Xem Nhiều 6/2023 #️ Phân Chậm Tan: Tốt Hay Xấu? # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phân Chậm Tan: Tốt Hay Xấu? # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Chậm Tan: Tốt Hay Xấu? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân chậm tan: tốt hay xấu?

Vừa qua, một số bà con nông dân có nêu câu hỏi về tình trạng phân chậm tan, Công ty Phân bón Bình Điền đã cử cán bộ đến tận nơi một trong những người nông dân đó để giải thích tường tận: đó là ông Đoàn Văn Lượm (Tám Lượm) – ấp Kinh Xuôi, xã Ngọc Thành, Giồng Riềng, Kiên Giang. Để nông dân hiểu rõ hơn về phân bón và nguyên tắc hút chất dinh dưỡng của cây trồng từ đất, chúng tôi xin giải thích như sau: Khái niệm phân tan chậm và tan nhanh chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bà con nông dân thường hiểu nôm na rằng những loại phân khi bón vào đất hoặc cho vào nước khuấy mà phân tan hết ngay thường gọi là phân tan nhanh. Một số loại phân khi bón vào đất hoặc cho vào nước khuấy mà không thấy tan hết ngay thường được bà con nông dân gọi là phân chậm tan. Về nguyên tắc cây trồng hút dinh dưỡng từ đất một cách từ từ và liên tục, không thể hút nhiều một lúc để sử dụng dần về sau. Mặt khác phân bón khi bón vào đất mà tan nhanh quá phân bón cũng không thể nằm yên một chỗ mà sẽ di chuyển mạnh trong dung dịch đất và bị thất thoát bằng nhiều con đường như bay hơi, rửa trôi, đất cố định… Theo các nhà khoa học trên thế giới, khi bón đạm vào đất thì lượng thất thoát lên tới 70%, do đó lượng phân bón thực tế cây hút được để nuôi cây là rất ít. – Với cây được bón phân nhanh tan: Do phân tan ngay vào dung dịch đất cây trồng hút nhiều dinh dưỡng một lúc do vậy ta thấy màu lá chuyển sang xanh nhanh, cây đâm chồi, ra lá mới nhanh. Đa số nông dân khi bón phân cho cây thấy cây chuyển sang xanh tức thì nên cho đó là phân tốt. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn khi lượng phân trong đất được cây hút và bị thất thoát mạnh khiến dinh dưỡng bị thiếu hụt so với nhu cầu của cây nên màu xanh lá lại chuyển nhanh từ xanh sang vàng. Hiệu quả sử dụng phân bón thấp. – Với cây được bón phân chậm tan: Do dinh dưỡng trong phân được phóng thích ra môi trường đất một cách từ từ và liên tục nên cây trồng sử dụng được lâu dài, hiệu quả sử dụng phân cao hơn, không có giai đoạn nào bị thiếu hụt dinh dưỡng nên tuy cây chuyển sang màu xanh chậm nhưng cây trồng khoẻ mạnh và màu xanh được giữ bền lâu hơn so với cây bón phân tan nhanh. Phân chậm tan được xử lý bằng một số chất phụ gia có tác dụng làm giảm tốc độ tan của phân bón. Một thời gian sau khi bón có thể chúng ta còn thấy dấu vết hạt phân nhưng thực chất dinh dưỡng trong phân đã được cây trồng sử dụng hết. Đối với phân Đầu Trâu, chất phụ gia không hề gây ảnh hưởng xấu cho môi trường đất mà còn có tác dụng cải tạo đất. Như vậy, về quan điểm dinh dưỡng cây trồng thì bón phân chậm tan đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng tốt hơn bón phân nhanh tan. Trong thời gian tới, Công ty Phân bón Bình Điền sẽ đưa ra thị trường những loại phân nén dùng cho cây công nghiệp và cây ăn trái. Với thành phần các chất dinh dưỡng phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài ra phân còn được xử lý để tan từ từ và liên tục cung cấp đầy đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cây trong cả năm. Nói như vậy, không phải phân tan nhanh là xấu. Trong những trường hợp cụ thể thì nhà sản xuất lại cần phải xử lý để phân tan nhanh, chẳng hạn khi sản xuất các loại phân bón lá (hòa phân vào nước và phun xịt cho cây) thì nhà sản xuất lại cần những loại phân tan rất nhanh…

Nên Dùng Phân Chậm Tan Hay Không?

