Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Sản Xuất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT
I. CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:
1.1. Đất đai: Đất không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm ít nhất 03 vụ liên tiếp.
1.2. Nước tưới: Phải có hê thống mương tuới tiêu tốt, đủ nguồn nuớc tuới để đảm bảo việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và quan trọng là không bị ô nhiễm do các tác nhân hóa học.
1.3. Giống: Sử dụng giống lúa do Tập Đoàn Quế Lâm chỉ định có chứng nhận Quốc Gia đạt tiêu chuẩn quy định của bộ nông nghiệp.
1.4. Phân bón và chế phẩm sinh học quế lâm: Sử dụng phân hữu cơ QL01, QL05 do Tập Đoàn Quế Lâm sản xuất và chế phẩm sinh học Quế Lâm.
1.5. Nông dân: Có kiến thức về nông nghiệp hữu cơ và được tập huấn kỹ thuật sản xuất Lúa Hữu cơ Quế Lâm.
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:
2.1.Thời vụ: Chia làm 02 vụ chính ( Đông xuân và Hè thu).
2.2.Mật độ: Đối với ruộng sạ mật độ thích hợp từ 100-120kg/ha. Nên cấy mạ ở tuổi( 30-35 ngày vụ ĐX, 20- 25 ngày vụ HT).
2.3. Ngâm ủ và sử lý hạt giống: Ngâm hạt giống bằng 3 sôi 3 lạnh, vớt bỏ hạt lửng lép. Sau đó ngâm tiếp 24h rồi vớt ra rửa sạch, đưa đi ủ kỷ cho hạt giống nảy mầm từ 3-4 mm khi đó mới đưa ra đảo đều trước khi đưa ra ruộng gieo. 2.4. Phân bón
Áp dụng quy trình sau để bón chăm sóc lúa hữu cơ Quế Lâm ( cho 500m2):
Loại phân sử dụng
Lượng bón
Thời kỳ bón
(kg)
Bón lót
Thúc 1
Thúc 2
Đón đồng
Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 01
25
Toàn bộ
Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa
40
Toàn bộ
Phân Khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho Lúa
10
Toàn bộ
Phân bón lá Quế Lâm
150ml
Toàn bộ
Ghi chú: Có thể tham khảo trên bao bì phân bón Quế Lâm.
Ø Bón lót: Sau khi kết thúc làm đất lần cuối( bón 2-3 tạ phân chuồng nếu có) + 25 phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm QL01.
Ø Thúc 1 :Khi lúa 3-5 lá (10-15 ngày vụ đông xuân , 7-10 ngày vụ hè thu) lượng 40kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa. Kết hợp dặm tỉa khi cây lúa đẻ nhánh rộ.( từ 15- 20 sau sạ)
Ø Thúc 2 :Trước khi cây đẻ nhánh lượng 10kg khoáng hữu cơ Quế Lâm chuyên dùng cho lúa
Ø Bón đòng: Phun phân bón qua lá khi cây làm đòng có thể phun kết hợp với thuốc BVTV sinh học
2.5. Chăm sóc :
– Quản lý nước :
+ Sau 5 ngày gieo sạ cho nước vào ruộng, mực nước xâm xấp (tráng gốc cây lúa ) giúp ruộng giữ ẩm tốt huặc ngập 2 – 3cm. Quan sát ốc bươu vàng trên ruộng.
+ 7-10 ngày sau sạ tiếp tục cho nước vào ruộng ngập 5-7cm.
+ 28 ngày sau sạ bắt đầu tháo khô ruộng lần thứ nhất (nếu các hàng lúa lá đã giáp tán với nhau).
+ 35-49 ngày sau sạ, vô nước ruộng, giữ mực nước 5cm, (chuẩn bị bón phân đợt 3), sau khi bón phân để nước rút tự nhiên, đến khi xuống dưới mặt đất 15cm, bơm nước vào cao nhất là 5cm.
+ 80-85 ngày sau sạ, tháo khô nước ruộng để lúa chín đều và dễ thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp.
Chú ý: tùy thời gian sinh trưởng của giống lúa mà điều chỉnh thời gian tưới tiêu, không để lúa bị ngập úng suốt vụ.
– Cấy dặm: Lúa khoảng 15- 20 ngày , tiến hành cấy dặm những nơi bị chết; tỉa nhửng nơi mật độ quá dày.
