Xem Nhiều 3/2023 #️ Phong Lan: Từ Thú Vui Đến Thị Trường # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phong Lan: Từ Thú Vui Đến Thị Trường # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Lan: Từ Thú Vui Đến Thị Trường mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(GLO)- Nếu người xưa quan niệm: “Vua chơi lan, quan chơi trà” thì nay, lan không chỉ là loài hoa thanh cao dành cho giới thượng lưu mà còn là hàng hóa được trao đổi một cách cực kỳ sôi động trên thị trường. Vừa qua, báo chí đưa tin hàng chục vụ mua bán lan quý hiếm lên đến bạc tỷ. Mới đây, ngay tại Gia Lai, 1 giò lan quý hiếm được định giá lên đến 3,6 tỷ đồng.

Thú vui tao nhã

Mặc dù chưa “sạch nước cản” nhưng cả tháng qua, tôi được một anh bạn đồng nghiệp đưa đi tham quan nhiều nơi và bắt đầu mon men vào thế giới của những người đam mê hoa lan. Càng thăm thú, càng trò chuyện, tôi ngộ ra một điều: Ở ngoài kia là cả một thế giới lan và tất nhiên cũng có hẳn một đội ngũ những người vô cùng đam mê thú vui tao nhã này.

Bắt đầu là “3 chàng ngự lâm” Lê Phan Anh, Nguyễn Thế Bắc và Nguyễn Thành Công với vườn lan Kỳ Bắc-Lê Anh trên đường Trần Quý Cáp (TP. Pleiku). Đây là địa chỉ quen thuộc của những người mê lan rừng ở Phố núi Pleiku. Với diện tích 1.000 m2, nơi đây tập hợp nhiều loại lan quý như: giả hạc, trầm rừng, hoàng thảo vôi, long tu Lào, thủy tiên… Tuy còn trẻ tuổi nhưng kiến thức cũng như kinh nghiệm về lan rừng của họ buộc nhiều người trong giới chơi lan phải kính nể. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hương sắc của những cánh lan rừng đã thôi miên chàng trai Lê Phan Anh. Vậy là, từ bấy đến nay, ngoài giờ làm việc ở cơ quan, Lê Phan Anh gần như dành toàn bộ tâm huyết cho những giò lan yêu quý của mình. Với anh, việc tự tay chăm sóc cũng như thưởng thức vẻ đẹp của lan là niềm hạnh phúc vô bờ bến. “Lan là loài hoa cao quý nhưng khó tính. Do vậy, người chơi lan cũng phải có tâm hồn thật nhạy cảm và đức tính kiên trì. Để có được một giò lan như ý là cả một quá trình tỉ mẩn, tâm huyết và đặc biệt là phải biết chờ đợi”-Lê Phan Anh tâm sự.

Vườn lan Kỳ Bắc-Lê Anh trên đường Trần Quý Cáp (TP. Pleiku). Ảnh: D.L

Cùng với Kỳ Bắc-Lê Anh, tại TP. Pleiku còn có một vườn lan khá nổi tiếng trên đường Lê Đại Hành với 10.000 giò lan các loại. Tuy bận rộn với sự nghiệp giáo dục, nhưng vì đam mê nên anh Phạm Thăng Bằng đã quyết định đi theo tiếng gọi của lan rừng. Cũng vì yêu lan mà anh đã một lúc đầu tư hơn 500 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới lan tự động, làm nhà lưới và giàn. Sau 7 năm khởi nghiệp, đến nay, thầy giáo trẻ này đã trở nên nổi tiếng trong giới chơi lan, nhất là sau một vài lần giao dịch gần đây. Hiện nay, những giò lan do anh tạo ra đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Anh dành nhiều tâm huyết cho lan và ngược lại, loài hoa này đã đem lại cho anh nguồn thu nhập rất đáng kể. Tuy gặt hái được thành công về mặt kinh doanh nhưng với Phạm Thăng Bằng thì “có được thành quả như ngày hôm nay không phải là điều dễ dàng, nhưng điều quan trọng nhất là tôi đã thực hiện được niềm đam mê từ thuở nhỏ”.

