Xem Nhiều 5/2023 #️ Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ # Top 11 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác dựa vào tự nhiên, một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Bên cạnh đó, canh tác hữu cơ còn có những yêu cầu nghiêm khắc như không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng.

Để xây dựng được hệ thống ấy, người sản xuất cần duy trì cân bằng giữa các yếu tố đất và nước, cây trồng và cỏ dại, sâu bệnh hại và thiên địch đối kháng,… Điều này giúp cho sản phẩm tạo ra không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không ảnh hưởng đến môi trường, tăng giá trị nông sản.

Tuy vậy, không phải lúc nào hệ thống ấy cũng hoạt động trơn tru. Khi mà môi trường biến đổi khắc nghiệt hơn, cán cân tự nhiên ấy có thể lệch một cách khó kiểm soát, điển hình là tình hình sâu bệnh đột nhiên bùng phát. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến nền nông nghiệp hữu cơ khó phát triển ở khí hậu thất thường như Việt Nam.

Đến lúc này, công tác phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ thành quả lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và một phương pháp được chấp nhận trong canh tác hữu cơ và tạo thành bước ngoặt đó chính là thuốc trừ sâu sinh học.

1/ Thế nào là thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm có nguồn gốc sinh học như nấm, vi khuẩn, chiết xuất chất độc từ nấm, virus. Và là yếu tố chính làm cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ.

2/ Phân loại

Nguồn gốc thực vật: sử dụng những chiết xuất từ loại cây có tính độc đối với sâu bệnh và gồm 4 nhóm chính: 

Họ cúc với chất chiết xuất là pyrethrum. Đây là chất có độ độc cao nếu tiếp xúc trực tiếp có thể gây mẩn đỏ hoặc lở loét. Mặc dù vậy cũng đừng quá lo lắng vì cây họ Cúc tồn tại rất nhiều ngoài tự nhiên, thân thuộc với chúng ta và lượng độc tố cũng không đủ để gây nên các triệu chứng dị ứng thuốc. Ngoài việc sử dụng các chế phẩm sẵn có, người sản xuất còn có thể tự làm thuốc bằng cách giã nhỏ thân, lá, hoa của cây họ cúc và lọc lấy nước phun định kỳ để phòng bệnh.

Chiết xuất rễ một số cây họ đậu, họ dây mật được sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc diệt nấm. Chất được sử dụng ở đây là Rotenone. Đây là chất độc nhẹ đối với người nhưng lại cực kỳ độc với cá và sinh vật thủy sinh.

Dầu cây neem được chiết xuất từ cây neem. Đây là một loại cây thường xanh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới và được tìm thấy cả nhiều nơi tại Việt Nam. Azadirachtin và Nimbin là 2 hợp chất

triterpenoid được nghiên cứu nhiều ở cây neem và được sử dụng để làm chất khử trùng, chống nấm. 

Một số loại tinh dầu khác như dầu khoáng có thể tạo lớp phủ ngăn sâu chích hút, tinh dầu tỏi, bạc hà với mùi hương ngăn côn trùng tấn công và có tác dụng diệt khuẩn, nấm.

Nguồn gốc vi sinh

Nấm với 2 nhóm chính tác động lên côn trùng gây hại gồm nấm xanh

Metazhizium

và nấm kiểm soát bệnh thực vật như

Trichoderma

 spp. và 

Ampelomyces quisqualis

,…

Vi khuẩn và tuyến trùng

3/ Ưu điểm

Không giống như thuốc hóa học, thuốc trừ sâu

sinh học không để lại dư lượng tồn tại lâu trong môi trường. Chúng không thấm vào nước ngầm hoặc tạo ra các chủng côn trùng kháng thuốc. 

Thuốc trừ sâu sinh học có tính chọn lọc cao, chỉ nhằm vào một số loại sâu hại chủ yếu mà không ảnh hưởng đến thiên địch. Vấn đề quan trọng là nên sử dụng loại thuốc nào cho loại sâu bệnh cụ thể trong hệ thống canh tác. 

