Xem Nhiều 5/2023 #️ Sử Dụng Như Nào Cho Hiệu Quả # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Sử Dụng Như Nào Cho Hiệu Quả # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Như Nào Cho Hiệu Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các loại phân bón lúa hiện nay

Bón phân là khâu quan trọng nhất trong việc trồng và chăm sóc lúa. Để cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao thì ngoài việc bón phân đúng kỹ thuật thì việc lựa chọn đúng loại phân bón cũng là một trong yếu tố quyết định.

Có rất nhiều loại phân bón cho lúa; nhưng nếu xét về nguồn gốc phân bón thì chia ra làm 2 loại chính. Đó là, phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

Phân bón vô cơ là gì?

Phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân bón hoá học, phân khoáng,…) là chất hoặc hợp chất hoá học. Thành phần hoá học của nó bao gồm nguyên tố dinh dưỡng dùng để nuôi dưỡng cây trồng.

Phân bón vô cơ có thể ở dạng phân đơn như: đạm, lân, kali; hoặc ở dạng hỗn hợp như: NPK, NPK+TE

Phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên như: Tàn dư thân, lá cây; chất thải động vật; chất thải của nhà máy sản xuất thuỷ, hải sản; than bùn hoặc chất thải từ sinh hoạt, nhà bếp.

Phân bón hữu cơ còn được chia thành 2 dạng:

-Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân xanh, phân chuồng, phân rác,….

-Phân bón hữu cơ công nghiệp: phân bón hữu cơ vi sinh; phân bón hữu cơ sinh học; phân bón hữu cơ khoáng.

Phân bón cho lúa – Sử dụng như nào cho hiệu quả?

Lượng phân bón yêu cầu đối với lúa sẽ được phân bổ như sau:

Lúa ngắn ngày sẽ bón ít phân hơn so với giống dài ngày.

– Sử dụng khoảng 95-120kg đạm đối với lúa thuần chủng; 100-130kg đối với giống lúa lai.

– Lượng phân lân khoảng 50-70kg cho giống thuần; 50-80kg đối với giống lai.

– Lượng kali khoảng 50kg/1ha vào đợt đón đòng. Lúa ngắn ngày sẽ rơi vào 40-50kg, lúa dài ngày sẽ là 50-60kg.

Để sử dụng phân bón cho lúa một cách hiệu quả, bà con cần nắm rõ các giai đoạn lúa cần bón phân sau:

Giai đoạn 1: Bón phân lót cho lúa

là giai đoạn bón phân lúc làm đất hoặc trước khi cày bừa lần cuối. Giai đoạn bón lót, bà con nên bón loại phân có đầy đủ các yếu tố N,P và K; hàm lượng đạm chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phân bón. Tuy nhiên, đối với mạ già hoặc giống lúa ngắn ngày, bà con có thể điều chỉnh tăng lượng đạm lên nhiều hơn.

Giai đoạn 2: Bón thúc cho lúa đẻ nhánh

Thực hiện bón thúc cho lúa sau 15-20 ngày sau khi cấy. Trong thời kỳ này, đạm là yếu tố quan trọng, giúp lúa đẻ nhánh nhanh. Lượng đạm cần bón trong thời kỳ này vào khoảng 70% trên tổng lượng đạm cả vụ.

Tuy nhiên, đối với đất nhiễm phèn hoặc đất chua thì cần chọn phân bón là phân lân nhằm giảm độc tố cho đất, hạn chế phèn và chua. Tuy nhiên cần tránh phân lân dính lên lá gây cháy lá.

Giai đoạn 3: Bón thúc đón đòng cho lúa

Bón thúc đón đòng sau 40-45 ngày sau khi cấy. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất của cả vụ lúa. Ở giai đoạn này, bà con nên bón đạm kết hợp với kali, giúp cứng cây và nuôi hạt. Đối với giống lúa đẻ nhánh ít hoặc giống dài ngày, cấy thưa; thì cần chú trọng giai đoạn bón đón đòng bằng kali; giúp nuôi bông to và chắc hạt. Tăng cường kali với đất phèn, kiềm hoặc với thời điểm vụ bị mưa nhiều.

Giai đoạn 4: Bón nuôi hạt

Giai đoạn này, bà con bón loại phân NPK, lượng phân bón là khoảng 12-15kg/ha/lần; bón 1 đến 2 lần trong giai đoạn này. 

Bà con có thể dùng phân bón lá đối với những nơi đất giữ phân kém.

Tại sao nên dùng phân bón hữu cơ sinh học?

