Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Hiện Loài Lan Mới Chỉ Có Ở Việt Nam mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một loài lan mới cho khoa học có tên Dendrobium farinatum được ghi nhận là loại lan riêng ở Việt Nam, chưa từng có ở nước nào khác vừa được các nhà khoa học chính thức xác nhận vùng sinh thái tại Khánh Hòa.
Loài lan mới Dendrobium farinatum – Ảnh: Viện Sinh học nhiệt đới
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Quang Tâm – Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) – cho hay loài lan này đã được các nhà khoa học Đức công bố trước đó khi nó được nhập không chính thức từ Việt Nam vào Đức.
Tuy nhiên, do nguồn lan nhập vào nước Đức không phải mẫu thu trực tiếp ở rừng nên họ không biết đích xác vùng sinh thái phân bố. Cho đến khi chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha thực hiện khảo sát mới tìm ra vị trí phân bố của loài lan trên tại khu bảo tồn Hòn Bà (Khánh Hòa, ở độ cao 1.200-1.500m).
Đây cũng là lần đầu tiên Dendrobium farinatum được ghi nhận một cách chính thức trong môi trường tự nhiên tại Việt Nam.
Theo ông Tâm, về mặt khoa học, đây có thể là nguồn gen giúp nhân nuôi tạo loài có giá trị kinh tế. Khảo sát ban đầu cho kết quả lan ra hoa vào tháng 7 trong năm.
Nhóm nghiên cứu đang tiến hành thêm các khảo sát đánh giá vùng phân bố và sinh thái của loài lan này trong tự nhiên nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn cho loài lan đặc hữu của Việt Nam.
Theo Tuổi Trẻ
Phát Hiện Loài Thằn Lằn Xanh ‘Lộng Lẫy’ Ở Việt Nam
National Geographic đưa tin, các nhà khoa học vừa phát hiện một loài thằn lằn mới có tên là Calotes bacha ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên, những khu rừng rậm trong Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Thuận) và thậm chí ở cả các công viên giữa chúng tôi
Loài thằn lằn Calotes bacha.
Theo ông Timo Hartmann – tiến sĩ nghiên cứu động vật bò sát của Bảo tàng Koenig, Bonn, Đức cho biết, “Thoạt nhìn, bạn rất dễ nhầm lẫn chúng với loài thằn lằn đầu xanh – Calotes mystaceus ở Đông Nam Á, chủ yếu là Myanmar và Thái Lan”.
Vì thế, nhiều người đã không biết Calotes bacha này là một loài mới. Chỉ khi phân tích di truyền và nghiên cứu các đặc điểm, kích thước, quy mô của Calotes bacha thì các nhà nghiên cứu mới khẳng định rằng, đây là một loài thằn lằn mới.
Ông Hartmann cho biết, Calotes bachae có vệt màu nâu mờ nhạt trên lưng, cùng với một vệt dài (giống ria mép) màu vàng giống như một đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt của nó. Calotes mystaceus thì ngược lại, có điểm màu nâu sẫm và “ria mép” màu trắng. Sự khác biệt sẽ đặc biệt rõ ràng hơn trong mùa giao phối.
Trong mùa sinh sản, màu sắc của những con thằn lằn Calotes bachae đực có chiều dài thân lên tới 28cm – trở nên đa dạng và sống động. Các sắc thái xanh dương khác nhau trên cơ thể chúng biến chuyển, từ màu xanh dương thẫm cho tới màu ngọc lam sáng.
Lý giải cho điều này, ông Hartmann cho hay: “Nhiệm vụ của sự biến đổi màu đó là nhằm thu hút sự chú ý của thằn lằn cái, đồng thời đe dọa những con đực khác”.