Lan giả hạc. Ảnh: Trí Việt

Theo chân các “đại gia” và những người chơi lan chuyên nghiệp là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn “tín đồ” của loài hoa lan. Từ trí thức đến nông dân, công nhân, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên; từ trẻ tuổi, trung niên đến người cao tuổi… nếu đam mê thì chí ít cũng có 5-7 giò lan treo trên ban công, góc vườn, thậm chí trong nhà. Tại Pleiku, không ít người chỉ vì đam mê mà gầy dựng vườn lan với chi phí hàng trăm triệu đồng. Họ đến với lan đơn giản chỉ vì thích hương thơm, màu sắc, dáng thế hay chỉ vì muốn rèn luyện đức tính kiên nhẫn của mình. Cũng chính vì ẩn chứa muôn vàn câu hỏi chưa có lời đáp mà loài hoa lan trở nên hấp dẫn kỳ lạ. Bởi thế, phong trào chơi lan ngày càng lan tỏa, không chỉ ở Pleiku.

Thị trường sôi động

Trước khi bắt tay viết bài này, tôi có một chuyến “dạo chơi” khá thú vị trên thị trường lan ở Pleiku. Việc đầu tiên là vào Messenger liên hệ với một số “đầu mối” hỏi giá bán dòng giả hạc ám mắt trâu. Ngay lập tức, người viết nhận được 3 kết quả: Người thứ nhất: 1 giò 3 ngọn có giá 20 triệu đồng, kie (mầm non) thì 700 ngàn đồng. Người thứ hai: giò tương tự có giá 12 triệu đồng, kie thì 550 ngàn đồng. Tất nhiên, tôi chọn người thứ ba vì giá kie chỉ 400 ngàn đồng, nếu mua cả giò thì 8 triệu đồng! Sau khi “giao dịch thành công”, anh bạn đồng nghiệp của tôi giải thích: “Thị trường lan là vậy đấy anh! Đắt hay rẻ là do người bán và người mua tự thỏa thuận. Anh thấy thích thì anh mua. Tôi thấy được là tôi bán”.

Lan long tu. Ảnh: Trí Việt

Tuy thị trường lan chứa đầy cảm tính, nhưng theo các nhà vườn thì từng loại lan đều có mức giá chuẩn của nó. Hiện nay, giả hạc (hay còn gọi là phi điệp) là dòng lan được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trong dòng giả hạc, “hot” nhất hiện nay là giả hạc 5 cánh trắng Phú Thọ, giả hạc 5 cánh trắng Hiển Oanh, giả hạc 5 cánh trắng Lâm Xung… Với những loại này, mỗi giò lan giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, giá mỗi kie từ 5 đến 10 triệu đồng.

Tuy ít có mặt tại siêu thị, chợ hay cửa hàng nhưng thị trường lan đang cực kỳ sôi động và biến ảo khôn lường. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chỉ cần một cú nhấp chuột là bạn đã có một giò lan được ship đến nhà theo yêu cầu. Chính vì sự tiện lợi trong giao dịch và giá cả phập phù nên nhiều người lâm vào cảnh khóc dở mếu dở (giới chơi lan gọi là “ăn thịt lừa”). Lý do đơn giản là hoạt động mua bán lan trên mạng chưa được cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chất lượng hàng hóa, giá cả và thuế. Vì vậy, chuyện “treo đầu dê bán thịt chó” thường xuyên xảy ra. Nhiều người bỏ ra hàng đống tiền nhưng rốt cục ôm về một mớ lan không ra lan. Vì vậy, theo khuyến cáo của những người chơi lan có tâm thì cần cảnh giác khi giao dịch qua mạng và nên chọn mua ở nhà vườn uy tín. Cùng với đó, bạn cần nghiên cứu một cách nghiêm túc về kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường để không phải chuốc lấy nỗi buồn vì lan.