Nhiều người hỏi rằng có nên dùng phân chậm tan hay phân hột (slow release fertilizer) cho lan hay không?

Người này nói có, người kia lai nói rằng không. Vậy phải nghe ai? Nhiều người bán lan dặn dò khách hàng bỏ 2-3 muỗng phân hột vào các châu lan mỗi năm 2 lần. Có người lại nói rằng phân hột chỉ nên dùng cho loại Cymbidium mà thôi. Như vậy đúng hay hay không đúng?

Xin đọc những lời tổng hợp về phân bón và tự quyết định.

Trên thế giới có mấy chục ngàn loài lan, mỗi loài mọc ở một nơi có một môi trường sinh sống khác nhau. Do đó sự đòi hỏi về phân bón cho mỗi loài một khác. Lan ở trong rừng không ai bón phân mà vẫn ra hoa tốt đẹp, chúng ta bón phân cho nước đầy đủ mà vẫn không ra hoa. Xin nhớ rằng lan sống ở ngoài thiên nhiên hoang dã hấp thụ những chất cần thiết trong không khí, hay trong nước mưa, phân chim, xác côn trùng và ánh sáng mặt trời. Nhưng khi chúng ta mang về nuôi trồng, môi trường sinh sống khác hẳn, cho nên cần phải có phân bón.

Nhưng cần phải bón như thế nào mới đúng cách để cây ra nhiều hoa mà không khỏi bị cháy rễ, cháy lá hay chết cây. Phân tích kỹ càng trong phân bón có tới 17 chất, nhưng chỉ có 3 chất thực là cần thiết thường được viết tắt là NKP, ví dụ 10-20-30.

– Nhóm đầu: chỉ số của Nitrogene (N) cần cho lá và mầm non cũng như thân cây lan. Nếu thiếu cây sẽ cằn cỗi, èo uột, lá cây vàng vọt không xanh tươi. Nếu bón nhiều lá sẽ xanh ngắt, cây sẽ mềm yếu dễ bị bệnh, bị gẫy và khó ra hoa. – Nhóm thứ hai: chỉ số của Phosphorous hay Phosphate (K) cần cho rễ mọc mạnh, ra nhiều hoa. Nếu thiếu cây sẽ yếu đuối, mầm cây và rễ chậm phát triển và chậm ra hoa và ít hoa. Nếu bón quá nhiều cây sẽ ra hoa sớm, cây chóng già, lá sẽ ngắn lại. – Nhóm thứ ba: chỉ số Postassium hay Potash (P) cần cho thân rễ, giúp cho cây hấp thụ chất N, và vận chuyển nhựa cây dễ dàng từ rễ tới lá. Nếu thiếu cây sẽ không được cứng cát và ít hoa, nhưng nếu qua nhiều, cây sẽ cằn cỗi, ngọn héo rũ, đầu lá già sẽ bị cháy.

Phân bón có 2 dạng chính: tác động nhanh (Fast release) như phân hòa tan trong nước và phân chậm tan (Slow release). Loại phân này là dùng vỏ bọc có chất polymer để cho những hột phân bón không tan ngay trong nước, và tan ra dần dần.

Người ta khuyến cáo rằng:

– Nếu dùng phân hòa tan trong nước, nên bón hàng tuần với liều lượng rất loãng chỉ bằng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. – Nếu dùng phân chậm tan chỉ cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên mặt chậu rộng 6″ (15 cm) và mỗi năm 2 lần là đủ Có loại phân nói rằng có hiệu quả trong 9 tháng như Dynamite và 6 tháng như Osmoscote. Nhưng thực tế ra sao? mấy người biết rõ.