 Ví dụ như việc sử dụng tuyến trùng cho phòng trừ sâu bệnh dưới nền đất. Do cơ chế tấn công của tuyến trùng là xâm nhập thông qua con đường tự nhiên và sinh sôi trong cơ thể nên kích thước tuyến trùng và côn trùng là điều rất quan trọng trong việc phòng trừ. 

4/ Nhược điểm

Chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thường đắt hơn loại thông thường và thời gian lưu tồn không lâu. Vì thế, người sản xuất cần sử dụng thường xuyên hơn.

Thời gian tác động đối với sâu bệnh không đủ nhanh để dập các dịch bệnh lớn. Chẳng hạn với một số loại nấm như nấm xanh ký sinh trên sâu bệnh, cần một khoảng thời gian dài và được bổ sung chế phẩm nấm liên tục để tăng cao mật số.

5/ Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Chỉ sử dụng thuốc khi côn trùng đến ngưỡng gây hại,, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng

Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.

Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát

Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.

chúng tôi

Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vi Sinh

Thuốc trừ sâu vi sinh thế hệ mới. Chứa hàng tỷ vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi. Chúng có khả năng ức chế, xua đuổi và ngăn chặn sự xâm hại, phát triển của nhiều loại sâu bệnh. Có hiệu năng vượt trội và sự khác biệt hoàn toàn so với các loại thuốc trừ sâu sinh học thông thường.

Dòng Chế phẩm vi sinh Trừ Sâu này là đề tài nghiên cứu của Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Lục Diệp. Được sản xuất theo công nghệ lên men vi sinh hiện đại. Rất phù hợp cho canh tác Nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững và hiệu quả !

1. Thành phần

Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học vi sinh trừ sâu bao gồm các chủng vi sinh: Aspergillus oryzae,Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus, Beauveria bassiana,Isaria sp, Metarhizium anisopliae, Nomuraea rileyi, Paecilomyces fumosoroseus, Pseudomonas aureofaciens , Verticillium lecanii: 10^9 CFU/g..

2. Công dụng của Vi Sinh TRỪ SÂU

– Phòng trừ và đặc trị các loại rầy, bọ cánh cứng, bọ chích hút, bọ rùa ăn lá, nhện đỏ, cào cào, châu chấu, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rầy nâu, sùng đất, tuyến trùng…

– Phòng trừ và đặc trị các loại các sâu tơ, sâu xanh, sâu đen, sâu xám, sâu khoang, sâu keo, sâu róm, sâu đục quả, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa,…

3. Cơ chế hoạt động của Thuốc trừ sâu sinh học Vi Sinh

Hiệu quả của Chế phẩm Vi sinh Trừ Sâu cho cây trồng vượt trội hơn hẳn so với các loại thuốc trừ sâu sinh học thông thường. 100% sạch và an toàn. Không bị nhờn thuốc và gây hại như khi sử dụng thuốc hóa học.

Chế phẩm Vi Sinh TRỪ SÂU rất an toàn và đem lại hiệu quả cao, theo cơ chế hoạt động như sau:

Gây chán ăn đối với sâu hại.

Ức chế sự phát triển của trứng, ấu trùng và nhộng

Đuổi ấu trùng và sâu trưởng thành.

Ngăn chặn sự lột xác của ấu trùng và nhộng.

Hạn chế sự đẻ trứng của côn trùng cái.

Gián đoạn quá trình giao phối và sinh sản.

Ngăn chặn việc con cái đẻ trứng.

Gây bệnh trên các đối tượng sâu hại.

Các chủng vi sinh vật và đặc biệt là các bào tử vi nấm có lợi trong Chế phẩm khi tiếp xúc với da của các loài côn trùng gây hại, ở điều kiện nhiệt độ (25 -33 độ C) độ ẩm thích hợp, bào tử nảy mầm, hình thành sợi nấm xuyên qua da, sinh trưởng trong cơ thể côn trùng, bằng chính nguồn thức ăn là mô côn trùng.

