Xem Nhiều 3/2023 #️ Thú Chơi Phong Lan Ngày Tết Của Một Chàng Trai Trẻ # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thú Chơi Phong Lan Ngày Tết Của Một Chàng Trai Trẻ # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Phong Lan Ngày Tết Của Một Chàng Trai Trẻ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chúng tôi về thăm vườn lan của anh Hoàng Tiến Minh Anh, sinh năm 1981 ở thôn Phú Áng, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Một chàng trai trẻ có thâm niên chơi lan hơn 13 năm. Những người mê hoa lan không khỏi trầm trồ về vườn lan có một không hai giữa miền quê yên bình. Chàng trai này không nhớ rõ từ khi nào mình đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp sang trọng của loài hoa này. Hiện tại, vườn lan của Minh Anh có diện tích 2.000 m2, với trên 3 nghìn giò lan rừng tự nhiên và lan công nghiệp. Đặc biệt, có một số giống lan rừng quý như: Dã hạc 5 cánh trắng bình minh; nghinh xuân, lan hài, kiều trắng,…được anh mang về từ rừng đến nay đã hơn 13 năm tuổi và cứ mỗi độ xuân về, những giò lan này lại bung hoa thơm ngát.    Anh Hoàng Tiến Minh Anh chia sẻ: Ngày xưa, mình cũng bắt đầu từ một người chơi nhỏ, đến khi mình đam mê, yêu thích thực sự loài hoa này thì mình sẽ chịu khó tìm hiểu, sưu tầm và dần dần phát triển vườn lan lên. Qua một quá trình lâu dài sưu tầm, chăm sóc, mình đã tạo được khu vườn như ngày hôm nay. Muốn chơi được lan, trước hết bản thân người chơi phải có niềm đam mê, sau đó nắm vững kỹ thuật như tạo độ ẩm vườn, độ ẩm chậu cho cây, có chế độ phân bón, thuốc thật hợp lý, lúc đó lan mới phát triển tốt, cho hoa đẹp theo ý muốn.      Tết năm nay, tại vườn lan của Minh Anh có thêm nhiều loài lan mới, màu sắc rất đẹp như: Hạc Đỉnh, Long Tu Xuân, Nghinh Xuân, Hồ Điệp Đà Lạt. Đam mê tìm tòi, sưu tầm và dày công chăm sóc các loài lan không chỉ để thỏa mãn thú chơi của bản thân mà còn góp phần tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Với kinh nghiệm của một người chơi lan khá lâu năm, theo Minh Anh, cây lan đẹp không chỉ cho nhiều hoa, hương thơm mà phải khỏe từ thân cây, xanh tươi về bộ lá và không sâu bệnh. Để có được những giò lan nở đúng vào dịp tết, điều quan trọng là thường xuyên chăm sóc và tạo độ ẩm vườn, độ ẩm chậu cho lan để cây sinh trưởng, phát triển và cho hoa đúng ý muốn của mình. Với anh, chơi lan không chỉ để thưởng lãm vẻ đẹp tinh tế, mà còn bảo tồn các loài lan quý hiếm. Hiện nay, thú chơi lan ở Quảng Trị đang trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo thành phần người chơi.   Anh Hoàng Tiến Minh Anh chia sẻ thêm: Một giò lan được xem là đẹp, trước hết phải đảm bảo sạch bệnh, bộ thân, bộ rễ phải khỏe. Khi chúng ta chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ cho hoa đạt tiêu chuẩn, chuẩn về màu sắc, độ tươi sáng, cánh hoa căng mộng và bền hơn.   Mùa xuân đã gõ cửa mọi nhà và chơi lan đang trở thành thú chơi tao nhã, sang trọng trong ba ngày tết. Mùa xuân, mùa của muôn loài hoa đua nhau khoe sắc, ở đâu người ta cũng có thể bắt gặp hoa lan. Trong sự hòa quyện của hương sắc mùa xuân, sự hiện hữu và tô điểm của các loài lan càng thêm say đắm lòng người./.       