Vào ban ngày, màu sắc trên da thằn lằn Calotes bachae rất đa dạng, màu xanh dương hay xanh lá cây nổi trội nhưng đến ban đêm, các tông màu xanh tươi sáng sẽ biến mất, da của thằn lằn sẽ chuyển sang màu nâu sẫm. “Da của thằn lằn không giữ màu xanh tươi sáng trong suốt cả ngày”, ông Hartmann nói thêm.
Hartmann thích thú với sự phát hiện về loài thằn lằn mới này và tin rằng, “Chắc chắn, trong khu vực Đông Nam Á nói chung vẫn còn có nhiều loài thằn lằn mới để khám phá”.
Sau khi phát hiện một loài bò sát ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, các nhà khoa học cũng chia sẻ thông tin về loài Calotes mystaceus với giới khoa học Nga để so sánh các mã vạch, dấu hiệu di truyền đặc biệt của loài này với các khác.
Nick A. Poyarkov đến từ cục Động vật học Lomonosov, đại học Moscow, Nga cho biết: “Trong nhiều trường hợp hai loài ếch hay thằn lằn khác nhau có thể trông thật sự giống nhau nhưng có phân tách di truyền khác nhau”.
Lan Len Eria Javanica – Việt Nam Có Thêm Loài Lan Mới
Đây là một loài lan nhiều hoa, có hương thơm và lại lâu tàn. Thông thường hoa mầu trắng ngà nhưng cũng có biến dạng mầu vàng và mầu hồng.
Việt Nam lại có thêm một loài lan mới, đó là loài Eria javanica do hình ảnh và tài liệu do anh Trần Thanh Tùng ở Diên Khánh, Khánh Hoà gửi cho chúng tôi vào tháng 10-2014 và đã được Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận.
Tuy đã được các khoa học gia trên thế giới đã tìm thấy gần vào năm 1836 hầu hết tại các quốc gia Á Châu như: Đài Loan, Vân Nam, Ấn Độ, Sikkim, Myanamar, Laos, Thailand, Malaysia, Sumatra, Java, Borneo, Celebes, Moluccas, New Guinea và Phi Luật Tân, nhưng trong các sách vở, tài liệu nói về những loài phong lan mọc tại VN từ trước tới nay của các tác giả như: Gunnae Seisenfaden, Leonid Averyanov, Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp và nhiều nguồn khác đều không thấy đề cập tới sự hiện diện của loài lan này tại Việt Nam.
Thoạt nhìn vào bông hoa, người ta có thể nhầm tưởng đây là một loài thuộc chi Dendrobium nào đó nên vào năm 1805 đã có tên là Dendrobium javanicum (Dendrobium javanicum SW., Neues J. Bot. 1(1): 96 (1805) nhưng khi nhận xét kỹ càng về cấu trúc của hoa và thân lá, cây lan được xếp vào loài Eria với khoảng 1000 loài do Lindley lập ra vào năm 1825.
Theo anh Trần Thanh Tùng, cách đây 3 tháng cây lan này đã được anh Nguyễn Phú Khuê tìm thấy tại rừng cây thuộc xã Khánh Bình, Khánh Vĩnh, Khánh Hoà rồi tặng cho anh.
Đây là một loại lan có giả hành cao khoảng 5-7 phân có vỏ bao bọc bên ngoài, mọc cách xa nhau khoảng 4-5 phân, lá 2 chiếc mọc ở đỉnh, dài 22 phân, rộng 3,5 phân. Dò hoa mọc ở nách củ già, cao 22 phân có khoảng 15 bông to 2,5 phân rất thơm nở vào mùa Thu.
Nhận Biết Lan Thủy Tiên_Kiều Hiện Có Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhóm lan Thủy Tiên có 5-6 loài: Thuỷ tiên râu cánh, thuỷ tiên tua, Thuỷ tiên mỡ gà, Thủy tiên tím Huế … Bài viết này sẽ đưa ra 1 số hình ảnh để giúp các bạn phân biệt những loại lan trên 1 cách dễ dàng hơn
Theo Averyanov L. ở Việt Nam gặp những loài Thủy tiên sau (những cây hoàng thảo thuộc tông Kiều (Chrysotoxae)):
1. Dendrobium lindleyi (Vảy rồng): loài có thân ngắn (dưới 10cm), thân chỉ có 1 lá. Hoàng thảo vảy rồng có thể dễ dàng mua được ở ngoài chợ.