DUY LÊ

Thú Vui Trồng Cây Ăn Trái

Không phải là không có tiền để mua những loại trái cây bán đầy ở các chợ ở Mỹ, đặc biệt là những loại cây ăn trái nhiệt đới như thanh long, nhãn, xoài, mãng cầu dai, mít, chuối xiêm, hồng giòn, táo Tàu, chùm ruột, vú sữa… Những loại cây ăn trái này từng gắn bó với người Việt Nam bao đời ở quê hương, ngày nay có thể trồng dễ dàng ở Mỹ quốc, và lại trở thành một sở thích của phần lớn người Việt Nam xa xứ. Xoài nhà anh Thái – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Ông Sáu Hào ở tiểu bang Florida, cứ mỗi lần sang Quận Cam, California, thăm bà con bạn bè, là mỗi dịp ông mang qua cả thùng trái cây. Khi thì nhãn, khi thì xoài… Và mới đây, nhân dịp về Nam Cali dự họp mặt cựu sĩ quan VNCH, ông Sáu mang qua cả thùng mãng cầu dai để biếu cho đại gia đình con cháu ở Cali. Ông còn cho biết thêm, loại mãng cầu dai này trồng rất phổ biến ở Florida. Mà quả tình thật, ăn trái mãng cầu dai ngon y như trái mãng cầu dai ở Việt Nam, lại có thể ăn mạnh miệng vô cùng vì không sợ nhiễm chất độc hóa học như trái cây ở Việt Nam. Chị Hoa ở San Jose trồng sau hè 2 cây hồng giòn, 3 cây táo Tàu ra trái oằn cây. Ăn không thể nào cho hết, nên năm nào chị cũng đóng mấy thùng gởi Xe Đò Hoàng xuống miền Nam cho gia đình chúng tôi và một vài gia đình khác. Táo cũng vậy, đem cho mấy người quen trong nhà thờ vẫn không hết. Đến lúc trái chín rụng đầy gốc, chị lượm rồi rửa sạch phơi khô làm táo khô cả mấy bao. Táo khô để dành nấu sâm bổ lượng, cũng có lúc nấu nước táo uống rồi cho những người cùng sở làm nữa. Chuối trong một khu nhà của người Việt ở Quận Cam – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Táo nhà anh Bảy ở San Jose – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Đa số người Việt sống ở tiểu bang Cali ngày nay thích trồng những loại cây ăn trái nhiệt đới, không phải chỉ để gia đình cùng ăn mà còn để biếu người thân bạn bè ăn, tạo thêm sự thân mật. Ngoài ra, họ còn có dịp giới thiệu bà con bạn bè biết, trên xứ người mà “tui cũng trồng được mấy loại trái cây nhiệt đới kiểu Việt Nam”. Anh Phước ở thành phố Riverside đã đến cái tuổi hưu rồi, ngoài việc trông cháu tiếp mấy đứa con, còn thời gian là trồng cây ăn trái. Anh trồng chuối xiêm, trồng bưởi, trồng ổi… mỗi thứ hơn một chục cây. Năm nào cũng cho trái sai quả, chín vàng trên cây. Anh rủ anh em trong nhà thờ về nhà mình chơi, ăn tiệc và thăm vườn trái cây. Nhưng thật ra cũng là một dịp giới thiệu tay nghề của “nông gia thứ thiệt”. Chuối nhà của một người Việt ở Quận Cam – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Những năm đầu mới qua Mỹ, chúng tôi có dịp quen biết với nhiều người trong nhà thờ. Cứ tới mùa trái cây gì thì trong nhà thờ có loại trái cây đó để ăn. Thông lệ ấy quả là quá hay cho người Việt mình trên xứ Mỹ. Có tuần, mỗi người mang về một bọc lớn cam của anh B. trồng. Tuần khác mỗi người mang về một bọc táo Tàu của anh A. Có tuần thì anh T. gởi mỗi người một bọc hẹ… Anh T. cho biết: “Thay vì sân nhà trồng cỏ phải tưới nước tốn kém, người Việt Nam mình thực tế lắm. Tôi bới đất lên rồi trồng hẹ. Tưới hẹ xanh rì cả sân, ăn không hết, nên mang cho anh em trong nhà thờ ăn tiếp”. Nói vậy chứ ra chợ mua bịch hẹ nhỏ xíu cũng cả 3 Mỹ kim rồi. Nếu nhà có tiệc lớn, mua cả chục bó mới đủ ăn. Nếu nấu canh hẹ còn tốn tiền hơn. Tắc nhà cô Vũ Phương-Dung, phụ trách mục Bếp Hồng Gia Đình trên nhật báo Viễn Đông – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh nhà trái to như trái bưởi – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Chanh trĩu quả – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông Vườn nhà tôi có một cây chanh cho trái to bằng trái bưởi. Có cả trăm trái ăn làm sao hết, mà ăn không hết nó rụng. Nên tôi cũng làm theo các anh chị trong nhà thờ, bỏ vào bọc mỗi người một cặp chanh. Trước là cũng muốn nói với mọi người nhà mình có cây chanh, trái to khổng lồ kiểu Mỹ. Sau là ăn thử cho biết, chua lắm. Có điều cái vỏ hơi dầy, nếu muốn ăn phải bỏ bớt vỏ. Để cả tháng khi mà lớp vỏ nó mềm xuống rồi thì mới vắt được nhiều nước. Một trái chanh vắt được cả chén nước. Mấy chú, mấy anh thấy cặp chanh lớn quá nên muốn xin giống. Và tôi đã bắt tìm hiểu cách để chiết nhánh. Trước đây, tôi cũng có dịp tới nhà một đồng nghiệp. Nhà cô có hai cây tắc thôi, nhưng trái sai vô cùng. Đến Tết, cô hái làm mứt tắc, vừa ăn vừa biếu bạn bè vẫn không hết.