– Khử lẩn: Thường xuyên khử lẩn những cây khác dạng hình và lúa cỏ, thực hiện dứt điểm 15 ngày trước khi thu hoạch. – Quản lý dịch hại: bằng phương pháp tổng hợp IPM ( nguyên tắc chính: cây lúa khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia )
– Cỏ dại, ốc bươu vàng : Làm đất kỹ và san bằng mặt ruộng, giữ ngập nước trong giai đoạn đầu để khống chế cỏ dại. Thu gom ốc trước khi gieo sạ, gom ốc xuống nơi trũng để bắt và kiểm soát.
III.THU HOẠCH BẢO QUẢN LÚA HỮU CƠ QUẾ LÂM:
3.1.Yêu cầu vệ sinh an toàn :
a) Chỉ tiêu độc chất :
– Không có dư lượng kim loại nặng và thuốc BVTV
– Hàm lượng nitrate < 50mg/kg.
– Độc tố aflatoxin do vi nấm : không phát hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện đại
b) Chỉ tiêu côn trùng và nấm mốc
– Tổng số bào tử nấm mốc trong 1kg gạo không lớn hơn 10.000 bào tử. Và không có côn trùng
3.2.Yêu cầu chất lượng gạo trắng: các chỉ tiêu về chất lượng gạo trắng như độ dài hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, ẩm độ, tạp chất… phải đảm bảo hạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5644:1999 chúng tôi hoạch: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng chuẩn bị thu hoạch.
– Gặt: Đúng độ chín ( trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.
– Phơi: Không phơi mớ ngoài đồng, sân phơi phải có lót bên dưới , tuyệt đối không phơi lúa trên lộ giao thông.
– Sấy : Lúa sấy không quá 45oC. Lúa sau khi tuốt xong phải vận chuyển ngay về lò sấy và tiến hành sấy nhiệt độ như trên , trong thời gian từ 18 đến 24 giờ (trong điều kiện không thể sấy kịp có thể chờ sấy không quá 3 ngày sau khi ra hạt tươi ).
3.4.Bảo quản:
Trữ hạt lúa giống bằng túi yếm khí ở độ ẩm không quá 12%, lúa hàng hóa không quá 14% trong kho kín có hệ thống thông gió và chiếu sáng theo tiêu chuẩn.
Quy Trình Sản Xuất Dưa Chuột
Quy trình sản xuất dưa chuột – An toàn theo hướng VietGAP
1. Thời vụ
a) Vụ xuân
+ Vụ sớm: gieo vào cuối tháng 1. Đây là thời gian có nền nhiệt độ thấp, do đó cần phải gieo hạt trong bầu để dễ che đậy. Khi cây có 2 lá mầm đến 1 – 2 lá thật thì chuyển ra trồng ngoài ruộng.
+ Chính vụ: gieo vào đầu tháng 2, đây là mùa vụ thích hợp với cây dưa chuột để cho năng suất cao.
+ Vụ muộn : gieo vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 5.
Trong vụ xuân, trồng vào thời điểm chính vụ là cho năng suất cao nhất, còn vụ sớm thường gặp rét, vụ muộn thường gặp nắng nóng và mưa lớn nên năng suất giảm nhưng đổi lại thường bán được giá cao hơn.
b) Vụ thu đông: gieo cuối thang 9 đến đầu tháng 10. Nếu gieo vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 thì phải chọn các giống chịu rét như Yên Mỹ, CV5.
2. Giống: sử dụng nhóm giống F1 thường cho năng suất cao và khả năng chống chịu tốt như Mummy 331, giống 759, giống Mỹ trắng (bắt đầu cho thu hoạch từ 35 – 75 ngày). Các giống Mỹ xanh, Happy 2, Happy 14, Happy 16 cây phát triển mạnh thời gian sinh trưởng dài, năng suất cao hơn.
3. Xử lý hạt: vụ xuân cần xử lý hạt bằng nước ấm để thúc mầm. Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 – 6 giờ sau đó vớt ra đãi sạch, đưa vào ủ ấm ở nhiệt độ 30 – 320C khi thấy hạt nảy mầm ra rễ thì đem gieo vào vườn ươm.
Vụ thu đông: thời kỳ đầu vụ, thời tiết còn nắng nóng chỉ cần ngâm hạt từ 2 – 3 giờ, sau đó vớt ra gieo ngay, nên lấy bùn để ráo, cắt như bầu ươm ngô rồi gieo hạt. Khi gieo lấy ngón tay ấn nhẹ thành vẹt lõm giữa bầu, tra hạt sau đó phủ hạt bằng hỗn hợp đất bột + phân hữu cơ ủ mục theo tỷ lệ 1:1. Sau gieo cần xử lý bằng thuốc validacin đặc để phòng bệnh cho cây con (10ml + 1-2 lít nước phun cho 1-5m2 vườn ươm).