2. Dendrobium chrysotoxum (Hoàng lạp, Mỡ gà): thân dài, nhiều lá, cánh ngoài của hoa màu vàng. Loài này ở miền Nam gặp nhiều.
3. Dendrobium thyrsiflorum (hay Dendrobium densiflorum, Thủy tiên vàng): cánh hoa trừ cánh môi màu trắng, thân nhiều cạnh, toàn bộ cánh môi màu vàng cam. Gặp ở nhiều nơi cả Bắc và Nam Trung Bộ.
4. Dendrobium amabile (Kiều tím, Hoàng thảo duyên dáng): cánh đài màu trắng tím hay trắng hồng, viền cánh môi màu trắng, ở giữa có chấm cam, thân nhiều cạnh.
5. Dendrobium farmeri (Thủy tiên trắng, Kiều trắng): thân vuông 4 cạnh, cánh đài dài gần 20mm, cánh môi ít lông tua lớn, lá kèm hoa dài gần 14mm, hoa bền.
6. Dendrobium palpebrae (cũng gọi là Thủy tiên trắng, hoàng thảo thủy tiên vàng): thân vuông 4 cạnh, cánh đài ngắn 14-17mm, cánh môi có nhiều lông tua dài, lá kèm hoa ngắn 6-8 mm, hoa nhanh tàn.
Như vậy 2 loài Dendrobium thysiflorum và Dendrobium densiflorum, cũng như hai loài Dendrobium farmeri và Dendrobium palpebrae rất gần nhau, nhiều tác giả không tách riêng các loài này.
Tiến Sĩ Averyanov L. không ghi nhận sự có mặt của loài Kiều dẹt (D. sulcatum) ở Việt Nam có lẽ do ông chưa có mẫu cây này trong tự nhiên Việt Nam. Như chúng ta thấy loài này có gặp ở Đà Lạt hoặc ở Sa Pa.
Còn theo dân gian thì chúng ta có các loài lan thủy tiên sau:
1. Dendrobium amabile ( Hoàng thảo Thủy tiên hường, kiều hường, Tím Huế) 2. Dendrobium brymerianum (Hoàng thảo Hoàng Long Vỹ/ Kiều râu/ tua môi) 3. Dendrobium chrysotoxum (Hoàng thảo Hoàng Lạp, Sơn thủy tiên “Nếu là loại lá dày”) 4. Dendrobium densiflorum – Dendrobium griffithianum (Hoàng thảo Thủy Tiên mỡ gà) 5. Dendrobium fameri (Hoàng thảo Thủy Tiên Vuông) 6. Dendrobium harveyanum (Hoàng thảo Thủy Tiên râu/ tua cánh). 7. Dendrobium jenkensii (Hoàng thảo Vẩy rắn) 8. Dendrobium lindleyi – Dendrobium aggregatum (Hoàng thảo Vẩy rồng) 9. Dendrobium palpebrae (Hoàng Thảo Thủy Tiên vàng) 10. Dendrobium sulcatum (Hoàng thảo Thủy Tiên dẹt) 11. Dendrobium thyrsiflorum (Hoàng thảo Thủy tiên cam; thân tròn và dài, lá bản to)
Sau đây là mô tả chi tiết các loài lan thủy tiên
1. Thủy tiên tím – Dendrobium amabile
Cây thuộc loại giả hành lớn, khác với farmeri thân vuông, amabile thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Hoa mọc từ gốc lá, có nhiều kiểu hoa
Đặc hữu của Việt nam Tên Việt: thuỷ tiên hường ,thuỷ tiên tím hay kiều tím Đồng danh: Den. bronckartii, Callista amabile Mô tả: Phong lan lá xanh quanh năm, cao 70-90 cm. Chùm hoa buông thõng dài 25-35 cm. Hoa 3-4 cm nở vào cuối Xuân Nơi mọc: Miền Trung Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nhiều nắng
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%
Cách trồng: treo nơi thoáng mát .Ghép dớn, ghép cây hay bỏ chậu chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng .
