Xem Nhiều 5/2023 #️ Phân Dơi Có Tác Dụng Gì Khiến Hoa Hồng Leo Rợp Sắc Quanh Năm? # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phân Dơi Có Tác Dụng Gì Khiến Hoa Hồng Leo Rợp Sắc Quanh Năm? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Dơi Có Tác Dụng Gì Khiến Hoa Hồng Leo Rợp Sắc Quanh Năm? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân dơi có tác dụng gì khiến hoa hồng leo rợp sắc quanh năm?

Phân dơi có tác dụng gì là câu hỏi của rất nhiều khách hàng trồng hoa hồng leo quan tâm. Bởi loại phân này không chỉ làm gia tăng số lượng hoa, mà màu sắc và độ tàn của hoa cũng được cải thiện đáng kể.

Trước khi tìm hiểu phân dơi có tác dụng gì thì tôi xin nói về yếu tố giúp cho hoa hồng leo sinh trưởng, phát triển và cho hoa đẹp bền đó là:

– Giống hoa hồng leo

– Vị trí trồng hoa hồng leo

– Chậu trồng và đất trồng

– Chế độ chăm sóc

Nhưng trên hết đó chính là chế độ chăm sóc và khâu quan trọng nhất đó chính là bón phân. Việc bón phân quyết định đến khoảng 80% chất và lượng của cây hồng nhà bạn.

Chế độ bón phân cho hoa hồng leo cần đảm bảo cả 3 nhóm dinh dưỡng, cân bằng tỷ lệ để đáp ứng một chế độ ăn hoàn chỉnh, cân đối. Từ đó mới làm tiền đề cho sự phát triển của hồng leo.

Bón phân quyết định đến chất lượng của hoa hồng leo

3 nhóm dinh dưỡng hoa hồng leo cần:

– Nhóm đa lượng: bao gồm 3 nguyên tố chính là đạm – lân – kali (NPK). Với mỗi nguyên tố như vậy sẽ đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa hồng leo.

Đa lượng đóng vai trò quan trọng đối với qua trình sinh trưởng của hoa hồng leo

+ Đạm (N): thúc đẩy cây đâm chồi nhiều hơn, lá xanh mướt hơn, có độ bóng, cây đẻ nhánh tốt hơn. Từ đó gia tăng chiều cao cũng như tạo tán xum xuê hơn.

+ Lân (P): thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ. Làm cho khả năng hút nước và các chất khoáng của hoa hồng leo tốt hơn, từ đó nguồn dinh dưỡng luôn được đảm bảo khi cây cần. Ngoài ra, photpho là một trong những thành tố thúc đẩy sự ra hoa.

+ Kali (K): giúp cây cứng cáp hơn, chống đổ ngã đồng thời làm hoa thắm màu, lâu tàn và cho hương thơm quyến rũ.

– Nhóm trung lượng: bao gồm rất nhiều nguyên tố khác nhau chẳng hạn như Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magiê (Mg)…chúng đóng góp không nhỏ vào quá trình sống của hồng leo.

+ Canxi (Ca): cần cho sự hình thành và phát triển rễ ở hoa hồng leo, đóng vai trò như một chất giải độc do trung hòa bớt các axit hữu cơ trong cây và hạn chế độc hại khi dư thừa một số chất như K+, NH4+. Ngoài ra giúp cho cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây.

+ Lưu huỳnh (S): được xem là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 sau các chất của đa lượng, bởi lưu huỳnh tham gia trong thành phần của các axit amin, protein và vitamin có chứa lưu huỳnh, trong đó có axit amin không thể thay thế như methionin. Xúc tiến nhiều quá trình sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp.

+ Magiê (Mg): là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục, giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp gluxit cho cây. Magiê tham gia trong thành phần của nhiều loại men, đặc biệt các men chuyển hóa năng lượng, đồng hóa lân, tổng hợp protein và lipit.

– Nhóm vi lượng: bao gồm các nguyên tố như Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo), Clo (Cl). Tuy yếu tố vi lượng cần rất ít cho quá trình sống của cây, nhưng thiếu nó thì quá trình này có thể bị ngưng trệ hoặc hoạt động không nhịp nhàng.

Sau khi tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng mà hoa hồng leo cần được đáp ứng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi phân dơi có tác dụng gì? Mà nó thường được gọi là siêu phẩm kích thích ra hoa.