4. Chuẩn bị đất: cày đất, phơi ải ít nhất 1 tuần, làm tơi đất, lên luống cao 20-25 cm trong vụ đông xuân, 35 cm đối với vụ xuân muộn và vụ thu đông. Mặt luống rộng 0,9 – 1m. Mỗi luống trồng 2 hàng.
5. Mật độ khoảng cách: đối với kỹ thuật trồng dưa chuột an toàn do sử dụng lượng phân đạm thấp nên khoảng cách trồng dày hơn kỹ thuật trồng dưa thâm canh. Cây cách cây 40-50 cm (đối với giống cao cây, phân cành nhiều), khoảng cách 30-40 cm (đối với các giống địa phương, hàng cách hàng 60-70cm)
6. Lượng phân bón
– Bón lót trước khi trồng 3-7 ngày (300kg phân hữu cơ hoại mục, 15 kg lân super + 2 kg kali trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh). Bón lót khi gieo hạt 30-40 kg bằng phân hữu cơ vi sinh, bón theo hốc; bón thúc từ khi cây có 1-5 lá thật: 1,5 kg urê + 1,5 kg kali chia làm 3 lần tưới hốc, 3-4 ngày tưới 1 lần; bón thúc khi cây bắt đầu có quả non: 1kg kali + 2kg NPK; bón thúc khi cây ra quả rộ: 1kg kali + 2 kg NPK.
– Trong quá trình chăm sóc cần sử dụng thêm các loại phân bón hữu cơ qua lá bằng cách phun khi cây có 3 -4 lá thật, sau đó 10 và 20 ngày phun lần 2 và lần 3, liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn mác.
7. Làm giàn: khi cây có tua cuốn cần làm giàn kịp thời. Giàn cắm theo hình chữ A.
8. Chăm sóc: sau khi gieo nếu thiếu ẩm cần tưới nước bằng phương pháp tưới rãnh. Tùy theo lý tính của đất để tưới, đất thịt tưới ngập ½ rãnh. Đất thịt nhẹ tưới 1/3 rãnh. Đất thịt pha cát chỉ để đủ ẩm. Thời kỳ cây có 4-5 lá đến khi cây có quả rộ cần giữ ẩm thường xuyên bằng phương pháp tưới rãnh. Nên trồng theo phương pháp dùng màng phủ nilon sẽ giữ ẩm tốt hơn, tiết kiệm phân bón và hạn chế cỏ dại.
9. Phòng trừ sâu bệnh
Kết hợp biện pháp phòng trừ tổng hợp, bón phân cân đối, phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Đối với sâu hại chỉ sử dụng các loại thuốc nông dược, sinh học.
Quy Trình Sản Xuất Bí Đỏ Ăn Quả
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÍ ĐỎ ĂN QUẢ
(Cucurbita moschata)
A. Giới thiệu
Bí đỏ, bí ngô hay bí rợ là một loại cây dây thuộc chi Cucurbita, họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Đây là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài: Cucurbita pepo, Cucurbita mixta, Cucurbita maxima, và Cucurbita moschata.
Nguồn gốc của bí ngô chưa được xác định tuy nhiên nhiều người cho rằng bí ngô có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Đây là loại quả lớn nhất trên thế giới. Quả bí nặng nhất hiện nay được cân vào năm 2014, nặng 1054 kg.
Quả bí ngô được dùng làm thức ăn, ngoài quả bí thì nụ, hoa, ngọn và lá non cũng được thu hoạch. Thịt bí ngô chứa nhiều sinh tố và khoáng chất, cũng là một vị thuốc nam trị nhiều bệnh.
Trong các loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bí đỏ được xếp ở vị trí đầu tiên. Trong bí đỏ có chứa sắt, kali, photpho, nước, protein thực vật, gluxit, các axit béo linoleic, cùng các vitamin C, vitamin B1, B2, B5, B6, PP. Ăn bí đỏ rất tốt cho não bộ, làm tăng cường miễn dịch, giúp tim khỏe mạnh, mắt sáng, cho giấc ngủ ngon hơn và hỗ trợ cho việc chăm sóc da cũng như làm đẹp.
Quả bí đỏ giàu beta caroten tiền vitamin A, chứa 85 – 91% nước, chất đạm 0,8 – 2 g, chất béo 0,1 – 0,5 g, chất bột đường 3,3 – 11 g, năng lượng 85 -170 kJ/100 g.
