Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Giá Thể Vỏ Lạc Hun Trồng Lan, Vừa Rẻ Vừa Dễ Kiếm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chúng ta đã quá quen với những giá thể trồng lan như vỏ thông, xơ dừa, dớn, viên đất nung, đá bọt,… nhưng có một loại giá thể bạn có thể ít nghe hơn, đó chính là vỏ lạc hun. Vậy vỏ lạc hun thích hợp cho những loại lan nào, các sử dụng giá thể vỏ lạc hun trồng lan như thế nào?
Vỏ lạc hun là gì?
Vỏ lạc khô chứa 60% chất xơ, 25% cellulose, 6% protein thô, 2% tro, 1% lipid, 8% nước. Vỏ lạc khô được hun bằng nhiệt, điều kiện thiếu oxi nên cho phép giá thể vỏ lạc tuyệt trùng, rất tốt cho lan.
Những ưu điểm của vỏ lạc hun trồng lan
Vỏ lạc rất rẻ, mua theo bao chỉ khoảng 200 nghìn/ bao, trồng được rất nhiều chậu.
Nếu bạn không có điều kiện mua có thể đi xin, thu gom ở các chợ cũng rất dễ, người ta cho không ấy mà.
Vỏ lạc có chứa nhiều vi khuẩn nấm Fusarium và vi khuẩn Brevibacterium, những vi khuẩn này loại bỏ các chất độc trong không khí và chuyển hóa nó thành nước và CO2. Vì vậy, đây là một môi trường rất lý tưởng cho cây lan sinh sống.
Vỏ lạc rất tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho bộ rễ được thông thoáng, hạn chế các bệnh cho bộ rễ.
Vỏ lạc hun thoát nước tốt nhưng đồng thời cũng giữ ẩm cực kì hiệu quả. Nếu bạn sử dụng vỏ lạc hun trồng lan thì không cần phải sử dụng các loại dớn cho cây giữ ẩm thêm nữa.
Vỏ lạc tương đối nhẹ, rất thích hợp cho treo giàn, hạn chế gánh nặng cho giàn.
Những loại cây phù hợp với vỏ lạc hun
Vỏ lạc hun có thể nói là rất phù hợp cho các loại lan đa thân, dòng lan thân thòng, rễ chùm hay lan hài, địa lan.
Chúng ta có thể sử dụng vỏ lạc hun trồng cây phi điệp, hạc vỹ, long tu, lan kiều, ngọc thạch, u lồi, trúc phật bà,…
Vỏ lạc hun trồng địa lan và lan hài cực tốt, rễ bám nhanh, phá triển mạnh mẽ, ít bệnh hơn các loại giá thể khác.
Tuy nhiên, vỏ lạc hun có đặc điểm là rất dễ vụn, giá thể chỉ được khoảng 1-2 mùa nên các bạn nên sử dụng trộng cùng với giá thể khác hoặc để trồng cây giống.
Lưu ý khi sử dụng vỏ lạc hun trồng lan
Vỏ lạc hun rất xốp, đặc tính lọc nước cực tốt nên trong quá trình trồng cây lâu năm nó sẽ bị mặn do hút nhiều phân bón. Do vậy bạn nên dùng nước xả đẫm chậu cây mỗi tháng 1 lần và sử dụng kèm với nước vôi trong để trung hòa độ pH cho cây mát mẻ nhất.
Cách xử lý vỏ lạc hun rất đơn giản. Bạn chỉ cần ngâm chúng vào chậu nước vôi trong khoảng 2-3 tiếng cho nó ngấm nước, sau đó xả sạch lại bằng nước sạch vài lần rồi để ráo nước sử dụng dần. Nếu cây khỏe thì các bạn không cần thiết ngâm vôi, xả qua nước sạch cho bớt bụi là trồng luôn.
Bạn có thể sử dụng vỏ lạc hun trộn cùng với các giá thể khác trồng lan như vỏ thông băm nhỏ hoặc dớn vụn, đá xốp trồng cây mang lại kết quả cực kì tuyệt vời.
