Xem Nhiều 3/2023 #️ Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê: Với cà phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P 2O 5 + 46,9kg K 2 O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác

Năng suất của cây cà phê đạt từ 5 – 7 tấn nhân/ha, ổn định qua nhiều năm nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc theo đúng cách.

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ

(Bón phân cho cà phê kinh doanh – Lượng bón tính cho 1ha)

C1: Bón phân NPK cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân NPK 20-5-6 kết hợp với đợt tưới nước 2.

C2: Bón phân đơn (Đạm SA, DAP, Kali Sunphat) cho cây cà phê

+ Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 310 – 430kg Đạm SA; 80 – 120kg DAP; 160 – 230kg Kali Sunphat.

+ Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 430 – 490kg Đạm SA; 120 – 135kg DAP; 230 – 270kg Kali Sunphat.

+ Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 490 – 610kg Đạm SA; 130 – 170kg DAP; 260 – 330kg Kali Sunphat.

+ Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 1.

+ Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 180 – 260kg Đạm SA; 20 – 30kg DAP; 20 – 30kg Kali Sunphat kết hợp với đợt tưới nước 2.

Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 10 – 20% lượng bón ở mỗi lần bón trong quy trình trên.

Cách bón: Trộn đều các loại phân bón với nhau trước khi bón, đào rãnh nông quanh tán, rải phân xuống rãnh lấp đất để giảm bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.

Lựa chọn cành cắt tỉa: Cắt tỉa những cành cà phê vô hiệu, không cho năng suất (Cành già, cành khô, cành xương cá, chân vịt, tổ quạ, cành sâu bệnh, cành vượt, cành chùm…

Chuẩn bị đất trồng và giống; Kỹ thuật trồng; Thời vụ trồng; Làm cỏ, tạo bồn, bón phân, cắt tỉa, thu hoạch… để đạt năng suất cao

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê Giai Đoạn Kinh Doanh

Bón phân cân đối.

Bón phân kịp thời vụ.

Bón phân đúng cách.

Bón phân đủ hàm lượng.

Phân bón và thời điểm bón

1, Lượng phân

Tỷ lệ N-P-K = 3,2 – 1,2 – 3,5

Dựa vào năng suất cà phê nhân của vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định lượng phân bón cho cả năm: Năng suất < 3,5t/ha thì lượng phân nguyên chất cần bón trong năm là: N= 320kg; P =120kg ; K =350kg

Nếu Năng suất tăng thên 1 tấn nhân/ ha thì lượng phân nguyên chất tăng thêm :N= 70kg ; P =25kg ; K =75kg

2, Thời điểm bón và tỷ lệ N-P-K bón trong từng thời kỳ

Lần 1 (tháng 1-2 – giai đoạn tưới) ≈ 15% 0% 0%

Lần 2 ( Tháng 5 – đầu mùa mưa) ≈ 30% 100% 18%

Lần3 (tháng 7 – giữa mùa mưa) ≈ 40% 0% 35%

Lần 4(tháng 9 – 10 – cuối mùa mưa) ≈ 15% 0% 47%

Ví dụ: 1ha cà phê vụ 2010 cho năng suất 4,5t nhân thì lượng phân chất nguyên cần bón là : N= (320 +70)kg; P = (120 +25)kg ; K= (350 + 75)kg,

Nếu bón phân đơn gồm Sa ≈ 22%, Ure = 46%, Kaliclorua(Kcl) = 60%, Lân Supper =14% thì lượng phân thương phẩm cần bón cho 1ha/năm là: Sa =250kg, Ure ≈ 800kg; Lân ≈ 1.050kg; Kali ≈ 800kg và được chia làm những lần bón như sau:

Đạm(kg) Lân(kg) Kali(kg)

Lần 1 (tháng 1-2 – giai đoạn tưới) ≈ 250 /0 / 0

Lần 2 ( Tháng 5 – đầu mùa mưa) ≈ 280 / 1.050 / 150

Lần3 (tháng 7 – giữa mùa mưa) ≈ 380 / 0 / 280

Lần 4(tháng 9 – 10 – cuối mùa mưa) ≈140 / 0 / 370

Công thức tính lượng phân thương phẩm cần bón:

Lượng phân thương phẩm cần bón = lượng phân nguyên chất cần bón x 100 : hàm lượng (%) của phân.

Ví dụ: lượng lân nguyên chất cần bón 145kg, hàm lượng lân là 14%, ta tính lượng lân thương phẩm cần bón =145 x 100 : 14 = 1035,7kg lân ta có thể làm tròn là 1050kg.

Trong quá trình bón bà con dựa vào tình hình sinh trưởng thực tế của cây cà phê để điều chỉnh cho phù hợp, cây xấu, yếu bón ít phân và bón làm nhiều lần…

Nếu đất có độ PH thấp (chua) hạn chế bón phân supper lân và phân sunfate (So4).

Vì thời gian có hạn chúng tôi giới thiệu tóm tắt quy trình bón phân, hẹn lần sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết QTKT thâm canh cây cà phê.

Chào tạm biệt! Bài viết được cung cấp bởi công ty TAM NÔNG PHÚ

Bón Phân Lân Cho Cà Phê

Kết quả điều tra các vùng trồng cà phê ở Việt Nam cho thấy lượng lân mà nông dân bón cho cà phê là rất cao so với khuyến cáo của quy trình từ 3 – 5 lần (từ 263 – 489 kg P 2O 5/ha, so với 70 – 100 kg P 2O 5/ha). Nguyên nhân của hiện tượng này là do nông dân sử dụng nhiều chủng loại phân bón khác nhau cùng một lúc như vừa bón phân đơn (loại lân nung chảy), vừa bón các loại phân hỗn hợp/phức hợp NPK có hàm lượng lân cao như 16-16-8, 16-8-16….. Bón lân với liều quá cao so với nhu cầu của cây cà phê dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế và có nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cây. Mặt khác, bón nhiều lân liên tục vào đất sẽ có nguy cơ làm cho cà phê không hút được kẽm, dẫn đến tình trạng cây cà phê xuất hiện hiện tượng thiếu kẽm, làm ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả và giảm năng suất, chất lượng cà phê nhân.

