Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Npk 17.8.8 + Te Ninh Bình Nâng Năng Suất Lúa mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, Cty CP Phân lân Ninh Bình – thương hiệu Niferco đã khẳng định được vị thế quan trọng trên thị trường phân bón trong nước và nước ngoài.
Thế mạnh của Cty là sản phẩm phân lân nung chảy truyền thống và các loại sản phẩm NPK, với chiến lược phát triển bền vững, luôn hướng tới người nông dân.
Trước sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và tập quán canh tác của nông dân, Cty đã không ngừng đầu tư khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để đưa ra nhiều loại phân bón chất lượng tốt, ổn định, giá bán cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng cao của nông dân.
Năm 2017, Cty đã đầu tư dây chuyền sản xuất phân NPK vê viên hơi nước mới, hiện đại, cho ra đời nhiều chủng loại phân bón NPK chất lượng cao như NPK 13.13.13 + TE; NPK 16.16.8 + TE; NPK 17.8.8 + TE; NPK 16.5.17 + TE… giúp nông dân giảm nhiều công bón phân do sử dụng lượng ít và cung cấp đầu đủ các chất dinh dưỡng hơn.
Sau một vụ “trình làng” các sản phẩm NPK Ninh Bình mới, ngay lập tức đã được khẳng định trên thị trường, được nông dân rất tin dùng và lựa chọn để đưa vào canh tác. Theo đánh giá của nhiều bà con nông dân, sử dụng sản phẩm NPK Ninh Bình đã khắc phục được nhiều hạn chế của NPK truyền thống như lượng bón giảm tương đối, đủ và cân đối dinh dưỡng; đặc biệt là hiệu quả kinh tế rất cao.
Sản phẩm NPK 17.8.8 + TE có tổng các chất dinh dưỡng lên tới 39%, với các chất đạm 17%, lân 8%, kali 8%, lưu huỳnh 6%. Phân còn được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác giúp cây trồng phát triển cân đối, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao. Dùng bón lót, bón thúc; đặc biệt có thể dùng cho tất cả các loại đất khác nhau, đều cho hiệu quả tốt.
Kỹ thuật bón NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình cho cây lúa:
Bón lót cho lúa cấy hoặc thúc 7 – 10 ngày sau gieo sạ 8 – 10kg/sào Bắc Bộ (360m2). Thúc đẻ nhánh 6 – 8kg/sào. Như vậy nếu so sánh với bón các loại phân NPK truyền thống, lượng phân nông dân phải bón trên 1 sào (360m2) đã giảm được hơn một nửa, tức giảm 16 – 20kg/sào. Với giá bán hiện nay trên thị trường thì chi phí phân bón cho 1 sào cũng giảm.
Sử dụng NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình bón lót, bón thúc, giúp cây lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung phát triển khỏe, cân đối, tăng khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như sâu bệnh, đổ ngã, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao, số bông trên khóm và số hạt chắc trên bông nhiều, cho năng suất cao.
Cách bón và những điều cần chú ý khi bón NPK 17.8.8 + TE Ninh Bình cho lúa vụ mùa:
– Bón rải đều phân trên mặt ruộng, đối với những ruộng lúa tốt không đồng đều bón nặng tay cho những chỗ lúa xấu.
– Không bón vào buổi trưa trời nắng, nhiệt độ cao và mưa. Tốt nhất bón thúc vào buổi chiều mát. Bón thúc khi ruộng có đủ nước để phân hòa tan tiếp cận với rễ lúa.
– Các bao phân bón của Cty CP Phân lân Ninh Bình đều có hướng dẫn sử dụng. Đề nghị nhà nông đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bón.
Ngoài các loại phân bón NPK chất lượng cao, Cty CP Phân lân Ninh Bình còn sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại NPK khác nhau: Loại 3 mầu, loại tan nhanh một hạt, phù hợp với từng loại cây trồng và các loại đất khác nhau để bà con nông dân lựa chọn phù hợp đưa vào canh tác mang lại hiệu quả cao nhất.
