Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Đa Dạng Lan Rừng Đà Lạt mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với diện tích từ hàng chục mét vuông trong nhà đến hàng ngàn mét vuông ngoài vườn, nhiều hộ gia đình ở Đà Lạt đã phát triển đa dạng các loại lan rừng có giá trị khá cao về vật chất cũng như tinh thần.
Anh Nghiêm Xuân Sơn (89, Đồng Tâm, Đà Lạt) với cây phong lan sưu tầm được các nhà nghiên cứu châu Âu vinh danh gắn vào tên của mình
Cùng “cộng sự” chăm sóc lan lọng khá nhiều năm với anh Nghiêm Xuân Sơn có anh Phan Trọng Quyết ở số 2, đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt. Khuôn viên nhà lưới của Quyết chỉ hơn 20 m2 ở một góc sân thượng trên nhà, nhưng đã thu gọn như một quần thể phong lan rừng với những loài cây đặc hữu của cả vùng Tây Nguyên thay nhau đua nở các màu hoa đặc sắc. Đó là hoa dù màu hồng tím, hoa yến đuôi vàng, lọng tím trắng, lọng vàng múi đỏ, lọng mây bạc lá to, lọng củ lép… khá lạ mắt và lôi cuốn đối với phóng viên lần đầu trông thấy. Quyết nói về mục đích chăm sóc lan lọng của mình: “Xây dựng vườn phong lan nho nhỏ trên sân thượng nhà giúp người chăm sóc có đời sống tinh thần thoải mái sau những giờ công việc bận rộn, căng thẳng. Đặc biệt, gắn bó với phong lan đặc hữu Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung, người nhà đều cảm thấy luôn gần gũi và thân thiện nhiều hơn với các loài thực vật đa dạng trong thiên nhiên”…
Kết quả nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc phong lan, chủ nhân Nghiêm Xuân Sơn và Phan Trọng Quyết đã nhân giống thành công nhiều giống, loài quý hiếm bằng phương pháp chiết tách củ, nhánh.
Đáng nói việc nhân giống này chủ yếu để trao đổi, cung cấp cho nhu cầu chăm sóc của các “cộng sự” với nhau, nhằm góp tay lưu giữ và làm phong phú thêm các giống, loài phong lan đặc hữu của Đà Lạt, Lâm Đồng và của cả nước.
Nhưng với anh Nguyễn Quang Trí, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lan hài Đà Lạt (Hội Sinh vật cảnh Đà Lạt) thì trong 7 năm qua, vườn ươm diện tích 200 m2 của hộ gia đình ở đường Nguyễn Siêu, Phường 7, Đà Lạt mỗi năm nhân giống lan hài hàng ngàn cây có nguồn gốc nhập về từ khu vực các nước châu Mỹ, châu Á, bán ra từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/cây. Trong đó phần lớn giống bằng gieo hạt tự thụ phấn. Quy trình trồng, chăm sóc cây con lai hài chừng một năm sau bắt đầu thụ phấn lấy hạt. Đưa ra gieo ươm 1 năm sau chuyển sang khu vực chăm sóc đến 3 năm sau sẽ cho hoa liên tục. “Hiện trong Câu lạc bộ chúng tôi có hơn 10 người chăm sóc hàng trăm loài lan hài với các sắc màu chủ đạo như vàng, đỏ, hồng, xanh, nâu đất… Kỹ thuật chăm sóc lan hài trên giá thể vỏ thông, đá núi lửa, dớn đen… Cá biệt có cây tuổi từ 5 năm trở lên phát triển thành từng cụm lớn có giá bán cao nhất lên đến 20-25 triệu đồng/chậu… Một số vườn lan hài của thành viên Câu lạc bộ chúng tôi trong năm qua đạt doanh thu bán ra đến 400 triệu đồng”, Chủ nhiệm Nguyễn Quang Trí cho biết.
Đáng kể hơn, phóng viên đã tìm đến nơi quy mô sản xuất, kinh doanh lan giả hạc diện tích khoảng 4.500 m2 nhà kính dưới chân đèo Mimosa Đà Lạt. Mới xây dựng 2 năm, khu vườn lan giả hạc có tên Hoàng Lan nơi đây chuẩn bị vài tháng tới xuất vườn bán đợt 2 với 30.000 cây theo đơn đặt hàng trước của khách hàng trong nước, giá bán từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/cây với 2 màu chủ đạo là màu tím và màu trắng. Anh Nguyễn Hoàng Nam, phụ trách kỹ thuật ở vườn lan Hoàng Lan cho biết, kỹ thuật nhân giống giả hạc chiếm tỷ lệ 3/4 gieo hạt tự thụ phấn và còn lại tỷ lệ 1/4 chiết tách thân, cành. Đợt 1 xuất bán cùng kỳ năm ngoái ở vườn là hơn 20.000 cây, cũng với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/cây.