Phát hoa màu tím, cánh trắng họng vàng (Thường gọi là kiều hồng, kiều hường)
Đặc điểm nhận dạng thủy tiên tím: lá hơi thuôn nhọn, rất dày và cứng, thân dài màu nâu đen, thường có 3 đến 4 lá trên thân.
Là họ thủy tiên nên ưa ẩm, trồng nơi có nắng, khi cây đã thuần thì có thể phơi nắng 100%
2. Thủy tiên râu mép, môi tơ – Dendrobium brymerianum
Khác với những họ thủy tiên thông thường, loại này có gốc nhỏ, thân phình ra 1 đoạn sát gốc rồi thuôn tròn, dài lên đến ngọn, có cùng đặc điểm của thủy tiên là lá tập trung ở đỉnh, không rụng lá theo chu kỳ hàng năm, phát hoa thành chùm dài rủ xuống.
Tên Việt: hoàng long vỹ hay hoàng thảo môi râu, môi tua
Đồng danh: Dendrobium histrionicum
Mô tả: Phong lan rụng lá, thân cao chừng 50 cm Hoa nở vào mùa Xuân và mùa Thu, từ 1 đến 5 chiếc rất thơm nhưng mau tàn, to 5-7.5 cm, mọc từ các đốt của thân đã rụng lá
Nơi mọc: Biên giới Hoa Việt
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%
Cách trồng: treo nơi thoáng mát. Ghép dớn, ghép cây hay bỏ chậu chú ý để cây trong mát sau khi ra rễ mới để lan tiếp xúc với nắng.
3. Thủy Tiên Vàng, Hoàng Lạp – Dendrobium chrysotoxum
Thường ở độ cao trên 100m. Chúng có giả hành hình dùi bắp, hẹp ở đáy; lớn mập ở giữa rồi thon lại, có nhiều sóng dọc thấp, màu vàng khi già, cao đến 30cm, mập ú to 3-5cm đường kính; mang 6-7 lá ở đỉnh, dài 8-15cm, rộng 2.5-3cm. Chùm hoa mọc mạnh, nghiêng xéo ra rồi cong xuống, dài đến 20cm với nhiều hoa thưa. Hoa to cỡ 5cm, thơm, màu vàng đậm, ánh như sáp, trung tâm môi vàng cam, có lông và rìa mép.
Loài này có hoa khoảng tháng 2 (âm lịch), ở Đà Lạt chúng có nhiều hoa hơn và khít nhau hơn ở Tp. HCM.
Đây là loài có hoa đẹp đã được lai tạo với cây Den. pulchellum để có cây Den. Illustre rồi lai trở lại với Den. pulchellum một lần nữa để có cây Den. Gatton Sunray, được ưa chuộng trên thế giới, đã đoạt giải FCC (First …) của AOS (America Orchids Society).
4. Thủy Tiên mỡ gà – Dendrobium densiflorum:
Loài này cũng khó ra hoa ở Tp.HCM vì chúng ở núi có cao độ cao. Nó trông tựa như Den. farmeri với giả hành có 4 cạnh nhưng tròn hơn và đậm màu lục hơn. Phát hoa dày, toàn màu vàng; môi đậm hơn, hình phễu chứ không xòe tròn, trung tâm màu vàng cam, có rìa mịn ở mép.