Phân dơi là gì?

Phân dơi là loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được tạo ra thông qua quá trình tiêu hóa của loài dơi muỗi. Phân dơi còn có tên gọi khác là thiên thử phẩn, biên bức phần hay kà dạ minh sa vì ban đêm phân dơi trông lấp lánh như cát.

Phân dơi nguyên chất siêu phẩm kích thích ra hoa 

Tác dụng của phân dơi là gì?

Việc bón phân dơi cho hoa hồng leo không chỉ tốt đối với cây trồng mà nó còn tốt với đất và con người.

1. Vai trò của phân dơi đối với cây trồng

Câu trả lời quan trọng nhất của câu hỏi phân dơi có tác dụng gì chính là đối với cây trồng. Các bạn quan sát bảng giá trị dinh dưỡng của phân dơi sau đây:

Giá trị dinh dưỡng có trong phân dơi

– Trong phân dơi chứa hoàn toàn đầy đủ các thành phần từ đa – trung – vi lượng cần thiết cho sự sống của hoa hồng leo. Cây hấp thụ tốt hơn, tăng cường khả năng quang hợp, thúc đẩy sự phát triển của rễ giúp hút nước và các chất dinh dưỡng nhiều hơn.

– Chứa hàm lượng photpho lên đến 9, là một trong những thành tố thúc đẩy gia tăng số lượng hoa, làm hoa có màu đẹp hơn, bền hơn. Do đó phân dơi được xem là siêu phẩm phân bón giúp ra hoa ở hồng leo.

Phân dơi kích thích gia tăng số lượng hoa của hồng leo

– Bên cạnh đó phân dơi cung cấp một lượng lợi khuẩn tốt, các vi khuẩn này khi vào đất sẽ sống cộng sinh với các vi sinh vật có mặt sẵn trong đất từ đó tạo thành một hệ vi sinh vật có lợi. Các vi sinh vật này đóng vai trò phân giải các chất khó tiêu trong đất thành dễ tiêu để cây dễ dàng hấp thụ, đồng thời chúng hoạt hóa các chất dinh dưỡng cây cần mà không được cung cấp từ phân bón.

2. Vai trò của phân dơi đối với đất trồng

Phân dơi có tác dụng gì thì câu trả lời cũng không kém phần quan trọng đó chính là với đất trồng.

Đất trồng được xem là môi trường nuôi dưỡng, cung cấp các chất dinh dưỡng, nước đồng thời giữ cho cây đứng vững, chống đổ ngã, giữ ẩm, giữ ấm cho cây. Một môi trường đất tốt sẽ giúp cây hồng leo phát triển một cách toàn vẹn nhất.

Phân dơi cải thiện tính chất vật lý và hóa học của đất trồng 

Việc sử dụng phân dơi để bón vào đất sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

– Phân dơi chứa khoảng 40% vật liệu hữu cơ nên làm phong phú cơ cấu đất. Cân bằng độ pH cho đất và tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

– Cung cấp nhiều lợi khuẩn có lợi cho môi trường đất, từ đó tạo nên sự phong phú cho hệ vi sinh vật trong đất làm cho đất trở nên màu mỡ, tươi xốp và thoáng khí hơn.

– Cải thiện tính chất vật lý và hóa học cho môi trường đất. Về mặt vật lý phân dơi  làm thay đổi chế độ nước và chế độ nhiệt của đất trồng, làm cho đất thoáng khí hơn, nhiệt độ điều hòa hơn làm cho rễ cây hồng phát triển và trao đổi khí tốt hơn. Còn về mặt hóa học thì phân dơi cải thiện thông qua việc tăng chất mùn và chất hữu cơ cho đất, đóng vai trò như một chất keo gắn kết những hạt li ti có trong đất làm giảm thiểu khả năng rửa trôi của đất.

3. Vai trò của phân dơi đối với con người

Câu trả lời thứ ba cho phân dơi có tác dụng gì đó chính là yếu tố về con người. Bởi khi sử dụng phân dơi lâu dài không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người trồng và người xung quanh.

Phân dơi cực kỳ an toàn đối với sức khỏe con người

Một tin vui tôi dành cho bạn đó là khi sử dụng phân dơi để bón cho hoa hồng leo thì vô cùng tiết kiệm. Với chậu có kích thước 40x40x40 chỉ cần sử dụng khoảng 50 gram trong vòng nửa tháng. Nếu tính ra chi phí chưa tới 10.000 đồng.

