Xem Nhiều 5/2023 #️ Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.

Lan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan. Chính vì vậy, hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in-vitro:

Quy trình trên được tiến hành qua các giai đoạn sau:

1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:

Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 – 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

2. Nhân giống:

Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 22°C – 26°C và tuỳ vào mỗi loài.

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.

3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

4. Chuyển cây ra vườn ươm:

Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Địa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Tế Bào

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn. Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

Hoa Lan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp quý phái, nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa lan. Chính vì vậy hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao bắt nhịp với thị trường hiện nay. Ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan với nhiều chủng loại khác nhau. Do đó việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền, cung cấp đúng thời điểm, đồng nhất về phẩm chất, kích thước, màu sắc, sạch bệnh với số lượng lớn.

Sau đây tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống hoa địa Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

1. Giai đoạn chọn mẫu.

Mẫu phải lấy từ cây mẹ hoặc cây đầu dòng đã được tuyển chọn.

– Cách chọn mẫu quả: quả to, không bị sâu bệnh, vừa đến độ chín vào tháng 8-9 là tốt nhât.

– Cách chọn mẫu chồi: Mẫu càng nhỏ, càng ngắn càng tốt, song chỉ nhỏ đến mức cho phép.Vì mẫu càng to khả năng nhiễm khuẩn càng lớn.

2. Khử trùng mẫu cấy.

– Cách khử trùng mẫu quả: Quả lấy về cắt bỏ vợi phần cuống sau đó rửa với nước cất 4-5 lần → rửa bằng xà phòng→ rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn 700.

– Cách khử trùng mẫu chồi: Chồi mang về cắt bỏ bớt phần lá rồi rửa bằng nước cất 4-5 lần→ rửa bằng xà phòng→ rửa nước cất 4-5 lần→ rửa bằng cồn70o. Khử trùng trong tủ cấy

– Khử trùng mẫu quả: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% 10-12 phút → rửa nước cất vô trùng 4-5 lần, sau đó gắp vào đĩa petri vô trùng, dùng dao cấy, panh cấy lấy hạt ra đưa vào môi trường nhân giống ban đầu.

– Khử trùng mẫu chồi: Rửa lại với nước cất vô trùng 4-5 lần → ngâm trong HgCl2 0,1% trong vòng 5-7 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ gắp mầm ra đĩa petri vô trùng rồi cẩn thận tách hết các lá non → Khử lại bằng HgCl2 0,1% trong vòng 1 phút → rửa với nước cất vô trùng 4-5 lần→ đưa chồi vào môi trường nhân giống ban đầu.

3. Nhân giống (Nhân nhanh)

Môi trường nhân giống hoa địa lan là môi trường MS (Murashigeskoog,1962) và có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng với tỉ lệ phù hợp tùy loài.

– Môi trường vào mẫu hạt:

MS + 100ml nước dừa + 20g đường + 50g khoai tây + 5,2g agar/1 lít.

Sau 6-8 tuần cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa+ 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1 lít

Sau 8-12 tuần cấy chuyển sang môi trường ra rễ

– Môi trường vào mẫu chồi:

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1,5mg BA + 4,6g agar/1 lít,

Sau 6-8 tuần chuyển sang môi trường nuôi cấy lát mỏng

MS + 100ml nước dừa + 10g đường + 1mg Kinitin + 4,6g agar/1 lít

Sau 6- 8 tuần chuyển sang môi trường nhân nhanh.

MS + 100ml nước dừa + 1mg Kinitin + 20g đường + 5,2g agar/ 1lít

Lưu ý: Nhiệt độ thích hợp để nhân giống địa lan là 22 – 26°C, pH thích hợp 5,5 – 6.

4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro

– Khi số cây giống đạt tiêu chuẩn cần thiết, chúng ta cấy chuyển sang môi trường ra rễ (MS + 10g đường+ 0,3mg NAA + 1g than hoạt tính + 5,2g agar/1 lít)

5. Chuyển cây ra vườn ươm

Khi cây đạt tiêu chuẩn cao 5-7cm, 3-4 lá, có rễ thật dài 3-4cm chúng ta tiến hành ra cây với giá thể dớn, dinh dưỡng. N:P:K + vi lượng + Vi ta min sau 3-4 tháng đưa ra vườn sản suất.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Cẩm Chướng Bằng Phương Pháp Giâm Cành

Written by

Super User

Được đăng: 13-10-2017 –

31263

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: KS. Nguyễn Thị Thu Thùy, Ths.Bùi Thị Hồng, TS.Đặng Văn Đông, TS.Trịnh Khắc Quang.