Bảng 1. Lượng phân lân và năng suất cà phê

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013

Trương Hồng và CTV, 1996 khi nghiên cứu về lân trong đất trồng cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, trong mùa mưa, ở công thức không bón lân thì lượng lân dễ tiêu trong đất vẫn cao tương đương với các công thức có bón lân từ 50 – 100 kg P 2O 5/ha (khoảng từ 6 – 8 mg P 2O 5/100 gam đất); đặc biệt trong đất có hàm lượng hữu cơ cao thì lượng lân dễ tiêu trong đất cao hơn. Và cũng theo kết quả nghiên cứu của Trương Hồng và CTV (2000), thì chỉ cần bón khoảng 70 – 80 kg P 2O 5/ha là đủ để có thể đảm bảo cho vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch từ 3 – 4 tấn nhân/ha.

Kết quả tính tóan cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng lân và năng suất cà phê ở cả 3 tỉnh nghiên cứu. Quy luật đường cong của các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa phân lân và năng suất là khác nhau giữa các vùng nghiên cứu.

Bảng 2. Tương quan lân và năng suất

ns: không có ý nghĩa

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng, Trịnh Xuân Hồng và CTV, 2011, 2012, 2013

Nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Văn Bộ, Trương Hồng và CTV, 2014 cũng cho thấy đối với vườn cà phê kinh doanh đã bón phân lân nhiều năm trước đó thì có thể giảm 50 % lượng phân lân bón cho cà phê hoặc bón 1 năm nghỉ 1 năm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu về sinh trưởng và năng suất so với bón lân hàng năm theo khuyến cáo. Năng suất của công thức bón đầy đủ N, P, K so với công thức không bón lân 1 vụ, công thức không bón lân 2 vụ là không khác biệt có ý nghĩa thống kê (từ 2.850 – 3.090 kg nhân/ha). Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu lực tồn dư của lân trong đất khá cao đủ để đảm bảo cho nhu cầu về lân cho cà phê vốn dĩ chỉ bằng ¼ – 1/3 so với đạm và kali.

Hình 1. Tỷ lệ năng suất đạt được ở công thức bón P 1 năm nghỉ 1 năm (KB P 1 vụ – bón NK) và công thức bón P 1 năm nghỉ 2 năm (KB P 2 vụ – bón NK) so với công thức bón đầy đủ NPK

Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả trên đã khuyến cáo lượng lân bón cho cà phê ở các bảng 3, 4.

Bảng 3. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kinh doanh theo loại đất

Bảng 4. Lượng P 2O 5 khuyến cáo cho cà phê kiến thiết cơ bản sử dụng bộ giống mới năng suất cao

Kỹ Thuật Bón Phân Lân Cho Cây Cà Phê?

Chào cộng đồng Y5Cafe,

Nhà tôi mới trồng cà phê được gần 1 năm. Bắt đầu nghiên cứu, học hỏi cách chăm sóc cà phê sao cho đúng cách, đầu tư ít mà hiệu quả cao.

Trong kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa, tôi thấy nhiều sách báo chỉ dẫn khá cụ thể, chi tiết.

Tuy nhiên, ở địa phương tôi, nhiều bà con nông dân chọn cách bón phân trộn (vì sợ rằng phân bón NPK hiện nay bị làm giả rất nhiều), chỉ trộn chung các loại phân SA, URE, Kali, bo, kẽm, đồng; Riêng phân Lân thì bón một lần duy nhất vào đầu mùa mưa với khối lượng khoảng 500-700g / cây (vì kinh nghiệm cho rằng phân Lân là chất khó hòa tan, hấp thu, không bay hơi, bón đầu mùa mưa là đủ cho cây hòa tan và hấp thu quanh năm).

Xin hỏi Y5cafe và bà con gần xa, liệu cách phối trộn các loại phân trên có đúng không; cách bón phân lân vào đầu mùa như vậy có ổn không ?

Theo tôi suy nghĩ Lân có tác dụng khá nhiều đối với việc phân cành, ra hoa, vì vậy nếu bón vào đầu mùa mưa sẽ không hợp lý lắm. Vì đầu mùa cần dinh dưỡng cho phân cành, nhưng khi này bón thi cây chưa hấp thu được, đến khoảng giữa mùa mưa cây hấp thụ được dẫn đến phân cành, phân hóa nhiều, phải đi làm cành tăm rất vất vả hoa ra rải rác. Đến mùa ra hoa, lượng phân Lân trong đất có thể còn lại rất ít, nên việc phân hóa mầm hoa ít nhiều gặp khó khăn.

Có nên chăng, thời điểm bón phân Lân thích hợp (với phân đơn: Phân lân nung chảy Văn Điển) là khoảng gần cuối tháng 10 (khi mưa bắt đầu thưa nhưng chưa kết thúc mùa mưa), đến đầu mùa mưa, nhằm tạo điều kiện cho cây phân hóa canh non thì phun các loại phân bón lá có chứa nhiều P2O giúp kích thích ra cành nhiều vào đầu mùa mưa, các tháng mùa mưa còn lại cây ít phân cành sẽ đỡ tốn công làm cành tăm, ngăn chặn tình trạng hoa ra rải rác.

Nguyễn Văn Minh Số điện thoại: 0972034488 Địa chỉ: Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai Email: minh.iag@gmail.com

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Bón Phân Cho Cây Cà Phê trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!