Trong các thứ phân bón thường có chất muối. Nếu có nhiều muối đọng lại trong chậu, lan sẽ bị cháy rễ và sẽ làm cây yếu đuối, còi cọc và chết dần. Bón ít không sao, bón nhiều sẽ có hại, vì vậy giới trồng lan có kinh nghiệm đã truyền tung câu: “Weekly and weakly” có nghĩa là nên bón hàng tuần và bón phân loãng.

Dùng phân chậm tan có chỉ có lợi là bớt đi công việc bón phân, nhưng có nhiều điều bất tiện là:

• Thứ phân này cần phải ở trong tình trang ẩm ướt với một nhiệt độ tối thiểu là 70°F (21°C) và mới làm vỡ được vỏ bọc ngoài. • Khi nhiệt độ lên cao khoảng 85°F (29.4°C) mà chậu lại ẩm ướt, vỏ bọc sẽ vỡ và phân bón tiết ra nhiều hay ít không sao kiểm soát được. • Vào mùa Xuân, khi mầm cây mới mọc cần phải bón phân để cho rễ và mầm cây tăng trưởng mạnh mẽ lúc này cây cần nhiều chất Nitrogene. Nhưng vào mùa này tại California và nhiều nơi khác hãy còn lạnh cho nên phân chậm tan không vỡ ra được. • Khi trời mưa liên tiếp vài ngày, phân bón sẽ bị nước mưa trôi đi mất. • Phân chậm tan có tác dụng trong 3-4 tháng, những tháng đầu nồng độ phân bón mạnh hơn là những tháng cuối. • Phân chậm tan có tác dụng tốt với những loài lúc nào cũng cần ẩm ướt như Cymbidium, hay Miltonia nhưng bất lợi đối với loài Dendrobium cần phải có thời gian cho chất trồng rồi khô tưới. • Không biết chắc được ảnh hưởng của phân nhiều hay ít. Không tốt với những loài lan cần khô ráo và không cần phân bón trong thời gian ngủ nghỉ. Nếu cứ tiếp tục bón phân, Dendrobium hay Phalaenopsis sẽ ra cây non (Keiki) thay vì ra hoa. • Giá bán phân chậm tan đắt hơn là phân hòa tan rất nhiều.

Câu hỏi khác tại sao các nhà kỹ nghệ trồng lan lại ưu chuộng loài phân này? Xin thưa: Tiết kiệm nhân công. Với nhà kính và trang bị tối tân họ có thể kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thời biểu tưới nước bón phân trong lúc cây mọc mạnh cũng như trong thời kỳ nghỉ hoặc thúc cho lan nở theo ý muốn. Do đó họ bón tối đa, cho cây ra nhiều, cũng vì vậy khi chúng ta mua về cây cứ tàn lụi dần, đó là ảnh hưởng của việc bón phân quá độ.

Trên thi trường hiện nay có nhiều loại phân hột do nhiều hãng chế tạo như: Scotts, Osmocote, Schultz, Dynamite, Miracle-Gro… Vậy thì nên mua loại nào? Mầu vàng, mầu xám hay xanh lá cây? Nên nhớ mầu sắc không cho ta biết phân đó ra sao, mà cần phải biết rõ thành phần các hơp chất trong phân bón. Thí dụ như: 24-4-8 hay 19-5-5 mà bón cho lan chỉ ra toàn lá, khó lòng có bông.

Để kết luận xin tóm gọn trong mấy câu:

• Lan cần bón phân, nhưng nên bón rất ít. • Bón phân làm sao cho cây mọc mạnh và ra hoa, không nên bón qua nhiều làm cho cây tàn lụi.

Cách đây mấy năm một vài hội viên hội Hoa Lan VN đã xử dụng thứ phân Mac Amp 10-40-6 quá độ đã làm cho cây lan tàn lụi và chết dần. Đó là kinh nghiệm quý báu cho những ai không chịu tìm hiểu thấu đáo vấn đề tưới bón mà lại nghe theo những lời mách bảo vô căn cứ.