Côn trùng sẽ chết, thường khoảng 4-7 ngày tùy thuộc vào loại, kích thước và tuổi của côn trùng. Xác côn trùng đã chết lại phát tán bào tử để lây lan và tiêu diệt các côn trùng gây hại khác.

Chế phẩm có hiệu lực bền lâu, thuốc có tác dụng lây lan mầm bệnh từ côn trùng đã chết sang ấu trùng non mới nở, nên đôi khi chỉ phun một lần có thể duy trì hiệu quả trừ sâu bệnh trong thời gian dài.

CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG VI SINH DIỆT SÂU !

4. Cách sử dụng Vi Sinh TRỪ SÂU

Họat hóa: Ngâm Vi sinh Trừ Sâu bằng nước sạch trong khoảng 10-18h(Có thể thêm mật rỉ đường và sục khí bằng máy trong 1 ngày để hoạt hóa vi sinh vật nhanh hơn)

– Phun qua lá: 1 gói pha 50-200 lit nước. Lọc lấy nước rồi phun đều ướt lá. Phun định kỳ 7 ngày/lần + Liều trị sâu bệnh: 1 gói pha 50-100 lit nước + Liều phòng: 1 gói pha 100-200lit nước(Pha thêm nước rửa chén, liều lượng 100ml đến 200ml/100lit nước, để tăng độ bám dính)

– Tưới gốc: 200g/400lit nước. Tưới sát góc, xung quanh gốc

Giao hàng toàn quốc. Nhận hàng và thanh toán tại nhà. 7 ngày đổi trả miễn phí Hotline: 0962.686.348 – 0944.758.966

7 Loại Thuốc Trừ Sâu Sinh Học

Thuốc trừ sâu sinh học có ưu điểm gì?

Tiến sĩ Sinh học Nguyễn Văn Vấn – Chuyên gia bệnh cây (Viện Bảo vệ thực vật) cho biết: “Thuốc trừ sâu sinh học lấy từ các virus, vi khuẩn, nấm côn trùng, tuyến trùng có ích, các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên để phòng trừ những sinh vật gây hại cho cây trồng”. Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc hại cho người sử dụng, gia súc, làm trong sạch môi trường, tiêu diệt sâu với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích.

Các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học

NPV là chế phẩm trừ sâu hoạt lực cao, gồm 2 loại V- Ha và V- S1. Thuốc chuyên dùng để diệt trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh đốm trắng, sâu tơ trên các loại cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả với hiệu quả rất cao. NPV có nồng độ đặc hơn so với các loại thuốc khác, sử dụng tương đối dễ dàng: chỉ cần hoà thuốc vào bình và phun bình thường với liều lượng 1,0- 1,2 kg/ha.

Chế phẩm Bt: Gồm 2 loại: dạng sữa 4.000 IU/ml và dạng bột Biotox 16.000 IU/mg chuyên dùng trừ sâu tơ, sâu xanh hại rau, sâu kéo ra lá, các loại sâu thuộc họ Leptidopera.

Chế phẩm M&B có 2 loại: Metarhizium và Beauveria. Metarhizium anisopliae 1,6- 2,5 x 109Bt/gr bọ hại dừa. Thử nghiệm tại Đà Nẵng, Phú Yên đạt hiệu quả tới 86,5%. Dạng nấm xanh được dùng để trừ rầy, bọ xít trên lúa và cây ăn quả đạt 70- 90%, dạng nấm trắng đạt 50- 85%. Chế phẩm Beauveria chuyên dùng để trị sâu róm thông và sâu đo nâu hại bồ đề với hiệu quả tiêu diệt sâu tới gần 87%. TS. Nguyễn Văn Vấn cho biết: “Loại thuốc này có thể sử dụng để tiêu diệt sâu róm hại thông đang xảy ra tại Nghệ An hiện nay”.

Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma 3- 3,2 x 109Bt/gr trừ bệnh hại cây trồng như bệnh lở cổ rễ bắp cải, nấm đất đạt 41,5- 60%.

Chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar 15- 20 x 106 IJs trừ sâu xám hại thuốc lá, đặc biệt là mía đạt hiệu quả khá cao. Hiện những sản phẩm đầu tiên đã được đưa vào ứng dụng để diệt trừ sâu xám hại thuốc lá tại Ba Vì (Hà Tây), bọ hung hại mía tại Thạch Thành (Thanh Hoá).

Chế phẩm hoá sinh Momosertatin (MM) 2IU/lít trừ các loại sâu hại rau màu đạt 45- 50%.

Chế phẩm Ditacin 8% và Ketomium 1,5 x 106 Cfu/g, trừ bệnh hại trên cây ăn quả, cây lâu năm.

Hiệu quả cao, nhưng giá thành cũng cao

Trong 3 năm gần đây, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành thử nghiệm các chế phẩm sinh học trên diện tích hàng trăm ha ở nhiều địa phương trong cả nước, cho kết quả rất tốt.

Tuy nhiên, giá thành một chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hiện còn khá cao so với thuốc trừ sâu hoá học, khoảng 60.000 đồng/kg chế phẩm, chưa phù hợp với sức mua của người nông dân. Sở dĩ giá thành chế phẩm vẫn còn cao, theo TS Nguyễn Văn Vấn là do công nghệ sản xuất của ta vẫn còn làm phương pháp thủ công là chính, chưa có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại. Hiện Viện Bảo vệ thực vật đang tiếp tục nghiên cứu để hạ giá thành sản xuất và sớm ứng dụng đại trà.

An Giang, 15/1/2004

Hướng Dẫn Tự Chế Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Hiệu Quả Cao, An Toàn, Rẻ Tiền

Hướng dẫn tự chế thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả cao, an toàn, rẻ tiền

Thuốc trừ sâu hóa học ngày càng bộc lộ rõ nhiều nhược điểm như: ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng, ô nhiễm môi trường và chi phí cao. Do đó, thuốc trừ sâu sinh học ra đời và được sử dụng rộng rãi hơn nhờ khắc phục được những hạn chế của thuốc trừ sâu làm bằng hóa chất. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về loại thuốc trừ sâu này và cách tự chế ra thuốc trừ sâu sinh học chuẩn nhất.

1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học còn được biết tới với tên gọi khác là thuốc trừ sâu hữu cơ. Chúng được bào chế bằng cách sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để gây ức chế và diệt trừ sâu, bệnh hại. Nhờ đó, loại thuốc sâu này rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Người ta thường sử dụng các loại chế phẩm sau để tiêu diệt sâu bệnh:

Vi sinh vật: vi khuẩn, nấm, virus

Độc chất được chiết xuất từ thực vật

Chiết xuất các hợp chất do vi sinh vật tiết ra, sinh khối (kháng sinh…)

2. Có mấy loại thuốc trừ sâu sinh học?

Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành 2 loại chính đó là: thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh:

Thuốc trừ sâu thảo mộc: được sản xuất bằng cách chiết tách các độc chất có nguồn gốc từ các loại thực vật như: cây cỏ, cây có dầu. Các loại độc chất này sẽ tác động lên cơ thể và hệ thần kinh của sâu bệnh hại, gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển hoặc làm sâu bệnh bị nhiễm độc và chết đi.

Thuốc trừ sâu vi sinh: được điều chế bằng cách thêm các loại vi sinh vật hoặc chế phẩm từ vi sinh vật vào trong thành phần của thuốc như: vi khuẩn, nấm, tảo, virus, động vật nguyên sinh…Cơ chế tiêu diệt sâu bệnh hại của thuốc trừ sâu vi sinh bằng 3 cách:

Vi sinh vật sản sinh ra sinh khối có chứa lượng lớn kháng sinh – là độc tố đối với sâu bệnh, khiến chúng bị nhiễm độc và chết đi.

Một số chủng vi khuẩn bài tiết ra chất dịch có mùi, vị khó chịu, xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa cắn phá hoa màu.

