Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.
Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với mỗi gia đình. Ai cũng muốn sở hữu một vườn rau sạch tại nhà. Tuy nhiên, hiện tại (2015) việc trồng rau cách khoa học tổng hợp như sử dụng: Tháp rau[tooltip url=”http://www.thaprau.com/2015/08/gioi-thieu.html” title=”(?)”]Trồng rau xếp tầng bằng phương pháp thổ canh ủ hữu cơ tự động[/tooltip], thủy canh[tooltip title=”(?)”]Dùng dung dịch dinh dưỡng tổng hợp, không dùng đất[/tooltip], hay Aquaponics[tooltip title=”(?)”]Mô hình vừa nuôi cá vừa trồng rau[/tooltip]… còn chưa phổ biến. Người dân phố thị vẫn cơ bản áp dụng cách trồng thổ canh truyền thống với thùng xốp, chậu nhựa.
Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.
Việc bón phân đúng cách đòi hỏi người trồng phải có sự hiểu biết về các loại phân cũng như liều lượng dùng để cây phát triển an toàn.
1. Kiến thức căn bản
– Người trồng rau cần trang bị chút kiến thức, hiểu biết về cây rau mình canh tác, loại phân bón mình định dùng để từ đó sử dụng phân bón cho cây trồng được hợp lý. Ví dụ như rau ăn lá thì cần hàm lượng đạm (đa lượng) là chính, còn trung, vi lượng như Mg, Mn, Zn, S, K… thì cần ít. Do đó đa phần chỉ cần bón phân hữu cơ là đủ. Ngoài ra để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, chỉ cần bổ sung một chút phân lân và kali. Đối với rau ăn củ, quả như đậu đỗ các loại, cà chua, khoai tây, khoai lang, bầu, bí, mướp… thì ngoài hàm lượng đạm ra, còn cần một lượng lớn lân và đặc biệt là kali.
+ Lân thì cần cho giai đoạn ra hoa, đậu quả, tham gia vào các quá trình quang hợp,…
+ Kali chống rụng quả,…
– Nếu phải sử dụng phân vô cơ thì phải chọn phân có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng.
– Ưu điểm của phân bón hữu cơ là không làm chai đất, đất ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm.
Phân hữu cơ trùn quế
– Ưu điểm phân vô cơ là chi phí sản xuất thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Riêng phân đạm, loại phân bón khá phổ biến có thể được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Trên thị trường bày bán một số loại phân vô cơ có tên thương hiệu uy tín như: phân DAP, phân Ure, Phân NPK, phân lân…
– Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất. Cần chú ý thời gian cách li để không còn dư lượng đạm trong rau thu hoạch.
2. Chọn loại phân bón
– Phân bón có thể được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động thực vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp (phân hóa học). Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.
– Cách trồng rau truyền thống thường sử dụng cả phân hữu cơ và vô cơ. Một số phân hữu cơ thường dùng là phân cá, phân bò, phân bánh dầu, phân trùn quế,… Đặc điểm chung của các loại phân này là hàm lượng đạm tương đối nhiều nên sử dụng trong trồng rau ăn lá hoặc giai đoạn đầu của các loại cây trồng rất tốt.
Phân đạm (vô cơ)
3. Bón hợp lý, cân đối
– Cần biết tương đối cụ thể từng giai đoạn phát triển của cây để bón phân hợp lý cho cây trồng. Ví dụ như giai đoạn phát triển thân lá thì cây cần gì, giai đoạn ra hoa, đẻ nhánh cây cần gì, giai đoạn dưỡng quả cây cần gì. (Tham khảo các sách khuyến nông, các hướng dẫn kỹ thuật trồng để tìm ra được hàm lượng N P K hợp lý của từng loại cây trồng).
– Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 16.16.8 có nghĩa là 16% Nitơ, 16% Phốt pho và 8% Kali.