Bạn nào muốn mua giá thể vỏ lạc hun trồng lan thì liên hệ vườn lan Duy Dương ( anh Lucky Pham ) với giá chỉ 200k 1 bao 80 lít rất lớn.
Hình ảnh: Vườn lan Duy Dương
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cách Sử Dụng Giá Thể Vỏ Lạc Hun Trồng Lan, Vừa Rẻ Lại Dễ Kiếm
Giá thể vỏ lạc hun là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho lan. Nó chứa rất nhiều nitơ, photpho và kali nên tạo được độ thoáng cho đất trồng và giữ ẩm rất tốt. Chưa kể nó còn rất rẻ, dễ tìm và phù hợp với nhiều loại lan.
Ưu điểm của Giá thể vỏ lạc hun
• Giá thể vỏ lạc hun rất tơi xốp, thoát nước tốt. Nhưng đồng thời cũng giữ ẩm rất hiệu quả. Bạn có thể thay thế các loại dớn để giữ ẩm cho lan rất tốt.
• Giá thể vỏ lạc hun tương đối nhẹ, rất thích hợp để treo giàn. Hơn nữa còn hạn chế một lượng lớn gánh nặng cho giàn treo.
Công dụng của giá thể vỏ lạc hun
• Giá thể vỏ lạc hun là giá thể sạch, vô trùng, hoàn toàn sạch nấm mốc và các vi sinh vật có hại cho cây trồng.
• Khi trộn đất trồng rau, trồng hoa, cây ăn quả,… không thể bỏ qua giá thể vỏ lạc hun. Với đặc tính tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt. Vỏ lạc hun còn cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ tuyệt vời cho đất trồng.
• Vỏ lạc hun có hàm lượng đạm cao, chứa dinh dưỡng, nhẹ thoáng, xốp , giữ ẩm thường được trộn với các giá thể khác để trồng lan.
• Bên cạnh đó, giá therer này còn được kết hợp cùng phân bón hữu cơ để bón thúc cho cây trồng, cung cấp lượng kali và các dưỡng chất khác ở nhiều giai đoạn khác nhau.
• Giá thể vỏ lạc hun thích hợp cho các loại lan đa thân, dòng lan thân thòng, rễ chùm hay lan hài, địa lan.
Hướng dẫn sử dụng
• Bón lót: Tùy theo thành phần các giá thể được trộn cùng. Bạn trộn vỏ theo tỷ lệ 15% – 25%.
• Bón thúc: Rải đều trên bề mặt giá thể trồng một lớp dày từ 1cm đến 2cm. Sau đó tưới đẵm nước cho cây.
• Làm giá thể trồng lan: Trộn một ít phân tan chậm vào với giá thể vỏ đậu phộng hun cùng vỏ thông.
• Bạn nên xử lý vỏ lạc hun trước khi sử dụng: Ngâm chúng với nước vôi trong khoảng 2 – 3 tiếng. Sau đó xả lại bằng nước sạch 2 – 3 lần. Để ráo nước rồi sử dụng.
• Nếu cây bạn đang khỏe mạnh, bạn không cần ngâm nước vôi trong. Bạn chỉ cần xả với nước sạch 2 – 3 lần.
• Vì đặc tính lọc nước tốt, nên trong quá trình trồng cây lâu năm, giá thể dễ bị mặn do hút nhiều phân bón. Vì vậy bạn nên xả đẫm nước chậu cây mỗi tháng 1 lần. Bạn sử dụng kèm nước vôi trong để trung hòa độ pH.
Những loại lan phù hợp với vỏ lạc hun
Có thể nói vỏ lạc hun phù hợp với các loại lan đa thân. Cả dòng lan thân thòng, rễ chùm hay lan hài, địa lan. Với giá thể này, rễ lan sẽ bám nhanh, phát triển mạnh và ít bệnh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng vỏ lạc hun với phi điệp, hạc vỹ, long tu, lan kiều, ngọc thạch, u lồi, trúc phật bà,..
