Xem Nhiều 5/2023 #️ Phân Bón Nào Là “Cao Lương Mỹ Vị” Của Cây Chè Phía Bắc? # Top 11 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phân Bón Nào Là “Cao Lương Mỹ Vị” Của Cây Chè Phía Bắc? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Nào Là “Cao Lương Mỹ Vị” Của Cây Chè Phía Bắc? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hà Nội , Ngày 15 tháng 04 năm 2019 

  Người trồng chè các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang sản xuất ra nguyên liệu cho món đồ uống hấp dẫn hàng chục triệu người, góp phần hình thành văn hóa trà độc đáo của người Việt Nam. Nhưng không ít nhà nông vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc “thết đãi” cây chè “thức ăn” gì, trong khi một số dinh dưỡng cần thiết trong đất đang cạn dần sau hàng chục năm khai thác.

  Theo quy luật, con người muốn có chè ngon, thì cây chè ngoài yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, nó cũng cần được đáp ứng nguồn dinh dưỡng bổ sung tốt. Đặc biệt, nếu là những loại phân bón có nguồn gốc khoáng như phân bón Văn Điển thì có thể ví chúng như là “cao lương, mỹ vị” của cây chè.  

Lãi nửa tỉ đồng từ cách làm chè năng động  

  Với nhiều người trồng chè nói chung, thu nhập từ loại cây này dù không quá cao nhưng đều đặn. Tuy nhiên, cũng có những điển hình có cách làm hay, kết hợp sản xuất với chế biến, dịch vụ đã mang lại thu nhập cao thấy rõ. Đó là anh nông dân giỏi Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Trung Long, xã Trung Yên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Anh từng mạnh dạn tuyên bố: “Chỉ làm chè thôi, tôi có gần nửa tỷ đồng mỗi năm”.  Không chỉ làm giàu cho mình, anh Thắng còn tạo việc làm, thu nhập cho hàng chục người dân địa phương.  

Khi mới lập gia đình, anh Thắng được bố, mẹ cho 1 sào đất trồng chè, anh   lặn lội sang Thái Nguyên học hỏi từ những người  trồng chè có kinh nghiệm ở Thái Nguyên. Trở về, anh áp dụng những kinh nghiệm mới học được vào vườn chè của gia đình,vay vốn thuê đất, mở rộng diện tích chè lên 3ha. Các  giống chè địa phương, năng suất thấp được anh thay thế bằng giống chè mới như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên. Thay vì bón phân 2 lần/năm cho chè như trước; giờ cứ 2 tháng anh lại bón phân một lần, cây chè lúc nào cũng đủ dinh dưỡng.

“Từ khi thay đổi giống và thời gian, liều lượng bón phân, cây chè sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn hẳn trước đây. Năng suất chè cũng được nâng lên rõ rệt, tăng thêm từ 4- 5 tấn/ha/năm so với trước đây. Nếu đầu tư hệ thống tưới ẩm, giúp cho cây chè luôn đủ nước ở tất cả các mùa, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều” – anh Thắng cho biết. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng nguyên liệu chè, anh Thắng mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc chế biến chè thành phẩm bán ra thị trường và bao tiêu luôn cả sản phẩm chè tươi cho nhiều hộ nông dân trong vùng.

Để phân không bị “rửa trôi” trên đất dốc

Liều lượng bón phân – đó là một trong những bí quyết thành công của anh Nguyễn Mạnh Thắng. Nhìn bao quát hơn đối với đặc điểm thổ nhưỡng toàn vùng chè miền núi phía Bắc, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình phân tích:  Chè thích hợp nhất trên đất có nhiều mùn, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè có phản ứng chua, pH tốt nhất là 4,5 – 5,5. Độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến  sinh trưởng cây chè, nhưng  nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây; nó xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. pH thấp  hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất  N,P, K, Ca, Mg của cây chè… Đất quá chua  có thể  gây ngộ  độc nhôm (Al) cho cây.(Trong môi trường pH < 5,0 các chất  Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây).