Phân NPK-S 16-16-8-8 Lâm Thao
– Cần tuân thủ nguyên tắc bón phân 5 đúng: Đúng chủng loại phân; Đúng nhu cầu sinh lý của cây; Đúng nhu cầu sinh thái; Đúng vụ và thời tiết; Đúng phương pháp.
4. Cách bón phân
– Có 3 cách bón chủ yếu: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng.
+ Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.
+ Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.
+ Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả, nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.
Sử dụng phân bón lá để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng
– Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.
+ Đạm thì cần cho quá trình phát triển thân lá, nhất là từ giai đoạn cây con đến khi ra hoa.
Tìm Hiểu Về Tự Trồng Rau Sạch Tại Nhà
Vì sao chỉ có ở Việt Nam mới phổ biến tự trồng rau tại nhàNhững thông tin liên tục về việc rau xanh bị phun thuốc trừ sâu, sử dụng nhiều loại phân thuốc tăng trưởng độc hại khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, xu hướng tự trồng rau sạch tại nhà đang ngày càng phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều bà nội trợ và các gia đình có thu nhập khá. Điều đó, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm xanh sạch, mà còn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tạo không gian xanh cho mỗi gia đình.
Tự trồng rau sạch tại nhà ngày càng trở nên phổ biến
Báo chí, truyền thông, người dân đều rất có ý thức trong chuyện khuyến khích trồng cây tại nhà. Trồng rau tại gia là một hình thức tự bảo vệ chình bản thân mình. Chúng ta không thể cứ bị động, trông cậy vào những loại thực phẩm đã được chế biến hàng nghìn kilomet từ đâu đó không biết thành phần xuất xứ, không biết nguồn gốc. “Đây là cách sống mới sạch sẽ hơn cho chính bản thân, hoặc như một số bạn ở đây nói là gần với thiên nhiên hơn.”
Chia sẻ một số kinh nghiệm trồng rau sạch trên sân thượngChọn đất trồng rau sạch: Điều đầu tiên các bạn cần phải chú ý đến khi trồng rau sạch trên sân thượng đó là chọn đất trồng. Các bạn cần phải chọn những loại đất trồng không bị nhiễm bệnh, sau đó xử lý và cung cấp dinh dưỡng cho đất. Các bạn nên trộn chung đất với xơ dừa, phân bò, trùn quế… để cung cấp chất dinh dưỡng và làm cho đất tơi xốp hơn.
Chọn chậu trồng rau sạch: Tùy thuộc vào điều kiện về không gian, diện tích của sân thượng nhà mình mà các bạn sẽ quyết định chọn chậu trồng có kích thước lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, các bạn nên dùng những chậu có diện tích và tiết diện càng lớn càng tốt vì rau quả sẽ có không gian để sinh trưởng, phát triển cho ra nhiều củ quả, đặt năng suất cao. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chọn những loại chậu có chất liệu tốt và đảm bảo an toàn để trồng rau.
Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm: Điều tiếp theo các bạn cần lưu ý khi trồng rau sạch trên sân thượng đó là các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Thường thì không gian sân thượng có thời gian chiếu sáng dài nên nhiệt độ luôn cao. Nếu các bạn chọn những loại cây ưa sáng thì không sao nhưng nếu trồng các loại rau ưa râm mát thì sẽ thu được năng suất không cao. Chình vì vậy, các bạn cần phải có những biện pháp che chắn để điều chính nhiệt độ ánh sáng tác động lên cây. Bên cạnh đó, các bạn cũng phải đảm bảo độ ẩm thích hợp cho rau củ quả.
Làm giàn cho những loại cây leo: Nếu trong vườn rau nhà mình, các bạn có trồng mướp, bí, bầu, cà chua, dưa leo… thì tất nhiên là phải làm giàn cho chúng. Khi làm giàn cho cây dây leo trên sân thượng, các bạn có thể dùng thép hoặc dùng giàn lưới bán sẵn.