Phân bón vô cơ đã được sử dụng từ khá lâu ở Việt Nam. Đối với phân bón, thì phân đạm chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, do đạm vô cơ làm nhiễm độc đất; gây thoái hoá đất; chua đất hoặc phèn đất. Vì vậy, bà con sẽ cần thêm khoản chi phí để cải tạo cho đất sau một thời gian canh tác nhất định. Ưu điểm của phân vô cơ là hàm lượng phân đậm đặc nên dễ dàng vận chuyển, dễ lưu trữ và bảo quản so với phân hữu cơ truyền thống.

Ngày nay, với công nghệ phát triển, phân hữu cơ sinh học đã dần thay thế cho phân vô cơ vì những ưu điểm vượt trội của nó.

Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học

Ngoài những ưu điểm như của phân vô cơ so với phân hữu cơ truyền thống; phân bón hữu cơ sinh học còn có những ưu điểm sau:

– Phân bón hữu cơ sinh học mang đặc tính của phân bón hữu cơ truyền thống; tức là cung cấp đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng; đồng thời giúp cải tạo, cân bằng đất; tăng độ phì nhiêu cho đất.

– Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học rất đơn giản; không sợ gây chết cây; không làm thoái hoá đất.

– Sử dụng được cho tất cả các thời kỳ của cây trồng.

– Giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn do trong phân hữu cơ sinh học có chứa các sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu; hay vi sinh vật cố định đạm.

– Các vi sinh vật trong phân bón hữu cơ sinh học còn có tác dụng bảo vệ đất; thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho đất; tăng cường sức đề kháng cho cây trồng; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; Từ đó giúp tăng chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

– Phân bón hữu cơ sinh học cũng thân thiện với môi trường, con người và động vật. Vì vậy, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Sử dụng máy bay nông nghiệp – Tiết kiệm – bảo vệ môi trường

Ngoài việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thì việc ứng dụng công nghệ mới thay cho lao động chân tay cũng là một giải pháp góp phần giảm chi phí, tăng năng suất và bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp.

Máy bay nông nghiệp như máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBALCHECK kết hợp cả tính năng bón phân và gieo sạ. Chi phí thuê dịch vụ bón phân, phun thuốc hay gieo hạt bằng máy bay P-GLOBALCHECK rẻ hơn rất nhiều so với lao động thủ công.

Mặt khác, máy bay P-GLOBALCHECK với công nghệ phun ly tâm sẽ giúp việc phun thuốc, bón phân, gieo hạt đồng đều hơn rất nhiều.

Công ty Cổ phần Đại Thành

Được biết đến là một trong số những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm công nghệ cao và ưu việt như Máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo hạt; Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh; Phân bón hữu cơ sinh học Rural Boss DTOGNFit; Phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck… Đại Thành đã chuyển giao công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho hàng nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Website: https://daithanhtech.com/ hoặc http://globalcheck.com.vn

Hotline: 0981 85 85 99

Email: contact@daithanhtech.com – cskh@daithanhtech.com

Sử Dụng Thuốc Kích Rễ Như Thế Nào Cho Kết Quả Tốt Nhất

1. Khi nào cần sử dụng đến thuốc kích rễ?

Khi bạn thực hiện các phương pháp nhân giống cây trồng như giâm cành, chiết cành, những cây phôi mới đã bị cắt bỏ hoàn toàn rễ cây nên cần dùng thuốc kích rễ. Rễ cây ra càng sớm thì tỉ lệ sống sót của cây mới càng cao. Cây trông mới được tạo ra cũng sẽ nhanh chóng phát triển hơn.

Trường hợp thứ 2 mà bạn nên sử dụng thuốc kích rễ đó là khi cây trồng của bạn bị úng nước, bị vi khuẩn xâm nhập, nấm bệnh gây hại. Những phần rễ cây bị thối cần được cắt để duy trì sự sống của cây. Khi đã mất đi một hoặc toàn bộ phần rễ thì cây trồng sẽ rất yếu vì không hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng. Chính vì thế cần sử dụng thuốc siêu kích rễ dể phục hồi nhanh chóng phần rễ đã mất đi. Giúp cây có thể sinh trưởng trở lại.

Ngoài ra, khi nhận thấy cây trồng kém phát triển thì bạn cũng nên dùng loại thuốc này. Cây chậm lớn có thể là do sử dụng đất trồng không phù hợp, tưới nước và bón phân không đúng cách nên rễ không phát triển được. Năng suất cây trồng giảm sút, thời gian thu hoạch kéo dài khiến bạn bị tổn thất nhiều chi phí.