Cây này khá dễ để nhận ra với thân cây dài. hình vuông với các cạnh chuốt tròn chứ không sắc cạnh như farmeri, vuông đều từ gốc đến ngọn. Bản lá to, rộng, hơi mỏng so với kích thước lá. Cánh hoa vàng, lưỡi vàng, toàn bộ chùm hoa ánh lên sắc vàng rực rỡ, là một loại đáng để sưu tầm.
Tên Việt: Thủy tiên mỡ gà
Đồng danh: Callista densiflora
Mô tả: Phong lan cao khoảng 40-50 cm, có 7-12 đốt, 3-5 lá xanh quanh năm. Hoa to 5 cm, chóng tàn nhưng có hương thơm, nở vào Xuân
Nơi mọc:
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%
* Seidenfaden, Phạm Hoàng Hộ và Trần Hợp đều không nói tới cây này, nhưng trong List of Taxa part 3 của CITES và IOSPE đều nói Việt nam có giống này
5. Thủy tiên trắng – Dendrobium farmeri – Kiều trắng, kiều vuông.
Cây cỡ trung bình, gốc nhỏ, thân phình to ở giữa hình vuông, ngọn nhỏ có khoảng 3-5 lá. Lá bền không rụng như những loài thân thòng. Cây thường có xu hướng mọc thẳng lên trên nên thích hợp trồng đứng trong giỏ treo. Hoa mọc thành chùm, cánh trắng họng vàng, có cây cánh tím (loại cánh tím ít xuất hiện ở Việt Nam) không thơm hoặc ít thơm, hoa nhanh nở, tàn trong vòng 5-7 ngày.
Tên Việt: Kiều trắng, kiều vuông.
Đồng danh: Callista densiflora
Mô tả: Phong lan cao chừng 20 cm, thân vuông có 2-4 lá ở ngọn, dò hoa dài 20 cm mọc gần ngọn già trụi lá hoặc ngọn non. Hoa to 5 cm mầu hồng nhạt hay trắng nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc:
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%* Rất dễ nhầm lẫn với cây Den. palpebrae (thân cao hơn) và Den thyrsiflorum thân tròn và cao hơn nhiều
Seidenfaden cho là đồng danh với Den. palpebrae nhưng trong List of taxa part 3 Việt Nam có cả 2 cây.
Den farmeri thuộc loại dễ trồng: Ưa ẩm, cần nhiều ánh sáng. Khi trồng nên chọn giá thể giữ ẩm tốt như xơ dừa, dớn cọng… trồng trong chậu hoặc ghép gỗ, bảng dớn hay chậu dớn đều được, chú ý giữ ẩm thường xuyên vì loại này không có mùa nghỉ.
6. Thủy tiên tua, thủy tiên râu cánh – Dendrobium harveyanum
Thủy tiên tua, thủy tiên râu cánh – Dendrobium harveyanum
Cây thuộc loại trung bình dài 20-40cm, thân tròn màu xanh, có nhiều rãnh khía dọc thân, lá nhỏ, mỏng.
Tên Việt: Thuỷ tiên râu cánh
Đồng danh: Callista harveyana
Mô tả: Phong lan mọc từng khóm nhỏ cao 30-40 cm, lá từ 3-9 chiếc dài độ 9 cm. Dò hoa mọc ở đốt gần ngọn của thân cây rụng lá, dài 15 cm rũ xuống, hoa to 5 cm từ 3-9 chiếc thơm mùi mật. Hoa nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Đà Lạt, Phú Yên
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nhiều nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%
Hoa thường ra thành nhiều chùm trên 1 thân, loại này xứng đáng để đứng trong bộ sưu tầm bởi hình dáng kỳ dị của bông hoa với cánh hoa có nhiều tua ren, lưỡi bông xù, cả chùm hoa màu vàng kim rực rỡ. Tuy nhiên giống như thiếu nữ đỏng đảnh, giống này hơi khó trồng. Ưa ẩm, giá thể cần xốp thoáng như xơ dừa, dớn cục, thích hợip trồng trong chậu đất nung hoặc giỏ treo; ánh sáng nhẹ, khí hậu mát cho đến lạnh.
