Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Những Loại Cây Bụi Thấp Phủ Nền Đẹp mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổng Hợp Những Loại Cây Bụi Thấp Phủ Nền Đẹp
Đối với các dự án cảnh quan, dù là quy mô lớn hay nhỏ thì cây bụi phủ nền là một phần không thể thiếu. Vóc dáng tương đối nhỏ nhắn, um tùm, các loại cây này sẽ tạo thành thảm trang trí vô cùng đẹp mắt, đồng thời còn có tác dụng chống xói mòn đối với các khu vực đồi dốc, trồng trang trí các quán cafe hay trồng viền cho các dải phân cách, đường phố công viên…
Tại sao nên sử dụng cây bụi phủ nền
1. Cây bụi mang đến nguồn không khí tươi mát trong lành
Cùng giống như các loại cây công trình khác, cây bụi cũng có tác dụng thanh lọc không khí, mang đến môi trường sống trong lành mát mẻ, tạo mỹ quan đẹp cho không gian xung quanh.
2. Tăng tính thẩm mỹ
Dù là cây phủ nền, nhưng hiện nay cây cũng có nhiều màu sắc và hoa đẹp mang đến màu sắc tươi mới và bắt mắt cho không gian.
3. Bảo vệ môi trường đất
Nói về tác dụng bảo vệ đất và giảm xói mòn, ngập úng thì tất nhiên không thể thiếu sự hỗ trợ của cây phủ nền.
Các loại cây này sẽ giúp giữ ẩm cho đất tốt hơn cho với việc sử dụng các vật liệu khác.
Các loại cây bụi phủ nền đẹp nên chọn hiện nay
1. Cây kỉ đỏ
Cây kỉ đỏ, hay còn gọi là cây dền kiểng, diệu đỏ, đối với dân công trình mà nói thì đây chính là loại cây lá màu phù hợp nhất cho việc phủ nền. Kỉ đỏ ưa sáng hoặc bán râm, có chiều cao trung bình từ 10 – 20cm, sinh trưởng rất tốt mà không cần tốn nhiều công chăm sóc.
2. Cỏ đậu phộng
Cỏ đậu phộng rất phù hợp với những dự án lớn, trong các nhà máy, xí nghiệp hay công viên lớn, cây có chiều cao từ 20 – 40cm, mọc lan rất nhanh. Cỏ đậu phộng có màu xanh đậm hình bầu dục, hoa vàng nổi bật, có thể sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ở trên mọi loại đất
Ngoài ra, cây còn có khả năng cộng sinh với các loại vi khuẩn, tạo đạm từ nito có trong không khí, vừa giữ ẩm, vừa tạo mùn cho đất, đặc biệt hiệu quả trong việc chống xói mòn và cải tạo đất.
3. Lá gấm
Nếu bạn thích một loại cây bụi nhiều màu sắc và độc lạ thì cây lá gấm là sự lựa chọn phù hợp nhất. Với chiều cao trung bình từ 20 – 30cm, cây mọc bụi thấp rất thích hợp để trồng thảm cho các dự án công viên, sân vườn,…
Lá gấm gần giống với lá tía tô, mép lá màu lục, bên trong lại màu tím đỏ, viền lá màu vàng tươi hoặc cam, do đó cây tạo nên một màu sắc vô cùng đa dạng.
Đặc biệt, cây lá gấm chịu hạn rất tốt, ưa nắng và phát triển tốt khi không được tưới nước và bón phân nhiều.
4. Cây lẻ bạn
Lẻ bạn hay còn được gọi là cây sò huyết, bề ngoài gần giống với cây bảy sắc cầu vồng, cây có chiều cao trung bình từ 20 – 25cm
Cây lẻ bạn có phần trên mặt lá màu xanh, mặt dưới lại là màu tím hoặc tím hồng, nhọn dần về phần cuối lá.
5. Cỏ lan chi
Cỏ lan chi (thảo lan chi) trông bề ngoài có vẻ yếu đuối, khó chăm sóc nhưng thật chất lại là loại cây sống rất mãnh liệt, chịu được thời tiết khắc nghiệt dù được trồng trong môi trường thiếu sáng hay nắng gắt.
Cỏ lan chi không những phủ nền đẹp, mà còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, hấp thụ các chất hoá học có hại trong không khí như cacbon dioxit, nito oxit…
6. Hoa mười giờ
Mười giờ là loại cây phủ nền mọng nước, thân cây nhỏ, nhiều nhánh và lan rất nhanh. Hiện nay mười giờ đã được lai tạo ra nhiều màu sắc đa dạng như: trắng, đỏ, hồng, cam, tím…
Hoa mười giờ chịu hạn rất tốt, thích hợp trồng đất khô và không cần quá nhiều công chăm sóc.
Ngoài trồng phủ nền ra, cây mười giờ còn được ứng dụng trồng giỏ, treo chậu và trồng dọc sân vườn lối đi rất đẹp.
