Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật Cây Cảnh Bonsai Nhật Bản mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bonsai là gì?
Bonsai (Bồn Tài) là tên được dùng để gọi những loại cây cảnh được trồng trong chậu, khay và được các nghệ nhân dùng các dụng cụ cắt, tỉa, tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang đậm yêu tố thẩm mĩ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có. Nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong tự nhiên được thu nhỏ lại trong nhỏ trong chậu, khay hay trên đá bằng 1 kỹ thuật rất cao.nhưng thế và dáng của nó vẫn mang nét cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Ngày nay, Bonsai là nghệ thuật nổi tiếng của xứ sở Phù Tang trên khắp thế giới, mỗi một chậu cây là một tác phẩm điêu khắc sống thể hiện sự hòa hợp giữa nghệ thuật của cái đẹp và nét đặc trưng của nghề làm vườn.
Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản
Nghệ thuật Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc thời nhà Tần và xuất hiện nhiều vào đời nhà Tống trong các bức tranh điêu khắc, tranh phong cảnh và tranh kiến trúc. Ban đầu, họ chỉ dùng những giống cây lùn có dáng và thế đẹp trong tự nhiên trồng nhờ sự tác động của gió tuyết, thiên nhiên mang vào trong chậu để trang trí nhà cửa.
Sau này, bonsai được du nhập vào Nhật Bản và trở thành bộ môn nghệ thuật đặc trưng, thanh tao của xứ sở Phù Tang. Vào năm 1309 hình ảnh về chậu bonsai đầu tiên xuất hiện ở trong tranh Kasugaaongen – gengi của tác giả Takakane Takasshina. Đây là tác phẩm mở đầu cho sự xuất hiện của nghệ thuật cây cảnh bonsai tại Nhật Bản. Thêm vào đó, nghệ thuật Bonsai Nhật Bản cũng đã được nâng tầm nhờ sự phát triển nghệ thuật tuồng cổ Nô của Nhật với tên gọi là Hachi – no – ki thời kì này.
Nghệ thuật cây cảnh Bonsai Nhật Bản có gì đặc biệt
Với các nghệ nhân và những những yêu thích bonsai sẽ luôn nhận thấy bonsai là loại hình nghệ thuật mang hơi thở riêng biệt, mỗi một tác phẩm bonsai cũng giống như một tác phẩm thơ, hội họa, điêu khắc… chuyên chở tâm hồn của nghệ nhân. Ngày nay, bonsai đang nổi tiếng và nhận được sự công nhận của nhiều quốc gia trên thế giới, đáng chú ý hơn là ngày càng có nhiều người đam mê và đi theo con đường trở thành nghệ nhân bonsai.
Mỗi một chậu cây cảnh bonsai được tạo dáng thì đều mang một câu chuyện và một ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ nhìn ngắm bề ngoài thì không cảm nhận được hết vẻ đẹp của nó mà chỉ có những người đam mê tìm hiểu thì mới hiểu hết từng giá trị cốt lõi của nó.
Nghệ thuật cây cảnh bonsai Nhật Bản mang dáng vẻ của tinh thần nước Nhật với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau. Qua thời gian loại hình nghệ thuật này càng trở nên danh giá và phát triển ở xứ sở Phù Tang và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
3 Nét Độc Khi Tìm Hiểu Nghệ Thuật Bonsai Tại Nhật Bản
Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản
Những khái niệm về nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản
Bonsai là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có nét gần gũi nhất với tạo hình điêu khắc. Bước vào tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những thuật ngữ của giới chuyên ngành như thác đổ, nửa thác đổ, tạo dáng, cắt tỉa, lùm, rễ bò trên đá….
Bonsai là gì?
Bonsai (Bồn Tài) là khái niệm chỉ nghệ thuật trồng cây cảnh trong chậu của Nhật Bản có bắt nguồn từ Trung Quốc. Nói đến Bonsai người ta hình dung về những cây cảnh nhỏ nhưng được tạo hình dáng cổ thụ thanh nhã. Bon là cái khay, cái chậu. Sai là cây, trồng cây. Bonsai là cây trồng trong chậu, được tạo dáng đặc biệt mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật và ẩn chứa một ý nghĩa, một câu chuyện nào đó.
Bonsai có thể là 1 cây hoặc 1 nhóm cây được người ta mang về chăm sóc, cắt tỉa, thu nhỏ lại nhưng vẫn mang dáng dấp cổ thủ kỳ vĩ. Cây Bonsai giống như một thế giới thu nhỏ, nơi con người ta có thể nhìn tỏ với cái nhìn bao quát cả thế giới.
Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản mang ảnh hưởng của sắc thái Thiền
Mỗi tác phẩm mang một ý nghĩa, ẩn chứa 1 câu chuyện. Cái độc đáo ở Bonsai Nhật Bản là sự đơn giản, hóa cánh, luôn gợi hình dung, tưởng tượng cho người chiêm ngưỡng. Chúng ta nhấn mạnh ở đây là nghệ thuật gợi chứ không phải là tả, là cái khẳng định rồi.
Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản, người ta thấy rằng, Bonsai đã có ở Nhật Bản từ đầu thế kỉ 20. Ngay từ khi mới xuất hiện thì sắc thái Thiền đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bonsai khi chi phối chung toàn bộ đời sống, cách suy nghĩ của con người. Chính các đề tài tôn giáo trở thành nguồn cảm hứng cho việc sáng tạo Bonsai. Lúc này, Bonsai như một biểu tượng tôn giáo về thiên nhiên.
Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản, người ta thấy rằng, từ thế kỷ thứ 14 đến 16, sắc tái Thiền mang đậm bản sắc Nhật Bản đã thâm nhập vào từng dáng Bonsai tại Nhật Bản. Lúc này ngoài Bonsai, sắc thái Thiền còn thâm nhập vào kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa, trà đạo của Nhật Bản.
Nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản mang màu sắc triết lý tinh thần nước Nhật.
Không chỉ là sản phẩm của một loại hình nghệ thuật, Bonsai như là biểu hiện đỉnh cao của tinh thần nước Nhật. Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản, ấn tượng sâu sắc nhất là Bonsai như là hiện thân của tinh thần Nhật Bản.
Thế kỷ thứ 17 là thời kì hoàng kim của Bonsai. Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của triết lý Phật Giáo và thơ Hai-cư. Bonsai thời kì này thấm đẫm triết lý Phật Giáo và trở thành đề tài đặc biệt hấp dẫn của hội họa, điêu khắc và thơ ca.
Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản thời kì này, người ta nói nhiều về sự trầm lặng sâu sắc và tế nhị. Bonsai là một nghệ thuật sống động. Bonsai mang đậm tinh thần Nhật Bản như là thơ Hai – cư chỉ có 17 âm tiết đã diễn tả một cách sâu sắc, súc tích nhất một tâm tư, tình cảm. Bonsai Nhật Bản luôn ẩn tàng một tình cảm hay một trạng thái tinh thần mãnh liệt.
Nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản, người ta càng đi sâu càng như vỡ ra những nét tính cách cao quý đặc trưng của người Nhật.
Tính Thiền – Phật giáo trong nghệ thuật Bonsai Nhật Bản thể hiện ở tinh thần hòa hợp với thiên nhiên. Có thể nói, dù xuất phát từ Trung Quốc, nhưng nghệ thuật Bonsai tại Nhật Bản mới thực sự đạt được đỉnh cao và mang hoàn toàn tính cách – tinh thần Nhật Bản. Chính các khái niệm Wabi, Sabi và Kami, những triết lý Thiền là nguồn cảm hứng vô tận cho Bonsai.
Tìm hiểu nghệ thuật Bonsai Nhật Bản như một cuộc dạo chơi thú vị vì càng đi sâu, đi xa, ta càng khám phá ra nhiều điều sâu sắc lý thú.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA
HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Tìm Hiểu Về Bonsai Mini
Bonsai mini, cũng như cây hoa lan rất dễ trồng nhưng rất khó giữ nếu chúng ta trồng không đúng cách và không có thì giờ săn sóc. Bonsai mini càng khó hơn hoa lan vì cách trồng trong châu cạn, đất rất mau khô. Phân bón nhiều quá cây sẽ mọc um tùm mất dạng Bonsai, phân ít, cây không đủ dinh dưỡng sẽ chết. Nước và ánh sáng cũng thế, cái gì cũng vừa đủ không thừa không thiếu.
Cây bonsai mini có kích thước trung bình từ 15cm trở xuống.
Với kích thước khiêm tốn của mình cây bonsai mini đòi hỏi người chơi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm tránh tổn hại đến bộ rễ của cây để cây có thể phát triển tốt tươi và là tiền đề để cho ra đời những tuyệt tác. Giống như những cây bonsai khác bonsai mini cũng đa dạng về hình dáng từ dáng trực đến cây dáng trực lắc, nghiêng bay và thác đỗ. Những cây lá nhỏ, có độ cao khiêm tốn và chậm lớn thường được các nghệ nhân chọn lựa tạo dáng. Mỗi tác phẩm ra đời là cả tâm huyết của người chơi, chúng đều mang lại ý nghĩa về tinh thần nhất định…
Một số hình ảnh đẹp về cây bonsai mini :
Bộ môn nghệ thuật nào cũng vậy, không thoát khỏi vài vấn nạn. Có người cho là ép buộc cây đang tăng trưởng bị sống gò bó chật hẹp trong một cái chậu đẹp, rồi con bị quấn giây để tạo hình tạo dáng là ác độc đối với cây.
