những loại cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả, rau công nghiệp. Người trồng thường dùng phân hóa học có chứa thành phần lân hoặc kali

Các loại phân dùng để bón lót nên có đặc điểm là phân chậm tan như phân bón hữu cơ, phân lân,…Tốt nhất nên hòa trộn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp.

Tất cả các loại cây trồng đều cần chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Song, lượng dinh Dưỡng hấp thụ phụ thuộc vào từng giai đoạn nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy tối đa công dụng phân bón mà cây trồng cũng phát triển tốt.

Lượng phân dùng để bón lọt phụ thuộc vào 4 yếu tố: loại phân bón, đặc tính của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Phân hữu cơ, phân lân thường được sử dụng với lượng lớn cho bón lót. Mặt khác, phân đạm và kali chỉ cần bón một phần ít.

Ngoài ra, thành phần cơ giới của đất nặng, giàu mùn thì nên bón lót với lượng lớn hơn. Vì vậy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng lãng phí phân bón do quá trình rửa trôi.

Tập trung bón lót cho các loại cây trồng ngắn ngày, tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian.

Bị rửa trôi : nước mưa, nước tưới có thể cuốn trôi phân bón. Lượng phân bón bị thất thoát do rửa trôi có thể lên đến 30%.

Bốc hơi: Một số phân bón dễ bốc hơi bởi các phản ứng hóa học, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao.

Bị giữ chặt: Các hạt keo trong đất có thể giữ chất dinh dượng trong phân bón lại, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

Bón lót là bước chăm sóc cây trồng cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cây trồng sau này. Bón đúng, bạn sẽ nhận được kết quả hoàn hảo nhất từ cây trồng. Bên cạnh việc bón phân đúng kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố khác như : nước, nhiệt độ, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Email: luoitrangia@gmail.com

Bón Lót, Bón Thúc Là Gì? Hướng Dẫn Bón Lót, Bón Thúc Phù Hợp

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân.

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Kỹ Thuật Bón Lót, Bón Thúc ! Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón

Phân bón là một yếu tố không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên để phân bón phát huy hiệu quả cao cần phải có những biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón (kỹ thuật bón phân) phù hợp đối với từng loại đất, với từng loại cây trồng.1.Yêu cầu và mục đích bón phân là gì?Với cây trồng cần:

Với đất canh tác phân bón phải duy trì, cải thiện và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ cho đất. Cải tạo đất đai ngày càng tốt lên, đảm bảo cây trồng nói riêng và nền nông nghiệp nói chung phát triển một cách bền vững.2.Nguyên tắc sử dụng phân bón Khi sử dụng phân bón cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn, từng loại cây trồng, đặc điểm của đất đai để lựa chọn những loại phân thích hợp, tránh thiếu hụt hay dư thừa phân bón. Ví dụ như giai đoạn nuôi trái cây cần phân bón chứa nhiều kali để tích lũy các chất hữu cơ như tinh bột, protein,… về hạt, củ, quả. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển cành lá) cần cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng. Các loại đất nghèo mùn, đất chai cứng, bạc màu cần bón các loại phân bón hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh…. bổ sung mùn, các chất hữu cơ, các vi sinh vật có tác dụng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.Sử dụng phân bón đúng thời điểm, đúng lúc: Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, yêu cầu về phân bón và các dưỡng chất ở từng giai đoạn là khác nhau. Vào từng giai đoạn cần cung cấp đủ và kịp thời mới phát huy được hết hiệu quả, nếu thiếu hụt thì bổ sung sau cũng sẽ không đạt hiệu quả cao. Ví dụ bón thúc ra hoa nếu bón muộn thì số lượng hoa phân hóa ít, hoa nhỏ từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng trong suốt tất cả các giai đoạn, trong suốt chu kỳ sống của mình. Vì thế, để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất, cần chia phân bón ra nhiều lần bón, bón đúng lúc mà cây cần. Nếu bón dư thừa cây không hấp thu hết, phân bón sẽ bị rửa trôi, bốc hơi gây thất thoát, lãng phí hoặc có tác động xấu lại cây trồng.Sử dụng phân bón đúng lượng: Đối với cây trồng phân bón không được thiếu cũng không được thừa, chỉ cần đủ mới phát huy được hiệu quả tốt nhất. với mỗi loại phân bón sẽ có những liều lượng phân bón thay đổi khác nhau cho từng loại cây trồng.Sử dụng phân bón đúng phương pháp đúng cách: Tùy thuộc vào loại phân mà có những kỹ thuật sử dụng khác nhau. Có loại chuyên dùng cho bón lót, có loại chuyên cho bón thúc, có loại rải trên mặt đất, có loại vùi sâu xuống đất. Ví dụ các loại phân dễ bốc hơi, tan nhanh trong nước thì bón vùi vào trong đất, các loại phân khó bốc hơi, lâu tan thì cỏ thể rải trên mặt đất hoặc dùng để bón lót. Các loại phân bón có hiệu lực nhanh, cây trồng dễ hấp thu có thể dùng để bón thúc.Sử dụng phân bón đúng thời tiết: Thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng phân bón. Trời mưa nhiều phân bón có thể bị rửa trôi gây thất thoát phân bón, cây không sử dụng được. Thời tiết nắng nóng phân bón có thể bị bốc hơi do xảy ra các phản ứng hóa học gây thất thoát phân bón.3.Thời kỳ và phương pháp sử dụng phân bón Có hai thời kỳ sử dụng phân bón:a.Bón lót và phương pháp bón Là sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng nhằm mục đích khi rễ phát triển thì có thức ăn (các chất dinh dưỡng) để hấp thu ngay tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu, hay tạo điều kiện cho phân bón sẽ có thời gian phân hủy những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu. Nếu từ đầu thiếu phân bón cây trồng sẽ không đủ sức, yếu ớt, sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng. Phân bón lót thường là những phân bón chậm tan như phân bón hữu cơ ủ hoai mục, phân chuồng.Phương pháp bón lót Là bón vào đất, rải đều ra mặt ruộng rồi cày bừa vùi xuống hay rải theo hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất rồi mới tiến hành gieo trồng, hoặc bón phân vào hố trước khi trồng đối với các loại cây lâu năm.b.Bón thúc và phương pháp bón Là sử dụng phân bón trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển với mục đích cung cấp đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thúc không đủ phân cây trồng sẽ kém phát triển, đạt năng suất thấp. Các loại phân bón thúc là các loại phân bón dễ tan, chứa các dưỡng chất dễ tiêu (dễ hấp thu), phân hữu cơ hoại mục, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh.Bón thúc được chia ra nhiều lần bón: Bón thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là bón vào thời kỳ cây trồng phát triển thân, cành, lá, đẻ nhánh, vươn lóng. Bón thúc trước khi ra hoa nhằm cung cấp dinh dưỡng để cây phân hóa mầm hoa tạo điều kiện cho hoa ra khỏe, nhiều, đồng loạt, nâng cao sức sống của hạt phân, tăng tỷ lệ đậu quả. Bón thúc nuôi trái/củ/quả là bón sau khi đậu trái/quả, hình thành củ nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ để cây nuôi quả, tạo củ/hạt, tích lũy tinh bột, đường,….giúp cây trồng có một vụ mùa năng suất cao.Phương pháp bón thúc Có nhiều phương pháp bón thúc như:

4.Hiệu quả sử dụng phân bóna.Thất thoát phân bón Lượng phân bón cây trồng không sử dụng được là lượng phân bón bị thất thoát. Nguyên nhân thất thoát phân bón do:: Do nước (nước mưa, nước tưới) cuốn trôi, phụ thuộc vào lượng nước, địa hình, loại phân bón. Mưa nhiều hay tưới với lượng nước lớn, đất dốc, đất rời rạc không có thảm thực vật che phủ phân bón dễ bị rửa trôi. Các loại phân bón dễ hòa tan bị rửa trôi nhiều. Thất thoát phân bón do bị rửa trôi chiếm trên 30% lượng phân bón bị thất thoát.

Phân bón bốc hơi bởi các các phản ứng hóa học, các loại phân dễ bay hơi, phân bón lá thường rất dễ bốc hơi, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao. Phân đạm là loại phân bón bị thất thoát nhiều nhất bằng con đường bốc hơi, do xảy ra các phát ứng nitrat hóa hay khử nitrat khiến thất thoát trung bình 30% lượng đạm. : Các chất dinh dưỡng trong phân bón có thể bị các hạt keo đất giữ lại, cây trồng không thể hấp thu được.b.Hệ số sử dụng phân bón Tỉ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng chứa trong phân bón mà cây trồng hấp thu, sử dụng được sau khi đã trừ đi lượng phân bón bị thất thoát được gọi làhệ số sử dụng phân bón. Hệ số sử dụng phân bón phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm đất đai, điều kiện khí hậu, loại phân bón, kỹ thuật sử dụng phân bón, điều kiện canh tác.c.Hiệu quả sử dụng phân bón Hiệu quả sử dụng phân bón được thể hiện bởi hiệu suất phân bón. Hiệu suất phân bón được tính bằng số đơn vị nông sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị phân bón nguyên chất. Ví dụ như hiệu suất của phân đạm cho cây cà phê được tính bằng số kg cà phê thu được/số kg N sử dụng. Hiệu suất phân bón càng cao thì hiệu quả sử dụng phân bón càng cao. Tính hiệu suất phân bón bằng cách so sánh năng suất, sản phẩm thu được giữa công thức bón loại phân đó và công thức đối chứng không bón loại phân đó trên cùng một loại cây trồng, trên cùng một đơn vị diện tích, cùng một điều kiện canh tác và sử dung các sản phẩm phân bón khác nhau. Dựa theo lượng năng suất tăng lên đó để đánh giá hiệu suất phân bón. Tăng hệ số sử dụng phân bón cũng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bằng tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây trồng và hạn chế sự thất thoát phân bón .Tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, bằng việc duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Hạn chế thất thoát phân bón bằng các vùi phân xuống đất, chia nhỏ ra nhiều lần bón, không bón dư thừa, tưới nước đúng kỹ thuật, bón phân hữu cơ sẽ tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây…

Bón Thúc Là Gì? Bón Lót Là Gì? Cách Bón Phân Tốt Nhất Cho Cây Trồng

Tổng quan về bón thúc

Bón thúc là kỹ thuật bón phân cho cây trồng ở giai đoạn cây đang sinh trưởng tốt. Mục đích là để cung cấp bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho các quá trình phát triển của cây. Đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa, kết quả sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Bón thúc phù hợp với tình hình cây trồng sẽ cho năng suất, sản lượng cao.