Phân dơi nguyên chất tại cửa hàng cô Long

Việc bạn sử dụng phân dơi tại cửa hàng cô Long bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi chúng tôi cam kết:

– Phân dơi là nguyên chất không pha trộn, không lẫn tạp chất.

– Giá tốt nhất thị trường.

– Phân dơi được hút chân không, bao bì đẹp với nhiều khối lượng cho bạn lựa chọn. Hút chân không giúp hạn chế việc oxy hóa làm thay đổi màu sắc và chất lượng phân dơi nên có thể bảo quản được lâu. Bao bì dày hạn chế ẩm độ xâm nhập phát sinh mùi hôi thối.

– Tư vấn cách sử dụng phân dơi hoàn toàn miễn phí

Bên cạnh đó do ưu đãi khách hàng mua phân dơi với số lượng lớn chúng tôi đề ra nhiều chương trình khuyến mãi.

 MUA 05 TẶNG 0.5 KG VỚI GIÁ 550.000đ 

 MUA 10 TẶNG 01 KG VỚI GIÁ 1.100.000đ 

Phân Bón Npk Có Tác Dụng Gì Đối Với Cây Hoa Hồng

Cũng giống như các cây trồng khác, cây hoa hồng cũng cần một lượng phân bón phù hợp cho cây phát triển, sinh trưởng, cũng như tăng sức đề kháng sâu bệnh hại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón cho cây hoa hồng nhưng phân bón NPK là phân vẫn là loại cần thiết cho cây trồng hoa hồng không thể thiếu để cho cây phát triển toàn diện để cây có thể sinh trưởng ổn định khỏe mạnh để gia tăng năng suất cho cây.

1. Phân bón NPK là gì?

– NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, nghĩa là 3 nguyên tố dinh dưỡng chính trong phân, là những nguyên tố bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.

– NPK nghĩa là:

+ N chỉ nguyên tố dinh dưỡng đạm

+ P chỉ nguyên tố dinh dưỡng lân

+ K chỉ nguyên tố dinh dưỡng kali

Phân bón NPK cung cấp dưỡng chất cây trồng

2. Tác dụng của phân NPK đối với cây trồng

– Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng này.

+ Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

+ Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…

+ Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá…

– Trên bao bì của phân NPK thường có 3 số chính. Số đầu nhằm chỉ hàm lượng Đạm, quy ra % Nitơ (N) nguyên chất. Số thứ 2 nhằm chỉ hàm lượng Lân, quy ra % oxyt phospho (P2O5). Số thứ 3 nhằm chỉ hàm lượng Kali, quy ra % oxyt kali (K2O). Ngoài ra, có thể một số bao bì còn ghi thêm một số chất khác như Lưu Huỳnh, Canxi, Magie v.v.. Đối với Lưu Huỳnh thường được tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi được tính bằng % oxyt canxi (CaO), Magie được tính bằng % oxyt magie (MgO).

– Ví dụ: NPK 16-16-8-13S, trong đó có 16% N, 16% P2O5, 8% K2O và 13% S.

– Như đã nói ở trên, cây trồng không chỉ cần 3 nguyên tố dinh dưỡng này mà còn cần tổng cộng khoảng 13 nguyên tố, trong đó chia ra:

+ Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).

+ Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).

+ Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Molipden, Kẽm).

3. Phân bón NPK có tác dụng gì đối với cây hoa hồng

3.1. Giúp cây kích thích ra hoa, lá, quả

Phân bón NPK là loại giải pháp tốt nhất đối để cây có thể xanh tốt và phát triển chiều cao cây. Đặc biệt nó còn kích thích ra hoa, lá và quả để phù hợp với mục đích cũng như phù hợp với nhu cầu của bà con trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Tăng sức đề kháng cho cây

Sử dụng phân NPK sẽ giúp cây có thể gia tăng thêm sức đề kháng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt giúp cây có thể giữ được sự ổn định trong quá trình phát triển của mình một cách tốt nhất

3.3. Cải thiện độ phì nhiêu của đất

Với những hàm lượng dinh dưỡng cao được chứa trong các sản phẩm phân NPK sẽ giúp cho đất được cải thiện độ phì nhiêu ở mức độ tốt nhất điều này sẽ giúp cho bà con có thể dễ dàng trong việc canh tác.