Những Chậu Hoa Địa Lan Bằng Giấy Vừa Rẻ Vừa Đẹp
Các bước tạo nên bông hoa địa lan
Hoa địa lan bằng giấy chính là một phương pháp tiết kiệm tiền hữu hiệu. Bạn chỉ cần bỏ công sức tìm hiểu và cần một chút thời gian một chút tỉ mỉ là có thể có được một chậu hoa như ý rồi.
Đầu tiên bạn cần làm đó là mua giấy. Giấy phải là giấy màu, mỏng nhưng có độ cứng thích hợp để hoa đẹp hơn. Bạn có thể chọn màu giấy để tạo nên những chậu hoa địa lan cẩm tố, địa lan chu đỉnh, địa lan bạch hạc…. Sau đó bạn dùng bút chì vẽ lên giấy khung bông hoa lan cần làm. Sau khi đã vẽ được rồi bạn hãy dùng kéo cắt nó ra. Cắt 1 mẩu giấy nhỏ để làm nhụy sau đó dùng băng keo dán nó vào bông hoa và tô màu cho nhụy hoa. Cắt 1 mảnh giấy nhỏ để làm cành hoa. Sau đó gập lại để cuốn thành cánh hoa.
CHậu hoa địa lan có ý nghĩa gì?
Hoa địa lan vốn là loài hoa tượng trưng cho sự uy quyền vương giả và sang trọng. Chính vì thế khi Tết đến xuân về loài hoa này lại được săn lùng rất nhiều. Bởi nó tượng trưng cho năm mới hạnh phúc, may mắn tài lộc và sum vầy.
Các Dáng Thế Cây Cảnh Bonsai Vừa Cổ Điển Vừa Hiện Đại Được Sử Dụng Nhiều Nhất Ngày Nay
post on 2019/03/10 by Admin
Các dáng thế cây bonsai tuyệt đẹp được sử dụng nhiều ngày nay
Dáng trực đối xứng – Chokkan
Trong dáng này thì cây phát triển theo đường thẳng nghĩa là khi ta nhìn sẽ thấy trên thân của chúng hoàn toàn phẳng lì và láng mịn, hoặc nói cách khác không có bất kì phần thịt cây nào bị lồi ra hay bị uốn khúc khuỷu, đỉnh của cây nằm ở phía trên cùng, nơi cao nhất của cây. Các nhánh và cành đều nhau, càng lên cao độ dài của cành càng ngắn dần và hẹp lại, độ dày của tán lá cũng trở nên mỏng dần về phía ngọn cây. Rễ phải được nhìn thấy rõ ràng trên bề mặt đất, kéo dài từ trung tâm của gốc cây, tỏa ra xung quanh đối xứng với toàn bộ thân cây.
Trong tự nhiên, các giống cây thích hợp với dáng thẳng đứng đối xứng nhất là cây bách và cây tuyết tùng. Dáng thẳng đứng đối xứng được nhiều người đam mê bonsai coi là nền tảng của truyền thống bonsai, và là mục tiêu mà nhiều dân chơi bonsai hướng đến. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dáng đầy thách thức nhất đối với người chơi bonsai vì nó đòi hỏi sự đối xứng và cân bằng tuyệt đối, vì chỉ cần hỏng một cành là sẽ hỏng toàn bộ cây.
Dáng trực không đối xứng – Moyohgi
Những cây bonsai có dáng này không thẳng đứng hoàn toàn như với cây bonsai có dáng trực đối xứng – trên thân và cành của chúng hiện rõ những đường uốn quanh co cho thấy chúng phát triển theo những hướng uốn khúc và ngoằn nghèo. Tuy nhiên, đỉnh của cây nằm ở phía trên cùng nơi cao nhất của cây giống với dáng trực thẳng đối xứng. Và còn một điểm nữa giống với dáng trực thẳng đối xứng đó là càng lên cao độ dài của cành càng ngắn dần và độ dày của tán lá cũng trở nên mỏng dần về phía ngọn cây.