7. Dendrobium jenkensii (Hoàng thảo Vẩy rắn – lan vẩy rắn – lan vẩy cá – vảy cá)
Dễ nhầm với vảy rồng, nhưng vảy cá nhỏ hơn nhiều, thân chỉ bằng đầu ngón tay với 1 lá nhỏ, cứng ở đỉnh. Hoa thường ra đơn 1-2 bông trên 1 mắt hoa, màu vàng đậm, hoa nhỏ hơn vảy rồng.
Hoàng thảo Vẩy rắn thường bị nhầm lẫn với kim điệp thường – Den capillipes vì hoa giống nhau, nhưng thân khác nhau. ngoài ra Vẩy Rồng cũng dễ nhầm lẫn với Vẩy Rắn – Den. jenkinsii nhiều người dễ lầm nhất với loại này.
còn đây là lan vảy rồng
8. Hoàng thảo vẩy rồng – Dendrobium lindleyi – Dendrobium aggregatum
Hoàng thảo Vẩy Rồng là loại lan thơm, tuy không nhiều nhưng rất dịu. Vẩy Rồng thường bị nhầm lẫn với kim điệm thường – Den capillipes vì hoa giống nhau, nhưng thân khác nhau. ngoài ra Vẩy Rồng cũng dễ nhầm lẫn với Vẩy Rắn – Den. jenkinsii nhiều người dễ lầm nhất với loại này.
Phân Biệt Vẩy Rồng và Vẩy Rắn: so sánh thân và cành hoa, thân Vẩy Rồng lớn hơn Vẩy Rắn, Hoa của Vẩy Rồng thành cuống dài 5 – 15 bông (Vẩy Rồng có thể ra được cành 20 bông) Vẩy Rắn thì 1 cành ít bông hơn.
Tên Việt Nam: Hoàng Thảo Vẩy Rồng/ Vẩy Cá
Tên Khoa Học: Dendrobium lindleyi
Mô tả: Lan sống phụ sinh, củ giả áp sát lấy giá thể, dẹt, gồm 3 – 4 đốt phình ở giữa, có khía rãnh dọc, cao 3 – 10cm, rộng 1,5cm. Lá 1 chiếc ở đỉnh, cứng, dày thuôn, dài 10 – 15cm, đầu tròn. Cụm hoa mọc trên đốt củ giả, buông xuống, dài 20 – 30cm có 5 – 15 hoa. Hoa lớn, 3cm, màu vàng tươi, cánh môi tròn, rộng, mép răn reo, màu vàng đậm hơn và màu cam ở giữa.
Phân bố:Cây mọc chủ yếu ở vùng núi từ Bắc qua miền Trung đến vùng núi Nam Trung bộ, và loài này còn phân bố ở Bhutan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc. Riêng tại Việt Nam, Vẩy Rồng có mặt ở các địa phương Ba Vì, Lao Bảo, Quảng Trị, Hà Sơn Bình, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum.
Các loại giá thể thích hợp: tốt nhất là khúc cây (khô hoặc tươi đều được), kế đến là dớn miếng, ít thấy ai trồng trong chậu hoặc các giá thể khác.
Vẩy Rồng thường ra hoa vào mùa xuân, kéo dài đến đầu mùa hè, khoảng từ tháng 1 cho đến hết tháng 4( nhưng thực tế thì đã kìm được thời gian ra hoa đến tháng 7, nhưng thật sự hoa mau tàn và dễ bị héo).
9. Dendrobium palpebrae (Hoàng Thảo Thủy Tiên vàng)
Cũng gọi là Thủy tiên trắng: thân vuông 4 cạnh, cánh đài ngắn 14-17mm, cánh môi có nhiều lông tua dài, lá kèm hoa ngắn 6-8 mm, hoa nhanh tàn.