7. Cây cẩm thạch
Cẩm thạch thuộc loại thân cỏ, sống khá lâu năm và phân cành nhiều, cây có chiều cao trung bình từ 15 – 30cm.
Cây cẩm thạch khá ưa sáng và chịu hạn tốt, lá cẩm thạch nhún trên bề mặt lá, sờ vào hơi sần, màu xanh bóng, viền mép có hơi loang lổ màu trắng.
8. Cẩm tú mai
Cẩm tú mai có hoa màu trắng hoặc tím li ti, nở quanh năm, là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng mặt trời, rất thích hợp để phủ nền công trình.
Cây có chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, là loại cây trồng viền phổ biến nhất tại các đường phố Hồ Chí Minh.
9. Trâm ổi
Trâm ổi hay còn được gọi là cây ngũ sắc, thuộc dạng cây thân bụi mềm, dài với gai mềm.
Hoa trâm ổi nở rực rỡ từ tháng 6 đến tháng 10, với nhiều màu sắc đa dạng như: đỏ, trắng, hồng, vàng, tím…
Người ta thường ứng dụng trồng cây trâm ổi phủ nền ở các khu công nghiệp, khu đô thị hay công viên, các cảnh quan sân vườn biệt thự. Bạn chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng và nguồn nước là cây sẽ phát triển tốt và cho hoa đẹp.
10. Cây chuỗi ngọc
Cây chuỗi ngọc tạo hàng rào cảnh quan vô cùng tốt, cây sinh trưởng mạnh và không cần quá nhiều công chăm sóc.
Lá chuỗi ngọc có hình trứng, màu xanh nhám hoặc vàng óng, cây thường được cắt tỉa tạo dáng thành viền đẹp mắt, phủ kín không gian.
11. Hoa dừa cạn
Dừa cạn ngày nay rất sai hoa, hoa lại rất đa dạng về màu sắc: cam, vàng, hồng, tím, trắng…. tươi tắn như những cánh bướm rủ xuống đẹp mắt.
Cây có tốc độ phát triển nhanh nhưng lại có nhược điểm là cây ngắn hạn, chịu hạn kém.
12. Hoa trang
Cây hoa trang thuộc loại cây bụi thân gỗ có lá mọc đối diện nhau, là có hình elip đến thuôn và bóng. Hoa trang thường nở chính vào mùa hè, quanh năm vẫn nở hoa nhưng ít hơn.
Cây thường được trồng làm hàng rào hoặc phủ nền công trình.
13. Cây thanh tú
Thanh tú là loài hoa nhập ngoài có màu hoa lạ mắt dễ gây ấn tượng mạnh cho những người nhìn thấy nó.
14. Cây Phong huệ
Phong huệ hay còn được gọi là cỏ tiên, huệ lan, là cây thân thảo có chiều cao từ 10 – 30cm, thân hình mảnh khảnh, thanh tú trông rất đẹp mắt.
Cây nổi bật với hoa màu hồng, trắng hoặc vàng xinh xắn, thường được sử dụng để trang trí cảnh quan sân vườn, ven hồ nước, không những đẹp mà còn có thể hấp thụ một số khí thải có trong môi trường.
Những thời điểm thích hợp để trồng cây bụi
Cảnh quan Thành Phố Xanh chúng tôi xin gợi ý một số thời điểm thích hợp nhất để trồng cây bụi, đó là:
– Sau khi hoàn thiện công trình, trong xong cây lớn và cây bóng mát, phần cuối cùng chính là che phủ nền, lúc này ta có thể trồng loại cây bụi phủ nền phù hợp nhất với không gian xung quanh.
– Khi bạn đang có một khuôn viên quá lớn, muốn phủ xanh chúng nhưng lại không được sử dụng cây bóng mát lớn, thì cây phủ nền là sự lựa chọn thích hợp.
– Bạn muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn muốn phủ xanh toàn bộ không gian, đảm bảo mang đến vẻ đẹp cho công trình thì cây phủ nền là lựa chọn tối ưu nhất.
Mọi thông tin về Tổng Hợp Những Loại Cây Bụi Thấp Phủ Nền Đẹp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0936 979 303 – 0367 853 627.
Top 20 Cây Bụi Trồng Nền, Phủ Xanh Khuôn Viên Cảnh Quan
Những loại cây bụi thấp thường được trồng phủ nền trong các dự án cảnh quan quy mô lớn, với vóc dáng nhỏ nhắn, um tùm đặc trung của cây bụi, cây có tác dụng tạo thảm trang trí đẹp, chống xói mòn đất ở những vùng đồi dốc, trồng viền trên các dải phân cách, lề đường hoặc trên đường phố, công viên, quán cafe sân vườn…
Cây cỏ lạc, hay còn gọi là cỏ đậu phộng, lạc tiên, có tên khoa học là Arachis pintoi, cây thuộc dạng thân bò, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 20 – 80cm, có lá màu xanh đến xanh đậm, hình bầu dục, đầu tròn, mép nguyên, cuống lá hơi có hình trái tim, mặt lá phủ lông tơ mịn, lá mọc đối.