Dáng nghiêng – Shakan
Ở dáng nghiêng, thân cây bonsai cũng mọc theo đường thẳng và láng mịn, không có những đường uốn cong rõ ràng trên thân giống như dáng trực thẳng đối xứng. Tuy nhiên, khác một điều là thân cây nghiêng qua mặt đất (so với phần trung tâm rễ) một góc đáng kể, dẫn đến đỉnh sẽ nằm ở bên trái hoặc bên phải của gốc cây.
Phong cách lũa – Sharimiki, Sharikan hay Sabamiki
Phần lớn của thân cây của phong cách này không có vỏ cây. Phần gỗ không có vỏ bị phai màu sau khi tiếp xúc với nhiều yếu tố, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời và gió mạnh, điều đó khiến chúng có hình dạng là những khúc gỗ khô cằn và phải trải qua một thời gian dài đối chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết mà không được chăm sóc. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi cây bị bệnh hoặc khi cây già bắt đầu héo.
Quan trọng là nếu muốn tạo được cây có phong cách này thì phải khiến cho chúng có hai phần thân trở lên, nghĩa là chia thân cây ra, ngoài phần thân chính thì còn một phần thân phụ nhỏ hơn cũng nối với rễ cây (như trong hình). Lý do là vì để tạo ra được hình dáng khúc gỗ khô cằn thì gần như phần gỗ đó không được chăm sóc đầy đủ và vì thế cây có phần thân phụ tách riêng ra để không ảnh hưởng đến phần thân chính đang sinh sôi nảy nở. Những cây bonsai với phong cách lũa thường trông có vẻ khá là già và hơi khô cằn bởi thời tiết, mặc dù tuổi thọ thật của chúng chưa phải như thế.
Dáng thác đổ – Kengai
Bonsai dáng thác đổ được tạo dựng sao cho cây mọc đổ xuống như một dòng thác. Điều này nhằm mục đích bắt chước các cây trong tự nhiên mọc ra từ các vách đá (mọc ra từ vách đá nhưng sự sinh trưởng của chúng rất vượt trội), và nó được coi là một trong những dáng bonsai lâu đời nhất từ trước đến nay đối với những người chơi bonsai. Điểm độc đáo của dáng này là các đoạn uốn lượn của chúng được tạo ra khi uốn các góc nhọn giữa thân cây và các nhánh cành với các tán lá nhô ra. Dáng này khá phổ biến đối với các cây bonsai mini.
Dáng hoành (một nửa thác đổ) – Han-Kengai
Đối với dáng hoành, các nhánh của cây được uốn ngang với gốc cây. Trong một số thuật ngữ, dáng hoành có thể được sử dụng để mô tả cây có dạng trong đó một số nhánh cây chúng ta sẽ thấy chúng hơi ngả xuống ở phía bên dưới so với gốc và các nhánh khác thì ở trên, nhưng đỉnh của cây vẫn phải thẳng hàng hoặc hơi ngả xuống dưới so với gốc cây hoặc chậu cây.
Dáng này này nhằm mục đích mô phỏng theo hình ảnh của một cây bị sét đánh làm hai hoặc bị phá hủy nghiêm trọng bởi một trường hợp khác. Thân cây rỗng và tách sâu. Dáng này thường được tạo ra bằng cách đục cẩn thận và phong hóa thân cây của người chơi bonsai. Dáng này khá là hạn chế, chỉ có một vài cây là có thể tạo được theo dáng này, bao gồm cây lá kim, những cây có mùa rụng lá và các giống cây thường xanh lá to.
Thế bám vào đá (trồng trên đá) – Ishitzuki
Trong dáng này, cây được thiết kế cùng với một tảng đá lớn với nhiều khe nứt. Những vết nứt này chứa đầy đất trồng, và cây sẽ được trồng để rễ cây phát triển bên trong các vết nứt và bám vào đá. Trong một số trường hợp, cây có thể phát triển thành những đường viền dọc theo hình dáng tự nhiên của táng đá. Trong khi một số cây bonsai khác tách riêng khỏi tảng đá và tiếp tục phát triển dù rễ của chúng vẫn giữ nguyên trong khe nứt.
