Cập nhật thông tin chi tiết về Thị Trường Phân Bón Tháng Đầu Năm 2022 mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thị trường phân bón thế giới tiếp tục trầm lắng kể từ cuối năm 2018, mặc dù giá có tăng tại một số thị trường, nhưng không bền vững do các nước bước vào kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch. Thị trường phân bón trong nước nhu cầu tiêu thụ chậm lại. Tại các khu vực lượng hàng tồn kho đang ở mức cao, các doanh nghiệp đều tập trung giải phóng hàng tồn kho. Dự kiến trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ sẽ không đột biến do cả nước bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019.
Trên thị trường thế giới, tại Mỹ giá phân bón tăng nhẹ trung bình 5% ở hầu hết các chủng loại. Kết thúc tuần đến ngày 11/1/2019, trong 8 loại phân bón chính thì có tới 7 tăng giá. Cụ thể, DAP tăng 3 USD lên 508 USD/tấn; MAP tăng nhẹ lên 533 USD/tấn; Kali tăng 6 USD lên 381 USD/tấn; phân hỗn hợp 10-34-0 tăng 6 USD lên 461 USD/tấn; UAN28 tăng 6 USD đạt 267 USD/tấn và UAN tăng 2 USD lên 304 USD/tấn. Tuy nhiên, giá ure giảm nhẹ so với tháng trước xuống còn 407 USD/tấn.
Căn cứ vào giá cơ sở N, giá ure bình quân ở mức 0,44 USD/lb; N, anhydrous là 0,35 USD/lb; N, UAN28 0,48 USD/lb và N, UAN32 0,47 USD/lb.
Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2018, thì tất cả 8 loại phân bón chính hiện đều tăng, theo đó UAN28 tăng 22%; UAN32 tăng 18%; ure tăng 17%; phân hỗn hợp 10-34-0 tăng 13%; DAP tăng 11%; Kali tăng 10% và MAP tăng 9%.
Trước đó, kết thúc năm 2018, chỉ số giá phân bón tháng 12/2018 chỉ đạt 89,41 điểm, giảm 75,11 điểm (tương đương 3,97%) so với tháng 11/2018 là 93,11 điểm và giảm 20,64% so với tháng 12/2017.
Theo Dow Jones, trong tuần đầu tháng 1/2019 Công ty Mosaic đã ký kết bản ghi nhớ (MOU) với Sinochem – công ty nông nghiệp lớn nhất của Trung Quốc. Sinochem dự định mua đá phốt phát và phân lân, bao gồm các sản phẩm cao cấp từ Mosaic.
Các điều khoản và điều kiện mua hàng sẽ được nêu trong hợp đồng riêng giữa hai công ty.
Theo nguồn tin từ Argus Media, Công ty Dầu khí nước Cộng hòa Azerbaijan (SOCAR) đã ra mắt sản phẩm phân bón ure được sản xuất tại một nhà máy với công suất 2.000 tấn/ngày.
Nhà máy này của một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lớn nhất ở Sumgayit (Azeberbaijan), nhưng không thuộc ngành công nghiệp dầu mỏ với tổng chi phí của dự án khoảng 800 triệu euro (910 triệu USD). Nhà máy có thể sản xuất 650 – 660 nghìn tấn ure dạng hạt/năm bằng khí đột tự nhiên với 435 triệu m3/năm.
Hiện tại, nhu cầu ure của Azebaijan là 150 nghìn tấn/năm, nhưng cũng có thể tăng lên 200 nghìn tấn/năm khi nhà máy này đi vào vận hành. Nhà máy mới sẽ đáp ứng đủ phân ure cho thị trường nội địa và khoảng 70% dự kiến sẽ được xuất khẩu, theo báo cáo của SOCAR. Cũng theo SOCAR, việc ure được sản xuất trong nước sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu lên tới 90 triệu USD/năm.
Tại thị trường nội địa, dẫn nguồn tin từ Apromaco, nhu cầu tiêu thụ chậm, các khu vực lượng hàng tồn kho ở mức cao, các doanh nghiệp tập trung giải phóng hàng tồn kho.
Tại Lào Cai:
Trong thời gian 15 ngày đầu năm 2019 thị trường phân bón tại Lào Cai tiếp tục diễn biến chậm. Giá và lượng hàng phân bón nhập khẩu chững lại do nhu cầu tiêu thụ thấp.