2. Thuốc kích rễ có tác dụng gì?

Ở mỗi thời kỳ khác nhau của cây trồng, thuốc kích rễ có những tác dụng nổi bật riêng.

Khi mới trồng cây:

Thuốc kích rễ có tác dụng kích thích cây trồng ra rễ mới khỏe mạnh, đẻ nhanh nhiều, đâm chồi mới, đọt mậm phát triển nhanh chóng.

Giúp hạt giống mau nảy mầm.

Giúp lá cây tăng cường khả năng cường khả năng quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết.

Giúp rễ cây và lá cây tăng sức đề kháng với các loại vi khuẩn, nấm bệnh.

Làm đất trở nên tơi xốp hơn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây.

Khi cây trong thời gian phục hồi:

Thuốc kích rễ giúp tái sinh rễ nhanh hơn, rễ mới ra khỏe mạnh hơn.

Kích thích cây ra rễ cám, không còn tình trạng nghẹn rễ.

Tải tạo cấu trúc đất giúp cây trồng lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tăng tuổi thọ của cây trồng.

Khi cây trồng ra hoa đơm quả:

Hỗ trợ cân bằng dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng rụng hoa, rụng trái non.

Tăng cường phát triển rễ để cây trồng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Kích thích quá trình quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng của cây trồng giúp quả nhanh to và khỏe mạnh.

3. Cách sử dụng thuốc kích rễ cho kết quả tốt nhất

3.1. Sử dụng thuốc kích rễ theo từng loại cây

Cây rau ăn trái

Đối với cây ăn trái, bạn nên tưới thuốc kích rễ trực tiếp vào các hốc các hàng cây để đạt hiệu quả cao nhất.

Sau khi bạn gieo cấy được từ 3 đến 5 ngày thì có thể bắt đầu tưới thuốc kích rễ. Thời gian tưới cách nhau từ 7 đến 15 ngày. Và trong mỗi vụ quả thì có thể phun từ 3 đến 4 lần.

Cây rau ăn lá

Đối với cây rau ăn lá thì cách sử dụng thuốc giống với rau ăn trái. Chỉ khác là thời gian tưới cách nhau từ 5 đến 7 ngày.

Cây ăn trái, cây công nghiệp

Bạn nên tưới trực tiếp thuốc kích rễ vào bồn cây và gốc cây để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Nên tưới vào các thời điểm như vừa trồng cây con, cây vừa bị tổn thương do úng nước hoặc bị vi khuẩn tấn công và sau mỗi mùa thu hoạch quả.

Cây hoa, cây cảnh, cây bonsai

Đối với các loại hoa, các loại cây cạnh thì bạn cũng tưới trực tiếp vào bồn hoa và tưới định kì theo tuần từ sau khi gieo trồng cây non.

3.2. Sử dụng thuốc kích rễ theo từng mục đích

Sử dụng với cành giâm, chiết

Cách thứ nhất là bạn đem cành cây khỏe mạnh đã chọn ngâm vào dung dịch thuốc siêu kích rễ từ 5 đến 10 phút. Sau đó trồng trực tiếp cành đó vào hỗn hợp đất đã chuẩn bị. Dung dịch thuốc kích rễ bao gồm 20gam thuốc và 1 lít nước

Cách thứ hai và bạn bôi thuốc kích rễ vào vết khoanh nhỏ để bó bầu.

Kích thích hạt giống nảy mầm

Để tăng khả năng hạt giống nảy mầm thì bạn chỉ cần ngâm hạt giống trong dung dịch thuốc kích rễ gồm 1gam thuốc và 1 lít nước trong vòng 24 tiếng. Sau đó vớt ra ủ như bình thường.

Phục hồi bộ rễ bị suy yếu

Để phục hồi rễ cây bị suy yếu do bị ngập úng hoặc là do vi khuẩn gây bệnh thì bạn nên tưới đều dung dịch thuốc kích rễ theo tỉ lên 2gam thuốc 1 lít nước với chu kỳ 7 ngày 1 lần.

Kích thích cây trồng ra đọt, ra hoa, ra trái non

Với mục đích này, bạn sẽ sử dụng thuốc bằng cách pha dung dịch theo tỉ lệ 5gam thuốc và 4 lít nước để phun trực tiếp lên lá cây. Cứ cách 7 ngày lại phun một lần.