Cạnh tranh sinh tồn: vi sinh vật có trong thuốc trừ sâu sinh học vô hại với cây trồng, chúng sinh trưởng và phát triển mạnh, cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với mầm bệnh. Từ đó, khiến mật độ của chúng giảm dần và bị tiêu diệt hoàn toàn.

3. Thuốc trừ sâu sinh học có ưu nhược điểm gì?

3.1.Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Khắc phục được những nhược điểm của thuốc trừ sâu hóa học: an toàn với sức khỏe và bảo vệ môi trường

Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc hữu cơ. Do đó, những hợp chất có trong thuốc trừ sâu sinh học ít gây độc hoặc không gây độc đối với thực vật. Thời gian phân hủy ngắn, chỉ kéo dài từ 3 – 7 ngày nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng cũng như gây ô nhiễm môi trường.

Dễ bào chế, tự chế với chi phí rẻ và nguyên liệu dễ kiếm

Những nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học rất dễ kiếm với chi phi thấp. Cách pha chế đơn giản và không nhất thiết phải quá chính xác để đạt được hiệu quả cao. Nên loại thuốc trừ sâu này có thể tự chế tại nhà.

3.2. Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Nhược điểm lớn nhất của thuốc trừ sâu sinh học đó là hiệu quả chậm, tăng số lần và số lượng thuốc cần phun. Ngoài ra, thuốc cũng cần bảo quản kỹ lưỡng hơn để tránh làm giảm hoạt lực của thuốc. Đem so sánh giữa lợi ích to lớn mà thuốc sâu sinh học mang lại thì nhược điểm của chúng không đáng kể và có thể chấp nhận được.

4. Phương pháp tự sản xuất thuốc trừ sâu sinh học

Bà con thường cắt nhỏ, nghiền nát rồi cho vào ngâm rượu, cồn hoặc đun sôi hoặc chiết ép lấy dung dịch. Sử dụng phương pháp nào đều được, mục đích lớn nhất để chiết tách ra được hàm lượng hoạt chất đậm đặc nhất và phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của gia đình.

Bí quyết để làm ra được loại thuốc trừ sâu sinh học hoạt lực cao đó chính là phải nghiền nát nhuyễn được nguyên liệu để các hợp chất có trong thân, lá, rễ, củ… nhanh chóng hòa tan vào dung môi. Nếu sản xuất lượng lớn thuốc trừ sâu sinh học, việc nghiền nát nhuyễn, băm nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn công sức hơn.

Bà con nên sử dụng các thiết bị, máy móc hỗ trợ công đoạn băm nghiền thủ công. Một trong những thiết bị được đánh giá là phù hợp nhất hỗ trợ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học đó chính là máy băm nghiền đa năng 3A.

Thiết bị được tích hợp 3 tính năng chính là: băm nhỏ thân cây, cỏ; nghiền nát nhuyễn rau cỏ, cua ốc… và nghiền bột ngũ cốc. Nhờ đó, bà con có thể tận dụng thiết bị này để sản xuất thuốc sâu sinh học cũng như chế biến thức ăn chăn nuôi, gia tăng thu nhập.

5. Hướng dẫn một số cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học

5.1. Thuốc sâu sinh học từ tỏi, ớt, gừng và rượu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: tỏi, ớt, gừng với khối lượng mỗi loại như nhau và rượu trắng. Tỉ lệ pha chế theo công thức: 1 kg tỏi + 1kg ớt tươi + 1 kg gừng tương ứng với 3 lít rượu.

Sau khi đem gừng, tỏi, ớt nghiền nát nhuyễn. Thu dịch được nghiền nhuyễn và đổ vào chum, bể ngâm. Đổ tiếp rượu đã chuẩn bị vào chum rồi bịt thật kín và để ở nơi khô ráo thoáng mát. Mục đích của việc bịt kín là ngăn ngừa rượu bay hơi cũng như biến chất.

