Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Cá Dạng Lỏng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá và rong biển thường được sử dụng cùng nhau để làm phân bón, và thực sự là chúng hơi giống nhau. Cả hai đều cung cấp dinh dưỡng phổ rộng, không quá nhiều nhưng hầu hết mỗi thứ đều có một ít. Rong biển tốt hơn ở các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên, giúp thực vật đối phó với các tác nhân gây căng thẳng khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng phân cá sẽ tốt hơn phân rong biển ở hàm lượng nitơ và phốt pho.
1. Lợi ích của phân cá
Đạm – Nitơ (N) và Lân – Phốt pho (P) là hai nguyên tố quan trọng thường bị thiếu khi đất của chúng ta chưa đạt tiêu chuẩn về mặt hóa học và sinh học:
Nitơ là khối cấu tạo nên protein trong thực vật và cả trong cơ thể chúng ta. Chúng ta có thể không cần quá nhiều nitơ trong vườn, nhưng chúng ta cần một nguồn nitơ chất lượng, và đó sẽ là phân cá dạng lỏng.
Thêm vào đó, nếu bạn có được một sản phẩm cá chất lượng, bạn sẽ nhận được dầu, protein (đạm) và các enzym cung cấp thức ăn cho vi sinh và động vật trong đất. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng phân cá dạng lỏng, còn gọi là dịch đạm cá, phân đạm cá hay đạm cá, chính là một sản phẩm dinh dưỡng toàn diện.
Cũng như với rong biển, tôi thường thích dạng phân cá dạng lỏng hơn. Mặc dù phân cá dạng bột chắc chắn mang lại một số dinh dưỡng, nhưng một số lợi ích sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến.
2. Cách làm phân cá dạng lỏng
Lấy một ít cá và xay trong máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm. Nếu là cá nhiều xương, bạn sẽ cần một chiếc máy mạnh mẻ hơn. Thêm đủ nước để ngập hỗn hợp và sau đó chế thêm một ít nữa cho đến khi tất cả hòa quyện vào nhau. Vậy là xong – bạn đã có một loại phân cá dạng lỏng cơ bản.
Bạn có thể sử dụng nó ngay lập tức bằng cách trộn nó với 10 phần nước và tưới cho cây. Nhưng để thu được nhiều lợi ích hơn, bạn có thể lên men thêm để các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng nhiều hơn.
Để làm được điều đó, tôi sử dụng 1 thìa vi sinh EM cho mỗi ly chứa hỗn hợp nước và cá, tỷ lệ trộn vi sinh 1:50. Nếu bạn không có vi sinh EM, các loại men vi sinh khác cũng có thể sử dụng được.
Sau đó, thêm 1 thìa cà phê đường vào mỗi ly chứa hỗn hợp nước và cá để cung cấp nguồn năng lượng cho vi khuẩn.
Cho toàn bộ hỗn hợp vào hộp đựng có nắp hoặc khăn phủ lên trên, nhưng không vặn chặt nắp vì sẽ có khí sinh ra có thể gây nổ hộp.
Sau một tháng, mùi sẽ giảm nồng độ, có nghĩa là cá đã được tiêu thụ bởi vi khuẩn và phân của bạn đặc biệt hơn và đã sẵn sàng để sử dụng.
3. Cách chọn phân đạm cá chất lượng
Có rất nhiều nhãn hiệu phân cá dạng lòng, thật khó để đánh giá chúng.
Tôi khuyên bạn nên dùng phân cá dạng thủy phân thay vì dạng nhũ tương:
Dạng nhũ tương đã loại bỏ hầu hết chất béo và protein cho các mục đích sử dụng khác. Nó được nấu ở nhiệt độ cao, sẽ phá hủy các vitamin và enzym. Ngoài ra, nước máy được khử trùng bằng clo thường được sử dụng, vì vậy sản phẩm cuối cùng thường có hàm lượng clo cao.
Dạng thủy phân giữ lại chất béo, protein và enzym vì nó được lên men ở nhiệt độ mát. Quá trình thủy phân tốt sẽ được thực hiện trước khi loại bỏ hết xương, dầu… khi cá vẫn còn tươi. Phân cá thủy phân cũng không có mùi hôi như nhũ tương cá.
Tôi không có ý ám chỉ rằng nhũ tương cá là vô dụng – nó vẫn là một loại phân bón đáng giá. Nhưng nói theo cách này – những người chuyển từ việc sử dụng nhũ tương cá sang phân cá dạng thủy phân thường sẽ cảm nhận rõ rệt hiệu quả, trong khi những người chuyển theo hướng ngược lại thì không. Đó là một sự khác biệt đáng chú ý. Nó giống như rau mới hái so với rau trong lon.