Thú Chơi Hoa Ngày Tết Của Người Dân Quảng Trị

Ở thôn Bảng Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, người dân có thú chơi hoa mai từ lâu đời. Tại đây có nhiều cây mai tuổi thọ lên đến hơn 50 năm, gắn liền với cả một đời người. Chúng tôi tìm đến vườn mai của ông Trần Trung – người chơi mai có tiếng ở vùng Cùa. Trong khu vườn rộng 2.000 m2 của mình, ông trồng đến hơn 10 cây mai với những hình dáng, chiều cao, độ tuổi khác nhau mà nổi bật nhất là cây mai cổ được trồng từ năm 1978, nay đã hơn 50 tuổi. Cây cao tầm 4 mét, rễ lớn, cành tỏa đều bốn phía chi chít những nụ và hoa, vàng rực một góc sân. Dẫn chúng tôi đến xem “người bạn” của mình, ông Trung cho biết mai có nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu được phân biệt bằng lá và cánh hoa. Cây có lá to sẽ cho ra bông hoa có kích thước lớn và ngược lại. Trồng mai không khó nhưng để cây phát triển khỏe mạnh, có thế đẹp và ra hoa nhiều vào đúng dịp tết thì người trồng phải biết canh chừng thời gian.

Ông chia sẻ: “Trẩy lá đóng vai trò quan trọng quyết định thời điểm hoa có ra đúng dịp tết hay không. Ví dụ với cây mai được trẩy lá 2 lần/ năm thì thời điểm trẩy lá cách tết khoảng 60 ngày, còn với những cây mai được trẩy lá 1 lần/năm thì thời điểm trẩy lá sẽ cách tết khoảng 45 ngày (vào rằm tháng 10). Khi được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, cây mai có thể sống đến 100 năm và hơn thế nữa. Chăm mai cần đặc biệt chú trọng đến khâu bắt sâu ăn lá, phun thuốc và bón phân thường xuyên để cây xanh tươi và cho nhiều hoa”. Ông Trung cho hay, tùy vào sở thích của mỗi người chơi mà cây mai sẽ có những dáng riêng. Muốn cây mai có được hình dáng đẹp thì vào độ cuối hè hoặc cuối tháng 7, là thời điểm thích hợp nhất để uốn cành cho cây, bởi lúc này cây phát triển mạnh nhất, thường đâm chồi non. Cây mai nhà ông Trung năm nào cũng cho ra nhiều hoa, kích thước bông hoa lớn. Ông Trung có thú chơi hoa mai từ những ngày còn trẻ và mãi đến tận bây giờ, ở tuổi xế chiều, ông cùng vài người bạn cùng làng vẫn giữ thú vui tao nhã ấy để rồi lan truyền tình yêu hoa đến các thế hệ trẻ trong vùng.

Cây mai hơn 50 tuổi của nhà ông Trung. Ảnh: NVCC

Bên cạnh thú chơi mai ngày tết, vài năm trở lại đây, người Quảng Trị còn có thú trồng hoa hồng, hoa lan chưng vào dịp đầu năm mới. Trước đây, hoa hồng chỉ được nhập về từ nhiều nơi khác nhau để chưng bình trong những ngày tết nhưng hiện nay, nhiều gia đình tại Quảng Trị đã trồng hẳn một vườn hoa hồng để vừa làm đẹp cho khuôn viên nhà, vừa cung cấp cho thị trường. Một số người chọn chơi hoa hồng bởi hoa có màu sắc đẹp, hương thơm lâu, có độ bền và lặp hoa nhanh. “Hoa hồng là loại hoa phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội, vừa có nét sang trọng lại vừa bình dân”, đó là những lời chia sẻ của anh Trương Tuấn Thành (sinh năm 1981) – một người có niềm đam mê với thú chơi hoa hồng tại Khu phố 1, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà. Anh Thành cho biết mình bắt đầu chơi hoa hồng cách đây 3 năm.

Vườn hoa của gia đình anh Thành có đến hơn 100 loại hoa hồng từ hoa hồng ngoại đến hoa hồng nội như hoa hồng triệu đô Juliet, Janna Green, Abracadabra (hồng phù thủy), Lavitta Cotta, Red eden, hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng, hồng đào cổ… Anh cho biết, với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai và khí hậu của Quảng Trị, các giống hoa hồng nội dễ phát triển hơn hoa hồng ngoại. Tuy nhiên một số loại hoa vẫn tồn tại và có sức sống rất mãnh liệt như hoa hồng xanh Janna Green. Muốn cây cho hoa đều và đẹp cần phải chú ý đến nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chọn giống, tạo giá thể đất và phòng sâu bệnh cho hoa. Giá thể cho hoa hồng phải tơi xốp, thoát nước tốt được anh làm theo công thức 40% đất, 30% trấu, xơ dừa và 30% phân hữu cơ.