Phe chống này điển hình là phim Karate Kid III trong đó ông Pat Morita bắt buộc đệ tử phải leo ghềnh thác cheo leo để trả cây về với môi sinh thiên nhiên; hay nhà văn Quí Thể với “Cây Cổ Thụ Lùn” đề nghị đem trồng bonsai ra đất để có bóng mát.
Phe mê Bonsai thì biện hộ là cây làm Bonsai được chăm sóc ưu ái, được chiều chuộng, được ngưỡng mộ, được coi như gia bảo, được coi là quốc bảo làm tặng vật giữa quốc gia và quốc gia. Vì thế có cây sống cả hàng mấy thế kỷ, nếu để ngoài thiên nhiên cây có thể đã chết từ lâu rồi.
Hiểu Đúng Về “Cổ Kỳ Mỹ Văn” Trong Nghệ Thuật Bonsai Cây Cảnh
Tiêu chí đánh giá cây cảnh, bonsai trong nghệ thuật cây cảnh
Bonsai hay còn gọi là Bồn Tài là tên dùng để chỉ nghệ thuật trồng cây trong chậu, bắt nguồn từ xứ xở Phù Tang của Trung Hoa. Bồn tài theo nghĩa Hán – Việt là ” Cây con trồng trong chậu” còn phân tích từ Bonsai thì o. Trước đây thì chỉ đơn giản là xây dựng một sân vườn cây cảnh nhưng dần trở thành một bộ môn nghệ thuật.
Hiện tại bạn đam mê cây cảnh, bạn săn đón những mẫu cây bonsai đẹp nhất nhưng bạn đang dùng tiêu chí nào để đánh giá một cây cảnh thực thụ. Đối với người chơi cây cảnh lâu năm thì tôi dùng 4 tiêu chí sau để đánh giá ” Cổ – Kỳ – Mỹ -Văn”. Đây là tiêu chí tôi dùng để đánh giá một cây cảnh trước khi mua và sau khi uốn nắn và chăm sóc.
Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật bonsai cây cảnh
4 yếu tố này được đan xen lẫn nhau, không có yếu tố nào đứng đầu với và cần có sự hài hòa tổng thể cả 4 yếu tố
Cổ trong nghệ thuật cảnh
Cổ theo nghĩa Hán Việt là cổ nghĩa là lâu năm, là xét về mặt thời gian, thời gian là đã có từ rất lâu.
Xét về mặt thời gian: Cổ là thể là đại thụ, cây lớn có tuổi đời già cỗi, tuổi thọ kéo dài. Cây có tuổi thọ cao thì càng mang giá trị cổ nhiều
Xét về con người: Cổ ở đây còn mang ý nghĩa là công sức là thời gian người nghệ nhan chăm cây. Họ tạo ra yếu tố cổ cho cây cảnh, cây bonsai từ bộ rễ cho đến từng thân cành và lá. Đôi khi với cây tuổi đời nhỏ nhưng qua bàn tay nghệ nhân tài hoa cây đó biến thành một cây cổ.
Vậy nên đối với cây cảnh bonsai bạn không nhất thiết chỉ chăm chăm vào mặt thời gian, tuổi thọ của cây đó được sống bao nhiêu năm mà còn nhìn nhận đến sự chăm sóc, kỳ công của người chăm sóc, uốn nắn và tạo hình. Với một cây nhìn vào bề ngoài mang nét đẹp hoài cổ hay già cỗi về mặt thời gian cũng được xét vào khía cạnh Cổ trong nghệ thuật cây cảnh.
Kỳ trong nghệ thuật cây cảnh
Với tôi Kỳ là đảm bảo : Kỳ công – kỳ lạ – kỳ vị
Kỳ công: Kỳ công là sự bỏ tâm sức của người chơi vào trong cách chăm sóc, uốn nắn tạo hình dáng, lá, thân, cành, rễ…từng yếu tố tạo nên một tổng thể kỳ lạ, độc đáo.
Kỳ lạ: Ban đầu cây bạn bứng về hay mua về chỉ là phôi cây có hình dáng kỳ lạ nhưng sau khi qua tay người chăm sóc,người chơi cây cảnh thì đã tạo nên những hình dáng đặc biệt khác lạ so với các cây bình thường, với các cây bonsai khác. Vậy nên kỳ lạ là sự tạo nên của 2 yếu tố: Bản chất phôi cây + Sự tìm tòi, sáng tạo uốn nắn tạo hình của bàn tay con người.