4. Giai đoạn bón phân NPK cho cây hoa hồng

4.1. Giai đoạn mọc chồi

– Sau khi đợt hoa của vườn đã tàn, mình cho cắt tìa toàn bộ hoa tàn, nhân tiện bấm tỉa luôn cành khô, chết, bệnh, chồi điếc, lá vàng, sâu, bệnh. Sau đó quét dọn và thu gom toàn bộ rác đi. Rồi tiến hành bón đợt đầu cho cây.

– Sau cắt tỉa 2-3 ngày tiến hành bón phân NPK 16-16-8 hay 20-20-15 hoặc các loại NPK tương đương. Việc bón phân có hàm lượng N (Đạm) và P (Lân) cao mục đích để cây mau chóng nảy chồi. Lượng phân bón khoảng 10 hạt/cây với cây trồng chậu 20cm, cách 7 ngày bón 1 lần, bón xung quanh gốc, không bón quá gần gốc, tưới ướt đẫm sau bón phân. Cách bón phân tốt hơn là bạn ngâm hòa tan hẳn vào nước và tưới quanh gốc.

Bón phân NPK giai đoạn mọc chồi

4.2. Giai đoạn tạo nụ cho cây hoa hồng

– Giai đoạn tạo nụ, từ nụ vừa tạo đến sắp nở hoa (khoảng 12 -14 ngày tiếp theo)

– Giai đoạn này phân bón tôi hay dùng là 13-13-13+TE, 20-20-25 +TE, 15-15-20+TE hay phân tím Đức. Loại phân tím của Đức này có tên Novatec premium 15-3-20-2+10S+TE. Hàm lượng K (Kali) trong phân này khá cao và đây chính là yếu tố giúp hoa có màu đẹp hơn và bông cũng lâu tàn hơn, cánh hoa cứng cáp, đúng phom chuẩn của hoa.

– Hàm lượng bón cũng từ 10 hạt/cây cho cây trồng chậu 20cm, cách 7 ngày bón 1 lần, bón xung quanh gốc, không bón quá gần gốc, tưới ướt đẫm sau bón phân. Cách bón phân tốt hơn là bạn ngâm hòa tan hẳn vào nước và tưới quanh gốc.

– Một số loại phân bón có chữ TE tức là có thành phần vi lượng tốt cho cây trồng và cải tạo đất. Bạn nên chọn các loại NPK này.

Bón phân giai đoạn tạo nụ

4.3. Giai đoạn từ khi cây ra hoa đến lúc tàn

– Ra hoa đến lúc tàn (khoảng 5-7 ngày tiếp theo)

– Giai đoạn này không cần bón phân hoặc có thể bón thêm Kali cho hoa lâu tàn và cánh hoa cứng cáp. Bạn cũng có thể bón phân hữu cơ, phân dưỡng hoa hồng để cải tạo đất cho chu kỳ sinh trưởng của lần đâm chồi kế tiếp. Phân hữu cơ có thể sử dụng là phân bò đã qua xử lý, bón 1 muỗi canh/cây hoặc phân hữu cơ Dynamic dạng viên, dùng khoảng 10 hạt/cây.

Bón phân NPK giai đoạn cây ra hoa đến khi tàn

– Không nên xịt phân bón lá cho giai đoạn ra hoa vì như vậy sẽ làm hoa mau tàn.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo Quanh Nhà Hoa Nở Quanh Năm

Cây hoa hồng leo là một giống hồng có khả năng leo giàn, leo tường, leo tối đa là 10m, đa phần các giống hoa hồng leo là nhập khẩu từ các nước Châu Âu, đặc biệt là Anh (giống hồng David Austin).

Ánh sáng

Hoa Hồng leo là cây ưa sáng, chịu lạnh, ưa thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là 15-250C. Tính thích ứng của tầm xuân rất mạnh, yêu cầu đất không nghiêm khắc, có thể mọc trong đất trung tính hoặc hơi chua, cây sinh trưởng tốt hơn, hoa nở nhiều hơn.

Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất giàu mùn, dễ thoát nước, cao ráo, có cấu tượng tốt. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón lót nhiều phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh trước khi lên luống. Nếu đất chua, độ pH < 4,5 phải bón thêm vôi. Hoa tầm xuân không ưa đất chua, dễ bị bệnh thối thân do nấm, chết hàng loạt. Lên luống rộng 1,4-1,5m, cao 25-30cm.