Hoa lan Nghinh xuân nở vào dịp tết. Ảnh: NVCC

Với kinh nghiệm chơi hoa hồng của mình, anh Thành cho biết: “Muốn hoa hồng ra hoa đều và đẹp vào dịp tết, người trồng hoa trước hết phải hiểu được những đặc điểm của từng loại hoa, ví dụ như hoa hồng cổ Sapa có độ lặp hoa 35 ngày, hoa hồng đào cổ có độ lặp hoa là 22 ngày. Căn cứ thêm vào tình hình thời tiết, nếu thời tiết lạnh người trồng hoa sẽ cắt lá, tỉa cành muộn và ngược lại nếu thời tiết nắng ấm kéo dài; sau đó bón phân, tưới nước cho hoa. Phải có một lưu ý nhỏ rằng hoa hồng ưa nắng, nếu không có nắng hoa sẽ không thể ra hoa đều và đẹp được”. Vườn hoa của anh Thành được rất nhiều người, đặc biệt là người yêu hoa trong tỉnh biết đến. Ngoài việc trồng hoa để chưng và cung cấp cho thị trường, anh Thành còn thường xuyên dành tặng bạn bè, người thân những chậu hồng do chính tay anh trồng và chăm sóc. Với anh, trồng hoa hồng là một nghệ thuật và người trồng hoa là một nghệ sĩ đầy khéo léo và tỉ mỉ.

Hoa hồng xanh Janna Green; hoa hồng sọc Abracadabra. Ảnh: NVCC

Cũng như hoa hồng, hoa lan là loại hoa được nhiều người lựa chọn chưng tết trong những năm trở lại đây. Gặp anh Phùng Đình Đức (sinh năm 1990) – một thành viên của CLB hoa lan tại Cam Lộ – cũng là chủ nhân của một vườn hoa lan với hơn 50 cây lan các loại. Anh Đức cho hay thú chơi hoa lan ngày tết trở nên phổ biến cách đây 3 năm, trong đó nhiều nhất vẫn là các loại hoa như Nghinh Xuân, Phi Điệp, Kiều Trắng… Với kinh nghiệm của một người chơi lan khá lâu năm, theo anh Đức, việc chăm sóc lan rất công phu, vì lan là loại cây thích sạch sẽ, cây lan đưa trên rừng về phải rửa sạch, sát khuẩn, diệt nấm, xử lí đất trồng. Điều kiện môi trường sống cho lan là quan trọng nhất. Cây lan đẹp không chỉ cho nhiều hoa, hương thơm mà phải khỏe từ thân cây, xanh tươi về bộ lá và không sâu bệnh. Để có được những giò lan nở đúng vào dịp tết, điều quan trọng là người trồng phải thường xuyên chăm sóc và tạo độ ẩm vườn, độ ẩm chậu cho lan để cây sinh trưởng, phát triển, cho hoa đúng ý muốn của mình. Cây lan là loại cây ưa nắng, dưới ánh nắng mặt trời, hoa sẽ nở nhanh hơn.

Vài năm trở lại đây, thú chơi hoa của người Quảng Trị ngày càng phong phú, đa dang. Trong không khí của những ngày đầu năm mới, các loại hoa đua nhau khoe sắc khiến tết trở nên đầy màu sắc và hương thơm. Thú chơi hoa ngày tết không còn là sở thích riêng của những người yêu hoa nữa mà đã trở thành thú vui chung của tất cả mọi người.

Lâm Đồng: Chàng Trai Trẻ Và Giấc Mơ Sen Đá

Sinh ra và lớn lên ở thành phố hoa, trong một gia đình truyền đời trồng rau – hoa nhưng Phan Thanh Phú lại không chọn gắn bó với hoa. Chàng trai trẻ sinh năm 1987 này mê mẩn sen đá, loài cây cảnh thân mọng nước khá đặc hữu của phố núi. Hiện giới hoa cảnh Đà Lạt đang đánh giá, trang trại sen đá của Phú có thể coi là một trong những nơi cung cấp sen đá lớn nhất thành phố.

