Xem 12,573
Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Phần Của Phân Bón Hóa Học mới nhất ngày 22/05/2022 trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 12,573 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Một số loại phân bón hóa học
Phân bón hóa học
I. Những nhu cầu của cây trồng
1. Thành phần của thực vật
Trong thực vật, nước chiếm tỉ lệ khoảng 90%. Thành phần còn lại khoảng 10% được gọi là chất khô.
Trong chất khô có:
- 99% là các nguyên tố: C, H, O, N, K, Ca, P, S, Mg
- 1% là các nguyên tố vi lượng: B, Cu, Fe, Zn, Mn…
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
Vai trò của phân bón hóa học
a) Các nguyên tố C, H, O: là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật (xenlulozơ, đường, tinh bột). Thực vật tổng hợp gluxit từ CO 2 không khí và H 2 O với phản ứng quang hợp.
b) Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh. Thực vật lấy N chủ yếu từ muối nitrat.
c) Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật. Thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihiđrophotphat tan.
d) Nguyên tố S: giúp thực vật tổng hợp nên protein. Thực vật hấp thụ S dưới dạng muối sunfat tan.
e) Các nguyên tố Ca, Mg: cần cho thực vật để sản sinh diệp lục cho quá trình quang hợp.
f) Các nguyên tố vi lượng: là những chất cần thiết cho sự phát triển của thực vật.
II. Những loại phân bón hóa học thường dùng
Hiện nay, những dạng phân bón hóa học thường dùng là phân bón đơn và phân bón kép. Ngoài ra, còn có phân bón vi lượng.
1. Phân bón đơn
Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), kali (K).
a) Phân đạm
Một số loại loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp:
- Phân urê (NH2)2CO: chứa 46% N, tan trong nước.
- Phân amoni nitrat NH4NO3: chứa 35% N, tan trong nước.
Phân đạm Cà Maub) Phân lân
Một số loại loại phân lân thường dùng trong nông ngiệp:
– Photphat tự nhiên: là phân lân chưa qua chế biến hóa học. Photphat tự nhiên có thành phần chính là Ca 3(PO 4) 2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
– Supephotphat: là phân lân đã qua chế biến hóa học. Supephotphat có thành phần chính là Ca(H 2PO 4) 2, tan trong nước.
Phân lân Supephotphatc) Phân kali
Một số loại loại phân kali thường dùng trong nông ngiệp:
Hai loại phân kali này đều rất dễ tan trong nước.
Phân kali
2. Phân bón kép
– Phân bón kép là phân bón chứa 2 hay cả 3 nguyên tố dinh dưỡng là đạm (N), lân (P) và kali (K).
– Phân bón kép được tạo ra bằng cách:
Trộn các phân đơn theo một tỉ lệ thích hợp phù hợp với từng loại cây trồng.
Tổng hợp bằng phương pháp hóa học.
Phân bón kép NPK
3. Phân bón vi lượng
Phân bón vi lượng là phân bón có chứa một số nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu… Cây trồng cần rất ít những nguyên tố này nhưng lại rất quan trọng cho sự phát triển của chúng.
Giải bài tập về phân bón hóa học
a) Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón kể trên.
b) Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân đơn và phân kép.
c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?
Bài làm:
a) Tên hóa học của những phân bón:
c) Trộn các phân bón đơn KCl, NH 4NO 3, (NH 4) 2HPO 4 theo tỉ lệ thích hợp, ta được phân bón kép NPK.
Câu 2. Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH 4NO 3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H 2PO 4) 2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.
Bài làm:
– Hòa tan mỗi mẫu phân bón vào nước, ta được 3 dung dịch tương ứng.
– Cho dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 lần lượt vào 3 dung dịch, đun nhẹ và quan sát hiện tượng.
- Mẫu nào có khí mùi khai thoát ra là NH4NO3
- Còn lại, mẫu không có hiện tượng gì là KCl.
Câu 3. Một người làm vườn đã dùng 500 g (NH 4) 2SO 4 để bón rau.
a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
b) Tính thành phần % của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Bài làm:
a) Nguyên tố dinh dưỡng có trong loại phân này là N.
b) Thành phần % của nguyên tố dinh dưỡng N trong phân bón là:
% N = (28 x 100) /132 = 21,2 %
c) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau
m N = (500 x 21,2) /100= 106,05 g.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Thành Phần Của Phân Bón Hóa Học trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!