Cây có lạc có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, có thể sống tốt ở mọi loại đất, dù là cằn cỗi hay nắng gắt, cây vẫn khoe được sức sống mãnh liệt của nó.
Ngoài ra, cây còn có khả năng cộng sinh với vi khuẩn, tạo đạm từ nito có trong không khí và có khả năng phát triển nhanh, vừa giữ ẩm, vừa tạo mùn cho đất. Cây cỏ lạc được coi là loại cây chống xói mòn, cải tạo là đất rất hiệu quả.
2. Cây mai chỉ thiên
Mai chỉ thiên có hoa màu trắng, luôn hướng lên trời nên có tên “chỉ thiên”.
Hoa màu trắng kích thước trung bình đẹp bao phủ cây trong những tháng ấm hơn, cây có hoa quanh năm nhưng mùi hương không thơm lắm.
Cây chịu được nắng, ưa thích ánh sáng mặt trời và chỉ yêu cầu mức nước trung bình nên rất phù hợp để chọn làm cây trồng nên cho các khuôn viên cảnh quan như công viên, bồn hoa lớn trên đường phố,…
3. Cây dền đỏ
Cây dền đỏ hay còn gọi là cây kỉ đỏ, cây diệu đỏ, cây cau kỉ, cây có tên khoa học là Alternanthera bettzickiana, đây là một loại cây bụi phủ nền phổ biến mà dân công trình đều ưa dùng.
Cây có chiều cao trung bình từ 20 – 40cm, lá cây thường có màu đỏ tía, hình bầu dục thuôn dài, nhọn ở đầu, với lá mọc đối nhau từ gốc lên tới ngọn.
Loài cây này ưa sáng hoặc bán râm, cây sinh trưởng và phát triển rất nhanh, dễ chăm sóc, có khả năng chịu được môi trường nóng ấm, khô hạn hay gió lạnh đều được.
Ngoài phủ nền, cây cũng được sử dụng để trồng viền, tạo hình hoặc chữ rất phổ biến tại các công viên, khi du lịch hoặc các vòng xoay đường phố.
Cây chuỗi ngọc, hay cây thanh quan, cây rìa xanh, cây dâm xanh, cây chim chích, cây chuỗi xanh, cây chuỗi vàng, đều là một, cây có tên khoa học là Duranta repens, có nhiều cao trung bình từ 0,2 – 3m.
Đây là dạng cây bụi thường xanh hoặc bụi nhỏ, lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, dài từ 2,3 – 7,5cm, có cuống ngắn, sắp xếp trên thân theo cặp đối diện nhau, hoặc vòng 3 lá. Lá chuỗi ngọc thường có màu vàng hoặc màu xanh nhẵn.
Với màu sắc vàng óng nổi bật, cây được tạo hình và cắt tỉa, trang trí trong công viên, thường ứng dụng làm hàng rào, tạo viền hoặc tạo hình chữ rất độc đáo, góp phần tăng thêm mỹ quan cho khu vực.
5. Cây hồng lộc
Cây hồng lộc là một trong những cây bụi công trình phổ biến nhất hiện nay, cây có nhiều cành nhánh với nhiều màu lá khác nhau như xanh, đỏ hồng hay vàng.
Cây hồng lộc mang ý nghĩa của những điều tốt lành nên chúng thường được trồng trong sân vườn, công viên hay trường học.
Cỏ xuyến chi, có tên gọi khác là cúc mặt trời, cúc xuyến chi, cây có tên khoa học là Wedelia Trilibata, cây thuộc họ Cúc Asteraceae, xuất xứ từ Ấn Độ và sau đó được du nhập sang các nước châu u, châu Phi vào cuối thế kỉ XVI.
Cây cỏ xuyến chi thuộc loại thân thảo bò dày trên mặt đất, sống lâu năm, hoa nở rất nhiều và trông giống hoa cúc vạn thọ, cho nên người ta mới gọi nó là cúc xuyến chi.
Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, thường được trồng phủ nền trong các công viên, khu du lịch hoặc sân vườn, tạo nên màu sắc và cảnh quan tươi đẹp, bắt mắt, cây có ý nghĩa tượng trưng cho sự chung thủy, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây cúc xuyến chi còn là một vị thuốc đắng, nhạt, hơi the, có tính mát, để giúp thanh lọc cơ thể, mát máu, tiêu độc, sát trùng, chữa viêm họng, sưng họng, phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, mày đay, bệnh ngoài da mẩn ngứa, nóng đỏ…
7. Cây tía tô cảnh
Đây là loại cây bụi để phủ nền với chiều cao trung bình từ 20 – 40cm, lá cây có màu đỏ tía viền xanh, hình bầu dục thuôn dài. Loại cây này khá ưa sáng hoặc bán râm. Chúng có khả năng sinh trưởng trong nhiều điều kiện như nóng ẩm, gió lạnh hoặc khô hạn.