Bưởi nhà anh Phước ở Riverside – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông

Bưởi nhà anh Cường – ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông

Viendongdaily.com và tác giả giữ bản quyền bài và hình trên trang này. Xin đừng trích đăng dưới bất cứ hình thức nào.

Không phải là không có tiền để mua những loại trái cây bán đầy ở các chợ ở Mỹ, đặc biệt là những loại cây ăn trái nhiệt đới như thanh long, nhãn, xoài, mãng cầu dai, mít, chuối xiêm, hồng giòn, táo Tàu, chùm ruột, vú sữa… Những loại cây ăn trái này từng gắn bó với người Việt Nam bao đời ở quê hương, ngày nay có thể trồng dễ dàng ở Mỹ quốc, và lại trở thành một sở thích của phần lớn người Việt Nam xa xứ.Ông Sáu Hào ở tiểu bang Florida, cứ mỗi lần sang Quận Cam, California, thăm bà con bạn bè, là mỗi dịp ông mang qua cả thùng trái cây. Khi thì nhãn, khi thì xoài… Và mới đây, nhân dịp về Nam Cali dự họp mặt cựu sĩ quan VNCH, ông Sáu mang qua cả thùng mãng cầu dai để biếu cho đại gia đình con cháu ở Cali. Ông còn cho biết thêm, loại mãng cầu dai này trồng rất phổ biến ở Florida. Mà quả tình thật, ăn trái mãng cầu dai ngon y như trái mãng cầu dai ở Việt Nam, lại có thể ăn mạnh miệng vô cùng vì không sợ nhiễm chất độc hóa học như trái cây ở Việt Nam.Chị Hoa ở San Jose trồng sau hè 2 cây hồng giòn, 3 cây táo Tàu ra trái oằn cây. Ăn không thể nào cho hết, nên năm nào chị cũng đóng mấy thùng gởi Xe Đò Hoàng xuống miền Nam cho gia đình chúng tôi và một vài gia đình khác. Táo cũng vậy, đem cho mấy người quen trong nhà thờ vẫn không hết. Đến lúc trái chín rụng đầy gốc, chị lượm rồi rửa sạch phơi khô làm táo khô cả mấy bao. Táo khô để dành nấu sâm bổ lượng, cũng có lúc nấu nước táo uống rồi cho những người cùng sở làm nữa.Đa số người Việt sống ở tiểu bang Cali ngày nay thích trồng những loại cây ăn trái nhiệt đới, không phải chỉ để gia đình cùng ăn mà còn để biếu người thân bạn bè ăn, tạo thêm sự thân mật. Ngoài ra, họ còn có dịp giới thiệu bà con bạn bè biết, trên xứ người mà “tui cũng trồng được mấy loại trái cây nhiệt đới kiểu Việt Nam”.Anh Phước ở thành phố Riverside đã đến cái tuổi hưu rồi, ngoài việc trông cháu tiếp mấy đứa con, còn thời gian là trồng cây ăn trái. Anh trồng chuối xiêm, trồng bưởi, trồng ổi… mỗi thứ hơn một