Trong thời gian tới bên phía Trung Quốc chuẩn bị vào kỳ sản xuất mới, Dự kiến ngày 20/01/2019 nhà máy sản xuất Amoni clorua Đông Xuân sẽ hoạt động trở lại sau thời gian bảo dưỡng.
Thời điểm hiện tại giá cả vẫn chưa có nhiều đột biến, lượng nhập khẩu trong kỳ chủ yếu vẫn là mặt hàng DAP Vân Thiên Hóa ủy quyền Traco điều chuyển thẳng Hải Phòng và bên phía đối tác Trung Quốc trả hàng theo hợp đồng đã ký.
Tình hình nhập khẩu các loại mặt hàng qua cửa khẩu Lào Cai như sau:
– Mặt hàng phân bón DAP nhập khẩu giảm mạnh về số lượng, các đơn vị nhập khẩu tạm dừng nhập khẩu do nhu cầu tiêu thụ thấp và giá đang có chiều hướng giảm tại các khu vực miền Nam.
– Mặt hàng MAP tạm dừng nhập khẩu, các doanh nghiệp chưa ký hợp đồng mới do nhu cầu tiêu thụ thấp.
– Mặt hàng NPK 16-44-4 tạm dừng nhập khẩu.
– Mặt hàng Lân trắng tạm dừng nhập khẩu do các đơn vị đã hết giấy phép nhập khẩu.
– Mặt hàng Amoni clorua đang triển khai về hàng. Trong thời gian tới do giá cả giảm mạnh và lượng hàng tồn kho tương đối cao các doanh nghiệp hầu như tạm dừng để giải phóng hàng tồn kho.
– Mặt hàng phân bón Amonium sulphate (SA): Do giá cả trong thời gian qua liên tục giảm mạnh khiến lượng hàng nhập khẩu không nhiều, các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với đối tác Trung Quốc hiện đang triển khai về hàng.
Giá đầu vào của một số mặt hàng theo hợp đồng thương mại hai bên tham khảo tại thời điểm cụ thể như sau:
Tại Hải Phòng:
Các mặt hàng phân bón tại thị trường Hải Phòng chững lại và có xu hướng giảm giá so với cùng kỳ tháng trước.
Tại Đà Nẵng:
Khu vực Duyên hải miền Trung đang chuẩn bị vào vụ chăm bón, nhu cầu mua bán đang được tăng nhanh, một số mặt hàng tiếp tục đang được điều chỉnh giảm như: Urea và Kali
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại khu vực Đà Nẵng như sau:
Tại Quy Nhơn & các tỉnh Tây Nguyên:
Bước vào những ngày đầu năm mới 2019, thị trường phân bón khu vực Quy Nhơn hết sức trầm lắng, quy luật thời tiết, mùa vụ, thị trường diễn biến trái chiều và rất khó dự đoán.
Những ngày cuối tháng 12/2018, các tỉnh đồng bằng duyên hải Miền trung & Tây Nguyên bị ảnh hưởng bởi những cơn bão xuất hiện và đổ bộ vào đất liền. Mưa bão, lũ lụt trái mùa làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch nông sản của bà con nông dân, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ nên nhu cầu sử dụng phân bón đã chậm lại.
Bên cạnh đó giá nông sản thấp cộng với việc giá các loại phân bón đang có xu hướng giảm khiến các đại lý chưa mạnh dạn nhập hàng về kho.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra tại thị trường Quy Nhơn:
Tại TP. Hồ Chí Minh & Đồng bằng Nam bộ:
Toàn bộ các tỉnh miền tây đã xuống xong giống cho vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón cho vụ đông xuân thấp. Tại thành phố Hồ Chí Minh giá tương đối ổn định, lượng hàng giao dịch ít.
Cụ thể giá các loại hàng hóa tại thời điểm như sau:
Nguồn: Vinanet
Tổng Hợp Thị Trường Phân Bón Giữa Tháng 6
Giá mặt hàng Urea trên thị trường quốc tế tiếp tục có nhiều biến động do nhu cầu tại một số khu vực đang tăng cao trong khi nguồn cung về mặt hàng này đang hạn chế. Thị trường trong nước, nguồn cung phân bón ổn định, giá các loại mặt hàng phân bón trong kỳ không có nhiều thay đổi.