Thụ phấn: Thụ phấn là quá trình rất quan trọng với những loại rau cho trái. Thường thì quá trình thụ phấn sẽ được thực hiện nhờ gió và côn trùng. Nếu trên sân thượng không có côn trùng, các bạn phải chủ động thụ phấn cho cây.
Dịch vụ trồng rau sạch tại nhà VƯỜN TẠI GIA có gì ?Với tình trạng thực phẩm bẩn nghiêm trọng hiện tại, và công tác quản lý thực phẩm còn nhiều bất cập của các cấp quản lý, thì việc người dân tự bảo vệ sức khoẻ bằng cách “tự cung, tự cấp” các nguồn thực phẩm sạch đang ngày càng trở nên phổ biến. Nắm bắt được xu thế đó, từ năm 2014, VƯỜN TẠI GIA ra đời và cung cấp trọn gói giải pháp tự trồng rau sạch tại nhà tại thị trường Tp HCM và các tỉnh lân cận : Đồng Nai, Long An, Bình Dương,…
Sản phẩm của VƯỜN TẠI GIA đa dạng bao gồm : thiết kế, thi công vườn rau tại sân thượng, ban công, sân vườn… ở công ty, trường học. Cung cấp vật tư : khung, chậu, khay, đất, phân bón, hạt giống,… với hơn 5200 khách hàng, 7 chi nhánh trên cả nước và hơn 4 năm kinh nghiệm, VƯỜN TẠI GIA tự tin cung cấp giải pháp tự trồng rau tại nhà CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM nhất.
Xin liên hệ : 0901.85.98.98 để được tư vấn miễn phí.
Xin cảm ơn.
Tìm Hiểu Về Phân Bón Lá A2
1. Định nghĩa phân bón lá: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: Phân bón lá a2, HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá A2: Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Phân Bón Lá A2:
– Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây:
Vào những năm 1950 thì người ta phát hiện lá cây có thể hấp thu chất dinh dưỡng thông qua khí khổng và lớp tế bào trên bề mặt của lá.
Cả hai nơi này có thể hấp thu một lượng chất dinh dưỡng như nhau. Nếu so cùng khoảng thời gian, lá cây có thể hấp thu lên đến 95% lượng dinh dưỡng được phun lên lá, trong khi đó rễ chỉ hấp thu khoảng 10% lượng phân bón xuống đất (tùy theo từng loại chất dinh dưỡng).
Đến nay các nhà khoa học đều công nhận rằng, phân bón lá rất quan trọng trong những điều kiện mà cây trồng bị suy yếu bộ rễ, bị mất cân đối về dinh dưỡng trong cây, khi đó phân bón lá là một “vị thuốc” giúp cho cây vượt qua cơn nguy kịch, để sống lại bằng bộ rễ của cây. Phân bón lá không thể thay thế phân bón gốc được.
Để cây hấp thu dinh dưỡng qua lá, các chất dinh dưỡng phải tan hoàn toàn trong nước, chất dinh dưỡng ở dạng phân tử lá cây hấp thu dễ dàng hơn dạng ion, mà trên thị trường thì chủ yếu chất dinh dưỡng hiện diện dạng ion (trừ urê). Về vai trò của chất dinh dưỡng phun qua lá, có chất hữu hiệu trực tiếp, có chất chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho hiệu quả của các chất khác.
Như vậy cần phải am hiểu và có kỹ thuật cao mới phối trộn một cách hài hòa các loại dinh dưỡng và làm cho chúng tan hoàn toàn mới tạo ra phân bón lá tốt được.
– Khi nào cây cần hỗ trợ phân bón lá:
Khi cây trồng gặp khó khăn về dinh dưỡng do bộ rễ có vấn đề, nguyên nhân bà con canh tác quá lâu ngày, không bón phân hữu cơ, đất bị chai cứng rễ không phát triển tương xứng với thân – lá.
Hiện tượng đó dẫn đến cây bị thiếu dinh dưỡng và suy yếu. Bà con nông dân rất khó để phân biệt về chất lượng của phân bón lá hay thậm chí các nhà khoa học cũng không thể nhìn mà biết được chất lượng.
