Xem Nhiều 5/2023 #️ Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả # Top 8 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vậy để bón phân thúc trái đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần làm thêm một số việc sau đây:

Thứ nhất, bổ sung humic kích rễ trước khi bón phân từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho cây một bộ rễ tốt nhất, khỏe nhất, giúp gia tăng khả năng hút và tốc độ hút dinh dưỡng cho rễ. Từ đó sẽ giúp cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào thời điểm này.

Còn phân bón gốc ở giai đoạn này mọi người có thể sử dụng loại NPK 2-1-2, 3-1-3 hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà nhật, bột đậu tương, phân vi sinh cố định đạm sinh học azotobacterin,…

Thứ hai, đối với những cây có biểu hiện thiếu chất, vàng lá, yếu hơn những cây còn lại chứng tỏ nó đang bị stress (cây trồng sau khi ra hoa đậu quả cũng giống như phụ nữ sau sinh rất dễ bị stress, trầm cảm,…). Khi thấy cây như vậy, cần phải bổ sung amino acid để giải stress cho cây ngay, tránh để tình trạng này kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi quả của cây làm giảm năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là giai đoạn thời tiết khá phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm bệnh, vi khuẩn, nhện đỏ phát triển. Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nấm bệnh, vi khuẩn thời điểm này rất dễ gây ra bệnh ghẻ loét gây hại lá sau đó lan dần sang cành và quả. Chúng ta cần sử dụng sunfat đồng kết hợp với nấm đối kháng để phòng, trị một cách dứt điểm và hạn chế tối đa sự lây lan.

Còn đối với nhện đỏ, chúng ta sử dụng các loại nấm ký sinh như là nấm xanh nấm trắng để có thể diệt trừ cả nhện trưởng thành, trứng nhện và nhện con,…

Sau đợt thúc trái này, trước khi thu hoạch 2 tháng, tức là 7 tháng từ khi đậu quả đối với cam và 4 – 5 tháng đối với bưởi chúng ta cần bón thêm một lượng kali vừa đủ để tạo ngọt và gia tăng hương vị, màu sắc cho quả. Nếu gặp mưa, cần bổ sung thêm một ít bột đá dolomite cho toàn vườn để đảm bảo pH không bị tụt xuống quá sâu gây ảnh hưởng đến độ tan của phân bón.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHĂM SÓC CÂY GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MIỄN PHÍ!

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Có Múi

Cây ăn quả có múi là một loại cây tương đối dễ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao do đó, rất nhiều người ưa trồng loại cây này nhằm nhanh chóng mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Nhằm giúp mọi người tiếp cận với cách trồng loại cây này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi trong bài viết này.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

Các loại cây ăn quả có múi có thể sống và phát triển ở trong khoảng nhiệt độ từ 13 – 380 độ C, thích hợp nhất là khoảng 23 – 29 độ C.

Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%. Độ ẩm không khí là 75%, lượng mưa phù hợp là 1.000 – 2.000 mm/năm. Các loại cây ăn quả thích hợp được trồng trên đất phù sa tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.

3. Chọn giống:

Bà con nên chọn những giống cây ăn quả có múi chất lượng tốt và không bị sâu bệnh. Cây con phát triến tốt, lá xanh, cao to.

Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi

Tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và giống cây để bố trí khoảng cách trồng cây cho phù hợp. Bà con có thể tham khảo khoảng cách trồng cây ăn quả có múi như sau:

+ Đối với bưởi là 5 x 5m; 6 x 6m.

+ Đối với cam sành là 2,5 x 2,5m; 2 x 3m.

Các nhà vườn cần chuẩn bị đắp mô bằng đất mặt ruộng và đất bãi sông phơi khô, có đường kính từ 0,5 -1m, có độ cao 0,3 – 0,6m.

Đào hố rộng 30 cm và sâu 40 cm giữa mô.

Cách chăm sóc cây ăn quả có múi

Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái. Cây ăn quả có múi cần nhiều nước trong giai đoạn ra hoa và kết trái nhưng không chịu được ngập úng. Vào mùa mưa, bà con nạo vét các rãnh giúp cây thoát nước.

Ngoài ra, bà con có thể trồng xen rau màu hoặc cây ổi khi cây ăn quả có múi còn nhỏ, tăng thêm thu nhập cho mọi người.

1. Cách bón phân:

Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng để bón cho cây ăn quả có múi. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, cần sử dụng các loại phân có tỉ lệ NPK phù hợp.

+ Bón phân lần 01 vào khoảng thời gian sau khi thu hoạch. Các nhà vườn nên bón phân có chứa nhiều đạm và lân để giúp cây được phục hồi thân lá. Đồng thời giúp cây phát triển bộ rễ mới để chuẩn bị cho đợt nuôi trái tiếp theo. Giai đoạn này nhất thiết bón phân chuồng cho cây ăn quả có múi từ 10-20 kg/gốc.