Bí ngô xuất trong các lễ hội như Halloween, Chunking, các lễ hội và cuộc thi về bí đỏ.
Bảng giá trị dinh dưỡng của quả bí đỏ:
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g quả bí đỏ tươi
Thành phần Lượng Đơn vị Thành phần Lượng Đơn vị
Calo (kcal) 26 K.cal Protein 1 g
Lipid 0,1 g Vitamin A 8.513 IU
Cholesterol 0 mg Canxi 21 mg
Natri 1 mg Vitamin D 0 IU
Kali 340 mg Vitamin C 9 mg
Cacbohydrat 7 g Sắt 0.8 mg
Chất xơ 0.5 g Vitamin B6 0.1 mg
Đường thực phẩm 2.8 g Magie 12 mg
Nguồn:Từ USDA (U.S. Department of Agriculture)
Bí đỏ cho năng suất cao, từ 20-30 tấn/ha/vụ tùy giống, thời vụ và điều kiện thâm canh của từng địa phương. Trong điều kiện canh tác bình thường người nông dân có thể thu lãi 50-60 triệu/ha/vụ.
B. Quy trình kỹ thuật
I. Điều kiện ngoại cảnh
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, bí có thể trồng ở đồng bằng cho đến cao nguyên có cao độ 1.500 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 18 – 27ºC. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và trái non.
Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hình thành tỉ lệ hoa đực và cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao thích hợp cho cây ra nhiều hoa đực.
Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém nhưng chịu khô hạn tốt. Ẩm độ cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh trên lá.
1. Giống
Hiện nay Công ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Việt Á có những giống bí đỏ ăn quả như sau:
Bí đỏ hạt đậu trái dài F1 VA.99, Bí đỏ lai F1 Super Sweet VA.999, Bí hạt đậu VA.898, Bí hạt đậu VA. 888: Là những giống sinh trưởng phát triển khỏe, nhiều chèo (nhánh), trái dạng hình hạt đậu, đặc ruột, thịt màu vàng cam, dẻo. Trọng lượng từ 1.2-1.6 kg/trái, khả năng đậu trái cao mỗi dây có 4-5 trái. Thời vụ trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch 65-70 ngày sau trồng tùy thời tiết, vùng trồng và mục đích sử dụng.
Bí ngô mật cao sản VA. 999: Là giống bí đỏ cao sản, quả thuôn dài, hơi thắt ở giữa. Cây sinh trưởng rất khỏe, nhiều nhánh, dễ đậu quả, thích nghi nhiều vùng khí hậu khác nhau, khả năng kháng bệnh tốt, quả khi xanh có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu đỏ ánh vàng, thịt màu vàng đỏ, thơm và ngọt. Trọng lượng quả trung bình từ 2-4kg. Thời gian thu hoạch 80-85 ngày. Thời vụ trồng Vụ Xuân tháng 2-4. Vụ Thu Đông tháng 8-10.
Bí ngô mật F1 FuJi VA.880: Là giống bí đỏ F1, quả thuôn dài, hơi thắt ở giữa. Cây sinh trưởng rất khỏe, nhiều nhánh, dễ đậu quả, thích nghi nhiều vùng khí hậu khác nhau, khả năng kháng bệnh tốt, quả khi xanh có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu đỏ ánh vàng, thịt màu vàng đỏ, thơm và ngọt. Trọng lượng quả trung bình từ 2,5-4,5 kg. Thời gian thu hoạch 75-85 ngày. Thời vụ trồng Vụ Xuân tháng 2-4. Vụ hè thu tháng 5-6, Vụ Thu Đông tháng 8-10.
2. Thời vụ
Bí đỏ có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính:
Vụ Đông xuân trồng tháng 11 – 12, thu hoạch tháng 1 – 3.
Vụ Hè thu trồng tháng 4 – 5, thu hoạch tháng 6 – 9.
3. Kỹ thuật trồng
Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi, 2 lạnh (45 -50ºC) khoảng 10 phút, sau đó vớt ra cho vào khăn, vải ủ cho đến khi nứt nanh thì đem trồng.
Kỹ thuật làm đất: Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo quy định.
Đất phù hợp cho bí là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa sông, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng.
Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật;. Làm đất kỹ, tơi nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 2,0 – 2,5 m, bằng phẳng dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa.
Kỹ thuật gieo hạt: Gieo 2 hàng/luống với khoảng cách cây cách cây là 40 – 45 cm, hàng cách hàng 50 cm. Nên gieo 2 hạt/hốc, khi cây được 2 -3 lá thật thì loại bỏ cây xấu hoặc trồng dặm những hốc không mọc, hoặc mọc yếu.