Sen đá thuộc họ cây mọng nước, ưa khí hậu lạnh tương tự Đà Lạt. Từ xưa tới nay, trồng và cung cấp sen đá ra thị trường vẫn là công việc của nhiều nhà vườn Đà Lạt. Nhưng thường nhiều người không trồng chuyên sen đá mà vẫn trồng xen các loại cây – hoa khác. Còn với Phan Thanh Phú, anh chú tâm vào sen, quyết gắn bó với loại cây cảnh xinh xắn mà đơn sơ này. Phú kể, anh có duyên với sen đá từ một chuyến đi nước ngoài. Thấy xứ bạn rất thịnh trồng và chăm sóc sen đá, anh quyết tâm thay đổi hướng sản xuất, chuyển từ trồng hoa cảnh sang trồng sen. Đó là năm 2009, tính tới nay cũng đã có 7 năm gắn bó với cây sen.

Ban đầu, Phan Thanh Phú nhân giống, trồng và chăm sóc những cây sen đá phổ thông của Đà Lạt như chuỗi ngọc, sen tròn. Anh bảo, sen đá là loại cây rất dễ tính, trồng và nhân giống nhanh, dễ, chỉ sau gần hai tháng là có thể xuất bán. Nhân giống có thể bằng hai cách, nhân giống từ chồi lá và nhân giống bằng giâm đọt. Sen trồng trong điều kiện nhà kính, cần tưới đủ ẩm để nhân giống. Cây sen con được trồng trên giá thể gồm xơ dừa qua xử lý phối trộn cùng phân hữu cơ, tro trấu để đảm bảo độ tơi xốp. Trang trại của Phan Thanh Phú chủ yếu phục vụ bán cho các vườn, các cửa hàng hoa nên chỉ cần cây ra rễ, sống ổn định là xuất bán. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, phục vụ thị hiếu của người yêu hoa, Phan Thanh Phú dần dần nhập thêm nhiều giống sen đá mới. Nào là hạt ngọc, thảo, cá vàng, kim ngọc…, hiện trong trang trại của Phú đã có trên 200 giống sen đá khác nhau. Để phục vụ nhu cầu lớn của thị trường, Phú có một trang trại 4 sào nhà kính để trồng thương phẩm và một vườn sản xuất giống chuyên biệt với 9 người lao động làm việc thường xuyên. Hiện mỗi ngày, Phú xuất bán cho thị trường trong nước từ 1 tới 2 ngàn chậu sen đá các loại với giá cả rất mềm từ 5-60 ngàn đồng/chậu tùy độ lớn, tùy giống cũ hay mới. Sen đá từ trang trại của anh rất hút hàng, làm tới đâu có người mua tới đó. Không chỉ nội tiêu, sen đá của Phú còn xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 20 ngàn chậu/năm và con số này đang tăng lên. Theo tính toán của ông chủ trẻ, mỗi năm trang trại của anh xuất bán trên 200 ngàn chậu sen đá.

Nhưng khát vọng của Phan Thanh Phú không chỉ dừng lại ở thị trường Trung Quốc. Anh cho biết: “Đà Lạt là vùng đất cực kỳ phù hợp với cây sen đá, trồng sen thương phẩm và nhân giống ở đây nhanh, dễ và cây rất đẹp. Tôi đang tiến hành mở rộng diện tích, nhập thêm nhiều giống sen mới, hi vọng vào được thị trường Đông Nam Á”. Qua tìm hiểu, Phú nhận thấy thị trường Đông Nam Á thường nhập sen đá từ Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước có khí hậu ôn đới. Song, giá một chậu sen từ thị trường này quá cao, hàng trăm ngàn đồng/chậu, đắt gấp nhiều lần so với sen Đà Lạt. Yếu tố mà sen Đà Lạt chưa theo kịp là số lượng và giống mới. Vì vậy, Phú hi vọng cải thiện được những khiếm khuyết này để thu hút được khách hàng trong khu vực. Anh khẳng định, với lợi thế cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, mang lại nét thiên nhiên, tương lai của nghề trồng sen đá sẽ rất khả quan. Và, tìm cho mình một lối đi riêng, chàng thanh niên trẻ đã có cho mình một gia tài đồng thời thỏa mãn khát vọng với loài cây cảnh đặc sắc.