Bên cạnh cũng có trường hợp do thiếu chất dinh dưỡng nên cây phát triển kém. Nhà nông có thể theo dõi tình hình của cây để bón thúc cải thiện kịp thời. Các loại phân dùng để bón thúc thường có tính dễ tan, cây trồng hấp thụ nhanh chóng.

Tổng quan về bón lót

Bón lót là kỹ thuật bón phân vào đất trước khi gieo trồng và bắt đầu mùa vụ. Với các cây ngắn ngày thì bón lót thường được áp dụng trong lúc cày, xới đất sau một mùa vụ. Riêng các cây lâu năm thì bón lót có thể áp dụng ngay trong quá trình cây chậm sinh trưởng.

Bón lót thường được áp dụng với các loại phân khó tan, cây trồng khó hấp thụ ngay. Phần lớn là phân hữu cơ phải trải qua quá trình phân giải của vi sinh vật nên sẽ tốn thêm thời gian. Việc bón lót giúp chuẩn bị được trước nguồn dinh dưỡng để khi cây phát triển sẽ sử dụng được hiệu quả. Có thể pha trộn thêm loại phân dễ tan để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.

6 lưu ý về cách bón phân cho cây trồng tốt nhất

Bón thúc, bón lót hay những cách bón khác cần phải tuân thủ theo các tiêu chí sau để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bón đúng loại phân

Phải theo dõi tình hình hiện tại của cây trồng cần bổ sung nguyên tố dinh dưỡng gì để lựa chọn loại phân phù hợp. Khi cây cần nguyên tố này nhưng lại bón không đúng sẽ để lại nhiều ảnh hưởng. Bao gồm cây sẽ không phát triển tốt, lượng dư phân sẽ gây hại cho đất, gây ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng.

Bón đúng lúc

Quá trình sinh trưởng của cây sẽ có những thời điểm cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Nhà nông phải biết được điều này để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây. Không bón quá sớm hay quá trễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Bón đúng đối tượng

Bên cạnh việc bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì yếu tố khác như vi sinh vật cũng cần phải chú ý. Nên sử dụng phân bón hữu cơ để tạo điều kiện phát triển nhóm vi sinh có lợi. Điều này sẽ giúp cho sự phát triển của cây trồng. Nhóm vi sinh có lợi hoạt động mạnh sẽ phân giải nhanh các hợp chất hữu cơ trong đất. Mặt khác ức chế sự phát triển của nhóm vi sinh có hại.

Bón phân đúng đối tượng còn thể hiện ở chỗ bón phân cho cây nhằm giúp cây tăng khả năng kháng lại sâu bệnh và điều kiện bất lợi. Không được nghĩ việc bón phân đơn giản là bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bởi sẽ không mang lại được hiệu quả phân bón cao nhất.

Điều kiện thời tiết, khí hậu cũng có tác động lớn đến việc bón phân. Vào mùa mưa phân dễ bị rửa trôi sẽ gây lãng phí. Vào mùa nắng nhiều dễ dẫn tới hiện tượng cháy lá, hoa. Với cây ngắn ngày có nhiều mùa vụ trong năm cũng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Có thể phối hợp thêm các phương pháp khác để bảo vệ cây trồng khi thời tiết có phần khắc nghiệt. Cần phải chú ý nhiều hơn để phân bón phát huy hiệu quả tốt nhất.

Bón phân đúng cách

Có nhiều cách bón phân khác nhau như bón thúc, bón lót, phun trực tiếp lên lá, bón vào rãnh, bón vào hố, rắc bột, tưới phân dạng dung dịch. Tùy vào loại cây trồng, loại đất khác nhau mà có cách bón phù hợp. Bón phân đúng cách giúp nâng cao năng suất cây trồng hiệu quả.

Bón phân cân đối

Phải đảm bảo cung cấp đủ các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây. Không bón thiếu hay dư thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Có thể lựa chọn sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất theo công nghệ sinh học hiện đại bởi tỷ lệ thành phần dinh dưỡng đã được cân đối.

Đặc biệt chú ý tới các loại phân bón hóa học. Vì lượng phân dư thừa để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến cây trồng mà còn môi trường xung quanh. Bón phân cân đối giúp tăng hiệu quả sử dụng phân, tăng năng suất, sản lượng, cải tạo đất trồng, bảo vệ môi trường được tốt nhất.