+ Bón phân lần 02 là trước khi cây ra hoa. Tốt nhất bà con nên bón phân có hàm lượng lân và kali cao. Như vậy, mới giúp cây phân hoá mầm hoa tốt và giúp cho quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.

+ Bón phân lần 03 là khi cây đã đậu trái và trái đang phát triển.

+ Bón phân lần 04 vào trước khi thu hoạch 2 tháng để tăng chất lượng cho trái.

2. Tỉa cành và tạo tán:

Tỉa cành với mục đích là thay thế những cành già và loại bỏ cành sâu bệnh hoặc cành không có khả năng cho trái. Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm sau khi thu hoạch. Khi cây con cao khoảng 0,5m thì tiến hành tạo tán bằng cách cắt bỏ phần ngọn để kích thích các mầm ở bên phát triển.

Giữ cỏ dại trong vườn cây ăn trái sẽ có tác dụng giúp giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa. Cỏ dại còn tạo ra môi trường thuận lợi cho côn trùng có ích sinh sống. Cỏ dại giúp cho bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, không nên để các loại cỏ phát triển quá cao trong vườn cây ăn quả có múi vì chúng sẽ cạnh tranh ánh sáng, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng chính. Bà con có thể giữ các loại cỏ như: cỏ lá tre, cỏ nút áo. Hoặc chỉ cần tiến hành cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa là được. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ hoá học trong vườn cây ăn quả có múi.

Tổng hợp

Quy Trình Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Xoài Đạt Hiệu Quả Cao

Có 3 phương pháp nhân giống: trồng bằng hột, cành ghép và trồng bằng cây ghép

Trồng bằng hột : thời gian thu hoạch cây khoảng 4 năm tuổi. Chọn trái tốt và đạt độ già trên cây xoài cho trái ổn định, đạt năng suất cao phẩm tốt. Hạt sau khi đã rửa sạch, dùng dao tách phần vỏ hạt, gở lớp vỏ lụa bên trong, xử lý bằng dung dịch thuốc trừ nấm gốc đồng trong 5 phút. Hạt gieo ngay trên mặt líp ươm cách nhau 10 cm, đặt nằm nghiêng, phần lưng quay lên trên, sau 2-3 tuần cây cao chừng 10 cm và lá đủ già tách ra để lấy được nhiều cây, loại bỏ cây yếu (cây hữu tính). Sau đó vô bầu dưỡng 1-2 tháng rồi đem trồng. Nếu dùng làm gốc ghép giâm với khoảng cách 30 x 60 cm ngoài liếp ươm.

Chiết cành xoài: Chọn cây xoài trong thời kỳ sinh trưởng, sung mãn, không mang hoa trái nhưng đã từng ra trái, ở độ tuổi 5-15. Đối với cây cao tuổi, chỉ chiết các cành trẻ. Tốt nhất chiết cành vào giai đoạn sau thu hoạch và sau khi chăm sóc cây hồi phục và đã tạo cơi thứ nhất hoàn chỉnh, bộ lá đã vào bánh tẻ. Không chiết cành quá gần sau ngày bón phân. – Thao tác chiết gồm khoanh và lột vỏ, bó bầu… Tuy nhiên, xoài rất nhiều mủ nên sau khi khoanh và lột vỏ cần lau sạch lõi gỗ nơi vết lột vỏ, không để sớ vỏ cành sót lại trên lõi gỗ hoặc mủ tràn nối liền hai vết cắt. Có điều kiện thì phơi vết lột vỏ tự nhiên 1-2 ngày sẽ bó bầu sẽ chắc ăn hơn. Rất cần tăng cường khả năng ra rễ của cành xoài chiết bằng cách dùng một trong các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IBA…Cần sử dụng chất bổi thích hợp cho bó bầu như mụi dừa đã ngâm rửa sạch đủ đô ẩm. Dùng bao nilon trong và dây nhựa, bó chặt tay để bổi giữ độ ẩm cho quá trình phát triển rễ. Ngoài thời điểm chiết thích hợp ở từng cây còn phải chú ý thời tiết, thành công chiết cành cao vào ngày trời mát, không mưa. Sau 4-5 tháng, rễ trong bẩu đã ra đầy và đầu rễ chuyển sang màu vàng sẽ cưa khỏi cây mẹ và đem vào vườn ươm, tháo bao nilon, dưỡng vài tháng trước khi đem trồng.