chục cây. Năm nào cũng cho trái sai quả, chín vàng trên cây. Anh rủ anh em trong nhà thờ về nhà mình chơi, ăn tiệc và thăm vườn trái cây. Nhưng thật ra cũng là một dịp giới thiệu tay nghề của “nông gia thứ thiệt”.Những năm đầu mới qua Mỹ, chúng tôi có dịp quen biết với nhiều người trong nhà thờ. Cứ tới mùa trái cây gì thì trong nhà thờ có loại trái cây đó để ăn. Thông lệ ấy quả là quá hay cho người Việt mình trên xứ Mỹ. Có tuần, mỗi người mang về một bọc lớn cam của anh B. trồng. Tuần khác mỗi người mang về một bọc táo Tàu của anh A. Có tuần thì anh T. gởi mỗi người một bọc hẹ… Anh T. cho biết: “Thay vì sân nhà trồng cỏ phải tưới nước tốn kém, người Việt Nam mình thực tế lắm. Tôi bới đất lên rồi trồng hẹ. Tưới hẹ xanh rì cả sân, ăn không hết, nên mang cho anh em trong nhà thờ ăn tiếp”. Nói vậy chứ ra chợ mua bịch hẹ nhỏ xíu cũng cả 3 Mỹ kim rồi. Nếu nhà có tiệc lớn, mua cả chục bó mới đủ ăn. Nếu nấu canh hẹ còn tốn tiền hơn.Vườn nhà tôi có một cây chanh cho trái to bằng trái bưởi. Có cả trăm trái ăn làm sao hết, mà ăn không hết nó rụng. Nên tôi cũng làm theo các anh chị trong nhà thờ, bỏ vào bọc mỗi người một cặp chanh. Trước là cũng muốn nói với mọi người nhà mình có cây chanh, trái to khổng lồ kiểu Mỹ. Sau là ăn thử cho biết, chua lắm. Có điều cái vỏ hơi dầy, nếu muốn ăn phải bỏ bớt vỏ. Để cả tháng khi mà lớp vỏ nó mềm xuống rồi thì mới vắt được nhiều nước. Một trái chanh vắt được cả chén nước. Mấy chú, mấy anh thấy cặp chanh lớn quá nên muốn xin giống. Và tôi đã bắt tìm hiểu cách để chiết nhánh.Trước đây, tôi cũng có dịp tới nhà một đồng nghiệp. Nhà cô có hai cây tắc thôi, nhưng trái sai vô cùng. Đến Tết, cô hái làm mứt tắc, vừa ăn vừa biếu bạn bè vẫn không hết.Từ việc trồng cây cho vui nhà vui cửa, cho nhớ cảnh quê hương, có trái cây để ăn, để tặng người thân bạn bè, nhưng cây trái ở Mỹ này cho trái nhiều, phẩm chất cao, ăn không hết đành mang ra chợ bán. Vì thế mà trái cây “miệt vườn” của người Việt bán đầy các chợ Việt Nam. Có thể nói, ngày nay ở Mỹ cũng có thể thưởng thức khá đầy đủ những loại trái cây nhiệt đới ngon ngọt. Từ nhãn, chôm chôm, vú sữa, mận, xoài, bưởi, thanh long, chuối cau… còn những loại trái cây khác như sầu riêng, măng cụt, bòn bon… nhập cảng từ Thái Lan… cũng bán đầy các chợ.