Cũng theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy  đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng  50- 60cm. Mùa mưa đất đai bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô cây chè gặp hạn trầm trọng. Trong quá trình canh tác, các chất dinh dưỡng trong đất, một phần bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, phần lớn bị mất đi do quá trình xói mòn và rửa trôi. Mặt khác, kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón hiện nay chưa phù hợp: Nông dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu bón các loại phân giúp cho chè xanh ngay nên thường chỉ bón phân đạm và ka ly; thậm chí  sử dụng quá nhiều chất đạm làm búp chè tích nước, lá mỏng, nhanh thu hái nhưng cây chóng cỗi, sâu bệnh nhiều nhất là nhện đỏ và bệnh phồng lá. Mặt khac, nông dân thường dùng phân lân gốc acid dẫn đến làm mất cân đối chất dinh dưỡng  cho cây chè, làm cho đất bị chua hóa, tăng hàm lượng Al3+, Fe3+ , làm tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý, hóa tính của đất.. Đó là những nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng chè búp

Sản phẩm chính của cây chè miền núi phía Bắc là “búp chè”, được thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải cần nhiều chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã xác định: Để đạt 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)…. Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… cây chè cần rất nhiều.

Muốn có búp chè ngon, cần “hậu đãi” gốc chè

Búp chè ngon không phải tự nhiên sinh ra, mà nó là kết quả của một quá trình sinh trưởng từ gốc rễ cây chè, thậm chí sâu xa hơn là từ lòng đất với những nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng xung quanh bộ rễ cây chè. Không có thức ăn đầy đủ, cây chè cũng như con người, sẽ không được khỏe mạnh và cho năng suất như ý muốn.

Vậy “thức ăn” nào được coi là “cao lương, mỹ vị” cho cây chè? Các chuyên gia cho rằng, đó là các loại phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên. Theo hồ sơ kỹ thuật được các chuyên gia phân bón thừa nhận, phân nung chảy Văn Điển, được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1.450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên  là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng.

Chỉ khi cây tiết a xít hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Kết hợp với các chất đạm, kaly và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 5:10:3 chuyên bón lót và ĐYT NPK chuyên bón thúc cho chè kinh doanh: công thức 16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 – 64%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn… rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nhận xét: “Phân bón chuyên dùng NPK Văn Điển vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác ở chỗ cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung lượng”. Theo đó, vôi chiếm đến 10% vừa khử chua đất, điều chỉnh độ pH phù hợp với môi trường của cây chè, đồng thời cung cấp canxi cho cây. Lượng magie trong phân cũng chiếm từ 5-7% giúp cho cây chè tăng hiệu suất quang hợp tích lũy nhiều dinh dưỡng vào búp và lá.., Các yếu tố silic và lưu huỳnh cũng chiếm tỷ lệ cao 8-13% làm cho đất tơi xốp thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển nhanh, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất khô. Các nguyên tố vi lượng giúp cho cây chè tổng hợp các vitamin tạo hương vị thơm đặc trưng. Chè được bón phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển thỏa mãn cả chu kỳ niên vụ, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh năng suất cao đặc biệt giảm thiểu tối đa thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng chè sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  

Kỹ thuật bón phân: “Của cho không bằng cách cho”

Có phân bón tốt rồi, nhưng nếu không nắm vững kỹ thuật bón phân, thì giống như thiên hạ nói, của cho không bằng cách cho. Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, để cây chè tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ phân bón Văn Điển, người trồng chè cần lưu ý cách bón và lượng phân bón cho một sào chè Bắc bộ như sau:

Chè trồng mới:

– Bón lót:Trộn phân Đa yếu tố NPK 5:10:3 dạng viên với phân hữu cơ ủ mục, bón lót sâu trước khi trồng.

– Bón thúc: Lần 1 bón sau trồng khoảng 2-3 tháng ; các lần sau bón vào tháng 4, tháng 8 năm sau. Dùng phân bón ĐYT NPK 16:8:4 , hoặc 16:8:8, rải phân cách gốc 15-20cm, kết hợp xới cỏ, vun gốc.