Với phương châm phục vụ nhà nông được tốt nhất, Cty CP Phân lân Ninh Bình luôn phối hợp với các chuyên gia nông nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương tập huấn và tư vấn cho bà con về kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả. Với thương hiệu và uy tín của mình, Cty luôn khẳng định, cam kết về chất lượng và giá bán cạnh tranh nhất.
Nguồn: Nongnghiep.vn
Bón Lân Ninh Bình, Npk Ninh Bình Nâng Năng Suất, Chất Lượng Cây Ăn Quả
Cho đến nay các nghiên cứu về phân bón trên các cây ăn quả ngoài 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, cây cần nhu cầu cao là đạm (N) và lân (P); kali (K) và cũng rất cần nguyên tố trung lượng như canxi (Ca), Manhê (Mg), Silic (Si) và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…
Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng và loại chất dinh dưỡng cho cây là cần thiết để gia tăng năng suất, chất lượng quả, đồng thời góp phần nâng cao và duy trì độ phì của đất.
Phân lân nung chảy Ninh Bình là loại phân đa dinh dưỡng phù hợp yêu cầu dinh dưỡng của các cây nhãn, vải, cam, xoài, mít, na, hồng xiêm… đặc biệt phát huy các chân ruộng, đất chua, phèn có tác dụng giải độc, cải phèn tạo môi trường thuận lợi cho cây ăn quả phát triển.
Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình bằng phương pháp nhiệt. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm: Chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P 2O 5 ): 15 – 17%; CaO: 28 – 34%; MgO: 16 – 20% SiO 2: 25 – 30%, và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo…
Chất lân cho cây ăn quả phát triển bộ rễ kích thích ra chồi, ra hoa, đậu quả…
Chất canxi giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Chất manhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.
Chất silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Ngoài ra trong phân lân nung chảy còn có các chất vi lượng như: B, Co, Zn, Cu, Mn… kích thích cây phát triển và nâng cao chất lượng quả.
Ngày 18/7/2017 sản phẩm Phân lân nung chảy Ninh Bình đã được chứng nhận bởi cơ quan chứng nhận hữu cơ tại Úc như là một đầu vào thích hợp trong nông nghiệp hữu cơ.
Lượng bón: Căn cứ vào từng loại cây, cây mới trồng và cây đã cho thu hoạch, căn cứ vào đất tốt xấu để xác định lượng bón cụ thể. Đối với cây trồng mới và cây chưa cho thu hoạch mức bón từ 0,5 – 1kg/gốc. Đối với cây đã cho thu hoạch quả, lượng bón từ 3 – 5kg/gốc. Cây cho năng suất cao có thể bón nhiều hơn.
Thời gian bón: Với cây chưa ra quả bón phân lân nung chảy 1 lần trong năm vào tháng 12. Cây đã cho thu hoạch quả bón 1 lần sau thu hoạch từ 15 – 30 ngày. Lân nung chảy có thể trộn với đạm ure để bón (bón lót).
Cách bón: Dùng cuốc tạo bồn quanh gốc trong phạm vi tán cây, cuốc vòng tròn chớm rễ, rắc đều phân và lấp đất.
2. Bón NPK Ninh Bình
Loại chuyên dùng bón lót (cho cây trồng mới và bón sau thu hoạch quả) gồm NPK đa dinh dưỡng, dạng hạt 3 màu các loại: NPK 5.12.3, NPK 6.12.2, NPK 10.12.5… đi từ phân lân nung chảy, chậm tan, mang đặc tính kiềm bón cho đất vườn đồi chua, phèn có tác dụng khử chua, giải độc, hạ phèn giúp cây phát triển khỏe.
Loại NPK-S dạng viên 1 màu các loại: NPK-S 5.10.3-8, NPK-S 6.10.2-8, NPK-S 8.10.3-8… tan nhanh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Lượng bón lót cho cây bắt đầu trồng từ 0,3 – 0,5kg, cây chưa ra quả 0,5 – 1kg, cây đã cho thu hoạch quả từ 20 – 35 ngày.