Thị Trường Phân Bón Trong Nước Đến Ngày 05/4/2016

Thị trường phân bón trong nước thời gian gần đây nhìn chung diễn biễn chậm. Giá các loại phân bón ở mức thấp, lượng hàng tiêu thụ tại một số vùng giảm mạnh như khu vực Miền Trung, Tây Nguyên… hiện đang bị hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Giá phân bón tại các vùng cụ thể như sau:

Tại Lào Cai: Trong thời gian 16 ngày cuối tháng 03/2016 tình hình nhập khẩu tại thị trường phân bón Lào Cai đã có chiều hướng giảm số lượng của các loại mặt hàng. Theo dự đoán nhu cầu nhập khẩu DAP trước thời điểm áp dụng thuế nhập khẩu có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trước thực trạng tiêu thụ nội địa và lượng hàng tồn kho các loại mặt hàng phân bón DAP đến thời điểm hiện tại giảm chỉ chiếm tỉ trong ¾ số lượng hàng nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu mặt hàng DAP tại thị trường Lào Cai chưa có dấu hiệu tích cực trong thời gian tới.

Giá một số mặt hàng cụ thể như sau:

– UREA bao tiếng Anh (P.R.C): 1.730 CNY/tấn

– UREA bao chữ Trung : 1.690 CNY/tấn

– DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 64% bao tiếng Anh: 430 USD/tấn

– DAP Vân Thiên Hóa hạt xanh 60%  bao tiếng Anh: 385 USD/tấn

– SA mịn trắng : 850 CNY/tấn

– SA hạt : 920  CNY/tấn

Tại Hải Phòng: Tại thời điểm hiện tại, mặc dù thời vụ gieo cấy đã đến lúc phải chăm bón  nhưng các mặt hàng phân bón trong khu vực hầu như giao dịch rất khiêm tốn so với cùng kỳ năm ngoái, giá cả biến động lên xuống thất thường. Đặc biệt các cơ sở nhà máy sản xuất NK,NPK đua nhau đưa giá thị trường các loại hàng này giảm xuống đáng kể .

* Giá tham khảo trong khu vực Hải Phòng như sau :

–  Phân Urea.

+Hạt đục Cà Mau                      :  7.000 – 7.050 đ/kg

+ Phú Mỹ                                         :  6.700 – 6.750 đ/kg

+ Hà Bắc                                     :  6.300 – 6.500 đ/kg

+ Ninh Bình                                :  6.000 – 6.200 đ/kg

–  Phân kali.

+ CIS ( Bột hồng-đỏ )              : 7.200 – 7.250 đ/kg

+ CIS (Bột trắng )             : 7.550 – 7.600 đ/kg

+ Israel ( Miểng )                     : 7.650 – 7.700 đ/kg

+ Kali ( Hà Anh Belarus ) : 7.450 – 7.500 đ/kg

+ Kali ( Hà Anh Uran )     : 7.200 – 7.250 đ/kg

+ Kali ( Phú Mỹ )              : 7.100 – 7.150  đ/kg

+ Kali ( Miểng CIS )          : 7.900 – 7.950 đ/kg

Supe Lân.

+  Lâm Thao               : 2.750 – 2.800  đ/kg

+  Lào Cai                   : 2.700 – 2.750  đ/kg

Phân SA .

+ Trung Quốc hạt mịn                       : 2.750 – 2.800 đ/kg

+ Trung Quốc hạt thô                        : 2.850 – 2.900 đ/kg

+ S-A Kim Cương Nhật                    : 4.000 – 4.050 đ/kg

+ Phân Amonclorua( bột TQ)            : 2.650 – 2.700 đ/kg

+ Amonclorua Hạt                             : 3.300 – 3.350 đ/kg

+ NK 20-12 TE Sơn Trang                : 5.650 – 5.600 đ/kg

+ NK 20-12 TE Nông Gia                 : 5.650 – 5.700 đ/kg

+ NK: ( Apromaco )                          : 6.000 – 6.000  đ/kg

+ NK Tiến Nông + Hoa Tín              : 5.600 – 5.650 đ/kg

Tại Đà Nẵng:   Thị trường phân bón vào những ngày cuối tháng 03/2016 diễn ra rất ảm đạm, các giao dịch mua bán không nhiều, khối lượng nhỏ lẻ.

– Giá cả tham khao một số mặt hàng phân bón bán ra thị trường tại khu vực Đà nẵng như sau:

Hàng Urea

– Urea Phú mỹ: 6.850 – 6.900đ/kg

– Urea Ninh Bình: 6.300 – 6.350 đ/kg

– Urea Indo (hạt đục): 6.100 – 6.150 đ/kg

– Urea Indo (hạt trong): 6.000 – 6.100 đ/kg

– Urea Trung Quốc (T.Anh): 6.250 – 6.300 đ/kg

Hàng Kali

– Kali – Hà Anh: 7.200 – 7.250 đ/kg

– Kali – Phú mỹ (bột): 7.150 – 7.200  đ/kg

– Kali – Phú mỹ (hạt miểng) 7.850 – 7.900đ/kg

– Kali – Nông sản: 7.150 – 7.200 đ/kg

– Kali – Lào: 6.300 – 6.350đ/kg

Hàng Lân

– Lân Lào Cai: 2.800 – 2.850 đ/kg

– Lân Lâm Thao: 2.800 – 2.850 đ/kg

Hàng NPK

– NPK Phú mỹ 16-16-8: 9.500 đ/kg

– NPK Việt Nhật  16-16-8:  9.600 đ/kg

Hàng DAP – Đình Vũ

– Hạt vàng: 8.500 – 8.600 đ/kg

– Hạt xanh, đen: 8.700 – 8.800 đ/kg

Tại Quy Nhơn:  Những ngày cuối tháng 03/2016 thị trường phân bón tại Quy Nhơn vẫn tiếp tục diễn biến ảm đạm, lượng hàng mua bán vẫn đứng ở mức thấp, giá cả vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm, các tàu hàng phân bón Kali, SA, Ure, NPK của các doanh nghiệp KD phân bón vẫn đều đặn được nhập khẩu về cảng Quy Nhơn, báo hiệu cuộc cạnh tranh bán giữ các đơn vị sẽ ngày càng khốc liệt.