Chè kinh doanh:

-Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, trời khô rét :

-Kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè

-Rải 20-25kg Đa yếu tố NPK 5:10:3 và phân hữu cơ ủ mục.

-Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, phủ rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa).

-Đốn chè và tủ gốc chè.

-Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 16:8:8, 16:8:4

Có thể bón sau mỗi lứa chè hoặc bón vào các tháng 2,3 ; 5,6 ; 8,9.

Để có số liệu tra cứu, nhà nông có thể tham khảo bảng sau:

Ghi nhớ: Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây chè ăn dần  trong suốt vụ.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa – trung – vi lượng, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; giúp cho búp chè lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, tăng mật độ búp non, đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi rất nhiều. Ngoài ra còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

↔ E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

 

                                                              Nguồn: Langmoi.vn                     Trọng Hòa – Nam Phong

Lưu ý: Khi dùng file ảnh Bảng tra cứu, vào đúng vị trí nội dung bảng trong bài, và bỏ bảng biểu trong bài đi để tránh trùng lặp.

Bón Phân Đầu Trâu Cho Cây Chè Miền Bắc

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè: Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè. – Đạm (N): Là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè. Thiếu đạm: Cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp. – Lân (P): Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Thiếu lân: Lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp. Thiếu kali: Cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm. – Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin, biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh: Xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non. – Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục tố, enzim chuyển hóa hydratcarbon và axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu magiê: Xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm. – Canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. – Đồng (Cu): Là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chống chịuu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu đồng: Cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá – Kẽm (Zn): Là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: Cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít. – Sắt (Fe): Là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè. – Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè. – Molypđen (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất lượng chè. – Clo (Cl): Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của cây, tăng năng suất và chất lượng chè. – Nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm của chè. Tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô. Trong 100kg búp chè có chứa 4kg N + 1,15kg P2O5 + 2,4kg K2O, tuy nhiên để tạo ra 100kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn (bảng 1). Chè cần nhiều đạm nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng. Chè là cây khá khác biệt so với các cây khác đó là có nhu cầu cao về nhôm, natri, sắt và mangan. 2. Bón phân Đầu Trâu cho cây chè * Chè kiến thiết cơ bản – Bón lót:: Lót khi trồng 0,7-1 tấn phân chuồng/sào + 0,05-0,1kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/cây.Trộn phân với lớp đất mặt, lấp hố trước khi trồng 1-2 tuần. Khi trồng xới đất lên đặt cây, lấp đất, lèn chặt. – Bón thúc: Lượng bón 5-10 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần tuỳ theo tuổi cây. Bón thúc 3-4 lần/năm. * Chè kinh doanh Lượng phân cho chè kinh doanh tuỳ theo mức năng suất. Năng suất cao cần bón nhiều phân, năng suất thấp bón ít hơn. Định mức bón 10-15 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần. Bón 3-4 lần/năm. Có thể bón kết hợp xới đất làm cỏ với bón phân hoặc xẻ rãnh giữa hàng, rải phân rồi lấp đất. Phun phân bón lá Đầu Trâu 001 định kỳ sau mỗi lứa hái có tác dụng thúc đẩy ra búp mới, tăng cao năng suất và chất lượng chè. Phân chuồng định kỳ 3 năm bón 1 lần với lượng 0,5-1 tấn/sào, bón ngay sau khi đốn đau. Cần xới đất sâu tạo rãnh quanh tán hoặc giữa 2 hàng rồi rải phân chuồng và lấp một lớp đất mỏng để giữ ẩm cho chè trong mùa khô.