4. Hậu quả của việc sử dụng thuốc kích rễ không đúng cách

Khi sử dụng bất kì loại thuốc gì thì việc quan trọng nhất là đúng thuốc và đúng liều lượng. Nếu bạn sử dụng thuốc kích rễ quá ít và thời gian tưới cách nhau quá lâu thì hiệu quả sẽ không được ổn định. Rễ cây mới lên không được khỏe mạnh và dễ bị chết đi.

Đối với việc sử dụng thuốc kích rễ quá liều thì sẽ có nhiều tác hại hơn. Nếu nhẹ thì lá cây trồng sẽ bị teo lại, không phát triển, nó làm hạn chế việc quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Nặng hơn thì cây trồng sẽ bị chết. Đặc biệt nguy hiểm là khi sử dụng thuốc siêu kích rễ quá nhiều và quá thường xuyên với các loại rau, loại cây ăn quả thì sẽ gây hại đên sức khỏe của con người và gây hại cho môi trường xung quanh.

5. Các loại thuốc kích rễ tốt nhất

Hiện nay trên thị trường có đầy rẫy các loại thuốc siêu kích rễ khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn. Tuy nhiên để đỡ mất thời gian và tìm được sản phẩm phù hợp nhất thì MY GARDEN sẽ giới thiệu đến bạn 3 loại thuốc kích rễ tốt nhất hiện nay.

Thuốc kích rễ Nem

Nem là loại thuốc siêu kích rễ với những công dụng mang lại hiệu quả cao. Thuốc kích rễ Nem đem lại hiệu quả mọc rễ mạnh mẽ trên tất cả các loại cây trồng. Giá thành của loại thuốc kích rễ này không cao, phù hợp với đa số người tiêu dùng nên nó rất phổ biến trên thị trường.

Thuốc kích rễ Map

Map là thuốc kích rễ có nguồn gốc trong nước, được thương hiệu Hacheco sản xuất. Thương hiệu này đã có 20 kinh nghiệm trong việc sản xuất phân bón, hóa chất nông nghiệp và chế phẩm sinh học. Thuốc kích rễ Map có các tính năng ưu việt và giá thành khá rẻ.

Thuốc kích rễ Toba Net

Toba Net cũng có xuất xứ trong nước. Thuốc kích rễ này khá được ưa chuộng hiện nay. Toba Net giúp kích thích ra rễ và phân rễ cực mạnh.

6. Nên mua thuốc kích rễ ở đâu?

Vì thuốc kích rễ khá phổ biến trên thị trường hiện nay nên tìm mua là không hề khó. Tuy nhiên để mua được sản phẩm chất lượng thì không phải ở đâu cũng đảm bảo được. Để đáp ứng nhu cầu mua thuốc kích rễ của khách hàng, MY GARDEN đã cung cấp thuốc kích rễ chất lượng cao và có giá cả cạnh tranh nhất. Thuốc siêu kích rễ tại MY GARDEN có những ưu điểm vượt trội sau:

Chất lượng cao, hiệu quả sử dụng tốt, rễ cây nhanh mọc và rất khỏe mạnh.

An toàn khi tiếp xúc, thân thiện với môi trường.

Giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.

Đến mua sản phẩm kích rễ tại MY GARDEN, bạn sẽ được tư vấn kỹ càng về cách sử dụng hiệu quả nhất. Nhân viên tại MY GARDEN luôn luôn dùng thái độ nhiệt tình nhất để đón tiếp khách hàng.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Cách Sử Dụng Phân Kali Như Thế Nào Cho Tốt

Vai trò của phân kali cũng được thể hiện qua vai trò của nguyên tố kali đối với thực vật. Trong cây kali tồn tại chủ yếu ở trong dịch tế bào (hơn 80%), một phần nhỏ nữa được các chất keo của tế bào hấp thu, còn khoảng dưới 1% bị giữ lại trong chất nguyên sinh ở tế bào. Phân kali phần lớn là các muối kali (KCL, K2SO4, KNO3) dùng làm phân bón cho cây trồng.

Kali trong không bào tăng khả năng chống lạnh cho cây tốt hơn. Khi dinh dưỡng đủ kali, trời lạnh hiện tượng đông nguyên sinh tế bào được hạn chế, tăng tính chịu lạnh cho cây tốt hơn. Với ngũ cốc, phân kali tăng sức đẻ nhánh của cây trồng.