Sau 15 ngày ủ, bà con có thể lấy hỗn hợp thuốc sâu ra pha loãng với nước và phun lên rau hoa màu. Tỉ lệ pha chế như sau: đổ 12 lít nước vào máy phun thuốc trừ sâu rồi đong 200ml nước cốt đã ủ vào. Dung dịch pha loãng phun đủ cho 1 sào Bắc Bộ (360 mét vuông).

Hỗn hợp nước cốt chưa dùng tới cần đậy kín lại và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Thời gian sử dụng khoảng 4 – 5 tháng. Thuốc trừ sâu được bào chế từ hỗn hợp tỏi, gừng, ớt, rượu phù hợp để phun phòng trừ và tiêu diệt sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…

Theo kinh nghiệm của một số nông hộ đã sử dụng, bà con phun đều đặn 1 lần/tuần sau khi rau hoa màu bén rễ và có từ 3 lá thật trở lên sẽ ngăn ngừa hoàn toàn các loài sâu đến cắn phá.

5.2. Thuốc sâu sinh học từ tỏi

Trong tỏi có chứa họa chất, kháng sinh tự nhiên để tiêu diệt nấm và một số loại sâu bệnh hại như: bọ trĩ, rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu bướm, ốc sên, sâu đục thân… Cách bào chế thuốc sâu từ tỏi khá đơn giản như sau:

Bóc vỏ khoảng 3 củ tỏi to rồi nghiền nát nhuyễn hoặc giã nát nhuyễn rồi ngâm với 2 bát con nước trong 1 ngày. Sau đó lọc bỏ bã, pha loãng với 4 lít nước và phun lên rau màu. Lưu ý nhỏ khi phun thuốc trừ sâu từ tỏi đó là không nên bón phân hóa học trong khoảng thời gian phun để tránh làm giảm hoạt lực tiêu diệt mầm bệnh.

5.3. Thuốc sinh học từ vỏ trứng

Vỏ trứng được coi là cách phòng ngừa đơn giản và hữu hiệu để tiêu diệt các loại sâu thân mềm và ốc sên làm hại cây trồng. Ngoài ra, vỏ trứng còn được coi là nguồn phân bón hữu cơ bổ sung khoáng chất thiết yếu làm màu mỡ đất.

Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần thu lượm vỏ trứng rồi nghiền nát, những mảnh vỏ trứng nhỏ sắc cạnh sẽ trở thành “lưỡi dao” tự nhiên cắt đứt thân các con sâu nhỏ. Rắc 2 lần/tháng xung quanh gốc cây và trộn vào phân bón lót trước khi trồng để tăng hiệu quả.

5.4. Thuốc sâu sinh học từ hành tăm

Thuốc trừ sâu sinh học từ hành tăm có khả năng ngăn ngừa nhiều loại nấm bệnh như: úng nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá. Ngoài ra, loại thuốc này thường được phun đều đặn để phòng ngừa các loài chuột, sâu, bọ, nấm bệnh làm hại cây trồng.

Cách bào chế như sau: nghiền nát nhuyễn hành tăm rồi pha với nước sạch theo tỉ lệ, cứ 1 lạng hành tăm hòa cùng 1 lít nước rồi ủ kín trong vòng 1 tuần. Hòa loãng nước cốt hành tăm với nước theo tỉ lệ 1:4 trước khi phun lên cây trồng.

5.5. Thuốc trừ sâu sinh học làm từ ớt

Vị cay của ớt khiến các loại côn trùng cắn phá cây trồng tránh xa và giúp tiêu diệt một số loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Hướng dẫn thực hiện: nghiền nát nhuyễn cả quả ớt rồi hòa với nước theo tỉ lệ 100g ớt tươi tương ứng 1 lít nước và ủ kín trong 1 ngày. Lọc lấy nước cốt và pha loãng bằng nước sạch theo tỉ lệ 1:5 và phun lên cây trồng.