Thế rễ lộ thiên – Neagari
Một số cây bonsai được tạo dáng để lộ ra hẳn bộ rễ trên mặt đất, không bị che phủ bởi đất và kéo dài trực tiếp từ thân cây. Đôi khi, rễ phát triển và uốn cong trở thành một nửa chiều cao củathân cây chính.
Thế rễ ôm đá – Seki-joju
Trong dáng này, rễ của cây bonsai được để lộ ra và vượt lên khỏi mặt tảng đá một chút. Tuy nhiên, không giống với dáng bám vào đá, rễ cây không mọc từ đất trong khe nứt của đá, mà là từ đất trong chậu, và sau đó rễ cây chỉ đơn giản là mọc ngang qua đá.
Dáng đa thân – Kabudachi
Dáng đa thân có nhiều dạng, được sử dụng để mô tả bất kỳ cây bonsai nào có nhiều hơn một thân cây phát triển từ một cùng một gốc cây. Trong kiểu thân đôi, hai thân cây mọc lên từ cùng một bộ rễ. Thông thường, hai thân cây được nối với nhau phần gốc hoặc mọc ngang qua nhau sau đó tách ra ngay khi chỉ mới vừa lên khỏi mặt đất một chút. Trong hầu hết các trường hợp, có một thân cây dày hơn so với nửa còn lại, và thân cây này cũng thường cao hơn. Điều quan trọng là phải nhìn thấy được cả bốn phần thân của cả hai thân đôi cây bonsai từ phía trước. Các nhánh trên những thân cây riêng biệt có thể không mọc hướng về nhau.
Thế tam đa – Sankan
Trong dáng này có ba thân riêng biệt nổi lên từ cùng một bộ rễ duy nhất. Như trong kiểu thân đôi, thường có một thân cây phát triển trội và dày hơn những thân còn lại. Thế đa thân đa dạng về nhiều loại bao gồm các kiểu thân năm, thân bảy và thân chín, tuy nhiên, rất hiếm khi có số lượng thân chẵn (ngoại trừ kiểu thân đôi) vì tránh đối xứng để cây phát triển trông sẽ tự nhiên hơn. Dáng đa thân hay còn gọi là dáng bụi, bắt chước hiện tượng tự nhiên khi một số hạt nảy mầm thành từng cụm nhỏ.
Một dạng biến thể của dáng bụi là dáng gốc mai rùa, trong đó nhiều thân sinh trưởng không phải từ đất phẳng, mà từ một dạng đất rễ tròn và lộ ra. Tên được đặt theo hình dạng của rễ cây, tạo thành hình tròn gợi nhớ đến mai rùa.
Dáng rừng rậm – Yose-ue
Dáng này khá giống dáng đa thân, tuy nhiên mỗi cây có gốc riêng của chính nó thay vì có gốc chung như dáng đa thân.
Khi có từ ba đến chín cây riêng biệt được đặt cùng nhau trong một chậu cây bonsai, chúng được gọi là một “group setting”, nghĩa là một nhóm các cây được sắp xếp lại cùng nhau. Thông thường có rất nhiều vấn đề trong việc chọn cây, đa dạng về chiều rộng và chiều cao thân cây. Tuy nhiên, chúng vẫn nên giống nhau về hình dạng, tỷ lệ và tán lá, và không nên có nhiều hơn hai cây thẳng hàng với nhau. Việc này giúp tạo ra một cái nhìn tự nhiên hơn và ít nhân tạo hơn.