Tại Lào Cai
Lượng hàng nhập khẩu trong kỳ vẫn chủ yếu dựa trên các Hợp đồng nhập khẩu DAP. Mặt hàng Amonium Sulphate (SA) giá cả vẫn trong trạng thái ổn định.
Tình hình nhập khẩu các loại mặt hàng qua cửa khẩu Lào Cai như sau:
– Phân bón DAP lượng nhập khẩu trong kỳ khoảng 11.500 tấn.
– Mặt hàng MAP tạm dừng nhập khẩu.
– Mặt hàng NPK 16-44-4 tạm dừng nhập khẩu.
– Mặt hàng Lân trắng tạm dừng nhập khẩu
– Mặt hàng Amoni Clorua lượng nhập khẩu trong kỳ khoảng 1.000 tấn.
– Mặt hàng phân bón Amonium Sulphate (SA) giá cả ổn định. Lượng hàng nhập khẩu trong kỳ khoảng 1.000 tấn.
Giá đầu nhập của một số mặt hàng theo hợp đồng thương mại tham khảo như sau:
Tại Đà Nẵng & Duyên hải miền trung:
Khu vực Duyên hải Miền Trung đang trong giai đoạn xuống giống cho vụ Hè Thu. Tình trạng nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị hạn chế.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại khu vực Đà Nẵng như sau:
Tại Quy Nhơn & khu vực Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên bắt đầu bước vào mùa mưa nhưng lượng mưa không nhiều cũng tác động một phần tới việc chăm sóc và sản xuất nông nghiệp. Giá các loại phân bón bán ra tại Quy Nhơn và khu vực Tây nguyên tương đối ổn định.
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại Quy Nhơn & khu vực Tây Nguyên như sau:
Tại TP. HCM & khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra tại TP. HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như sau:
Nguồn: Apromaco
Nhiễu Loạn Thị Trường Phân Bón, Thuốc Trừ Sâu
Nhiễu loạn thị trường phân bón, thuốc trừ sâu
Với quá nhiều chủng loại phân bón và thuốc trừ sâu, nông dân khó tìm được sản phẩm chất lượng phục vụ sản xuất.
Thời điểm này, nông dân miền Trung đang bước vào vụ Đông Xuân – vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là lúc thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sôi động hơn bao giờ hết nhưng đi cùng đó là nỗi lo phân bón giả, thuốc trừ sâu kém chất lượng quay trở lại với nông dân.
Nông dân và cơ quan quản lý đều cho rằng kiểm soát chất lượng các mặt hàng này thực sự là điều vô cùng khó khăn. Một trong các nguyên nhân là thị trường phân bón, thuốc trừ sâu luôn ở trong tình trạng nhiễu loạn chủng loại mặt hàng. Nhiều nông dân thừa nhận, đầu vụ sản xuất như hiện nay đến bất kỳ cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào cũng hoa mắt trước quá nhiều mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được bày bán.
Trên 3.500 tên thương mại thuốc bảo vệ thực vật có không dưới 6.000 sản phẩm phân bón. Đây chỉ là con số thống kê còn thực tế chắc chắn nhiều hơn. Chỉ riêng điều này đã đủ thấy việc quản lý thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là điều không hề dễ dàng. Hơn nữa, số lượng cơ sở kinh doanh mặt hàng này chỉ riêng một địa phương như tỉnh Phú Yên đã lên đến con số 600 cơ sở.
Việc quản lý mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường vào thời điểm đầu vụ sản xuất như hiện nay. Tuy nhiên, không ít nông dân buộc chấp nhận thực tế rất có thể phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mua về không tác dụng, nhưng lại không dám phản hồi bởi đa phần đều mua nợ các đại lý.
Nguồn: vtv.vn
Phản hồi của bạn đọc
Họ tên:
Email:
Nội dung:
Mã bảo vệ:
FMR0VP
Bài viết khác
Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Thông Dụng Trên Thị Trường
1. Phân bón hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là những loại phân bón hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ. Có nguồn gốc từ chất thải trong chăn nuôi, tàn dư thực vật trong sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản.