Các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung & Tây Nguyên vẫn đang thiếu nước trầm trọng do khô hạn kéo dài, nếu đến cuối tháng 04/2016 các tỉnh Tây Nguyên không có mưa tình hình có thể sẽ còn nghiêm trọng rất nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.

Giá tham khảo một số mặt hàng phân bón bán ra tại thị trường Quy Nhơn:

Phân Urea:

+ Phú Mỹ              : 6.600 – 6.700 đ/kg

+ Ninh Bình                      : 5.900 – 6.000 đ/kg

+ Cà Mau(hạt đục)       : 6.300 –  6.350 đ/kg

+ Indonesia(hạt đục)         : 6.200 – 6.400 đ/kg

Phân Kaly:

+  CIS(bột)                        : 6.950 – 7.050 đ/kg

+  CIS(mảnh)                    : 7.750 – 7.800  đ/kg

+ Canađa(bột)                   : 6.800 – 6.950 đ/kg

+ Canada(mảnh)               : 7.750 – 7.800 đ/kg

Phân SA:

+ Nhật (Toray- Itochu)  : 3.500 – 3.550 đ/kg

+ Nhật(ube- trắng)            : 3.550 – 3.600 đ/kg

+ Nhật(ube- vàng) : 3.500 đ/kg

+ Trung Quốc                    : 3.250  – 3.350đ/kg

Phân DAP :

+ Trung Quốc(16 – 44)     : 9.600 – 9.700 đ/kg

+ Hàn Quốc   (18- 46)       : 13.700 – 13.900đ/kg

+ DAP Lào Cai(16-45)     : 9.500  –  9.600 đ/kg

Phân NPK :

+  NPK Hàn Quốc hạt  nâu (16.16.8.13S):  8.700đ/kg – 8.750 đ/kg

+  NPK Giocdani   (16.16.8.13S) : 9.700 – 9.800 đ/kg.

Phân Lân :

+   Lân Lâm Thao  :  2.650 đ/kg

+   Lân Văn Điển               :  2.780 – 2.800 đ/kg

+  Supe Lân Lào Cai          :  2.650 đ/kg

Tại TP.HCM: Tình hình hạn hán tại miền Đông, tây nguyên vẫn diễn ra gay gắt, miền Tây ngập mặn trên diện rộng dẫn đến nhu cầu về phân bón giảm mạnh. Hàng tồn kho hiện nay đang ở mức cao trong khi giá thế giới có xu hướng giảm các đơn vị nhập khẩu vẫn đang tăng nhập để bình quân giảm giá cho hàng nhập trước đó. Điều này càng làm cho thị trường ảm đạm. Trong kỳ so các năm trước thì cùng với nhu cầu trong nước thì nhu cầu xuất khẩu cho thị trường campuchia cũng rục dịch nhập tuy nhiên campuchia cũng đang trong thời kỳ khô hạn.Giá các mặt hàng tại thời điểm như sau:

– Kali C.I.S bột :         7.000 đ/kg

– Kali C.I.S Mảnh:       7.700đ/kg

Kali  isarel cũng có giá tương ứng

– Kali Lào:              6.300 đ/kg

– UREA C mau Tại HCM:  5.800 đ/kg

– UREA chúng tôi :            6.100 đ/kg

-UREA N.Bình:           5.800 đ/kg

– UREA T.Q trong:         5.800đg/kg

-UREA Indo đục:          5.700 đ/kg

– D.A.P TQ đen 64:         9.200 đ/kg

– D.A.P TQ nâu 64:         8.900-9.000 đ/kg

DAP T.Phong xanh 60 :      9.200 đ/kg

D.A.P TP xanh 64:          9.550 đ/kg

D.A.P vàng 60:             9.300đ/kg

D.A.P vàng 64:             9.550-9.600đ/kg

– SA Đ.Loan :            4.000/kg

– S.A Capro hạt to         3.500đ/kg

– S.A TQ bột:             2.800 đ/kg

– D.A.P hồng hà 64:        10.550-10.600/kg

– D.A.P xanh 60:           9.550-9.600/kg

Nhìn chung thị trường tại chúng tôi diễn ra chậm, giá hàng liên tục giảm trong tháng dẫn đến các đại lý gần như không có hiện tượng mua hàng dự trữ mà chỉ mua cầm chừng theo nhu cầu thực tế.Thời gian tới hy vọng lượng nước xả về khu vực ĐBSCL đủ thì khu vực này mới bắt đầu cho vụ mới thì tình hình mới mong được cải thiện.

Thị trường phân bón trong nước thời gian gần đây diễn biến ở mức thấp. Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đang ảnh hưởng rất lớn đến thị trường phân bón và sản xuất nông nghiệp trong nước nói chung. Thời gian này giá phân bón thế giới lại liên tục ở mức thấp, lượng hàng tồn kho tại các vùng còn khá lớn khiến giá phân bón khó có thể tăng trong thời gian tới.

Apromaco

Điểm Tin Thị Trường Hàng Hóa

Gần 900 triệu đồng một cây hồng đá cổ thụ chơi Tết

Cây hồng đá cổ thụ có đường kính thân 70 cm, cao 2,5 m ở Lào Cai vừa được chuyển giao cho một khách hàng từ Thượng Hải.

Cận cảnh cặp khế ‘đầu voi đuôi chuột’ giá 12 tỷ của đại gia Tây Ninh

Cặp khế 300 tuổi này của ông Võ Phi Sơn (nghệ nhân Ba Hùng, quê Tây Ninh) được rao bán với giá 12 tỷ đồng hồi đầu năm 2017.

Ngắm bộ cây sanh Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ giá 30 tỷ đồng ở Hà Nội

Tại triển lãm sinh vật cảnh Hà Nội diễn ra ở Quốc Oai, bộ cây sanh Tam Đa có giá 30 tỷ đồng đang được nhiều người chú ý bởi vẻ đẹp và giá trị của nó.

Cặp khế 300 tuổi giá 15 tỷ: Lưu danh dân chơi đất Việt

Dành nhiều thời gian và công sức, các nghệ nhân đã “thổi hồn” cho những cây khế vốn chỉ là loài cây thường trong vườn quê thành những cây cảnh có giá trị lớn và được trả mức giá “không tưởng”.

Cặp khế ‘vợ chồng’ 400 năm tuổi của vua Gia Long về tay Toàn ‘đô la’

Cặp khế trên 400 năm tuổi do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, hiện được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam.

Đào tiến vua 10 triệu đồng/ bông, đại gia xếp hàng trước Tết cả tháng

Đào thất thốn vẫn được mệnh danh là “vua của các loài đào”, loại đào này có vẻ đẹp cổ kính, hoa dày và mang mùi thơm đặc trưng. 

Xôn xao thương vụ mua bán ‘siêu cây’ 8 tỷ, độc nhất Việt Nam

Cùng với cây “Mâm xôi con gà”, siêu cây “Dấu ấn thời gian” được xem là những cây cảnh có mức giá đắt đỏ bậc nhất trong giới chơi cây.

Hổ phách kiểng tùng la hán 100 tuổi, giá nửa tỷ đồng

Theo anh Bùi Văn Toản, tùng la hán của anh có khoảng trên dưới 100 tuổi và có nhiều đại gia trong làng cây trả giá trên 300 triệu đồng, song anh chưa muốn bán mà đợi khách trả 500 triệu đồng mới xuất vườn.

Vườn cây triệu đô của ‘ông vua phi lao đất Bắc’

Tận mắt chứng kiến vườn phi lao giữa lòng Hà Nội, nhiều người không khỏi choáng ngợp với hàng chục tác phẩm có giá trị kinh tế, nghệ thuật.

Đổi 8 lô đất Hà Nội giá triệu USD lấy cây sanh cổ nhất châu Á

Theo chủ sở hữu cây sanh cổ nhất châu Á, đã phải đổi 8 lô đất trị giá vài triệu đô la theo giá quy đổi hiện tại.

Bạn đang xem bài viết Phong Lan: Từ Thú Vui Đến Thị Trường trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!