Dòng Phân Bón Tan Chậm Rynan Có Tốt Cho Lan Không?

Ngày:24/12/2019 lúc 13:44PM

Phân bón thông minh là gì?

Phân bón nếu chia theo công dụng và đặc tính tan, Phân bón hiện được chia ra làm 03 loại chính bao gồm: Phân tan chậm (Slow release), phân tan nhanh (Fast release), và phân khó tan.

Hiện nay, phan bón dùng cho lan được dùng nhiều nhất là phân tan chậm. Vì đặc tính nhạy cảm với phân bón, nên rễ của lan rất dễ bị nhiễm bệnh, cháy rễ khi bón quá liều. Từ những bất cập này, người ta sản xuất ra một loại phân bón mang tên ” Phân bón thông minh dạng tan chậm ” – Kiểm soát việc điều tiết phân bón và dinh dưỡng một các từ từ và không phụ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên.

Phân bón Rynan là một trong những loại phân bón thông minh, kiểm soát việc phóng thích dinh dưỡng một cách từ từ thông qua màng polymer bao bọc xung quanh hạt phân.

Ưu điểm của phân tan chậm Rynan là gì? Có mấy dòng phân Rynan cho phong lan?

Phân bón thông minh dạng tan chậm Rynan có rất nhiều ưu điểm như:

+ Dòng phân rynan có hàm lượng NPK thiết yếu, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của lan.

+ Kiểm soát dinh dưỡng thông qua lớp màng Polymer, giúp điều tiết việc phóng thích dinh dưỡng một các có kiểm soát.

+ Bổ sung thêm chitosan, tăng hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả.

Hiện nay, Phân bón Rynan chuyên cho lan có 03 dòng sản phẩm chính bao gồm:

+ Phân bón rynan 200: Chuyên cho lan trong giai đoạn cây con, giúp lan sinh trưởng và phát triển mạnh.

So với các dòng phân đang được giới chơi phong lan dùng hiện nay. Phân bón Rynan là sự lựa chọn tuyệt vời để sử dụng cho phong lan. Vì rất nhiều yếu tố để đánh giá một loại phân chất lượng, kể từ khi được đưa vào thương mại hóa- Phân rynan luôn trong tình trạng cháy hàng vì nhu cầu sử dụng phân bón này của giới chơi lan là rất lớn.

Một vài yếu tố quyết định rằng phân rynan tốt cho lan:

+ Dùng phân rynan 200 cho cây lan can, cây sinh trưởng nhanh hơn, rút ngắn thời gian sinh trưởng để thời gian ra hoa của cây nhanh hơn.

+ Dùng phân rynan 210, cây sinh trưởng mạnh và giảm hơn 30% khả năng nhiễm bệnh nấm và các bệnh di vi khuẩn gây ra.

+ Dùng phân rynan 220, cây ra hoa đều hơn, hoa trổ đồng loạt và mùi thơm hương tự nhiên hơn so với khi dùng phân bón cùng chức năng của các thương hiệu khác.

Để có hiệu quả cao, giới chơi lan khuyên nên sử dụng đồng bộ cả bộ sản phẩm này cho lan từ cây con đến lúc ra hoa. Vì khi dùng đồng bộ, cây dễ thích nghi, không bị sốc phân và hiệu quả tăng gấp đôi so với việc sử dụng quá nhiều dòng phân bón khác nhau cho lan.

Phân Tan Chậm Rynan Npk 14

Mô tả

Phân bón thông minh rynan 14-14-14+te Cơ chế phân giải chậm có kiểm soát. (90 ngày)

Phân rynan tan chậm Sau khi bón phân vào đất hay giá thể trồng cây, khi tưới nước sẽ rút vào trong hạt phân, làm tan các thành phần trong hạt phân, hạt phân trương nở lên. Lúc này nồng độ dưỡng chất bên trong hạt phân cao, tạo nên áp lực thẩm thấu từ trong hạt phân ra ngoài. Vì vậy chúng ta sẽ kiểm soát phân sau khi bón qua việc tưới nước cho cây. Sau mỗi lần tưới nước, dưỡng chất trong hạt phân thẩm thấu theo áp lực nồng độ ra ngoài, và cây sẽ hấp thu triệt để hơn.