Cách bón: Cuốc tạo bồn, lấp đất mặt cách gốc, rải phân, vùi đất.
– Phân bón thúc cho cây ăn quả gồm các loại: NPK 12.2.10 + TE, NPK 11.2.11 + TE… Thành phần chủ yếu là đạm, kali và các nguyên tố vi lượng. Bón thúc cho quả to, chất lượng quả ngon.
Lượng bón từ 3 – 5kg/gốc. Thời gian bón thường chia làm 2 lần: Chuẩn bị ra hoa và nuôi quả. Nhưng khi bón NPK 16.16.8+TE nuôi quả nên bón thêm lượng kali để quả ngọt đậm đà.
Cách bón thúc: Cách gốc không qua tán lá, xới xáo, tiếp cận rễ hút, rải phân, vùi đất kết hợp tưới nước càng tốt.
– Phân NPK chuyên dùng cho cây có múi như cam, bưởi: NPK 13.13.13 + TE có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng bảo đảm cây phát triển cân đối, sai quả và chất lượng quả ngon. Lượng bón từ 3 – 5kg/gốc với cây cho năng suất cao có thể bón nhiều hơn.
Thời gian bón ít nhất 3 lần: Sau thu hoạch quả từ 20 – 30 ngày, ra chồi, hoa và bón nuôi quả. Hai lần đầu bón mỗi lần 30%, bón nuôi quả 40% lượng phân bón cho mỗi gốc.
Cách bón: Xới xáo đất cách gốc không qua tán lá, rải phân, lấp đất kín.
Bón Phân Npk Silic Hùng Ngọc Cho Năng Suất Lúa Tăng
Bón phân NPK Silic Hùng Ngọc cho năng suất lúa tăng
Ngày 29-9, Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng) phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp ViNa Bhtaha Bắc Ninh tổ chức hội nghị “Ðánh giá kết quả sản xuất lúa Trường Xuân QH bón phân NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc” vụ mùa 2019.
Đồng chí Lê Ngọc Oanh, Giám đốc chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất Hùng Ngọc phát biểu tại hội nghị.
Trong vụ mùa năm 2019, mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” được triển khai với 41 hộ dân ở xã Nghĩa Bình tham gia. Kết quả cho thấy sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc giúp ruộng lúa ít bị nhiễm bệnh, không bị rầy gây hại, lúa mới cấy bén rễ hồi xanh nhanh hơn, bộ rễ lúa ăn sâu, thân cây lúa cứng, đẻ nhánh khỏe… Bông lúa dài hơn bông ở ruộng đối chứng không sử dụng phân bón NPK Silic trung bình từ 1,5-2cm. Hạt lúa có bón NPK Silic sáng hơn, mẩy và đanh chắc. Chăm sóc lúa theo quy trình kỹ thuật NPK Silic Hùng Ngọc tăng năng suất lúa từ 25-30%. Về giá trị kinh tế, sử dụng phân bón NPK – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc chỉ 157.800 đồng/sào, sử dụng phân bón đơn theo quy trình truyền thống của địa phương hết 165 nghìn đồng/sào.
Các đại biểu tham quan mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” ở Hợp tác xã nông nghiệp xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng).
Tại hội nghị, nhiều đại diện tham gia mô hình sử dụng phân bón NPK Silic – Silicamon 8 quả đào Hùng Ngọc và sản xuất lúa “Trường Xuân QH” tham gia báo cáo đều khẳng định chi phí về phân bón tương đương, nhưng NPK Silic Hùng Ngọc cho hiệu quả cao hơn về năng suất, hạn chế sâu bệnh, tăng chất lượng nông sản./.
Viết Dư
Npk 16.16.8 ( Dạng Hạt)
Chi tiết sản phẩm
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Hình dạng, màu sắc:
– Tinh thể rắn.
– Dạng hạt, tỷ trọng …Kg/dm3.
– Không mùi; Màu : ba màu đỏ, trắng, đen.