Phân Bón Đầu Trâu Tại Các Tỉnh Phía Bắc: Kiên Trì Một Hướng Đi

Mức tăng trưởng khả quan

Bước sang năm 2012, thương hiệu Đầu Trâu đã có mặt tại thị trường phân bón các tỉnh miền Bắc tròn 10 năm. Bắt đầu bằng các sản phẩm phân bón lá cao cấp, nhưng lại được phân phối một cách thủ công, lượng tiêu thụ rất khiêm tốn, đến năm 2002, gặp nhà phân phối Thái Sơn (Cty TNHH TMDV Thái Sơn) thì cơ hội phát triển thương hiệu được mở ra. Theo đề nghị của ông Lê Xuân Phương (Giám đốc Cty Thái Sơn), các sản phẩm phân bón Đầu Trâu chuyên dùng 997, 998, 999 đã được chuyển từ TPHCM ra. Thật vất vả, mỗi chuyến chỉ chuyên chở được vài trăm tấn bằng đường tàu hỏa. Vả lại, người dân các tỉnh phía Bắc vốn có tập quán sản xuất lâu đời là dùng phân đơn, họ ngoảnh mặt, làm ngơ trước sự xuất hiện của NPK – mà họ gọi là phân bón cứt chuột. Làm sao đây? Phải mở các điểm trình diễn. Phải cam kết với nông dân sẽ bồi hoàn toàn bộ nếu bà con sử dụng phân bón Đầu Trâu mà thất mùa. Sự tận tâm, chân thật của Bình Điền và bạn hàng phân phối Thái Sơn đã được đền đáp. Người dân tham gia mô hình tin vì họ được hưởng lợi ích thiết thực từ chương trình. Nhưng làm sao “phủ” kín được các tỉnh thành khi lực lượng của Bình Điền chỉ có hạn. Sau nhiều lần xắn quần lội ruộng giữa cái rét căm căm của vụ lúa đông xuân, TGĐ Lê Quốc Phong và GĐ Lê Xuân Phương đã quyết định phải mở rộng các điểm trình diễn kết hợp với đặt các đại lý phân phối. Tập huấn cho đại lý về kỹ năng bán hàng và bán các sản phẩm NPK Đầu Trâu, giúp đại lý trở thành người đại diện của Đầu Trâu tại địa phương. Nhiều chủ đại lý cảm mến ông Phong Đầu Trâu mà sẵn sàng ôm hàng, bán lai rai, chịu lỗ thời gian đầu. Kết quả từ thực tế đã giúp bà con nông dân dần dần tin dùng phân bón Đầu Trâu. Từ chỗ chỉ có một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đến nay phân bón Đầu Trâu đã có mặt tại 28/29 tỉnh thành phía Bắc với gần 100 đại lý cấp 1, hàng ngàn đại lý cấp 2, 3. Sản lượng tiêu thụ cũng tăng dần, từ vài trăm tấn (năm 2003), đến hơn chục ngàn tấn (2006), 43 ngàn tấn (2010), 60 ngàn tấn (2011). Năm 2012 này, dự kiến tiêu thụ 80 ngàn tấn phân bón Đầu Trâu các loại, doanh thu hơn 1000 tỷ đồng.