Dáng này còn yêu cầu phải có hơn chín cây được trồng trong một chậu bonsai. Hầu hết, chậu được sử dụng phải dài và nông. Theo truyền thống, tất cả các cây bonsai theo kiểu dáng rừng rậm là cùng một giống cây, và chúng đều có chiều cao khác nhau để nâng cao tính thẩm mỹ, tạo sự thích thú cho người xem và mô phỏng một khu rừng thực tế, các cây sẽ có sự khác nhau về kích cỡ và tuổi thọ. Đôi khi, những cây nhỏ nhất được đặt ở phía sau để tạo cảm giác phối cảnh, để người ngắm cây cảm thấy rằng mình đang nhìn vào một khu rừng rộng lớn.
Thế bè – Ikadabuki
Dáng cây bonsai này được thiết kế mô phỏng theo hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, khi đó một cái cây ngã xuống ngay bên cạnh nó. Nếu cây chưa chết mà vẫn có hệ thống rễ nguyên vẹn, các nhánh mới sẽ kéo dài từ thân cây bị ngã, hình thành theo dạng như những thân cây mới mọc lên thẳng đứng. Trong một số trường hợp, nếu cây tồn tại đủ lâu thì các hệ thống rễ mới được hình thành và mở rộng từ các phần của thân cây bị ngã được chôn dưới đất.
Bonsai mà được tạo kiểu để phỏng theo hiện tượng này, được gọi là dáng bè. Trong dáng này, bè trực có thân thẳng đứng và cây nằm thành một đường thẳng đối xứng. Các thân cây thường tạo ấn tượng rằng chúng là một cây riêng biệt, nhưng trong thực tế, các thân cây “tách rời” của các nhánh đơn của một cây được kéo dài từ một thân cây được đặt theo chiều ngang.
Thế bè lượn sóng – Netsunagari
Khác với dáng bè trực, đối với dáng bè khúc khuỷu thì thân cây ban đầu quanh co và uốn cong, có nghĩa là các nhánh mọc ra từ nó đều ở các tỷ lệ khác nhau và không phát triển theo một đường thẳng.
Thế xiêu phong – Fukinagashi
Thế bonsai xiêu phong được tạo ra để tái tạo diện mạo của một cây đã chịu tác động của lực gió lớn thổi từ một hướng duy nhất. Điều này thường xảy ra trong tự nhiên nếu cây mọc trên bờ biển hoặc sườn núi lộ thiên. Thông thường, theo dáng này sẽ tạo ra một hình ảnh cây nghiêng, với thân và các nhánh của cây cảnh đều nghiêng theo một hướng.
Thế văn nhân – Bunjingi
Với dáng này thì bonsai có thân dài và mảnh, thường cong một cách khúc khuỷu, chỉ có rất ít nhánh hướng về phía trên của thân cây. Tên của dáng này xuất phát từ các nghệ sĩ văn học Trung Quốc nổi tiếng, người đã tạo ra những bức tranh về những tán lá thưa thớt với thân và cành dài, mỏng và méo mó.
Dáng chổi – Hokidachi
Với dáng cây chổi, cây bonsai được thiết kế để thân cây thẳng hoàn toàn, như dáng trực đứng đối xứng. Tuy nhiên, thay vì các nhánh trở nên ngắn dần về phía đỉnh của cây, thì các tán lá và cành của cây lại vươn ra ngoài theo mọi hướng. Kết quả hình dáng cây hình thành nên một dạng tròn, giống như vương miệng được hình thành bởi lá và cành. Phong cách này phù hợp với các loài cây có nhiều nhánh mỏng, dẻo.
Kết luận, có thể thấy trong danh sách đa dạng các loại dáng bonsai này, thiết kế và tạo kiểu cây bonsai là một nghệ thuật phức tạp và nhiều yếu tố cần được xem xét. Một khi bạn đã quyết định về giống cây và dáng của cây bonsai, bạn cần xem xét môi trường sống mà cây bonsai của bạn sẽ phát triển trong môi trường đó.
Keyword: Các dáng thế cây cảnh bonsai vừa cổ điển vừa hiện đại được sử dụng nhiều nhất ngày nay
Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Giá Thể Vỏ Lạc Hun Trồng Lan, Vừa Rẻ Vừa Dễ Kiếm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!