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả.

3. Nguồn gốc xuất xứ: 

Từ kết quả nghiên cứu của dự án “Phát triển một số giống hoa chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

5. Đối tượng áp dụng: 

Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1. Trồng, chăm sóc cây mẹ

1.1. Nhà lưới trồng cây mẹ

– Khung nhà bằng sắt hoặc ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, cột gỗ.

– Mái nhà lợp bằng nilon chuyên dụng màu trắng, đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế tia tử ngoại, có lớp che nắng bằng lưới cản quang 50%.

– Xung quanh sử dụng lưới chống côn trùng màu trắng, 50- 70 lỗ/cm2.

– Có hệ thống tưới nước bằng vòi phun tay hoặc tự động

1.2.Trồng cây mẹ

– Đất trồng: Đất phù sa giàu mùn có độ tơi xốp thoáng khí, có độ pH 5,5- 6,5. Lên luống cao 20-25 cm, đáy rộng 80 cm, mặt 70 cm, rãnh luống 40 cm. 

– Tiêu chuẩn: cây invitro sạch bệnh, không dị dạng, không dập nát, có chiều cao: 4- 5cm; số lá: 6-8 lá; chiều dài rễ: 1- 3 cm; số rễ: 4- 5 rễ.

– Thời vụ trồng: Để có cành giâm vào vụ thu (tháng 8-9), cây mẹ trồng vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, khoảng cách trồng 15×20 cm. 

1.3.  Chăm sóc vườn cây mẹ

Bón phân: Lượng phân thích hợp cho vườn cây mẹ tính theo 1 sào Bắc Bộ: 1 tấn phân chuồng  + 50 kg Supelân + Urê 10 kg + Kali clorua 5 kg.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và Supelân. Số phân còn lại bón thúc làm 2 lần: lần 1 bón 1/3 số phân sau khi cây bấm ngọn lần đầu, lần 2 bón hết số còn lại vào sau trồng 2 tháng (cây đã cắt được 3 lứa mầm).

Ngoài ra có thể sử dụng Atonik 1.8%DD, liều lượng 10 ml /bình 10 lít, phun bổ sung sau mỗi lứa cắt để kích thích bật mầm.

Sau khi trồng 15- 20 ngày, tiến hành bấm ngọn, giữ lại 4-5 lá. Khi mầm nách bật lên chỉ giữ lại 4-5 mầm trên cây còn lại cắt bỏ, cứ sau 10-15 ngày cho thu 1 lứa mầm. 

Chú ý: sau mỗi lứa cắt mầm chỉ nên duy trì 4-5 mầm trên cây. 

Theo dõi phát hiện và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:

– Bệnh đốm đen, phấn trắng: sử dụng Score 250EC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít. Hoặc Anvil 5SC liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít. 

– Rệp, nhện và một số loài chích hút: sử dụng Supracide 40ND liều lượng 15-20ml/ bình 8 lít. Hoặc Pegasus 50SC liều lượng 10 ml/bình 10 lít. 

– Sâu ăn lá: sử dụng Padan 50 SP hoặc Supracide 40 ND, phun liều lượng 10- 15 ml/ bình 10 lít. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực vật.

2. Kỹ thuật giâm cành

2.1. Thời vụ giâm cành

Cẩm chướng có khả năng ra rễ cao và chất lượng cây giống tốt nhất ở 2 thời vụ: vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8 -9). Tuy nhiên thời vụ giâm phù hợp nhất vào tháng 8 -9, ở thời vụ giâm này sẽ có cây giống trồng vào tháng 9-10 (là thời vụ chính trồng cẩm chướng).

2.2.  Chuẩn bị nhà giâm

Điều kiện nhà giâm cành: tương tự như nhà trồng cây mẹ.

2.3. Chuẩn bị giá thể giâm

Giá thể giâm cẩm chướng tốt nhất là trấu hun, nếu không có trấu hun có thể thay thế bằng cát sạch. Giá thể được xử lý trước khi giâm bằng Zineb hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít phun trực tiếp vào giá thể . 

2.4. Chọn, ngắt ngọn giâm:

Chọn ngọn trên cây mẹ không bị sâu bệnh, không dị dạng xanh tốt có chiều dài từ 8-10 cm; 6-8 lá; đường kính thân: 0,4 – 0,5cm, sau đó dùng dao cắt ngang cành.

2.5.  Xử lý thuốc

Sử dụng dung dịch ra rễ α-NAA với nồng độ 1000ppm để xử lý cành trước khi giâm bằng cách nhúng ngập phần gốc từ 1-2 cm, trong thời gian từ 3- 5 giây rồi tiến hành giâm vào giá thể.

