Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Bón Phân Obi mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để cây trồng đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển, trước khi bón phân bà con cần nắm rõ những lưu ý như sau:
Khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển bà con chỉ cần rải đều phân trên mặt đất, quanh tán cây, cách gốc 30-40cm và tưới nước đẫm. Đây là phương pháp canh tác rất đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao nhất mà phân bón OBI-Ong Biển đã mang lại trong thời gian qua, đánh dấu bước đột phá kết tinh mọi giải pháp trong kỹ thuật canh tác cây trồng. Có nhiều phương pháp tưới khác nhau, nhưng khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển phải tưới nước thật đẫm và luôn giữ ẩm quanh gốc cây sau khi bón phân. Chủ động tưới nước cho cây, không nên phụ thuộc vào thời tiết. Nếu không tưới nước kịp thời cây sẽ bị vàng lá (thường gặp vào mùa khô), khi gặp trường hợp này phải tưới nước nhiều và giữ ẩm cho cây.
Nếu độ ẩm tương đối của đất nhỏ hơn 30% chứng tỏ đất đang khô, khi gặp trường hợp này nhất thiết bà con phải tưới nước để tăng độ ẩm cho đất.
Để tránh những trường hợp chết nhanh xảy ra trong vườn tiêu vào mùa mưa hoặc mùa nắng, bà con nên chủ động bón phân OBI-Ong Biển (Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển lần đầu thì phải tăng lượng bón), tưới nước ngay sau khi bón và luôn giữ độ ẩm trong đất tối thiểu là 30%.
Khuyến cáo: Hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, phân nước, phân bón lá, không cần thiết áp dụng các biện pháp xử lý đất khi đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển.
II. KỸ THUẬT BÓN PHÂN OBI-ONG BIỂN: 1. GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT (TRỒNG MỚI):
Khi làm bồn bà con nên bón lót 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc và tưới nước đầy bồn, sau 20-30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau. Trong thời gian chờ xuống giống phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm hố tiêu để phân bón OBI-Ong Biển phát huy tác dụng cao nhất. Ngoài ra, nếu có điều kiện bà con có thể bón lót trước khi trồng theo cách kết hợp (1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt + 3kg phân bón lót OBI-Ong Biển 4)/gốc.
LƯU Ý
Khi bà con quan sát thấy cây sinh trưởng, phát triển chậm lại thì lúc đó mới cần bón phân OBI-Ong Biển bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng. Đây là dấu hiệu cây trồng phát triển tốt. Phân bón OBI-Ong Biển đã cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vì vậy bà con không cần bón bất cứ loại phân bón nào kể cả phân vi lượng. Việc bón thêm phân chỉ gây tốn kém chi phí cho bà con
Khi sử dụng phân OBI-Ong Biển, cây tiêu sẽ ra chồi màu tím, mập, lá to, dày và bóng
2. GIAI ĐOẠN KINH DOANH:
Thời kỳ thứ nhất (Sau xiết nước): Sau khi sử dụng phương pháp kích thích ra hoa, bà con nên chia làm 2 lần bón phân, mỗi lần bón từ 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/gốc (bón cách nhau tối thiểu từ 10 – 20 ngày). Thời kỳ này việc bón phân mang tính chất quyết định đến năng suất của cây tiêu nên nhất thiết phải sử dụng OBI-Ong Biển 3 đặc biệt vì phân bón OBI- Ong Biển 3 đặc biệt đủ khả năng và tính chất làm cho cây trồng phục hồi sức khỏe nhanh, đưa cây về trạng thái sung mãn, đủ dưỡng chất để quyết định cho năng suất. Trong thời kỳ này cây trồng rất nhạy cảm, cần ổn định dinh dưỡng nên trong khoảng 70 – 80 ngày không được bón thêm bất cứ một loại phân nào và không được sử dụng thuốc BVTV phun ngừa hay đổ gốc để đảm bảo tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng bông và rụng trái non. Thời kỳ thứ hai (nuôi trái): Đối với những vườn tiêu đã sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt sau khi xiết nước thì đến 2,5 tháng (khoảng 70 đến 80 ngày) bà con mới sử dụng tiếp phân bón OBI-Ong Biển để nuôi trái. Giai đoạn này bón 1kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt (hoặc 1-1,5kg OBI-Ong Biển 3 loại thường). Tới giai đoạn chắc nhân nặng hạt (khoảng 5 tháng sau khi xiết nước) bà con bổ sung thêm cho thời kỳ nuôi trái 1 – 1,5kg phân khoáng OBI-Ong Biển 04 (không sử dụng thêm ka li). Thời kỳ thứ ba (trước thu hoạch): Đây là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất cho vụ sau. Nếu sau thời kỳ bón nuôi trái (khoảng 6-7 tháng sau xiết nước) cây phát triển tốt, có hiện tượng đâm chồi khi đang nuôi trái thì bà con chỉ cần bổ sung thêm 1-2kg phân bón lót `OBI-Ong Biển 4/gốc (không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác kể cả phân chuồng). Bà con nên để cây trồng có một thời gian suy, sau một năm sử dụng phân bón OBI-Ong Biển sẽ không cần lo lắng về vấn đề cây suy.