Ngoài công dụng phủ nền, cây còn được dùng để tạo viền, tạo hình hoặc tạo chữ ở công viên hoặc các khu du lịch.
Cây thài lài tía có tên khoa học là Tradescantia pallida, cây thuộc họ Thài lài Commelinaceae, cây có thân màu tím sặc sỡ với thân và lá mọng nước, cây có thể lan rộng ra xung quanh khu vực trồng. Lá thài lài dài và nhọn ở đầu, chiều dài từ 7,6 – 12,7cm, rộng 2,5cm, thân và mặt trên của lá có màu đỏ tía hoàng gia đậm hay màu lam ngọc xám.
Cây thài lài tía thích ánh sáng bán phần, cây ưa ẩm, sống tốt trong đất khô và có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần tưới nước.
Ngoài công dụng trang trí, phủ nền trong cảnh quan, cây còn là một loại thuốc chữa bệnh viêm phổi, tiểu tiện bất lợi, mụn nhọt…
9. Cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc hay còn gọi là cây bông ổi, là loài cây bụi có cành mềm, dài, gai mềm và cong xuống.
Lá cây hình trái xoan, có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng. Hoa của cây ngũ sắc thường nở vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, trắng, hồng, vàng.
Cây ngũ sắc thường được trồng trong các khu công nghiệp, khu đô thị, công viên hay các cảnh quan sân vườn biệt thự.
Cây chỉ cần được cung cấp đủ ánh sáng và đất trồng thoát nước tốt là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh.
Cây cỏ lan chi hay còn gọi là thảo lan chi, cây có tên khoa học là Chlorophytum bichetii, cây thuộc họ Tỏi rừng Asphodelaceae, cây có nguồn gốc từ các nước Châu Phi vùng nhiệt đới.
Tưởng như cây lan chi trông có vẻ rất yếu đuối, mỏng manh, nhưng đây lại là loài cây có sức sống khá mãnh liệt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, dù là độ ẩm hạn chế hay do thiếu sáng.
Lá lan chi thường mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầy, màu xanh bóng nổi rõ hai dải màu trắng dọc theo mép lá, cây có khả năng làm sạch không khí, hấp thụ rất mạnh những vật chất hóa học có hại trong không khí như Aldehyde formic, carbon dioxit, nito oxit.
Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).
Hoa dừa cạn tạo nên thảm màu sắc tươi mới, bắt mắt nên rất thích hợp dùng để tạo thảm hoa hay cây hoa trồng viền trong sân vườn, công viên, đường phố, để trang trí ban công, sân thượng, cửa sổ…cũng rất đẹp.
12. Cây lẻ bạn
Cây lẻ bạn hay còn gọi là cây sò huyết, cây bạn hoa, cây tử vạn niên thanh, cây thuộc loại thân bụi nhỏ, rất nhanh nhảy cây con để tạo khóm, có chiều cao trung bình từ 20 – 50cm, có bông và sống lâu năm.
Với kích thước nhỏ gọn là thế, cây được chọn trồng trong các khuôn viên sân vườn, cây xanh, trồng vỉa hè đô thị hoặc cũng có thể phối kết để tạo khối trong một diện tích rộng.
Ngoài công dụng phủ nền, trong đông y, cây có hoa vị ngọt, mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, cây còn có thể dùng nấu nước uống, nhằm trị các bệnh cảm, sốt, ho, đau đầu…
13. Cây mười giờ
Cây mười giờ, hay còn được gọi là hoa tí ngọ, hoa lệ nhi, có tên khoa học là Portulaca grandiflora, cây thuộc họ rau sam Portulacaceae, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, và nay đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Hoa mười giờ thuộc loại cây thân thảo mọng nước, có thể đẻ ra rất nhiều cành nhánh, chiều cao trung bình của cây khoảng 10 – 30cm. Thân cây có màu hồng nhạt, mọng, giòn, lá màu xanh nhạt, nhỏ, hình bông hồng nhỏ xinh. Ngày nay, mười giờ có rất rất nhiều màu sắc khác nhau nở rực rỡ và thu hút người nhìn như mày vàng, trắng, hồng nhạt, hồng đậm, cam, đỏ…
Cây cẩm thạch là loại cây thân cỏ, bụi nhỏ sống lâu năm phân cành nhiều, có chiều cao từ 15 – 30cm. Lá cây sáng dày và thô, có hình trứng tròn bầu tại đỉnh lá. Lá cẩm thạch nhún trên mặt lá, sờ vào có cảm giác sần, có màu xanh bóng với các viền mép loan lổ màu trắng. Cảm thạch ưa nắng và chịu khô hạn tốt, nên trồng nơi đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Lá cây cẩm thạch đẹp, mọc thấp và nhiều cành nhánh nên phù hợp làm cây trồng nền trong công trình cảnh quan, trồng nền tạo thảm cây trang trí công viên, sân vườn, trồng chậu làm cây nội thất, cây cảnh văn phòng, hành lang.