Cũng theo phụ trách kỹ thuật Nguyễn Hoàng Nam, đặc trưng khí hậu “đất lành” Đà Lạt là lợi thế để phát triển, nhân giống đa dạng các loài lan rừng, trong đó có loài lan giả hạc. Đặc biệt, giống cây lan giả hạc sản xuất tại Đà Lạt với số lượng đại trà khi đưa về chăm sóc ở những vùng đồng bằng trong cả nước đều đạt chất lượng hoa tươi dài ngày, hoa nhiều cánh, thời gian sinh trưởng lâu dài nếu chăm sóc đúng kỹ thuật hướng dẫn của Vườn lan Hoàng Lan nơi này.
VĂN VIỆT
Chợ Lan Rừng Đà Lạt
Trong “ngàn hoa” ở thành phố Đà Lạt, Lan rừng có lẽ là loài hoa khiến du khách gần xa say đắm hơn cả và được “săn lùng” rất nhiều ở chợ Lan rừng Đà Lạt. Cùng DulichToday khám phá để xem khu chợ nằm ở đâu, có những loài lan gì và giá cả ra sao.
1. Địa chỉ chợ Lan rừng Đà Lạt?
Ở Đà Lạt có khá nhiều chợ hoa nên có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn địa chỉ giữa các chợ. Chợ lan rừng Đà Lạt nằm ở ngay trước cổng chợ Đà Lạt, ngay khu vực đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn có cửa hàng L’angfarm).
Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng sớm khi thành phố Đà Lạt còn mờ sương, những phụ nữ vốn là người dân tộc thiểu số mang chỗ lan rừng họ tìm được trên những miền vùng xa, bày bán thành các sạp nhỏ tạo nên khu chợ lan rừng độc đáo.
2. Những loài lan rừng “đẹp – độc” mà không hề đắt đỏ
Bên cạnh một số loài lan công nghiệp phổ biến như lan hồ điệp, địa lan, lan vũ nữ – các loài lan này có giá khá đắt, thì chợ còn có rất nhiều loại lan rừng độc đáo như: lan hoàng thảo, lan gấm thượng hải, lan bạch thảo hoàng, lan giáng hương, lan huyết nhung hay lan cattleya,… Các loài này có mùi thơm dễ chịu, dễ trồng và dễ chăm sóc nên giá khá rẻ.
Loài lan hoàng thảo ở chợ lan rừng Đà Lạ t được bày bán phổ biến do có sự đa dạng về hình dáng và màu sắc. Chúng có lá thuôn dài, các cụm hoa mọc cong hướng xuống mặt đất, rất thích hợp để trồng trong chậu treo tường.
Một số loài lan thuộc họ Lan Hoàng Thảo như: Hoàng Thảo Giã Hạc, Hoàng Thảo Hạc Vĩ, Hoàng Thảo Thuỷ Tiên,… mỗi loài đều có hình dáng và màu sắc khác nhau, giá chỉ từ khoảng 160.000 vnđ/giò.
Hoa lan Giáng Hương nổi bật bởi hương thơm đậm quyến rũ. Ở chợ lan rừng Đà Lạt, bạn có thể tìm thấy loài hoa này đúng chất “rừng”, tức là mọc tự nhiên ở vùng cao và được người dân hái về chứ không phải nuôi trong nhà. Có điều này là do đặc tính độc đáo của lan Giáng Hương – mọc bám vào các thân cây, lá cây.
Loài lan này có khả năng thích nghi với môi trường cao và rất dễ chăm sóc, do vậy dù không phải là “dân sành lan”, bạn vẫn có thể dễ dàng mua và mang về trồng ở nhà. Giá bán loài này ở chợ lan rừng Đà Lạt vào khoảng 140.000 vnđ/kg.
Lan rừng Gấm Thượng Hải có hình dáng khá “độc” so với các loài lan thông thường. Cành và lá có màu nâu tía, nhìn tựa như gấm, trong khi đó hoa nở ra lại có màu trắng, nụ vàng tạo nên một vẻ đẹp rất lạ và bí ẩn. Đây là loài ưa ẩm và bóng mát nên bạn hoàn toàn có thể mua để bày trong nhà.
Hoa nở có mùi thơm dịu nhẹ, hương lưu lâu. Lan Gấm Thượng Hải có mức giá dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng tuỳ thuộc vào loài.
Chợ lan rừng Đà Lạt thường đông khách vào các ngày cuối tuần, đây cũng là lúc chợ họp nhộn nhịp nhất, các loài hoa được bày bán cũng đa dạng hơn. Hình thức bán ở đây khá đặc biệt: hoa lan có thể được bán theo cân lạng hoặc bó tuỳ vào từng loài cũng như yêu cầu của người mua, vì thế các mức giá đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng người mua.