Phân Bón Thông Minh chuyên dùng cho hoa lan và hoa kiển. (Tan chậm 90 ngày)

Phân Bón Rynan Flowermate 240 ( NPK 14-14-14-TE)

– Phân Bón Thông Minh Phân Giải Chậm – Dùng cho Các Loại Hoa Kiểng, Phong Lan

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI:

-NPK 14-14-14+TE (Zn, B) dưỡng cây, phát triển toàn diện thân cành rễ lá cho giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị ra hoa.

-Phân bón màng bao polymer thông minh phân giải chậm có kiểm soát, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng suốt 90 ngày. Chỉ bón một lần cho giai đoạn trưởng thành đến ra hoa.

-Sau khi bón, hạt phân sẽ trưởng nở và thẩm thấu phân giải từ từ suốt 3 tháng.

-Giảm công lao động. Giảm lượng phân bón sử dụng. Giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường.

-Tăng năng suất và thu nhập.

THÀNH PHẦN: Đạm tổng số (N) 14%. Lân hữu hiệu (P2O5) 14%, Kali hữu hiệu (K2O) 14% và TE (Zn: 100ppm, B: 100ppm)

CÔNG DỤNG: -Thành phần dinh dưỡng NPK đều giúp cây phát cân bằng thân cành lá, cứng cây, phân hóa nhiều mầm hoa, sẵn sàng cho giai đoạn ra hoa, sinh sản. -Phân bón có TE là Zn (kẽm) giúp cây tăng sức đề kháng với điều kiện khắc nghiệt, làm giảm các hiện tượng ngộ độc vi lượng, và B (bo) giúp cây hấp thu Lân tốt hơn, đẩy mạnh quá trình sinh tổng hợp các phytohormon

-HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: -Bón Rynan Flowermate 240 vào giai đoạn cây trưởng thành. -Đối với phong lan đặt túi lọc vào chậu cây cách gốc 5cm, hoặc mắc túi lưới vào giò lan. tưới nước chăm sóc bình thường. -Đối với hoac cây kiểng trồng chậu đặt túi lọc cách gốc 5cm, sâu dưới đất 5cm, lắp đất lại sau đó tưới nước chăm sóc bình thường. -Sau 3 tháng (khoảng 90 ngày) thì bón lặp lại.

AN TOÀN VÀ BẢO QUẢN

-Đeo găng tay khi bón phân; -Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp; -Để xa tầm tay trẻ em; -Đậy kín phân bón khi không sử dụng.  

DÒNG SẢN PHẨM RYNAN FLOWERMATE -FLOWERMATE 200 (NPK 31-08-08+CHITOSAN): Chuyên dùng cho hoa phong lan lúc mọc mầm và trưởng thành. -FLOWERMATE 210 (NPK 22-10-10+TE+CHITOSAN): Chuyên dùng cho hoa phong lan sau ra hoa và nuôi dưỡng mầm mới đến khi trưởng thành. -FLOWERMATE 220 (NPK 12-12-20+TE): Chuyên dùng cho cây ở mọi giai đoạn lên đến 120 ngày. -FLOWERMATE 230 (NPK 23-08-08+TE+CHITOSAN): Chuyên dùng cho các loại kiểng lá, kiểng treo, bonsai, kiểng công trình, -FLOWERMATE 240 (NPK 14-14-14+TE): Chuyên dùng cho các loại cây kiểng có hoa.  

Cây được bón phân tan chậm rynan thông minh 90 ngày. Ra chồi, ra lá, cứng cây và ra hoa.

A Châu – 0903.166.673 – 0917.096.699 (Vui lòng chỉ gọi Từ sau 9h Sáng – 9h đêm )

Địa chỉ: 196 Trịnh Đình Trọng Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bài viết Phân Chậm Tan: Tốt Hay Xấu? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!