15. Cây ngọc bút
Cây ngọc bút thuộc nhóm cây bụi thân gỗ nhỏ, phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, cao khoảng 1-15 m. Lá thường xanh, mọc đối, dài 3-25 cm, với nhựa màu trắng sữa. Hoa có hương thơm, màu trắng, đường kính 1-5 cm. Các tên gọi trong tiếng Việt cho các loài trong chi này là lài trâu, ly lài, ly, ngọc bút,…
Cây ngọc bút mọc thành bụi nhỏ, dễ sống và cắt tỉa nên được sử dụng làm cây trồng viền, trồng hàng rào trong công viên, bồn hoa vệ đường,… cây mọc xanh tốt quanh năm. Nhờ tỏa ra mùi hương ngọt ngào và nồng nàn nhất vào ban đêm, mà những khóm hoa ngọc bút kép rất được ưa chuộng trồng dưới hiên nhà, làm đẹp góc sân vườn vừa có hương vừa có sắc.
16. Cây hoa chiều tím
Cây còn được gọi là cỏ nổ thân cao là loài cây thân thảo đa niên cao. Một cây thường xanh lâu năm, có chiều cao khoảng 1m. Lá có màu xanh đậm và được sắp xếp đối nghịch tại các nút.
Lá hình cây thương có chiều dài tới 15 – 30 cm. Hoa có 5 cánh hoa, có màu xanh kim loại đến tím, đường kính khoảng 10cm. Một nhánh cây hoa chiều tím có thể lan rộng, ra hoa màu tím, đẹp cho đường viền, cụm và bụi.
17. Cây phong huệ
Cây phong huệ hay còn được gọi là cây móng tay, cây cỏ thi, cỏ tiên, hoa huệ lan, cây thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae. Cây thân thảo, cao từ 10 – 30cm, thân hình mảnh mai, thanh tú và đẹp đẽ. Nổi bật nhất là hoa của nó, hoa có 6 cánh, cánh hoa dày bóng dạng hoa sen có màu hồng, trắng hoặc vàng trông rất đẹp mắt.
Cây thường được trồng trang trí tạo cảnh quan sân vườn, cây vừa đẹp, vừa sang trọng, vừa có thể hấp thụ một số khí thải trong môi trường.
18. Cây cẩm tú mai
Cẩm tú mai là loài cây bụi nhỏ thường xanh, có thể cao đến 60 cm, tán cây rộng đến 90 cm, hoa màu tím hoặc màu trắng và ở hoa quanh năm. Cây này cần ánh sáng mặt trời đầy đủ trong ngày. Ít cần sự chăm sóc, tưới nước trung bình
19. Cây chuối mỏ két
Mỏ két hay thiên điểu là một loài thực vật có hoa quanh năm. Cây hoa chuối mỏ két có màu hoa đỏ nổi bật có thể trồng dọc đường phố, tiểu cảnh sân vườn, công viên…Cắm hoa và trồng làm cây bụi công trình đều được
20. Cây bảy sắc cầu vồng
Lá của cây có hình dải dài, có bẹ lá nhưng cây không có cuống lá, đầu lá thon dài. Mặt trên màu xanh với các vệt dài màu trắng khá nổi bật, mặt dưới có các vết đối xứng với mặt trên là màu hồng tím, gân lá có màu trắng, đặc điểm của lá giúp cây nổi bật hơn các loài cây khác.
Cây bảy sắc cầu vồng có đăc điểm hình thái khá thu hút, cây dễ trồng và dễ chăm sóc nên được ưa chuộng trong trang trí tiểu cảnh, sân vườn, tạo thảm cây có màu sắc đẹp trang trí hay viền cho công trình hoa, cây xanh đường phố,công viên, trường học …
Tổng Hợp Những Loại Cây Kiểng Lá Có Màu Đỏ
Tổng hợp những loại cây kiểng lá có màu đỏ
xin giới thiệu đến bạn “Tổng hợp những loại cây kiểng lá có màu đỏ” sẽ giúp bạn có thêm nhiều những lựa chọn mới mẻ hơn cho không gian nội thất. Với những chậu cây đặt bàn làm việc mang sắc đỏ nổi bật không những giúp không gian thêm sinh động, cuốn hút mà màu đỏ còn là màu sắc may mắn, hút tài chiêu lộc, đặc biệt phù hợp với người Mệnh Hỏa.