Gia Lai: ‘Gia Sản’ Lan Rừng Của Chàng Trai Phố Núi

Chàng trai 38 tuổi ở phố núi Pleiku (Gia Lai) Võ Văn Công có bộ sưu tầm lan đồ sộ với khoảng 800 loài lan rừng. Anh cũng là người tìm ra một loài lan mới được quốc tế công nhận.

Từ thuở mười tám đôi mươi, Công đã nhẩn nha hàng giờ với những giò lan rừng được đem về trồng trong phố. Sự thích thú đó ngấm dần vào người lúc nào chẳng hay. Và chính Công cũng chả hiểu được tại sao cái thú đó chẳng thể dứt ra, thành nghiệp chơi lan như ngày hôm nay. Thấy Công cho phân bón, tưới nước vào từng giò lan rừng và giới thiệu say mê thuộc tính từng loài mới cảm nhận phần nào cái câu ông bà nói “nghề chơi cũng lắm công phu”. Vườn phong lan rừng của Công có khoảng 800 loài cũng có thể xem là một trong những vườn lan đa dạng nhất VN hiện nay.

Lan rừng đỏng đảnh lắm

Sửa lại giò lan hoàng thảo đang bung hoa, Công kéo lại tấm lưới che bớt ánh nắng rọi vào. Những cánh lan màu tím Huế, đài màu trắng với cả vài chục bông. Công chia sẻ: “Chơi lan khó mà không khó. Quan trọng nhất phải có đam mê. Song chỉ thích thôi chưa đủ. Tôi phải lên mạng, qua sách báo và trải nghiệm nữa mới có thể trồng và nhân giống thành công nhiều giống lan thế này. Lan rừng cũng đỏng đảnh lắm. Chăm quá cũng chết mà bỏ bê một tuần là khác liền, có khi chăm cả năm mới lại cây. Đây không chỉ là toàn bộ cơ nghiệp của tôi mà còn cả tâm huyết 20 năm nay”.

Từ cậu thanh niên thích phong lan rừng ngày nào, giờ Công là một tay chơi chuyên nghiệp, được giới chơi lan, sành lan trong nước biết nhiều và nể về sự chịu khó lội rừng sâu tìm lan cho đến sự am hiểu về hoa lan rừng. Có dịp trò chuyện với Công, nghe anh nói vanh vách đặc điểm của cả trăm loại lan rừng một lúc mới hiểu sự dày công của người chơi. Công kể, nhiều giống lan anh phải trèo núi, vượt rừng sâu cả tuần mới kiếm được; chuyện leo cây cao hàng chục mét lấy lan, nhiều lần bị ngã cây, bị trượt chân xuống vực nguy hiểm. Nh̃ưng hễ nghe thông tin có vùng rừng nào còn lan quý là Công lại tìm đến.

Vườn lan hiếm

Khu vườn rộng gần 1.000 m2 của Công ở đường Lê Thánh Tôn (TP.Pleiku) là nơi nhiều người chơi lan, mê phong lan rừng tìm đến gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu hoặc thưởng lãm nhiều loài lan quý. Ở đây, lan ken dày lối đi từ trên giàn cao hay dưới đất với hàng trăm loài phong lan xanh tốt. Mùa nào hoa nấy. Vườn lan của Công luôn bung sắc, xanh tươi. Công cho biết: “Nếu nói về lan rừng thì VN là một trong những cường quốc. Theo công bố mới nhất của Hội Hoa lan VN, hiện VN có 1.168 giống lan. Riêng vườn nhà tôi có khoảng 800 giống, trong đó có nhiều giống quý như trầm rừng, hoàng thảo… và cả loài hoàng thảo Công Võ có tên khoa học là Dedrobium Congiianum do tôi phát hiện”.