Ngoài ra phân Kali giúp cho những cây trồng lấy sợi tạo ra sợ dài và bền hơn. Hầu hết các men trong cây hoạt động nhờ có sự kích thích của kali. Kali tạo cho bề dày của các bó mạch gỗ dày hơn nên cây cứng và chống đổ tốt hơn. Nếu cây trồng thiếu phân kali sẽ làm cho sự hình thành N protit giảm, cây trồng hay bị yểu lả, dễ bị lụi, gãy đổ và dễ bị nhiễm bệnh hơn.Sử dụng phân kali như thế nào mới hiệu quả

Tất cả các dạng phân kali thông thường đều rất dễ tan trong nước, dễ bị rửa trôi như phân đạm. nên khi bón vào đất, kali cũng như các cation khác có trong phân kali đều ở dạng ion hòa tan trong dung dịch đất (K+, Na+, Mg2+). Ánh sáng kích thích sự hút kali của cây. Ban ngày cây hút kali mạnh và vận chuyển lên các bộ phận trên của cây, ban đêm tối ánh sáng yếu kali không được cây hút lên mà một phần kali còn được vận chuyển ngược xuống rễ cây và thoát ra ngoài. Hầu hết kali trong cây tồn tại dạng ion K+ kết hợp với các axit hữu cơ tạo nên các muối hòa tan, dễ dàng rút ra bằng nước.Việc sử dụng phân kali tùy vào các yếu tố sau

-Tùy theo loại đất. Đất ít chua hay không chua, nhiều Ca2+, Mg2+, khi bón phân kali vào thì ion K+ sẽ đẩy Ca2+, Mg2+ ra khỏi keo đất, do đó bón lâu ngày, nhất là khi bón lượng nhiều thì dễ làm cho đất bị chua hóa. Vậy nên phải bón vôi khử chua, bổ sung Ca2+, Mg2+ cho đất. Đất chua, bão hòa nhiều Al3+, H+ khi bón phân kali thì đẩy các ion Al3+, H+ này ra dung dịch đất làm đất bị chua tạm thời. Nếu đất quá chua mà không có bón vôi thì có thể lượng ion Al3+, H+ bị đẩy ra nhiều đủ gây độc cho cây trồng. Do đó phải bón vôi khử chua trước khi bón kali.-Tùy vào loại cây Nhóm 1: Rất mẫn cảm với Clo (Cl): thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho… nên bón phân kali không có Clo. Nhóm 2: Mẫm cảm với clo, thích hợp với nồng độ kali cao: khoai tây, cây họ đậu. Nhóm 3: có Thể bón những lượng kali cao như: bông, đay, lanh, dưa chuột… Nhóm 4: Thích hợp với loại phân kali 40% K2O, tức là chịu được nồng độ bón kali thuộc trung bình (các cây có lấy hạt và đồng cỏ). Nhóm 5: Thích hợp nhất với phân kali có chứa một ít natri: củ cải đường, của cải, cây lấy củ làm thức ăn cho gia súc thuộc họa hòa thảo. – Lưu ý khác khi không có phân kali bón cho cây trồng

Trường hợp không có phân kali thì khắc phục bằng cách bón bằng tro bếp để thay thế phân kali, vì tro bếp hàm lượng kali khá cao, kết hợp bón vôi, tăng lượng tro bếp bón lên nhiều lần.

VT (Theo Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa)

Sử Dụng Phân Bò Hiệu Quả Cho Lan

Phân bò có rất nhiều ưu điểm mà không phải loại phân bón nào cũng có được, nổi bật nhất chính là điểm vượt trội về hiệu quả, giá thành và thân thiện với môi trường sống.

1. Điểm qua một vài ưu và nhược điểm của loại phân bón rải đầy trên các triền đê và bãi cỏ này:

– Ưu điểm:

+ Cây ra rễ rất nhanh + Giả hành mập, lá xanh, bóng mượt + Kích thích hoa lâu tàn so với phân vi sinh + Dễ sử dụng, giá thành rẻ, đôi khi không mất tiền

– Nhược điểm:

+ Phân bò khô khi đã đủ ẩm và phân hủy dễ sinh nấm mốc, làm hỏng giá thể. + Cây dễ bị thối rễ nếu không thay phân mới.

2. Sau đây là cách sử dụng phân bò để trồng lan:

– Tốt nhất nên sử dụng phân của loại bò ăn cỏ, ăn cám phân mất hết chất rồi còn đâu. – Phân bò phơi khô để diệt nấm mốc và lâu tan. – Bỏ phân bò đã khô vào tấm vải, bọc lại (tốt nhất là vải màn) – Đặt túi phân lên giá thể, cách xa rễ 1 chút. – 2 đến 3 tháng thay túi mới, chú ý phun thuốc diệt nấm nếu cần.

Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Như Nào Cho Hiệu Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!