Chọn giống

Chọn giống là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng leo bởi chất lượng giống quyết định đến 50% khả năng sinh trưởng, kháng bệnh và cho hoa của cây.

Đối với hạt giống: Nên chọn hạt giống hoa hồng leo của Thái (do chất lượng cây giống của Thái rất tốt lại phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam), tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến cáo luôn rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống là rất thấp, thời gian sinh trưởng của cây cho đến khi ra hoa là rất lâu (2-3 năm) do đó các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chọn hạt giống để trồng hoa hồng leo.

Đối với cây giống: Nên chọn giống hồng leo ghép mắt của Thái Lan bởi cây cho khả năng sinh trưởng tốt, thích ứng tốt với khí hậu Việt Nam, giá thành lại hợp lý thay vì mua cây giống châu Âu giá rất cao, tỷ lệ sinh trưởng lại không tốt bằng giống Thái Lan.

Kỹ thuật trồng hoa hồng leo quanh nhà

Nếu trồng theo cắt cành thì ngâm cây hồng khoảng 2 -3 tiếng vào nước sau đó trồng liền, nếu trời quá nắng nên che lại bằng vật ẩm ướt. Lỗ trồng nên đào sâu. Chôn khúc thân nổi u giữa rễ màu nâu và đoạn mầm xanh có gai chìm xuống mặt đất khoảng 3 ngón tay. Dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn kỹ gốc lại. Tưới sơ nước cho vững cây. Vào mùa khô nên tưới mỗi sáng. Tránh tưới lên lá và hoa – có thể tạo ra nấm có hại cho hoa.

Sau khi trồng cây được khoảng từ 15 đến 20 ngày cây sẽ phát triển rất nhanh, lúc này cây bắt đầu phát triển manh. Cây mọc khoảng được 1met ta bắt đầu ngắt ngọn của cây đi

Mục đích cắt ngọn là để cây có thể mọc ra nhiều nhánh hơn và nhiều chồi non mọc lên để tao cho cây nhiều nhánh và nhiều cành hơn. Sau khi cây được khoảng 2 tháng sau khi trồng cây đã rất phát triển và lúc này ta liên tục ngắt ngọn của cây và uấn cây trữu xuống để cho cây không mọc cao lên nữa.

Tại sao lại liên tục ngắn ngọn của cây và không cho cây mọc lên cao : điều này khá là dễ hiểu. Vì một cây hoa hồng leo để cho điều kiện của cây ra hoa đó là cây phải có nhiều cành và cành cây phải già đi và bị bấm ngọn nhiều lần khi đó sẽ kích thích cây ra hoa nhanh hơn.và cây phải không được mọc thẳng đứng lên nữa khi dó cây mọc ngang sẽ kích thích cây nhanh ra hoa hơn.

An Dương (T/h)

Vông Nem Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?

Cây vông nem hay còn gọi là cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì,… có tên khoa học là Erythrina orientalis Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… thường dùng chủ trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…chi tiết bên dưới. Vông nem là cây gì? + Tên khác: Cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì + Tên…

Cây vông nem hay còn gọi là cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì,… có tên khoa học là Erythrina orientalis Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… thường dùng chủ trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…chi tiết bên dưới.

Vông nem là cây gì?

+ Tên khác: Cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì

+ Tên khoa học: Erythrina orientalis

+ Họ: Fabaceae

Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.

Trong lá và thân chứa các alcaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alcaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo.

Đặc điểm nhận dạng cây vông nem

Là loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 10 m. Thân và cành có gai hình nón, ngắn. Cây phân thành nhiều nhánh với lá mọc so le, có 3 chét hình tam giác. Mép lá nguyên, có lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên và có chiều rộng hơn chiều dài. Hoa mọc thành chùm dày, màu đỏ tươi.

Mặc dù nhiều hoa nhưng cây vông nem có rất ít quả. Hình dạng của quả giống như loại đậu, thắt giữa các hạt. Mỗi quả chứa 4 – 8 hạt hình thận có màu đỏ hoặc nâu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản:

Bộ phận dùng: Lá, hoa và vỏ cây

Thu hái: Lá và vỏ cây vông nem thường được hái vào mùa xuân.