Kỳ vị: Ở đây chính là nhắc đến sự thú vị, sự thú vị ở đay chính là khi nhìn vào cây cảnh đó người này nhìn ra hình tượng này nhưng người khác có thể nhìn ra hình tượng khác. Vậy nên kỳ vị ở đây là xuất phát từ hình tượng, cho cách nhình thú vị so với những cây thông thường.
Mỹ trong nghệ thuật cây cảnh
Mỹ ở đây khi nghe tất nhiên ai cũng nghĩ đến từ thẩm mỹ, cái đẹp tất nhiên là nhắc đến vẻ đẹp của cây cảnh nhưng nó không dùng ở vẻ đẹp bình thường mà cần phải đẹp từ chi tiết đến tổng thể. Đẹp ở cây cảnh nó bao gồm cả yếu tố kỳ, có thể chính sự kỳ lạ và độc đáo cũng làm nên nét đẹp riêng.
Đẹp ở đây không riêng gì một phần nào đó đẹp mà phải là sự hài hòa trong tổng thể từ rễ, thân, cành, lá, từng đường uốn, cách mộc hoa và ra quả…Một bộ phận tuy không đạt về thẩm mỹ nhưng khi kết nối với tổng thể cây thì tạo nên nét đẹp thì vẫn mang yếu tố ” Mỹ”. Mỹ ở đây không chỉ là vẻ đẹp của cây mà còn sự tổng thể đến từ chậu, bệ hay bình trồng cây có phù hợp với hình dáng bối cảnh cây hay không.
Từ bộ rễ đến thân uốn như thế nào, cắt tỉa cảnh ra sao không quan trọng nhưng đến khi cho ra sản phẩm trưng bày thì phải đem lại giá trị thẩm mỹ cho người nhìn. Người nhìn khi ngắm cảm nhận được vẻ đẹp toát ra từ cây, nó khác với những vẻ đẹp như hoa lệ, lộng lẫy mà nó mang nhiều vẻ đẹp cử sự xưa cổ, vẻ đẹp của sự kỳ lạ, vẻ đẹp của sự độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn, hình tượng mà cây đem lại.
Văn trong nghệ thuật cây cảnh
Nhiều người cho rằng yếu tố văn không cần thiết vì nó được gộp chung vào tiêu chí ” Mỹ” nên không cần đến yêu tố này khi đánh giá một cây cảnh, cây bonsai.
Tuy nhiên với tôi thì vẫn cho là yếu tố văn là nên đưa vào bởi văn ở đây là có 2 khía cạnh:
Ý nghĩa mà cây mang lại: Mọi người để ý là mỗi tác phẩm bonsai nghệ thuật đều có 1 cái tên nhất định. Tên tác phẩm được đặt dựa trên thế dáng cây, hình tượng được tạo nên và khi nghe đến cái tên mọi người có thể hình dung được hình tượng mà người nghệ nhân tạo ra. Mỗi cây đều được tạo ra với ý nghĩa nhất định, khi nhìn vào cho người ngắm cảm giác truyền động lực hay ngẫm ra những giá trị nhân văn đằng sau đó.
Văn ở đây đến từ người nghệ nhân chơi cây: Mỗi cây bonsai nghệ thuật đều là đứa con tinh thần của người chơi, họ dùng sự đam mê, sáng tạo và tình cảm để tạo nên hình tượng cây nên cây mang đến vẻ đẹp của sự đam mê, yêu thích và công sức bỏ ra của người chơi.
Cổ Kỳ Mỹ Văn trong nghệ thuật cây cảnh các nước
Nhắc đến bonsai cây cảnh thì thì ai cũng nhắc đến Nhật Bản và Trung Quốc, đây là 2 nước mạnh về bộ môn cây cảnh, cây bonsai. Bonsai là có nguồn gốc từ Trung Quốc nên đây là nước mạnh về nghệ thuật cây cảnh nhất hiện nay, sau đó nhiều người đều tìm đến nghệ thuật bonsai Nhật Bản.
Nghệ thuật Bonsai Nhật Bản: Nhật Bản chú trọng 5 thế để tạo nên các yếu tố Cổ – Kỳ – Mỹ đó là : Thẳng đứng, Thẳng dứng phóng khoáng, nghiêng, thác đổ và bán thác đổ, sau này hình thành thêm nhiều thế khác nhưng đây là 5 thế cơ bản nhất. Về yếu tố văn thì ở Nhật Bản các nghệ nhân khi sáng tạo cây cảnh tập trung vào con người, tinh thần của người Nhật. Với triết lý, tôn giáo, thẩm mỹ hòa hợp và bổ trợ cho nhau thì cây Cảnh của nghệ nhân Nhật có yếu tố Thiền – Wabi + Tính thiêng – Kami tạo nên ý nghĩa bên ngoài dư ẩn bên trong sự linh thiêng.
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Nghệ Thuật Cây Cảnh Bonsai Nhật Bản trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!