– Lời khuyên của chuyên gia
Để khuyến cáo bà con sử dụng đúng, trước hết bà con phải : – Có cái nhìn đúng về phát triển của cây, đó là thân lá phát triển phải tương xứng với bộ rễ phát triển. Cái nhìn không đúng của bà con là chỉ quan tâm LÁ CÂY tốt, chứ không biết RỄ CÂY phát triển có tốt không. Vấn đề này cực kỳ nguy hiểm trong canh tác và là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều vườn cam – quýt bị vàng lá “chết rễ”. – Ông Tính không dùng từ “thối rễ” như đa số bà con thường dùng, để tránh cho bà con hiểu lầm là do bệnh, mà ở đây ông muốn nhấn mạnh, rễ chết là do đất bị CHAI CỨNG do thiếu hữu cơ.
Đánh giá bài viết này!
Bán Phân Bón Vrat Rau, Củ, Quả (Phụ Gia Trùn Quế) Trồng Rau Sạch Tại Nhà
1. Thông tin về sản phẩm Phân bón VRAT Rau, Củ, Quả (Phụ gia Trùn Quế)
1.1. Thành phần nguyên liệu:
– Đạm Urea, Đạm SA, Lân supe, Lân nung chảy, MAP, Kali Sunphat, chất cải tạo đất, mùn hữu cơ, phụ gia từ phân trùn quế.
1.2. Hàm lượng:
– Đạm tổng số (N ts): 10%
– Bổ sung trung, vi lượng từ lân nung chảy, Amino axit tự nhiên từ phụ gia phân trùn quế.
2. Lợi ích mang lại khi sử dụng phân bón Phân VRAT rau, củ, quả (Phụ gia Trùn Quế)
– Phân VRAT rau, củ, quả được cây trồng hấp thụ dễ dàng, không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng giữ nước cho đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ…
– Phân VRAT rau, củ, quả giúp duy trì độ ổn định của pH đất, cải tạo đất, giúp đất tươi xốp và màu mỡ.
– Phân VRAT rau, củ, quả cung cấp đầy đủ phân VRAT TRÙN QUẾ cho cây trồng giúp cây phát triển cân đối và khỏe mạnh, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt.
– Đặc biệt đôí với rau quả an toàn không xảy ra hiện tượng dư thừa hàm lượng Nitorat, cây tươi tốt, quả và củ có hình thức và mẫu mã đều đẹp.
Quy cách đóng gói và lượng bán tối thiểu
– Quy cách đóng gói chuẩn của Phân bón VRAT Rau, Củ, Quả: bao 25kg
Liên hệ Hotline: để có giá bán sỉ tốt nhất.
Xem hướng dẫn sử dụng tại TAB HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG hoặc trên bao bì sản phẩm
Hướng dẫn sử dụng Phân bón VRAT Rau, Củ, Quả cho các loại cây trồng
* Cây rau ăn lá:
– Lượng bón: 35 – 70kg/sào 500m 2; 25 – 50kg/sào 360m 2; 700 – 1400kg/ha.
– Chia làm nhiều lần bón tùy vào thời gian sinh trưởng của từng loại rau.
– Cách bón: Bón hoặc tưới gốc, có thể kết hợp với phân đạm (Ure, SA, Đạm Nitorat, …)
* Cây rau lấy củ, quả:
– Lượng bón: 40 – 50kg/sào 500m 2; 25 – 35kg/sào 360m 2; 800 – 1.000kg/ha.
– Chia làm 2 – 4 lần bón tùy từng loại cây lấy củ, quả.
– Cách bón: bón theo hốc (cách gốc hoặc hom) 15 – 20cm.
* Cây ăn quả:
– Lượng bón: 1 – 2 kg/gốc/lần bón.
– Cách bón: Cuốc rãnh và bón phân xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Thêm Về Bón Phân Cho Rau, Củ, Quả Trồng Tại Nhà trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!