Chế biến: Dùng tươi hoặc khô. Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi.

Bảo quản: Nơi kín gió

Cây vông nem có tác dụng gì?

+ Tính vị: Tính bình, vị đắng nhạt

+ Quy kinh:

Lá: Tác dụng vào kinh vị và đại tràng

Vỏ thân: Vào 2 kinh Thận và Can

+ Tác dụng : Lá và vỏ thân cây vông nem thường được sử dụng điều trị bệnh như:

Giúp kéo dài giấc ngủ

Làm thuốc an thần chữa chứng mất ngủ hoặc ngủ ít

Trị bệnh phong thấp

Chữa tim hay hồi hộp

Điều trị trẻ em cam tích

Trị viêm ruột ỉa chảy

Chữa viêm da

Trị ung độc

Chữa trị trĩ

Điều trị đau khớp

+ Cách dùng và liều lượng: Lá, vỏ và hoa cây vông nem thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và thuốc đắp. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào dạng thuốc, bộ phận sử dụng của cây vông nem.

Tác dụng phụ khi sử dụng cây vông nem

Lá và vỏ thân cây vông nem có chứa alcaloid với độc tính nhẹ. Vì vậy, nếu lạm dụng, nấu nước canh hoặc sắc thuốc quá đặc có thể dẫn đến tình trạng sụp mi. Đây là hiện tượng mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng trên thực tế bệnh nhân không ngủ được.

Ngoài tác dụng phụ này ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cơ khớp rã rời.

Một số bài thuốc hay từ cây vông nem

Vông nem làm thuốc an thần chữa bệnh khó ngủ, mất ngủ

Sử dụng 5 – 10 gram lá cây vông nem sắc thuốc uống mỗi ngày. Hoặc cũng có thể dùng chung với vị thuốc lạc tiên được điều chế dưới dạng cao lỏng. Uống thường xuyên, giúp ngủ ngon giấc hơn.

Vông nem có tác dụng sát khuẩn, thông kinh lạc

Dùng 5 – 10 gram vỏ cây vông nem, rửa sạch, sắc thuốc và dùng ngoài da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng vỏ cây ngâm rượu hoặc bào chế thành bột, dùng bên ngoài da chữa ngứa và ghẻ.

Vông nem trị bệnh phong thấp

Dùng vỏ cây vông nem, cây ngưu tất, cây chân chim, cây ý dĩ sao, cây kê huyết đằng, cây ý dĩ sao, phòng kỹ, mỗi vị 15 gram.Sắc uống.

Vông nem chữa trĩ, đại tiện ra máu

Hái 15 gram lá cây vông nem sắc chung với 15 gram lá sen, uống mỗi ngày. Đồng thời, giã nát lá vông nem và đắp vào búi trĩ bị sa.

Vông nem trị chứng mồ hôi trộm, khó ngủ ở trẻ

Dùng lá vông nem tươi và lá dâu bánh tẻ, mỗi vị 10 – 15 gram, rửa sạch, thái nhỏ và nấu canh. Cho con trẻ ăn vào bữa tối, giúp cải thiện bệnh.

Vông nem trị viêm đại tràng mãn tính

Sử dụng 15 gram lá vông nem, 25 gram lá nhót, rửa sạch, sao vàng hạ thổ. Sau đó, sắc thuốc uống.

Vông nem trị rong kinh, kinh nguyệt không đều

Hái 15 gram hoa vông nem, sắc thuốc uống. Thời gian uống từ 1 tuần đến 10 ngày.

Vông nem chữa mụn nhọt

Dùng lá vông nem tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên mụn nhọt.

Vông nem điều trị sa dạ con

Sử dụng 20 gram lá vông, 20 gram dây tơ hồng cùng với 20 gram lá tiểu kế. Tất cả các nguyên liệu cho vào sắc chung với 400 ml. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia làm 2 và uống trong ngày.

Như vậy, cây vông nem có tác dụng điều trị bệnh nhưng nếu sử dụng vượt liều quy định chúng có thể phản tác dụng, gây ngộ độc. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi dùng vị thuốc tự nhiên này. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.

Từ khóa:

Bạn đang xem bài viết Phân Dơi Có Tác Dụng Gì Khiến Hoa Hồng Leo Rợp Sắc Quanh Năm? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!