2. Hình dạng vỏ bao:
– Sản phảm được đóng gói trong bao dệt nhựa PP hoặc BOPP bên trong có một lớp bao PE: 25kg, 50kg tùy theo yêu cầu của khách hàng.
3. Đặc tính kỹ thuật:
– Là phân hỗn hợp trộn vê viên gồm ba loại phân chính : Phân lân : P2O5; phân Kali : K2O; và phụ gia : gồm chủ yếu là si líc.
– Công thức : 16.16.8.
– Là phân mang tính kiềm : PH = 7 – 7,5.
– Tan tương đối tốt trong nước .
– Thành phần chủ yếu của phân NPK 16.16.8 gồm: Nts: 16%; P2O5hh: 16%; K2Ohh: 8%; MgO: 5%; CaO: 10%; SiO2: 8%; Lưu huỳnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như : Fe, Al, Mn, Mo ….
4. Mã số sản phẩm:
– MSPB 17826 theo QĐ số 1449/QĐ-BVTV-PB ngày 13/9/2018.
– TCCS 24:2010/KT-PLVĐ
II. Công Dụng .
– Thích hợp cho nhiều loại cây trồng
– Cung cấp dinh dương cho cây trồng , tăng năng suất , chất lượng nông sản .
– Kháng được nhiều loại sâu bệnh
– Cải tạo được các loại đất hoang hóa , bạc màu
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
– Trộn đều trước khi sử dụng.
– Không hòa nước để tưới.
– Bón sâu, vùi phân.
– Bón thúc cho cây lúa, ngô, màu: 300-750 kg/ha/lần/vụ.
– Bón thúc cây ăn quả, từ 0,5 – 1,5 kg/1 tuổi cây/lần( khối lượng mỗi lần không quá 15 kg/cây), tùy theo từng loại cây số lần bón từ 2-4 lần.
IV. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:
1. An toàn sản phẩm:
– Mối nguy hiểm đến sức khỏe: Phân bón đa yếu tố NPK 16.16.8 Văn Điển thân thiện với môi trường ( Trong quá trình tan trong nước không tự phân hủy sinh khí độc ), sử dụng rất an toàn cho người và động, thực vật.
– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.
– Tiếp xúc với da:
+ Không độc
+ Tiếp xúc nhiều với da có thể gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ )
– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Do có bụi đạm SA tiếp xúc mắt ) .
2. Nồng độ tối đa cho phép ( Bụi ): Theo quyết định của bộ y tế Việt Nam số: 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10 tháng 10 năm 2002 .Bụi toàn phần ≤ 8 mg /m3.
3. Trình tự sơ cứu :
– Nếu bị ngứa khi tiếp xúc sản phẩm NPK 16.16.8: Rửa sạch các khu vực bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước vôi trong.
– Nếu bụi NPK 16.16.8 tiếp xúc với mắt:
+ Dùng nước rửa cho đến khi mắt dừng bị kích thích.
+ Có được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng.
– Hít phải: Không có nguy hiểm điều kiện bình thường.
– Tiếp xúc với da:
+ Không độc;
+ Có thể bị gai silic đâm vào da gây ngứa khó chịu ( Khuyến cáo khi sử dụng phải mang găng tay cao su bảo vệ ).
– Tiếp xúc mắt: Hơi gây khó chịu cho mắt ( Giống bụi si líc tiếp xúc mắt ) .
4. Thiết bị bảo hộ :
– Khi làm việc với nồng độ cao của bụi NPK 16.16.8, sử dụng:
– Khẩu trang ngăn bụi.
– Mang găng tay thích hợp.
– Sử dụng kính chắn bụi.
5. Yêu cầu về bảo quản và cất trữ :
– Bảo quản nơi khô ráo.
– Không đặt trực tiếp trên sàn nhà ẩm ướt. Xếp trên giá hoặc trên nền nhà khô có lớp ni lôn cách ẩm.
– Xếp bao ở trong kho, dật cấp, cách tường 0,5 mét.
Bạn đang xem bài viết Phân Npk 17.8.8 + Te Ninh Bình Nâng Năng Suất Lúa trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!