Kiên trì một hướng đi

Gần đây, các nhà phân phối đề nghị Cty sản xuất sản phẩm Đầu Trâu bón lót cho lúa và hoa màu. Nếu tung ra các dòng sản phẩm này (chỉ cần hàm lượng thấp), nhất là vào đầu vụ đông xuân, sản lượng tiêu thụ của Đầu Trâu sẽ tăng vọt, lợi nhuận vì vậy cũng được cộng thêm rất nhiều. Các dòng sản phẩm đang có của Đầu Trâu chủ yếu có hàm lượng cao, lượng sử dụng rất ít trên một đơn vị diện tích trong khi tập quán sản xuất của người nông dân miền Bắc là sử dụng nhiều phân bón. Rãi phân cho lúa phải “sướng tay”. Cũng đúng thôi, vì ruộng đất ít quá, người dân sợ thất mùa, là đói, phải đầu tư mạnh, cho “chắc ăn”, “lấy công làm lời”, chứ có mấy ai tính tới cái tác hại, cả trước mắt và lâu dài của việc sử dụng quá nhiều, quá thừa phân khoáng. Làm thế nào thay đổi được tập quán sản xuất lâu đời này của bà con là trăn trở và cũng là quyết tâm rất lớn của Bình Điền. Không chạy theo số lượng. Không sốt ruột trước tỷ lệ tăng trưởng hằng năm. Không chiều nịnh một tập quán sản xuất đã không còn phù hợp nữa, nhưng… TGĐ Cty Lê Quốc Phong, nói: “Cái gì cũng phải từ từ. Thay đổi cả một tập quán sản xuất không phải chuyện dễ, phải có thời gian. Phải làm cho bà con chuyển từ thói quen sử dụng phân bón cấp thấp, sang sử dụng phân bón có hàm lượng cao. Thay vì cầm một nắm to phân để rải, thì chỉ cần một nửa, thậm chí một nhúm là đủ. Nếu bón 1 bao thay cho 3 bao phân khác thì người dân được lợi nhiều thứ lắm. Qua rồi cái thời “lấy công làm lời”. Được lợi về thời gian giúp nhà nông có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Bình Điền đã thành công trong việc góp phần giúp nông dân Nam bộ sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, sản xuất ra sản phẩm không chỉ để dùng, mà còn có chất lượng và chứng chỉ đàng hoàng để xuất khẩu. Tới đây phân bón Đầu Trâu 46P+ sẽ ra. Sử dụng ĐT 46P+ sẽ giảm gần một nửa so với DAP, giảm từ 5 đến 6 lần so với sử dụng Supe Lân, loại phân bà con miền Bắc đang sử dụng rất nhiều. Bà con nông dân đâu biết bón lân vào đất cây trồng chỉ “ăn” được tối đa là 30%. Số 70% lân còn lại bị các chất có trong đất như sắt, nhôm… “trói chặt”, cây  không thể “hút” được. Sản phẩm ĐT 46P+ có chất AVAIL bao quanh hạt lân, làm cho các chất có trong đất không thể tới gần. Hạt lân luôn ở dạng tự do nên cây trồng sử dụng được. Đây là phát minh của các nhà khoa học Mỹ, Úc, New Zealand mà Bình Điền được chuyển giao”.

Kiên trì đưa ra các sản phẩm Đầu Trâu với hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu rất cao cho từng loại, từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giúp nông dân giảm lượng bón, giảm công vận chuyển, giảm khối lượng lưu kho, giảm công bón, tiết kiệm chi phí tức thời, lại giảm chi phí thuốc BVTV do cây trồng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh, góp phần bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà – đó là chiến lược nhất quán của phân bón Đầu Trâu. Về giá cả, theo ông Phong tới đây, khi Bình Điền xây dựng nhà máy sản xuất tại Ninh Bình, sử dụng Ure lỏng của Nhà máy đạm Ninh Bình thì phân bón Đầu Trâu tại các tỉnh phía Bắc sẽ có giá cạnh tranh cao, có lợi nhiều hơn cho nông dân.

Tham gia ngay từ đầu mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”

Phân bón Đầu Trâu gắn với “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở Nam bộ với tư cách một “nhà” tiên phong trong mối liên kết 4 nhà với những sản phẩm phân bón chất lượng cao và một chính sách ưu đãi được người dân rất “chịu”. Bước sang vụ sản xuất đông xuân năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa CĐML ra các tỉnh phía Bắc. Bộ giao cho Bình Điền làm mô hình tại Nam Định. Mặc dù thời gian triển khai rất gấp, ngày 27 Tết mới họp được với Sở Nông nghiệp các tỉnh để triển khai, nhưng Bình Điền không chỉ làm ở Nam Định mà cả Hà Nội, với 9 mô hình ở 7 huyện, tổng cộng 473 ha.