Ngoài ra, ở chợ người mua và người bán có thể thoải mái trao đổi giá cả với nhau cho đến khi cả hai cùng cảm thấy ưng ý. Các chủ gian hàng là những đồng bào miền núi chất phác rất xởi lởi và thân thiện, nếu bạn lịch sự và ăn nói khéo chút có thể được họ giảm giá cho chút đỉnh.
Vườn Lan Hương rừng
Địa chỉ: 2 Tây Sơn, Thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng (gần sân bay Liên Khương)
Sở hữu nhiều loài lan “độc” như giống lan thân thòng (giống lan thân dài, rủ), các giống lan mới có từ Thái Lan, Đài Loan. Ngoài ra, du khách còn được nghe chủ khu vườn chia sẻ những kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan.
Vườn lan của anh Trần Văn Vinh
Địa chỉ: Tổ 14 Bồng Lai, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng
Du khách được vào tham quan miễn phí khu vườn có diện tích hàng trăm mét vuông với nhiều loài lan quý hiếm như: Giáng hương tam bảo sắc đột biến trắng, phi điệp năm cánh trắng, phi điệp hồng,… có giá vài chục triệu đồng/giỏ.
Vườn hoa lan của ông Phạm Quang Bình
Vườn nhỏ nhưng có nhiều loài lan đa dạng từ bình dân đến quý hiếm. Giò lan Bạch hạc Langbiang do chính ông Phạm Quang Bình nuôi trồng từng đạt huy chương Vàng trong triển lãm Festival Hoa Đà Lạt 2017.
Triển lãm Hoa Đà Lạt hay chính là chợ Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm 1 lần với quy mô lớn vào tháng 12. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về chợ hoa tại bài viết sau.
# 1【Chăm Sóc】Cây Hoa Hồng Đà Lạt Phát Triển Ra Hoa Nhiều
Để cho cây hoa hồng đà lạt phát triển tốt hơn và nhanh phát triển ,bạn nên chuẩn bị những loại đất tốt nhất, như đất thịt, đất pha cát là 2 loại đất trồng tốt nhất.
Sau khi bạn chuẩn bị đất xong , bạn nên chọn hướng nắng để trồng cây.bạn nên chọn hướng có mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Đất trồng phải thóat nước và thường trồng ở những nơi cao dáo và không bị ngập nước khi trời mưa to và các thành phần dất như sau: : 50% Đất sạch Hiếu Giang Better; 10% phân bò Hiếu Giang Better đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.
bà con chuân bị sẳn một thùng nước và có bỏ vào trong thung nước một ít đất và bạn hòa vào một đến 2 gói tùy thuộc vào số lượng cây giống.
bà con bỏ vào trong thùng nước gói vitamin Atonik kích thích ra rể để cho cây có thể phát triển nhanh hơn. Và bạn để khoảng một lúc và bạn bát đầu vớt cây ra và bà con mang đi trồng cây hoa hồng
Khoảng cách trồng của cây khoảng từ 40 cm-50 cm. Vì hoa hồng đà lạt phát triển khá là nhanh, do dó cây sẽ có tán rộng, nên ta trồng với mật độ như vậy để phù hợp cho cây phát triển sau này
Khi trồng xong ta tưới nước có chất kích thích ra rể cho cây để cho cây nhanh chóng ra rể mới và phát triển nữa
Sau từ 3 đến 5 ngày khi cây bắt đầu ra rể mới ta cần pha thêm vitamin Atonik để tưới thêm cho cây để cây có thể hấp thụ và ra rể khỏe mạnh hơn
+ Thúc mầm lần 1 (sau khi trồng 30-35 ngày): phân hữu cơ.
+ Thúc mầm lần 2 (sau khi trồng 45-50 ngày): 40-60 kg tùy thuộc vào diện tích trồng NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2
+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.
+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.
+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
– Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
– Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.
Khi cây đã phát triển nhanh và tán lá của cây cũng bắt đầu nhiều hơn. Lúc này bà con cũng nên thường xuyên cắt tỉa bỏ lá hư và đối với những bông hoa đã nở rồi bà con nên bắt bỏ đi và chi cần bấm ngọt cây để cho cây
Khi cây phát triển nhanh thì đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều các loại sâu bệnh hại tấn công cây vì thế mà chúng ta cần chuẩn bị một số các biện pháp tốt nhất và biết cách phòng tránh những loại bệnh chủ yếu trên cây hoa hồng sau đây.