Trồng bằng cây tháp: cây tháp thu hoạch quả sau 3-4 năm

Một số phương pháp nhân giống vô tính:

– Ghép bo: (bo mắt ghép là miếng vỏ của cành giống chỉ mang 1 mầm duy nhất và không có gỗ dính kèm). Gốc ghép: có đường kính khoảng 1,2 cm.Vỏ có màu xám và tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép có thể là dạng chữ U hay U ngược. Gốc ghép trong vòng 1 năm tuổi là vừa vặn. Mắt ghép: cách tách bo chiếm vị trí quan trọng nhất trong cách ghép này. Tránh làm bo bị dập, xây xát. Kích thước chữ U trên gốc ghép chỉ nên lớn hơn kích thước mắt ghép 1 chút. Dây PE quấn mối ghép được mở ra sau khi ghép 25-30 ngày. Kích thích mắt nẩy mầm bằng cách cắt ngọn gốc ghép ở ngày thứ 35 sau ghép.

– Ghép mắt chữ H (mắt ghép có gỗ). Gốc ghép: đường kính gốc ghép phải lớn hơn hoặc bằng 1,2 cm và vỏ gốc ghép phải tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép tạo hình chữ H cách cổ rễ 22-25 cm, chiều rộng nên bằng bằng chiều rộng của mắt ghép. Mắt ghép: mắt ghép lấy trên cành có thân gỗ chưa tròn, vỏ còn xanh, có thể ghép mắt còn phần lớn gỗ hoặc chỉ còn ít gỗ dính kèm. Cách này dễ làm và dễ thành công hơn ghép bo. Mối liên kết chắc chắn do tượng tầng mắt ghép tiếp được ở 3 mặt cắt vớt tượng tầng mắt ghép.

– Ghép cành treo bầu cải tiến: Gốc ghép: được ươm ở luống ươm từ 3-4 tháng tuổi. Nhổ gốc ghép lên cẩn thận, cắt bớt rễ cọc (có thể nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ), cho vào bầu PE (5x12cm) đã được nén chặt bằng xơ dừa hoặc đất mùn,…các vật liệu nuôi rễ gốc ghép chỉ nên đủ ẩm. Cột bọc lại cách cổ rễ về phía lên trên 10cm, vạt gốc ghép thành hình vạt nêm dài 1-2 cm. 5 Cành ghép: chọn cành vỏ còn xanh, đỉnh chồi nguyên vẹn, lá vừa qua giai đoạn non nhưng chưa trưởng thành sẽ cho tỷ lệ thành công cao. Đường kính gốc và cành tương đương, cành dài 15-20 cm. Đường cắt xiên thân sâu 1/3 và dài hơn chiều dài vạt nêm trên gốc ghép một chút, quấn bằng dây PE. Khi cắt cành xuống (6-8 tuần sau ghép), nên xén bớt 1/2 chiều dài các lá, chuyển sang bầu đất lớn hơn, dưỡng trong nhà bóng râm mát.

2. TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG TỐT

Tiêu chuẩn ngành cây giống xoài được ban hành theo quyết định số 106/QĐ/BNN của Bộ NN&PTNT, ngày 12 tháng 11 năm 2001.

Cây giống phải đúng qui định với các yêu cầu hình thái như sau:

– Gốc ghép và bộ rễ: Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ. Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía

Thời vụ trồng: Trồng đầu mùa mưa, tháng 6-7 dl khi mưa ổn định và để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu, nếu có thể chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ lúc nào.

Cách trồng: Đào hố có kích thước 60x60x60 cm (để riêng các lớp đất mặt khi đào). Mỗi hố trộn từ 30-50 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg Lân Super + 1 muỗng xoài phèn xanh vào lớp đất mặt, sau đó cho hỗn hợp xuống hố và để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm 2 kg hữu cơ vi sinh/gốc.

Khoảng cách trồng: Tùy giống và lọai đất sẽ trồng ở mật độ thích hợp: – Xoài trồng gốc ghép khoảng cách 8 – 9 m, trồng theo hình vuông hay hình nanh sấu.

– Thân, cành, lá: Thân cây thẳng và vững chắc. Số cành: chưa phân cành. Số tầng lá (cơi lá): có 2 hoặc trên 2 tầng lá. Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống. Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60-80 cm.

3. THỜI VỤ – CÁCH TRỒNG – KHOẢNG CÁCH TRỒNG

Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng 11.000m3, kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch: tưới thường xuyên để duy trì ẩm độ đất khoảng 50-60% độ ẩm bão hoà. Trước khi ra hoa: xoài cần một giai đoạn khô hạn khoảng 2 tháng trước khi phân hoá mầm hoa. Vì vậy, khoảng thời gian cuối mùa mưa đầu mùa khô không tưới nước cho xoài. Sau khi xử lý ra hoa và trong thời kỳ trái phát triển: tưới liên tục, ngừng tưới 2 tuần trước khi thu hoạch.

Giai đoạn cây con: Bón hàng năm khoảng 50 -100 g/gốc/lần phân Entec 25.15. Cây con năm đầu tiên nên pha phân với nước tưới vào gốc định kỳ 2 tháng/lần.