Chăm được lan rừng sống đã khó, cho hoa đẹp và giữ được cây nhiều năm càng khó. Nhiều nghệ nhân chơi lan cho biết phải chăm cây như chăm con mọn. Đặc biệt, trong quá trình chăm phong lan, Công còn tự thụ phấn cho cây, lấy quả để nhân giống trong vườn. Nhiều người chơi lan thường liên hệ với Công để trao đổi, buôn bán những giò lan quý với giá trị hàng chục triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Huyền, một người chơi phong lan rừng ở TP.Pleiku, nói: “Chơi được phong lan như Công quả thật hiếm. Tôi cũng trồng được vài chục giò lan rừng. Cuối tuần là tôi hay lên đây uống trà, “thưởng thức” lan với mọi người”.

Nói về cơ duyên tìm ra loài lan quý hoàng thảo Công Võ hay tên khác là bạch nhạn Tây nguyên, Công kể: “Vào một buổi chiều tháng 3.2016, tôi đang mỏi mắt nhìn lên những cây rừng cao vút trong vùng rừng sâu thuộc chúng tôi Mơ Rông ( Kon Tum), bỗng thấy một cụm lan vài chục bông trắng phớt trên một cây cao. Nhìn kỹ lại thấy nó khác với những loại lan mình tìm lâu nay làm tim tôi đập nhanh hơn. Định thần lại, tôi kiếm cách leo lên lấy được cụm lan đang bung hoa. Nhìn những cành hoa mỏng trắng tinh khôi, tôi có cảm nhận đây là loài mới. Tôi cẩn thận chụp hình lại rồi đưa lan về. Tôi chụp tiêu bản, gửi email cho giáo sư người Nga Leonid A Veryanow – một chuyên gia về phong lan có uy tín trên thế giới. Và tin vui đến cũng rất nhanh vào ngày 28.4.2016: đây là loài mới, được Hiệp hội Hoa lan quốc tế công nhận”.

Gieo lan trong vườn di sản ASEAN

Những năm gần đây, nhiều người đổ xô vào rừng tìm lan, lấy sạch những giò lan tận rừng sâu, Công xót xa: “Mỗi lần lấy lan, mình không bao giờ lấy hết mà luôn chừa lại để lan còn tái sinh. Nhưng nhiều người tìm lan rừng quần nát, phá nát những loài lan quý, thấy rất xót. Cứ cái đà tìm lan rừng ồ ạt như hiện nay, nguy cơ tuyệt chủng lan rừng là không xa”.

Nghĩ vậy, Công gom những quả lan để lấy hạt vào rừng gieo, tránh cho nhiều giống lan khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Hàng trăm quả giống các loại phong lan như mạc lan, thanh ngọc, hoàng thảo đơn cam, long tu, giáng hương… đã được Công thụ phấn từ vườn rồi được đưa trở lại rừng. Chuẩn bị cả năm trời, Công và những người bạn vào Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) – được công nhận là Vườn di sản ASEAN, đến độ cao 800 m so với mực nước biển, nơi có những cánh rừng rậm rạp và lớp thực bì dày, chia nhau từng quả lan rồi xé vỏ, lắc nhẹ tay để hàng triệu hạt lan bay trắng cả một vùng rừng với hy vọng hồi sinh cho những loài lan rừng.

Công nói: “Lúc gieo hạt cho đến khi lan sinh trưởng phải mất cả năm. Mình đã vẽ lại toàn bộ sơ đồ để còn đến kiểm tra kết quả. Nếu thành công sẽ làm tiếp. Từ việc trả nghĩa rừng, trả lại mầm sống cho tự nhiên này, mình hy vọng mọi người cũng có ý thức bảo vệ những loài lan rừng. Nhóm của mình cũng đã gieo hạt ở vùng rừng sâu của chúng tôi Mơ Rông”.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, nói: “Tôi đánh giá cao hành động của Công và nhóm bạn của anh. Nếu thành công họ sẽ làm phong phú thêm hệ thực vật của vườn. Nhiều giống lan quý đã được gieo ở đây. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành với anh Công để tiếp tục làm công việc này cũng như theo dõi kết quả nhằm có hướng làm giàu thêm những giống lan quý ở vườn”.

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Phong Lan Ngày Tết Của Một Chàng Trai Trẻ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!