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND hoặc Anvil 5SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25; Đồng ôxyclorua 30 BTN, Anvil 5SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10, Vimonyl 72 BTN , Daconil 500 SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Bảo Tồn Và Phát Triển Lan Rừng
BHG – Đã từ lâu, ở nhiều nơi, trong đó có thành phố Hà Giang, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người dân hàng ngày đưa lan từ rừng về phố. Trước nhu cầu của người chơi phong lan, nhiều người dân ở các địa phương quanh khu vực thành phố Hà Giang đã khai thác, tận thu phong lan từ trên các cánh rừng tự nhiên đem ra thành phố bán. Hoạt động trên diễn ra trong nhiều năm khiến cho số lượng, chủng loại lan tại các cánh rừng có nguy cơ cạn kiệt.
Có thể nói, hoa lan với rất nhiều loài có trong tự nhiên hoặc được con người sử dụng khoa học, công nghệ để phát triển hiện đang trở thành loài hoa có giá trị kinh tế cực cao. Rất nhiều người có thú chơi hoa lan, dành thời gian, công sức tìm kiếm những nhánh lan rừng. Từ đó dẫn đến việc người ta săn lùng lan trong các cánh rừng hoặc đầu tư cho khoa học trồng, chăm sóc các loại lan quý để đưa ra thị trường. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia gần chúng ta đã phát triển lĩnh vực trồng lan kinh tế rất hiệu quả như: Thái Lan, Sing – ga – po, Trung Quốc…
Phong lan rừng đang được khai thác tràn lan, bán ra thị trường thành phố Hà Giang.
Với Việt Nam ta nói chung và tại Hà Giang nói riêng, việc thuần lan rừng và phát triển lan rừng thương mại đã được triển khai. Từ đó, xuất hiện không ít cơ sở trồng, chăm sóc lan để bán ra thị trường, cho giá trị kinh tế ổn định.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vũ Hoàng Hiệp, Giám đốc Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới của tỉnh, cho biết: Trước thực trạng phong lan rừng bị khai thác và có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh T.Ư phối hợp với Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới của tỉnh xây dựng Đề tài Khoa học về “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng thu thập tại tỉnh Hà Giang”. Đề tài bắt đầu triển khai từ tháng 8.2017 với mục tiêu nghiên cứu, thu thập, bảo tồn một số loài lan tại Hà Giang nhằm lưu giữ nguồn nguyên liệu gốc để nhân giống và phát triển các loài lan quý, hiếm, có giá trị kinh tế. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.
Qua khảo sát có thể thấy, tỉnh ta với điều kiện khí hậu rất đặc thù, là nơi khởi nguồn của nhiều chủng loại hoa lan quý, như: Lan hài, hạc vỹ, trầm tím, Thanh ngọc, Quế lan hương, Hoàng lạp, Mạc biên, Bạch lan… Mặc dù hiện nay đã có một số nhà vườn thu thập, phát triển một số loài lan để bán. Song, việc thu thập, trồng vẫn còn trong điều kiện hết sức đơn giản, chưa có tác động khoa học kỹ thuật, vì thế sản phẩm hoa chất lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Việc làm này không những không bảo tồn được nguồn gen mà còn có nguy cơ mất dần nguồn gen bản địa quý của Hà Giang. Từ đó, rất cần nghiên cứu quy trình trồng khoa học nhằm thay đổi cách trồng cũ để đem lại chất lượng giống cây, giá trị kinh tế cho người trồng.
Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng thu thập tại tỉnh Hà Giang” triển khai sẽ điều tra, thu thập nguồn vật liệu hoa lan tại 5 địa phương gồm: Thành phố Hà Giang, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần và huyện Đồng Văn. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu sẽ triển khai điều tra, thu thập được nguồn gen hoa lan tại Hà Giang với số lượng khoảng 20 loài; đánh giá sinh trưởng, phát triển và mô tả đặc điểm nông sinh học của các loài lan thu thập được, tuyển chọn được từ 1 – 2 giống có triển vọng. Đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện được quy trình trồng, chăm sóc cho 1 giống hoa lan có giá trị kinh tế cao; xây dựng vườn lưu giữ mẫu giống hoa lan thu thập được tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ) với diện tích 500m2.
Có thể khẳng định, phong lan với nhiều chủng loại hoa là một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng đang có nguy cơ mất dần trong tự nhiên và suy thoái nguồn gen. Trên cơ sở đó, nếu chúng ta nghiên cứu thành công và phổ biến, chuyển giao việc áp dụng quy trình chăm sóc lan quý cho người dân sẽ là một việc làm hết sức cần thiết, tạo thêm sinh kế cho người dân, đặc biệt người dân sống gần các khu vực đặc dụng, nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh. Đây đồng thời là một cách làm hay phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của một địa phương có ngành du lịch đang phát triển mạnh như Hà Giang.
Bài, ảnh: Huy Toán
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Đa Dạng Lan Rừng Đà Lạt trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!