Giai đoạn cây mang trái

– Trước khi tạo mầm khoảng 2 tuần rãi phân Spectrum 20.20.15 hoặc Nitrophoska 15.15.15 liều lượng 700g-1000g /gốc.

– Giai đoạn đậu trái non: rãi Nitrophoska Perfect 15.5.20 700g-1000g/gốc kết hợp với phun Boron (10% Bo) nhằm tăng cường khả năng đậu trái và hạn chế rụng trái non.

– Giai đoạn bao trái: rãi Nitrophoska Perfect 15.5.20 700g-1000g/gốc kết hợp với phun Basforlia combi-Stipp chống nứt trái và tăng kích thước trái.

– Giai đoạn chuẩn bị thu hoạch: rãi Nitrophoska Perfect 15.5.20 800g-1000g/gốc kết hợp với phun Basforlia K+ giúp trái chín đồng loạt, gia tăng phẩm chất trái ( màu sắc, độ ngọt, mùi thơm,…) và gia tăng trọng lượng trái.

Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng, biện pháp tỉa cành cần làm sớm ngay khi thu trái để lá mau thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa

Tỉa trái: Sau khi xoài đã rụng sinh lý lần 2 chúng ta tiến hành tỉa phối hợp với bao trái. Tùy từng giống Xoài và nhu cầu thị trường để tỉa trái cho phù hợp. Trung bình chỉ để từ 2-3 trái đối với cành khỏe.

Khi quả xoài già, vỏ quả sáng bóng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả xoài thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

* Cách bón: Bón cách gốc 1-1,5m

Xoài là cây ra hoa ở đầu cành nên việc tạo cho cây có bộ tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái sau này. Khi cây có chiều cao 1m, cắt chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8 m, cây phát triển 5 – 7 cành mới, chỉ để lại 3 cành khung, tỏa đều 3 hướng, đó là cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5 – 0,8m, tỉa chỉ để lại 3 cành, đó là cành cấp II. Từ cành cấp II tỉa và chỉ để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cho cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc, tán sẽ phát triển theo dạng tròn sau này.

Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Ăn Quả Có Múi

Thứ tư – 07/11/2018 14:02

Biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả có múi

Biện pháp chăm sóc vườn cây ăn quả có múi

1. Tạo tán, tỉa cành: Tiến hành từ giai đoạn kiến thiết cơ bản (chiều cao cây đạt 60-70cm) để sau này cây có bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các hướng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.2. Bón phânLượng phân bón cho 1 cây: Tùy theo dinh dưỡng, chất lượng các loại đất, vườn trồng, tuổi cây và năng suất cây trồng mà sử dụng liều lượng bón phù hợp, ngưỡng bón từng thời kỳ:* Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

+ Thời điểm bón và cách bón:Lần 1 (tháng 1 – tháng 2): 100 % phân hữu cơ + 100% lân supe + 100 % vôi + 25 % đạm + 25 % Kali. Đào cách gốc 15-20 cm (theo hình chiếu tán lá khi cây đã có tán) tiến hành bón phân, lấp đất và tưới nước.Lần 2 ( tháng 4 – tháng 5), Lần 3 ( tháng 7 – tháng 8), Lần 4 ( tháng 10 – tháng 11): số lượng vật tư còn lại chia đều cho các lần bón, nếu cần hòa loãng phân vào nước để tưới.Trong thời kỳ này nếu cây ra hoa thì ngắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho phát triển bộ tán lá, nếu để cây bói quả sớm sẽ ảnh hưởng đến phát triển thân lá, giảm năng suất quả khi bước vào thời kỳ kinh doanh.* Thời kỳ kinh doanh:

+ Thời điểm bón:Lần 1: Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán, đồng thời bón phân giúp cây phục hồi thân lá, phát triển bộ rễ mới, lượng phân: 25% đạm + 25% Lân + 100% phân chuồng + 100% vôi.Lần 2: Bón trước khi ra hoa cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho phân hoá mầm hoa và thụ phấn đạt hiệu quả cao, lượng phân 25% đạm + 50% lân + 25% kali.Lần 3: Bón giai đoạn đầu của quá trình phát triển quả, lượng bón 25% đạm + 25% lân + 25%kali.Lần 4: Bón thúc lộc Thu và tăng trọng lượng quả: 25% đạm + 50% kali.+ Cách bón: Đào rãnh quanh tán gốc rộng 25 cm, sâu 30 cm, trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín, kết hợp tưới nước.3. Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Tủ gốc vào mùa khô để giữ ẩm nhằm hạn chế nắng nóng, tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa lũ. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.4. Phòng trừ cỏ dại: Tủ gốc bằng rơm rạ, cây phân xanh,… để hạn chế cỏ dại, kết hợp phá váng sau mỗi trận mưa lớn./.

Tác giả bài viết: Minh Tuấn (Theo Chi cục trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!