Tóm lại, phân cá dạng lỏng này:
Mang lại nhiều lợi ích, nhưng đặc biệt được biết đến với việc cung cấp nitơ và phốt pho thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cây trồng, cũng như chất béo và protein hoàn chỉnh mà vi sinh vật cần.
Là một sản phẩm thủy phân, xử lý với các enzym ở nhiệt độ mát để giữ lại tất cả các thành phần có lợi.
Là hữu cơ, được liệt kê trong danh sách OMRI, và thậm chí không quá nặng mùi.
4. Cách sử dụng phân cá dạng lỏng
Lắc kỹ trước mỗi lần sử dụng vì đôi khi có một phần đặc bị tách ra và bị lắng.
Sau khi đã pha loãng với nước, hãy sử dụng ngay trong ngày. Tỷ lệ pha loãng có thể từ 1:50 đến 1:100 tức 1 lít thì pha 50 đến 100 lít nước. Tôi sử dụng một bộ bình xịt đầu vòi để phun.
Vì tôi cũng sử dụng phân bón khoáng biển, nên tôi luân phiên sử dụng phân cá dạng lỏng cách tháng (ví dụ: phân cá lỏng vào tháng 3, phân khoáng biển vào tháng 4, rồi phân cá vào tháng 5…). Tôi cũng sử dụng phân rong biển hàng tháng cùng với chúng.
Trong khu vườn của tôi, cứ khoảng 100m2 tôi sử dụng nửa ly chứa phân cá lỏng, 4 lần mỗi năm. Như vậy tính ra gần nửa lít phân cá lỏng cho 100 mét vuông mỗi năm.
Nếu tôi không sử dụng phân bón khoáng biển, tôi sẽ phun dung dịch pha đạm cá 8 tháng trong năm, tức là 1 lít trên 100 mét vuông mỗi năm.
Nếu bạn muốn phun hàng tuần thì hãy sử dụng 1/8 ly (2 muỗng canh) cho 100 mét vuông.
Cây trong nhà: Sử dụng 1 muỗng canh pha 4 lít nước, phun 1-2 tuần một lần.
Cây ngoài trời: Sử dụng 2 muỗng canh pha 4 lít nước, phun 1-2 tuần một lần.
Bãi cỏ: Sử dụng khoảng 4 lít phân đạm cá, pha tỷ lệ 1:100 cho 8000 mét vuông mỗi tháng.
Hạt giống: Sử dụng 1 thìa cà phê pha vào một cốc nước để ngâm hạt.
Bón phân: bón cho đến khi đất bão hòa hoặc bón lá cho đến khi lá ướt.
Theo khuyến nghị thì sử dụng khoảng 4 lít phân đạm cá trên 1000 mét vuông đất, 4 lần mỗi năm. Điều đó tính ra khoảng 1 lít trên 100 mét vuông mỗi năm.
5. Giới thiệu phân đạm cá HK Farm
Phân đạm cá HK Farm được sản xuất từ cá biển tươi 100% đánh bắt tại Cà Mau và được xay tại chỗ nên giữ được toàn vẹn các chất dinh dưỡng trong cá. Tinh chất cá sau đó được ủ bằng công nghệ hiện đại, lên men vi sinh vật mật độ cao với hoạt tính sinh học cực mạnh, cho ra chất lượng đạm cá cao nhất.
Đăng ký:
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM
Sản xuất:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CMF (CÀ MAU)
Độc quyền Phân phối & Thương hiệu:
CÔNG TY TNHH HK FARM TÂN TRIỀU
Phân cá HK Farm chắc chắn là nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tuyệt vời nhất cho đất và cây trồng.