1. Tổng hợp những loại cây kiểng lá có màu đỏ
Cây phú quý tượng trưng cho những điều tốt lành trong cuộc sống. Cây có lá hình lưỡi mác dài, viền lá màu đỏ hồng rất nổi bật. Cây có thể trồng ở sân vườn, trồng viền. Ngoài ra đặt 1 chậu trong bàn làm việc còn giúp không gian trở nên màu sắc hơn và không khí trong lành nữa.
Cây rất dễ trồng và chăm sóc, cây có thể sống được ở những nơi ánh sáng yếu hoặc thiếu nắng. Cây này rất dễ phân biệt với các loại cây có lá đỏ khác.
Đây là loại cây rất được ưa chuộng bởi lá của nó rất bắt mắt. Lá cây vạn lộc hình trứng rộng, màu đỏ hồng với các đốm xanh trên lá và phần viền lá có màu xanh rất bắt mắt. Lá non có màu hồng nhạt hơn và càng già lá chuyển dần sang màu đỏ. Cuống và bẹ lá màu xanh, đây cũng là đặc điểm để phân biệt cây vạn lộc với những cây có hình dáng và màu sắc gần giống nó. Cây có thể trồng trong chậu để bàn hoặc phòng khách rất đẹp.
Cây còn có tên gọi khác là cây như ý. Cây có phần gân lá và các gân chính màu hồng nhạt, trên lá có các đốm sáng màu vàng nhạt trên nền lá xanh rất nổi bật. Phần cuống lá và bẹ lá màu hồng nhạt, đây là đặc điểm phân biệt với cây vạn lộc.
Cây có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, trong chậu hoặc trực tiếp trồng ra đất. Cây hợp với mạng Thổ và mạng Hỏa.
Cây với lá bầu hình trứng, đầu lá nhọn. Lá màu đỏ tươi nổi bật với viền lá màu xanh, xen kẽ 1 vài đốm xanh dọc theo các gân lá, mặt dưới lá cũng có màu hồng nhìn vừa thu hút vừa lôi cuốn. Cây có cuống màu xanh và ngắn hơn so với cây phú quý. Cây trồng trong nhà giúp không gian sống trở nên sáng hơn và màu sắc hơn.
Cây bao thanh thiên có phần thịt lá màu xanh sậm, mặt trên các gân lá màu đỏ, và đặc biệt mặt dưới lá màu huyết dụ, và các gân, cuống lá mặt dưới màu đỏ tươi nổi bật. Lá cây hơi mo lại ở phần chóp giống mũi thuyền.Cây tượng trưng cho sự thanh liêm, chính trực, ngay thẳng và mạnh mẽ. Tặng bạn bè hoặc người thân để chúc mừng, trồng trang trí đem lại nhiều may mắn.
Cây cũng thuộc họ Ráy, với các lá hình tim rất đặc biệt. Trên lá có các đốm đỏ và trắng. Phân gần lá và cuống có màu đỏ tía bắt mắt. Cây dễ thích nghi và sinh trưởng nên có thể đặt nhiều vị trí khác nhau trong nhà hoặc văn phòng. Cây tượng trưng cho sự thuận lợi và may mắn cũng như sự nghị lực. Do đó trồng 1 cây môn đốm trong nhà vừa trang trí và giúp không gian sinh động hơn.
Cây trầu bà đế vương đỏ với các lá to xanh mướt, lá non và bẹ lá đỏ tươi nổi bật. Cây được mệnh danh là vô địch trong việc hấp thụ các tia bức xạ có hại, lọc không khí. Do đó có thể đặt cây cạnh máy in, trên bàn làm việc hay gần các thiết bị điện tử. Cây tượng trưng cho sự uy quyền, sức mạnh nên có thể dặt trong phòng họp hoặc tặng cấp trên của bạn. Ngoài ra cây còn giúp mang lại may mắn, tránh thị phi nên có thể đặt trong nhà hoặc bàn làm việc.
2. Công dụng cây lá màu đỏ trong trí nội thất
Những loại cây có màu đỏ này sẽ rất phù hợp với những người Mệnh Hỏa và Mệnh Thổ. Với mệnh Hỏa bạn nên trồng cây vào chậu men sứ hay chậu đá mài; đối với mệnh Thổ nên chưng cây trong nước với chậu thủy tinh. Những loại cây này sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài, phát lộc và hạnh phúc cho gia chủ.
Ngoài ra những cây này còn có công dụng lọc không khí; giúp cho không gian sống và làm việc của bạn trở nên trong lành hơn. Đặt 1 chậu cây cạnh bàn làm việc hay bàn học vừa giúp giảm căng thẳng; giúp chúng ta tập trung hơn.
Đặt các chậu cây lá màu đỏ cạnh máy tính; máy in; gần tủ lạnh cây sẽ hút các tia bức xạ có hại từ các thiết bị điện tử.