6. Tại sao tôi tự chế thuốc trừ sâu sinh học không hiệu quả bằng thuốc sinh học pha chế sẵn bán trên thị trường?

Mặc dù tự sản xuất thuốc trừ sâu sinh học theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, nhưng nhiều bà con đánh giá thuốc sâu sinh học tự chế không có hiệu quả nhiều bằng thuốc sâu bán sẵn trên thị trường. Nguyên nhân do đâu?

Một trong những bí quyết để tăng cường hoạt lực tiêu diệt mầm bệnh của thuốc sâu sinh học đó là các nhà sản xuất thường pha chế thêm nước rửa bát hoặc xà phòng vào trong dung dịch thuốc sâu sinh học theo tỉ lệ 1:100. Mục đích để làm gì?

Xà phòng, nước rửa chén là dung dịch có độ nhớt cao, giúp tăng cường khả năng bám dính của thuốc sâu sinh học lên lá cây, thân cây, thân của sâu bệnh hại. Nhờ đó, thời gian tiếp xúc của hoạt chất tiêu diệt sâu bệnh với mầm bệnh sẽ lâu hơn, đẩy nhanh tốc độ tiêu diệt sâu bệnh. Hơn thế nữa, chất nhờn hạn chế sâu bệnh, nấm bệnh, mầm bệnh tiếp xúc với không khí, gây ngạt và hạn chế trao đổi chất, làm sâu bệnh chết dần do thiếu dinh dưỡng.

Nhưng nước rửa chén, xà phòng gây độc đối với cây trồng, đất trồng?

Điều này hoàn toàn không chính xác. Thành phần chính của xà phòng và nước rửa chén là muối hữu cơ. Khi muối này theo dòng nước đi vào trong đất, không những không gây hại cho cây trồng và đất mà còn là nguồn phân bón an toàn và tuyệt vời giúp đất đai màu mỡ. Do đó, những nước phát triển thường tận dụng nước lau nhà, nước rửa chén để tưới cây cảnh trồng trong chậu để giúp cây luôn xanh tươi.

Bà con hoàn toàn yên tâm pha chế nước rửa bát với thuốc sâu sinh học nếu pha theo tỉ lệ khuyến cáo và sử dụng loại nước rửa bát chính hãng, uy tín.

7. Cách nhận biết các loại cây có khả năng diệt côn trùng

Ngoài các loại thực vật được liệt kê phía trên, trong thực tế còn rất nhiều loại cây có khả năng tiêu diệt côn trùng và sử dụng để bào chế thuốc sâu sinh học như: cây thuốc lá, lá xoan, cà độc dược…

Bà con dễ dàng nhận biết và lựa chọn những loại cây đó để dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc sâu sinh học với những đặc điểm sau:

Căn cứ vào mùi: các cây có độc tố đều có mùi khó ngửi như: nồng, cay, hắc…

Căn cứ vào nhựa, dịch của cây: nếu nhựa hoặc dịch tiết ra từ cây mà vô tình tiếp xúc với da gây ra đỏ, mẩn, rát, dị ứng, ngứa hoặc nóng… tức là chúng có chứa độc tố.

Quan sát các loài động vật xung quanh cây: những cây chứa độc tố thường sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh hại và ít có những loại côn trùng xung quanh.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Pha chế đúng liều lượng khuyến cáo, đúng cho loại sâu bệnh, mầm bệnh và đúng thời điểm.

Thuốc sâu sinh học đem lại hiệu quả tốt nhất khi phun phòng ngừa hoặc bệnh nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cây còi cọc hoặc héo rũ nên kết hợp sử dụng với thuốc sâu hóa học để giảm thiểu thiệt hại.

Không nên trộn quá nhiều loại thuốc sâu sinh học với nhau hoặc trộn với thuốc sâu hóa học, sẽ làm giảm hoạt lực của thuốc.

Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát và lúc trời không mưa.

Thời điểm thu hoạch an toàn sau khi phun thuốc sâu sinh học 3 – 7 ngày.

Nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi phun thuốc.

Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Hiệu Quả Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Vào Canh Tác Hữu Cơ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!