Danh sách các bài viết:
Phân Bón Hữu Cơ Vedagro Dạng Lỏng
Phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng được sản xuất nguyên liệu chủ yếu là từ CMS , CMS là chất thông qua quá trình sản xuất bột ngọt trước và sau khi trải qua kĩ thuật lên men vi sinh để lấy chất Glutamic Acid , sau đó thông qua thiết bị cô đặc tiên tiến của nước Đức để lên men cô đặc chất lỏng. VEDAGRO dạng lỏng mang theo hương thơm của mật rỉ, lưu giữ lại thành phần dinh dưỡng của mật rỉ. VEDAGRO dạng lỏng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với mật rỉ, vì trong quá trình lên men tạo các chất acid amin,Vitamin, mycelium protein và các chất tố dinh dưỡng khác, do đó VEDAGRO dạng lỏng ngoài khả năng cung cấp đầy đủ đạm , kali. Ngoài các nguyên tố đa, trung vi lượng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng ra, cây trồng hấp thụ sử dụng những thành phần dinh dưỡng hữu cơ tốt nhất. VEDAGRO dạng lỏng cũng có thể cung cấp Acid amin cho cây trồng sinh trưởng, bao gồm: Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic Acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine,Leucine,Tyrosine, Phenylalanine,Lycine,Argenine, gồm có đầy đủ tác dụng và hiệu quả cho cây trồng.
Phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng đã được khảo nghiệm qua 30 loại cây trồng, từ năm 1995-1997 thông qua các Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Nông nghiệp Hóa học đất đai miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển công ty phân bón miền Nam, công ty phân bón Sài Gòn, Trung tâm cây giống tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Khuyến nông Kỹ thuật của thành phố Hồ Chí Minh , tổng công ty cao su Việt Nam ,và một số nông dân để thực hiện khảo nghiệm trên các loại cây trồng khác nhau, bao gồm cây khoai mì , bắp(ngô), cây bông,….. cao su, trà, cà phê, tiêu, rau cải…… tại những khu vực khác nhau bao gồm: Khu vực Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, miền Trung…, trên những loại đất khác nhau bao gồm đất đỏ, đất vàng, đất đen đều được thực hiện khảo nghiệm đối với phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng.
Phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng vào năm 1998-2000 được Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam tiến hành nghiên cứu về đề tài : “Phân lỏng ảnh hưởng đến một số tính chất của đất” tại các địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh và có kết luận khoa học rằng: nếu nông dân sử dụng liên tục phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng sẽ làm tăng thêm chất hữu cơ trong đất, cải thiện được một số đặc tính lý hóa , làm tăng thêm hàm lượng lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh …..
Phân VEDAGRO dạng lỏng có thể làm giảm được sự rửa trôi của tính chất lưu huỳnh trong phân, cải thiện tính chất lý hóa của đất, làm tăng thêm hoạt tính của các vi sinh vật hoạt động trong đất, còn chứa các chất hữu cơ và các khoáng tố chất khác như: Acid amin ,Vitamin , mycelium protein, chất hữu cơ và khoáng chất sinh vật, vừa đảm bảo được tính hiệu quả nhanh của phân vô cơ, lại vừa đảm bảo đươc tính hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ, đặc biệt còn có đặc tính hiệu quả của Acid Amin, không những đảm bảo được sản lượng ổn định , mà còn thấy được sự cải thiện rõ rệt chất lượng sản phẩm, giảm bớt được sâu bệnh gây hại cho cây trồng, tăng chất mùn, tăng khả năng giữ phân của đất, bảo vệ môi trường.
Chỉ tiêu của p hân hữu cơ sinh học Vedagro dạng lỏng
Hàm lượng thành phần dinh dưỡng chủ yếu
Hàm lượng chất hữu cơ ( ≥ 22%)
Tổng hàm l ượng đạm ( ≥ 2,5%)
Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Làm Phân Bón Hữu Cơ Dạng Lỏng
(BGĐT) – Ban Quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang vừa đánh giá mô hình xử lý nước thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ dạng lỏng phục vụ sản xuất nông nghiệp được triển khai tại xã Tự Lạn (Việt Yên).
Nước thải chăn nuôi sau khi xử lý thành phân bón hữu cơ dạng lỏng được đóng can thành phẩm.
Theo quy trình, chất thải chăn nuôi được kết nước, sau đó được xử lý bằng chế phẩm vi sinh. Sau chu trình 28 ngày được xử lý, lượng phân bón hữu cơ dạng lỏng có tỉ lệ đạm cao và có thể bón cho nhiều loại cây trồng.
Được biết, tham gia mô hình trên, hộ chăn nuôi được Ban quản lý dự án LCASP tỉnh Bắc Giang hỗ trợ chế phẩm vi sinh, rỉ đường, can chứa thành phẩm và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với kinh phí đầu tư 96 triệu đồng/mô hình.
Hiện phương pháp này đang được các hộ chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn tỉnh học tập và triển khai nhân rộng.