Giả hành hình thoi có 4 cạnh rõ rệt nhất là ở phân nữa bên trên, cao cỡ 30cm với 3-4 lá mọc tập trung ở đỉnh; lá xoan thon, dài 8-10cm, rộng 3.5-5cm. Chùm hoa ở gần ngọn, thường ở trên các giả hành đã rụng lá, dài đến 25-30cm. Hoa to cỡ 5cm, màu trắng với môi tròn màu vàng có viền trắng ở mép. Mùa hoa khoảng tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) nhưng cũng có thể ra hoa thất thường trong năm.
Loài này có thể ra hoa ở vùng nóng như Tp. HCM vì trong thiên nhiên chúng mọc ở vùng có cao độ tương đối thấp. Trồng trong giỏ gỗ hay buộc vào gốc cây, miếng dớn thì chúng phát triển tốt hơn là trồng trong chậu đất. Cần che bớt nắng và có ẩm cao khi phát triển, cần có khô và lạnh để ra hoa tốt.
10. Thuỷ tiên dẹt – Kiều dẹt – Dendrobium sulcatum
Tên Việt: Kiều dẹt (hay còn gọi là thủy tiên dẹt, hoàng thảo thủy tiên dẹt) Tên khoa học: Dendrobium sulcatum
Mô tả:
Nở hoa vào mùa xuân với nhiều hoa rộng 2.5cm màu vàng tươi. Hoa có mùi thơm. với nhiều chùm hoa, rủ ngắn thành từng chùm rất đẹp
Phân bố:
Được tìm thấy rất nhiều ở Thái Lan, Lào và Nam Trung Quốc Đông dãy Himalaya ở độ cao từ 500 đến 1000 mét.
Cách trồng:
Dendrobium sulcatum Phát triển tốt với nhiệt độ mát mẻ cần bón trong mùa tăng trưởng. Trong thời gian cuối mùa thu cần tưới nhiềunước cho đến khi chồi mới xuất hiện vào đầu mùa xuân.
Cây ưa ẩm nhưng cần thoáng gốc, nói chung trồng trên bảng dớn hay chậu dớn thì thích hợp hơn, cây không ưa nắng nhiều.
11. Hoàng thảo Thủy tiên cam, Dendrobium thyrsiflorum
Là giống hoa khá đẹp với hoa cánh trắng, lưỡi vàng 1 màu, chùm hoa kín tròn một màu trắng với những đốm vàng lung linh. Thân hơi vuông với nhiều rãnh khía dọc, dài như amabile. Ưa ẩm và thoáng, thích nắng giống như amabile.
Đây là loài khó cho hoa ở vùng nóng, chúng sống ở vùng cao nơi có tán lá dày. Thân hình dùi có luống rãnh, cao đến 40cm, 4-6 lá ở gần đỉnh, màu lục đậm, dài 10cm, rộng 3-4cm. Phát hoa thòng, mang 30-50 hoa khít nhau. Lá dài và cánh hoa trắng hay vàng nhạt, môi xòe tròn, màu cam đậm có rìa mịn ở mép.
Tên Việt: Thủy tiên cam
Đồng danh: Callista thyrsiflora; Dendrobium densiflorum var. alboluteum
Mô tả: Phong lan cao 40-50 cm. Lá 5-7 chiếc xanh quanh năm dài rộng 12×4 cm. Chùm hoa mọc ở đốt gần ngọn, dài 15-30 cm có 15 tới 50 hoa to 5 cm, hơi thơm nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Vinh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đồng Nai
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C Ẩm độ: 50-70%
Loại này thân tròn hoa có màu giống với Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri – thân vuông) và Thủy tiên Dendrobium palpebrae Lindl (thân vuông).
Bạn đang xem bài viết Phát Hiện Loài Lan Mới Chỉ Có Ở Việt Nam trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!