3. PHỤC HỒI CÂY:
Đối với cây tiêu bị bệnh (tiêu điên, chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng…) hoặc già cỗi: Có thể bón phân OBI-Ong Biển trong mọi thời điểm để phục hồi cây nhưng tốt nhất là bón vào mùa nắng. Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ sinh trưởng của cây bà con bón phân OBI-Ong Biển 3 đặc biệt khoảng 2-2,5 kg/gốc, tưới nước đẫm. Khi bà con mua phân bón đúng điểm phân phối sản phẩm của Nhà máy và sử dụng phân bón theo đúng quy trình thì Nhà máy cam kết với bà con về kết quả trên vườn tiêu của bà con như sau: + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 3 lần ( khoảng 6 tháng, vào mùa nắng) hạn chế được 50% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 lần (khoảng 8 tháng) sẽ hạn chế được 70% bệnh chết nhanh. + Bón phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 5 lần ( khoảng 1 năm ) sẽ hạn chế được 80% bệnh chết nhanh. – Đối với cây tiêu có hiện tượng tháo đốt từ trên ngọn, cây già cỗi, sự sống chỉ còn 20-30%: Thay vì nhổ bỏ bà con chỉ nên cắt bỏ phần trên và giữ lại phần dưới của dây tiêu từ 1-2m so với mặt đất (tùy theo chiều cao của trụ tiêu và mức độ bệnh của cây). Sau đó bón 2-2,5kg OBI-Ong Biển 3 đặc biệt và tưới nước đẫm mà không dùng bất kỳ biện pháp xử lý nào khác và cũng không dùng bất kỳ loại phân bón hay thuốc BVTV nào. Dấu hiệu nhận biết cây tiêu bệnh đã phục hồi: Cây có dấu hiệu đâm chồi, lá non có đốm trắng, to không đồng đều. Khi đó bà con tiếp tục sử dụng phân bón OBI-Ong Biển 3 đặc biệt cây sẽ phục hồi lại hoàn toàn.
Cây Tiêu chỉ còn 10% sức sống nay đã phục hồi sau khi sử dụng phân bón OBI-Ong Biển (Vườn nhà chú Long, Lâm San, Cẩm Mỹ, Đồng Nai)
Tính năng phục hồi cây tiêu bị bệnh và kém phát triển của Phân bón OBI-Ong Biển đạt hiệu quả cao nhất vào mùa nắng (với điều kiện tưới nước giữ độ ẩm). Nếu bà con sử dụng phân bón OBI-Ong Biển vào mùa mưa thì phần lớn chỉ có giá trị về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, khả năng phục hồi cây bị bệnh là thấp.
Nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất, bà con nên bảo quản phân bón trong môi trường nhất định, dự trữ số lượng phân bón phải đủ cho 3 lần bón ban đầu. Phân bón OBI-Ong Biển là chất dinh dưỡng không phải là thuốc, nhưng khi sử dụng mới hiểu hết được giá trị mang lại. Phân bón OBI-Ong Biển không chỉ là giải pháp mà là con đường đơn giản nhất, năng suất nhất, hiệu quả nhất để tiến đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nhanh nhất. Chỉ cần hai bước bón phân và tưới nước, chấm dứt mọi lý thuyết và kinh nghiệm mà không áp dụng được trong thực tế.
Quy Trình Nhập Khẩu Phân Bón Map
MAP là loại phân bón trong thành phần có chứa chủ yếu là các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học. Nhờ có hàm lượng lân cao nên phân bón MAP thường được sử dụng để cải tạo đất, phục hồi bộ rễ khi cây trồng bị ngập úng hoặc khô hạn lâu ngày, MAP thường được sử dụng để bón rễ.
Hiện nay, MAP ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường phân bón, do đó nhu cầu nhập khẩu MAP cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện, được quản lý bởi nhiều Bộ, Ngành khác nhau, đồng thời Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2019/NĐ-CP Về quản lý phân bón thay thế cho Nghị định 108/2017/NĐ-CP, trong đó thay đổi nhiều thủ tục làm cho quy trình nhập khẩu phân bón trở nên tương đối phức tạp. Hôm nay, GLaw Việt Nam hân hạnh hướng dẫn cho các bạn quy trình nhập khẩu phân bón MAP về Việt Nam.
II. QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MAP
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu MAP lần đầu về kinh doanh tại Việt Nam có thể thực hiện theo 02 hình thức:
III. THỦ TỤC CHI TIẾT CỦA TỪNG HÌNH THỨC
Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón MAP chưa được công nhận lưu hành ở Việt Nam có thể xin Giấy phép nhập khẩu với mục đích là làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác.
Việc xuất khẩu phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Kết quả thực hiện: Giấy phép nhập khẩu phân bón, thời hạn của Giấy phép là 01 năm. Giấy phép này không được gia hạn, hết thời hạn giấy phép theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tương tự để xin cấp mới Giấy phép nhập khẩu.
2. Xin cấp Quyết định công nhận lưu hành ở Việt Nam
Doanh nghiệp nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam, không thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón thì phải xin cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam.
Doanh nghiệp được cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định và không cần xin Giấy phép nhập khẩu phân bón.
MAP là phân bón vô cơ phức hợp thuộc trường hợp không phải thực hiện khảo nghiệm. Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón MAP có thể trực tiếp thực hiện xin Quyết định công nhận lưu hành.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành;
Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón, dạng phân bón, hướng dẫn sử dụng, phương thức sử dụng, thời hạn sử dụng, cảnh báo an toàn, chỉ tiêu chất lượng và hàm lượng yếu tố hạn chế của phân bón;
Phiếu kiểm nghiệm phân bón;
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân.
Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật – (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Thời gian thực hiện: 60-90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Kết quả thực hiện: Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, thời hạn của Quyết định là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện thủ tục gia hạn.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 42, Luật trồng trọt 2018 có hiệu lực thi hành 01/01/2020, tất cả các cơ sở kinh doanh phân bón gồm đại lý phân bón, cửa hàng phân bón phải có chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trước khi buôn bán phân bón. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có hoạt động buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty buôn bán phân bón.
Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.
Quy Trình Bón Phân Cho Cây Ớt
Để ớt sai quả, chín đều, bà con nông dân cần cung cấp đầy đủ cho ớt các loại phân bón sau:
+ Phân gia cầm hoai mục rất thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển, năng suất cao, chất lượng tốt.
+ Vôi bột để tọa độ pH thích hợp cho cây ớt sinh trưởng, phát triển thuận lợi.
+ Bón cân đối đạm và kali cho ớt theo tỷ lệ 1N: 1 K 2 O với mỗi lần bón thúc để tăng khả năng chống bệnh hại cho cây và tăng chất lượng quả ớt chín.
+ Phân bón lá chất lượng cao, nhờ có các Auxin kích thích sinh trưởng điều tíết cho các quả/chùm giúp cho quả ớt lớn nhanh, độ đồng đều cao, chín sớm.
Quy trình bón phân cho cây ớt
(Lượng bón/1 ha)
Lượng phân bón trung bình (ha): (185 – 210 N); (150 – 180 P 2O 5); (160 – 180 K 2O) kg/ha: 200 kg Urea, 500 kg Supe Lân, 200 kg Clorua Kali (KCl), 120 kg Calcium Nitrat/Ca(NO 3) 2, 500-700 kg (NPK 16-16-8), 6 – 10 tấn phân gia cầm (hoặc phân chuồng hoai), 1 tấn vôi bột.
* Bón lót: 500 kg Supe Lân + 30 kg KCl + 20 kg Ca(NO3)2, 100-150 kg (16-16-8), 100% phân chuồng và vôi.
Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rải trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Trong trường hợp trồng phủ rơm, nên bón lót lượng phân nhiều hơn vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.
(A) Trồng ớt trên đất lúa; (B) Trồng ớt trên đất giồng
Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cây.
Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cây.
+ Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Ca(NO3)2 nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân Clorua Canxi (CaCl 2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái.
+ Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.
Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể dùng phân bón lá vi lượng… phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
Cẩm nang quy trình chọn giống trồng trọt, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và bảo quản các loại ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, Sừng Bò, Chìa Vôi…
Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê
Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P 2O 5 + 46,9kg K 2 O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác
Năng suất của cây cà phê đạt từ 5 – 7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.
QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ
(Bón phân cho cà phê kinh doanh – Lượng bón tính cho 1ha)
C1: Bón phân NPK cho cây cà phê
+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.
+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.
+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.
C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê
+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310 – 430kg Đạm SA; 80 – 120kg DAP; 160 – 230kg Kali Sunphat.
+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430 – 490kg Đạm SA; 120 – 135kg DAP; 230 – 270kg Kali Sunphat.
+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490 – 610kg Đạm SA; 130 – 170kg DAP; 260 – 330kg Kali Sunphat.
+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.
+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.
Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10 – 20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.
Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.
Lựa chọn cành cắt tỉa: Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm…
Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch… để đạt năng suất cao
Bạn đang xem bài viết Quy Trình Bón Phân Obi trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!