Những loại cây cảnh có lá màu đỏ thường rất dễ trồng và chăm sóc, chúng có thể sống trong điều kiện ánh sáng tán xạ hoặc trong nhà.
Bạn nên tưới cây 1-2 lần/tuần và thường xuyên lau các lá cây để giúp quang hợp tốt hơn.
Đối với các loại cây cảnh đặt trong văn phòng bạn nên kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới. Tưới nước vừa đủ tránh quá nhiều hoặc quá ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Mỗi tuần bạn nên cho cây phơi nắng 1-2 ngày/tuần hoặc đặt cây đặt ở cửa sổ, ban công để màu sắc cây luôn rực rỡ.
Sài Gòn Hoa
Tổng Hợp Những Loại Cây Không Nên Trồng Trong Nhà Mà Bạn Nên Biết
Không phải lúc nào cây cảnh cũng mang đến những lợi ích khi được bố trí trong không gian nội thất. Có những loại cây không nên trồng trong nhà bởi sẽ đem lại điềm gở trong phong thủy. Thậm chí một số loại còn có độc tố, gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Những loại cây cấm kỵ trồng trong nhà theo phong thủy
Do đó, giống cây cấm kỵ trong phong thủy là những cây không nên trồng trong nhà. Nếu thực sự yêu thích những loài cây thuộc nhóm này, bạn có thể trồng ở môi trường ngoại thất.
Cây Vạn Thiên Thanh
Nhiều người thường bị nhầm giữa cây Vạn Thiên Thanh và Vạn Niên Thanh. Trên thực tế, dù hai giống cây này có đặc điểm hình thái nhiều nét tương đồng nhưng xét về đặc tính và tác dụng thì lại trái ngược hoàn toàn.
Nếu như cây Vạn Niên Thanh mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho người trồng và được khuyên dùng trong phong thủy thì Vạn Thiên Thanh là cây bạn cần phải tránh.
Vạn Thiên Thanh có kích thước lá lớn, bề mặt lá rộng cùng với màu xanh xen lẫn màu vàng rất đẹp, nên được nhiều người chọn làm cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, chính đặc điểm tán lá lớn của cây lại là điều cấm kỵ trong phong thủy vì làm suy yếu năng lượng dương, mang đến điềm gở, không may mắn.
Đặc biệt, Vạn Thiên Thanh còn chứa độc ở lá và nhựa cây. Nếu vô tình ăn phải, chất Calcium Oxalate sẽ gây cảm giác đau rát, phù và ngứa miệng, nôn mửa. Thêm vào đó, khi tiếp xúc với lá, bạn cũng có thể bị viêm da nhẹ.
Cây Dạ Lan Hương
Đúng như cái tên, loài hoa này mang vẻ đẹp rất bắt mắt và gợi mùi hương hấp dẫn. Tuy nhiên, trong phong thủy, nếu trồng Dạ Lan Hương trong nhà có thể khiến gia đình lục đục, vợ chồng thường xuyên cãi vã, con cái không hòa thuận.
Thêm vào đó, đặc tính của hoa là nở vào ban đêm, điều này cũng được cho là hiện thân của ma quỷ, sẽ làm mất cân bằng âm dương.
Ngoài ra, Dạ Lan Hương còn chứa những chất độc như canxi oxalate và lycorine, tập trung nhiều ở phần củ. Nếu ăn nhầm bất kỳ bộ phận nào của cây, bạn sẽ bị đau bụng, nôn mửa, toát mồ hôi lạnh, nhiệt độ tăng cao, mạch đập loạn, mê man.
Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, có thể bị co giật dẫn đến tê liệt rồi tử vong.
Cây Môn Kiểng
Môn Kiểng là cây cảnh có vẻ ngoài thích hợp để trang trí và làm đẹp cho không gian nội thất. Vì vậy, có nhiều người cũng chọn trồng loài cây này trong nhà do phần lá kết hợp màu xanh và hồng rất ấn tượng.
Tuy nhiên, theo phong thủy, Môn Kiểng nằm trong danh sách không nên trồng trong nhà. Khi không được chăm sóc tốt, lá của cây sẽ rất nhanh bị héo, đây là dấu hiệu của một điềm xấu sẽ xảy tới với gia đình.
Ngoài ra, Môn Kiểng cũng chứa độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, nếu ăn phải có thể khiến động vật và trẻ nhỏ bị ngộ độc. Đối với da khi tiếp xúc trực tiếp sẽ bị bỏng rát.
Nếu như đa phần các loại cây trong danh sách không nên trồng trong nhà đều có độc thì Dâu Tằm là một ngoại lệ. Cây Dâu Tằm cho ra quả có thể ăn được, khi chín quả sẽ có màu đen, vị ngọt, thường được dùng để ngâm rượu.