Phân bón hữu cơ giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hữu cơ và các loại vi sinh vật.
2. Các loại phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ được chia thành 2 nhóm chính:
– Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân trùn quế,…
– Phân bón hữu cơ công nghiệp như: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng.
3. Phân bón hữu cơ truyền thống
Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.
3.1 Phân chuồng
Phân chuồng có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các phương pháp ủ phân truyền thống.
Ưu điểm:
– Chứa dinh dưỡng khoáng đa – trung – vi lượng cung cấp cho cây trồng và đất.
– Đây là nguồn dinh dưỡng giúp tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, ổn định kế cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn và hạn hán.
Nhược điểm:
– Hàm lượng dinh dưỡng thấp.
– Nếu không xử lý đúng kỹ thuật sẽ tìm ẩn các mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng và thậm chí là sức khỏe người sử dụng.
3.2 Phân xanh
Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng cách ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.
Ưu điểm: Bảo vệ, cải tạo đất đai và hạn chế xói mòn.
Nhược điểm: Tác dụng chậm và chỉ dùng để bón lót. Ngoài ra còn gây phát thải khí nhà kính.
3.3 Phân rác
Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp.
Ưu điểm: Tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
Nhược điểm:
– Hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp trong thời gian dài.
– Có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu nếu không được xử lý đúng kỹ thuật.
3.4 Than bùn
Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.
Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
Nhược điểm: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
3.5 Phân trùn quế
Là loại phân bón hữu cơ vi sinh tự nhiên với quá trình sản xuất được gọi là ủ sâu (worm composting), có thể thực hiện với quy mô nhỏ để xử lý rác thải hữu cơ tại các gia đình như rau củ trái cây thừa.
Ưu điểm:
– Hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng.
– Chứa các acid hữu cơ, IAA,… giúp tăng độ màu mở, tơi xốp của đất trồng.
– Chứa hệ vi sinh vật đa dạng giúp chuyển đổi các dinh dưỡng khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ.
– Tăng sức đề kháng cho cây trồng trước các mầm bệnh và tác nhân bất lợi của môi trường.
– An toàn cho cây trồng, con người và sinh vật có ích.
4. Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
4.1
Phân bón vi sinh
Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…
Ưu điểm:
– Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.
– Phân giải các chất dinh dưỡng khó hấp thụ thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.
– Tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng, chủ yếu là đạm (N).
– Khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất và nâng cao hiệu quả hấp thụ phân bón cho cây trồng.
Nhược điểm: Chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định và cần bổ sung phân hữu cơ làm thức ăn cho vi sinh vật.
4.2 Phân bón hữu cơ sinh học
Là loại phân bón hữu cơ chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn, xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi giúp tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trong phân bón có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.
Ưu điểm:
– Dùng được trong tất cả các giai đoạn của cây trồng: bón lót, bón thúc, bón nuôi hoa, quả,…
– Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng.
– Bổ sung các loại acid hữu cơ, hệ vi sinh vật đa dạng … giúp cải tạo đất.
– Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
4.3 Phân bón hữu cơ vi sinh
Là phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.
Ưu điểm:
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khoáng, đa, trung và vi lượng cho cây trồng.
– Giúp cải tạo độ phì nhiêu và tơi xốp của đất.
– Cung cấp hệ vi sinh vật đa dạng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thụ và tăng sức đề kháng cho cây trồng.
– Không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.
Nhược điểm: Chứa hàm lượng hữu cơ thấp hơn phân hữu cơ sinh học.
4.1 Phân bón hữu cơ khoáng
Là phân bón phân hữu cơ, được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Có chứa trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).
Ưu điểm: Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
Nhược điểm: Sử dụng lâu ngày sẽ không tốt cho đất.
Cùng với sự phát triển của hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ, các loại phân bón hữu cơ ra đời ngày càng nhiều. Mỗi loại phân đều có ưu nhược điểm khác nhau, chính vì vậy người nông dân cần cân nhắc lựa chọn loại phân bón hữu cơ phù hợp cho cây trồng của mình. Đồng thời phù hợp với điều kiện môi trường cũng như điều kiện kinh tế.
chúng tôi
5
/
5
(
14
bình chọn
)
Bạn đang xem bài viết Thị Trường Phân Bón Tháng Đầu Năm 2022 trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!