Dự án LCASP: Kết nối tín dụng đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) – Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) nói chung và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học và các hạng mục môi trường đi kèm nói riêng, tháng 10-2018 chuỗi các sự kiện kết nối tín dụng sẽ được triển khai tại toàn bộ 10 tỉnh tham gia dự án.
Dự án LCASP: Gần 6 tỷ đồng xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) – Sáng 29-11, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án 10 tháng năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Quản lý dự án LCASP Trung ương, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, TP, nhiều chủ trang trại, nhóm hộ chăn nuôi.
Phân Bón Lỏng Là Gì?
Phân bón lỏng là các chất vô cơ, được sản xuất công nghiệp và đưa vào đất ở trạng thái lỏng. Phân lỏng bao gồm phân đạm, amoniac lỏng khan, amoniac dạng nước, amoni, dung dịch đậm đặc của amoni nitrat và urê, và phân phức hợp có chứa hai hoặc ba nguyên tố thực vật cơ bản (nitơ, phốt pho và kali) với tỷ lệ khác nhau.
Tại Liên Xô, phân bón lỏng có chứa nitơ bắt đầu được sử dụng vào năm 1956; năm 1969, khoảng 3 triệu tấn phân bón lỏng đã được sử dụng trên các cánh đồng kolkhoz và sovkhoz. Việc sản xuất thử nghiệm trong công nghiệp và sử dụng phân phức hợp bắt đầu vào năm 1966. Phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Ở Mỹ, có tới 50% lượng phân đạm và khoảng 10% phân phức hợp được bón dưới dạng chất lỏng. Phân bón lỏng chứa nitơ được sử dụng ở Tiệp Khắc, Đan Mạch và các quốc gia khác, và phân bón lỏng phức hợp được sử dụng ở Pháp, Anh và Canada.
Phân bón lỏng có chứa nitơ (dung dịch amoniac 16,5–20,5 phần trăm, amoniac lỏng khan 82,2 phần trăm, rượu amoniac 35–45 phần trăm) chứa nitơ chủ yếu hoặc độc quyền ở dạng amoniac (NH;}), liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không bị rửa trôi bởi mưa hoặc nước tuyết tan. Vì vậy, phân bón lỏng có thể được bón không chỉ vào mùa xuân mà còn vào cuối mùa hè (trong vụ đông) và vào mùa thu (trong vụ xuân năm sau). Phân lỏng được đưa vào đất đến độ sâu cụ thể (để tránh thất thoát amoniac) bằng xe kéo hoặc máy kéo gắn với máy cày hoặc máy xới đất. Dung dịch amoniac và chất lỏng được đưa vào ở độ sâu 10–12 cm và amoniac lỏng khan ở 15–20 cm (tùy thuộc vào trạng thái cơ học của đất). Vì dung dịch amoni nitrat và urê (lên đến 30-32%) không chứa amoniac, chúng có thể được cho vào lớp bón thúc và phun lên bề mặt đất. Liều lượng phân bón lỏng (về nitơ) cũng giống như liều lượng phân bón nitơ rắn.
Phân bón lỏng có chứa amoniac tự do được lưu trữ và vận chuyển trong các bình kín khí. Các bồn thép có thể chịu được áp suất hơi cao đạt tới 2 meganewtons trên mét vuông (20 atm) được sử dụng cho amoniac khan. Xe tăng dùng cho nhiên liệu máy kéo thích hợp với amoniac dạng nước. Amoni yêu cầu bình được làm bằng thép không gỉ, nhôm hoặc nhựa hoặc có lớp phủ chống ăn mòn. Phân lỏng chứa nitơ rẻ hơn đáng kể so với phân rắn và cần ít công lao động hơn để bón chúng.
Phân lỏng phức hợp là dung dịch nước có chứa tới 27% nitơ, phốt pho và kali. Với các chất phụ gia ổn định (keo sét, bentonit) để ngăn chặn sự kết tinh, có thể làm tăng nồng độ các chất thực phẩm trong phân bón lên 40%. Vì phân phức hợp không chứa nitơ tự do nên chúng có thể được bón lên bề mặt trong quá trình cày, xới hoặc bừa và trong quá trình gieo hạt theo hàng khoan.
Tham khảo
Baranov, P. A., D. A. Koren’kov, và I. V. Pavlovskii. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1961.
Baranov, P. A. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1966.
Spravochnaia precisionga po khimizatsii sel’skogo khoziaistva. V. M. Borisov biên tập. Mátxcơva, 1969.
P. A. BARANOV
Bạn đang xem bài viết Phân Cá Dạng Lỏng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!