Tuy nhiên, trong tiếng Hán, Dâu Tằm nghĩa là đám tang, đại diện cho sự mất mát và đau thương. Bởi vậy, bạn không nên trồng cây trong nhà hay trước nhà, tránh cản trở năng lượng dương đi vào trong. Thay vào đó, bạn có thể trồng trong vườn hoặc sau nhà.
Các loại có độc không nên trồng trong nhà
Bên cạnh phong thủy thì cây cảnh cũng có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhiều loại cây được xếp vào nhóm chứa độc tố, sẽ nguy hiểm nếu chúng tiếp xúc với con người. Độc tố thường nằm ở những bộ phận như lá, thân, cành hay cuống.
Khi chạm tay vào những bộ phận này, bạn có thể sẽ bị dị ứng, nặng hơn là ngộ độc, thậm chí có thể ngất hoặc tử vong nếu tiếp xúc lâu và không được cấp cứu kịp thời.
Một số cây không nên trồng trong nhà có độc mà bạn cần lưu ý:
Cây Thủy Tiên
Thủy Tiên là một loài cây nở hoa rất đẹp, mọc thành bụi và có thân cây khá giống cây hẹ. Loài cây này cũng được rất nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh để trang trí nhà cửa vào dịp Tết, cầu mong sung túc và may mắn sẽ đến với các thành viên trong một năm mới tiếp theo.
Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng Thủy Tiên toàn thân đều chứa độc Alkaloids. Khi cây nở hoa cũng là lúc độc trong cây phát huy mạnh mẽ nhất. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất là rễ củ. Các triệu chứng khi ăn phải loài hoa này cũng giống như hoa Dạ Lan Hương.
Cây Trúc Đào
Có một nghịch lý, những loài cây độc lại thường là cây rất đẹp, và Trúc Đào là một trong số đó. Đây là cây bụi, nở nhiều hoa mang màu hồng, tím hoặc trắng. Tuy nhiên, toàn thân cây đều chứa độc tố, chủ yếu là những chất như oleandrin, oleondroside, neriin và digitoxigenin, kể cả mật hoa cũng có độc tố.
Theo giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thạch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Các chất độc này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng nôn mửa, hôn mê, lên cơn đau tim và tử vong”. Vì vậy, bạn không nên tiếp xúc hay ngửi để tránh bị nhiễm độc.
Cây Trạng Nguyên
Trạng Nguyên là một loài rất được ưa chuộng để trồng trong nhà hay bố trí ngoại thất. Không chỉ mang vẻ đẹp ấn tượng và nổi bật với lá cây màu đỏ mà nó còn có ý nghĩa đại diện cho thành tựu, sự đỗ đạt trong thi cử.
Tuy vậy, Trạng Nguyên cũng thuộc top các loại cây không nên trồng trong nhà bởi phần nhựa và lá cây đều chứa độc. Nhựa mủ (latex) của cây khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, phát ban, nếu tiếp xúc với mắt sẽ bị sưng đỏ, kích ứng. Trẻ nhỏ nếu ăn phải lá cây sẽ bị đau dạ dày, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.
Mã Tiền có đặc điểm hình thái rất đẹp, là cây cho quả, thường được trồng làm cảnh trong nhà. Quả của cây nhỏ, giống như quả quất nhưng vỏ trơn, nhẵn và đẹp hơn. Tuy nhiên, độc dược của cây lại đến từ chính phần quả nổi bật này.
Trong quả và hạt của cây chứa alcaloid, là một loại độc có dược tính mạnh. Khi ăn nhầm, sẽ khiến cơ thể lên cơn co giật, dẫn đến tê liệt toàn thân, đặc biệt là hệ hô hấp. Sau đó là ngạt thở và tử vong.
Cây Hoa Huệ Lily
Hoa Huệ Lily không phải là loài hoa xa lạ với những người yêu cây cảnh, nó cũng thường được lựa chọn cho gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Loài cây này có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ nhung, hồng phấn, trắng, cam, vàng.
Tuy vậy, bạn không nên lựa chọn loài hoa này để trồng trong nhà bởi nó có chứa chất độc Lycorine ở phần củ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khi ăn phải, gây ra các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với da, có thể gây ra hiện tượng ngứa và bỏng rát.
Với những loại cây không nên trồng trong nhà, bạn có thể lựa chọn để làm cây cảnh ngoại thất, bài trí tại sân hay hiên nhà hoặc trong vườn. Riêng những giống cây có độc tại một số bộ phận trên cây, bạn nên đặt tại vị trí quan sát tốt và hạn chế tối đa va chạm, như không gian ngoài sân thượng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về các loại cây trồng trong nhà, bạn có thể liên hệ với Cây Xinh qua số Hotline 0948.225.678 để được tư vấn nhanh nhất.
Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Những Loại Cây Bụi Thấp Phủ Nền Đẹp trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!