4. Phân bón và chất phụ gia
Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới cho cây bí. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.
Lượng bón và phương pháp bón như sau:
Loại phân Lượng bón Bón lót (%) Bón thúc (%) Ghi chú
(kg/ha) (kg/sào) Lần 1 Sau đợt
thu hái
Phân chuồng ủ hoai 7.000 – 8.500 250 – 300 100 – – Thời gian bón thúc lần 1: Sau gieo 15 ngày (2 -3 lá thật).
Các lần bón tiếp theo: Chia đều, bón ngay sau các đợt thu hái (trung bình 12 -15 ngày/lứa thu hái)
– Phân NPK Lâm Thao: Tỷ lệ 5:10:3.
– Theo dõi sinh trưởng cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê sau các đợt thu hái khi cây có nhu cầu.
Phân hữu cơ vi sinh 850 – 980 30 – 35 30 20 50
Đạm urê 100 – 120 3 – 4 – 15 85
Super lân 280 – 330 10 – 12 50 20 30
Kali sulfat 120 – 140 4 – 5 20 – 80
NPK Lâm Thao 330 – 420 12 – 15 30 20 50
Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
5. Chăm sóc
Tưới nước: Sau khi gieo mỗi ngày tưới đẫm một lần đến khi rau bí mọc đều thì 2 – 3 ngày tưới một lần (có thể tưới rãnh hoặc tưới hốc tùy vào điều kiện thực tế của từng vùng).
Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo quy định (nước sông, hồ lớn, nước ngầm và nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt …) để tưới cho rau bí.
Khi rau bí có 3 – 4 lá thật, cần vun gốc kịp thời để tạo cho rau bí sinh trưởng phát triển tốt.
Kết hợp làm cỏ, xới xáo và cắt tỉa lá già, loại bỏ cây bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Biện pháp canh tác, thủ công.
Nên trồng luân canh với cây Lúa nước và các cây trồng cạn khác họ Bầu bí nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại
Dùng biện pháp thủ công như: bắt giết sâu non, ngắt lá bị dòi đục, rệp hại nặng đem tiêu hủy. Riêng bệnh phấn trắng phát sinh từ các lá gốc rồi lan dần lên các lá phía trên, nên cắt lá bệnh từ gốc khi bệnh xuất hiện, vừa tạo độ thông thoáng cho ruộng, vừa hạn chế tốc độ phát sinh của bệnh.
Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.
Giai đoạn đầu vụ (từ 10 – 40 ngày sau gieo).
Chú ý các đối tượng sâu bệnh là dòi đục lá, bệnh phấn trắng, rệp, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh.
Sử dụng thuốc BVTV hóa học thế hệ mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
Giai đoạn giữa các lứa thu hái (10 – 12 ngày/lứa)
Chú ý các đối tượng sâu khoang, bọ trĩ, nhện đỏ và bệnh phấn trắng .
Sử dụng các loại nguồn gốc sinh học và hóa học thế hệ mới khi sâu bệnh phát sinh gây hại với mật độ cao:
Chú ý: Rau bí cho thu hái liên tục theo lứa (12 – 15 ngày/1 lứa), do vậy phải đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
7. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản
Tùy theo mục đích sử dụng có thể thu tỉa một số quả ăn non. Đối với loại bí ăn già, chín, thu hoạch khi vỏ quả rắn, chuyển màu vàng. Những quả non để lại và tiếp tục chăm sóc cây.
Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng, tránh đứt dây, chú ý không để dập nát để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Dụng cụ thu hái phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Quy Trình Sản Xuất Rau Theo Tiêu Chuẩn Vietgap
1.Chọn đất trồng - Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau. – Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m. – Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại. 2.Nguồn nước tưới – Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý. – Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị). – Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). 3.Giống – Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch. – Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh. – Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh. 4.Phân bón – Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau. – Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới. – Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. 5.Phòng trừ sâu bệnh. Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management) – Luân canh cây trồng hợp lý. – Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh. – Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe). – Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. – Sử dụng nhân lực bắt giết sâu. – Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý. – Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh. – Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: * Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau. * Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người. * Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc). * Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch. 6.Sử dụng một số biện pháp khác - Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật. – Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 7.Thu hoạch – Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng. – Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 8. Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng. 9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn. 10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác. Để rau được ngon và tươi, khách hang nên mua vừa đủ và sử dụng trong ngày.
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Sản Xuất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!