2.6. Kỹ thuật giâm:

Giâm trên luống: Luống rộng 1- 1,2m, cao 20- 25cm, rãnh rộng 30- 40cm. Dải đều hỗn hợp giá thể phẳng trên mặt luống dày 10-15cm,  khoảng cách: hàng cách hàng 5 cm; cây cách cây 3 cm. 

Giâm trên khay: Khay giâm có kích thước 40x60cm, có 70 lỗ, đường kính lỗ 5cm, chiều sâu lỗ 5cm. Cho giá thể vào đầy miệng lỗ, mỗi lỗ cắm 2 cành.

Chú ý: Dùng tay cắm cành thẳng đứng, sâu khoảng 1,5- 2cm. 

2.7. Chăm sóc cây giâm

Sau khi giâm tưới đẫm nước bằng cách tưới trực tiếp hoặc phun lên cây, trong 7-10 ngày đầu tưới 5-7 lần/ngày, để luôn đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 90%, sau đó giảm dần lần tưới 4-5 lần/ ngày (ẩm độ giá thể đạt 70-80%). Nếu giâm bằng cát thì số lần tưới ít hơn, (4-5 lần sau đó giảm còn 3-4 lần/ ngày).

Trong thời gian giâm (từ 20-25 ngày) phun thuốc phòng bệnh 1-2 lần bằng các loại Score 250EC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, hoặc Daconil 75 WP liều lượng 10-15ml/ bình 10 lít, kết hợp phun bổ sung phân bón lá Komix – BFC.201 liều lượng 20-30 ml/bình 10 lít và có thể sử dụng một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực vật.

2.8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn

Sau giâm 20- 25 ngày cây xanh tốt; sạch bệnh không có biểu hiện ra nụ, có chiều cao: 8-10cm; số lá: 6 – 8 lá; đường kính thân: 0,4- 0,5cm; rễ dài 1- 3 cm, số lượng rễ đạt trên 4 rễ ra đều xung quanh là có thể đem trồng ngoài sản xuất. 

2.9. Nhổ cây và bao gói

Trước khi nhổ cây đi trồng 1 ngày, tưới đẫm nước để khi nhổ cây rễ không bị đứt. Dùng giấy gói bao quanh chặt bầu và vừa kín bộ lá để tránh bị tổn thương cây, gói 100 cây/1 bó. Nên nhổ cây vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều. Để vận chuyển đi xa xếp vào thùng cacton, đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.

Nhân Giống Lan Vũ Nữ Bằng Phương Pháp Nuôi Cây Mô

Lan vũ nữ là một loài hoa đẹp, có thể nở quanh năm, một cành hoa có thể chơi được rất lâu từ 25 đến 40 ngày. Nhưng để có lan vũ nữ đẹp thì không phải dễ nếu không biết trồng đúng kỹ thuật. Xin giới thiệu kỹ thuật nhân giống lan vũ nữ bằng phương pháp nuôi cấy mô với độc giả.

– Phương pháp nuôi cấy mô: Là phương pháp nhân giống lan trên qui mô công nghiệp, nó có những ưu điểm vượi trội như giữ lại được các ưu điểm nổi trội của cây mẹ, cây con không bị nhiễm bệnh, mầm cây con lúc nào cũng có sẵn, nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật cao và môi trường nuôi cấy vô trùng

– Điều kiện nuôi cấy: Có nhiều môi trường khác nhau được dùng như Knudson ‘s C, yamada,Singapo… Mỗi nhà vườn trồng lan có thể dùng các môi trường khác nhau với kinh nghiệm riêng. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi thành phần chút ít như giảm nitrat canxi xuống 500mg mỗi lít và thêm 500mg sunfat môn, hay nitrat môn thêm vào 250mg KCl mỗi lít rất cần thiết cho sự tăng trưởng các cơ quan.

– Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, như ANA với nồng độ phần triệu (ppm), hoặc 2,4D 1 – 2 ppm rất phổ biến ở nhiều tác giả khác nhau. Nên giảm nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng trong những lần cấy chuyền. Các chất chiết trái cây như nước cốt cà chua, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền hơn là lần cấy đầu tiên, và thể tích cũng không quá 10% môi trường cấy.

– Xaccaroz gây ra sự kích thích mô cấy đối với một số loài lan, và ngược lại cũng gây ra sự ức chế đối với một số loài khác Citokinin có hiệu quả gây sự mọc chồi với đa số loài và với nhiều bộ phận của cây lan. Nhưng những loài hoặc những bộ phận của cây không chịu ảnh hưởng của citokinin, chúng được thay thế bằng axit tranhcinnamic.

– Nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi cấy là 26°C.

– Ánh sáng nhân tạo: Ánh sáng được cung cấp bởi 2 loại đèn huỳnh quang và đèn nóng sáng. ánh sáng phải được sử dụng liên tục với quang kỳ 16 giờ giờ cường độ cũng thay đổi từ 1.000 đến 2.000lm/ m 2 (hay 1.000 – 2.000lux) khi cây bắt đầu lớn, cường độ ánh sáng có thể tăng lên đến 18.000lm/m 2(hay 18.000lux) và quang kỳ giảm xuống. Các đèn phải đặc cách môi trường cấy 0,4 – 0,5m.(lm viết tắc của Lumen và lx viết tắt của Lux)

– Cách thử pH môi trường cấy: Độ pH của môi trường thích hợp cho mô phát triển, trong khoảng 4,8 – 5,5, thông thường biên độ pH trong khoảng 5 – 5,2 là tốt nhất.

– pH của môi trường có thể thử bằng các chất chỉ thị màu như: Bromo cresol green (Tetrabromo-in-cresol-sun- fonphtalein) với liều lượng O,10g trong 7,15ml dung dịch hidroxit natri (NaOH) N/50 pha loãng nước tưới 250ml, có màu xanh khi dung dịch trung tính, vàng cam khi ph=5,4. Ở thời điểm này nhỏ 1 – 2 giọt axitphôtphoric đậm đặc để giảm độ pH, và pH = 5,2 không nên để pH môi trường xuống quá thấp dưới 4,8, nếu có trường hợp này xảy ra ta tăng thêm dung dịch hydroxit potat để tăng độ pH Hidroxit natri sunfonat alizirin (1g/1.000ml nước): có màu tím chuyển sang màu vàng khi pH=5,2. Cong red tetrazodi – phenilaptionat natri (lg/1.000ml nưước): có màu xanh ở pH = 5,2.

– Máy lắc: Các kết quả về cấy mô cho biết rằng, môi trường lỏng được xáo trộn trên máy lắc có hiệu quả hơn môi trường đặc. Tốc độ quay của máy lắc thay đổi tùy theo loài lan và giai đoạn cấy. Trong giai đoạn đầu, nhờ bộ phận biến trở, ta điều chỉnh máy lắc với tốc dộ 1/4 – 1/5 vòng/phút, tốc độ này nhằm mục đích làm cho môi trường dinh dưỡng hòa đều, sau đó tốc độ tăng dần 100 vòng/phút. Thời gian của mô quay trên máy lắc có thể từ 3 – 4 tuần.

– Các cách khử trùng: Môi trường cấy và nước cất phải được tiệt trùng ở nồi hấp ở áp suất 15 PSI trong 10 – 30 phút.

– Các dụng cụ dùng cho cấy mô sau khi tiệt trùng ở nồi hấp; đều phải được tiệt trùng sau mỗi lần dùng đến bằng cách nhúng cồn 900 rồi hơ trên ngọn lửa, hoặc nhúng vào dung dịch Clorox. 10%, rồi nhúng vào nước cất khử trùng.

– Tủ cấy được khử trùng bằng đèn cực tím.

– Phòng nuôi mô được khử trùng bằng fomon.

– Chồi cấy mới cắt khỏi giả hành được bóc vảy khử trùng trong dung dịch Clorox 10% trong 5 phút, sau khi cắt hết lá khử trùng trong dung dịch Clorox 5% trong 5 phút, và cuối cùng cắt thành mô cấy được khử trùng lần cuối cùng trong Clorox 1% trong 3 phút. Cũng có thể dùng xà phòng rửa bề mặt chồi cấy, sau đó bóc vảy và khử trùng trong Hipoclorit canxi 7% trong 15 phút. có thể dùng HgCl 2 với nồng độ 0,1% trong 7 phút rất phải lọc cho mỗi lần dùng và có thể pha chế sẵn để dùng cho những lần kế tiếp.

– Vật liệu cấy: Nhờ tiến bộ về khoa học, ngày nay trên thế giới người ta có thể cấy nhiều bộ phận khác nhau của cây lan để hình thành các thể giống protocorm, viết tắt là plbs, nhưng thể tích của mô cấy chỉ biến đổi từ 1 – 3 mm3. Mô cấy có thể là:

+ Phân sinh mô đỉnh và phân sinh mô bên + Đáy lá + Đỉnh lá + Hoa tự + Nốt

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!