Chúng tôi vừa có chuyến thăm các mô hình tại Nam Định. Nông dân và cán bộ quản lý HTX nông nghiệp rất phấn khởi, tin tưởng. Lúa đông xuân phát triển tốt, đang bắt đầu trỗ bông. Bà Nguyễn Thị Thắng, ở làng Nhuông, xã Yên Trung, huyện Ý Yên, cho biết: gia đình bà tham gia mô hình CĐML 6 sào (360m2/sào) “Tôi bón toàn phân Đầu Trâu theo hướng dẫn, lúa đã trỗ đều, cây cứng, sạch, sáng, lá tuy không xanh bằng bón nhiều đạm hạt trắng, nhưng ít sâu bệnh. Đạm hạt vàng Đầu Trâu rải xuống ruộng mấy ngày sau còn thấy hạt, chứ đạm trắng rải xuống nước vài giờ là tan biến hết.”

Ông Hoàng Mạnh Cừ, đội trưởng sản xuất ở xóm 10, xã Hùng Tiến, huyện Giao Tiến cũng khẳng định: “Bón phân Đầu Trâu theo quy trình của mô hình lúa không xanh bằng rải đạm trắng tự do theo tập quán của bà con, nhưng cây lúa rất cứng, lá dày, số nhánh hữu hiệu cao, trông bụi lúa sáng thế này nhất định sẽ ít sâu bệnh, sẽ đạt năng suất tối ưu”. Tuy vậy một số bà con do chưa tin nên lén rải thêm Ure trắng. Chị Nguyễn Thị Điệp thành thật nhận “có bón thêm mỗi sào 1kg đạm trắng nữa vì nghĩ bón phân Đầu Trâu lượng ít quá làm sao lúa tốt được”.

Xuống ruộng với nông dân mới thấy trách nhiệm của Bình Điền và Công ty phân phối Thái Sơn. Rải ra khắp các mô hình đều có cán bộ kỹ thuật của Cty phụ trách, túc trực giải quyết những vướng mắc của bà con nông dân. Các nhà khoa học trong Hội đồng cố vấn KHKT của Cty từ trong Nam nhưng cũng ra, lội ruộng thăm đồng 2-3 lần mỗi vụ.

Sắp tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ họp, sẽ có đánh giá, kết luận cụ thể và hướng sẽ  triển khai mở rộng mô hình CĐML. Phân bón Đầu Trâu sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình như là một sự tự khẳng định mình vì lợi ích cao nhất của bà con nông dân miền Bắc.

 

 Tập huấn đại lý Đầu Trâu chuyên nghiệp để phục vụ bà con ngày càng tốt hơn

Trần Đình Thế

Trải Nghiệm Thú Vị Tại Nhà Máy Phân Bón Phú Mỹ

Gia đình tôi đã nhiều năm tin tưởng và thường xuyên chăm bón vườn sầu riêng bằng phân bón Phú Mỹ, lại còn được cán bộ Công ty hướng dẫn chăm bón sao cho hiệu quả nên năm nào vườn cũng xanh tốt, đạt năng suất cao. Tôi cũng rất muốn được đến tận nơi để tận mắt thấy phân bón được sản xuất như thế nào mà tốt cho cây trồng thế. Vì vậy, khi cán bộ phân bón Phú Mỹ mời tôi đến thăm quan Nhà máy phân bón Phú Mỹ thì tôi vui mừng lắm và nhận lời ngay. Nghe cán bộ Phú Mỹ nói là không chỉ có chúng tôi mà trong mấy tháng gần đây, PVFCCo còn mời tổng cộng gần 1.000 khách hàng là các đại lý, cửa hàng tiêu biểu, bà con nông dân giỏi và đại diện các cơ quan ban ngành nông nghiệp trên cả nước đến thăm quan Nhà máy NPK Phú Mỹ nữa.

Anh Lê khắc Tám đến thăm Nhà máy.

Gia đình tôi đã nhiều năm tin tưởng và thường xuyên chăm bón vườn sầu riêng bằng phân bón Phú Mỹ, lại còn được cán bộ Công ty hướng dẫn chăm bón sao cho hiệu quả nên năm nào vườn cũng xanh tốt, đạt năng suất cao. Tôi cũng rất muốn được đến tận nơi để tận mắt thấy phân bón được sản xuất như thế nào mà tốt cho cây trồng thế. Vì vậy, khi cán bộ phân bón Phú Mỹ mời tôi đến thăm quan Nhà máy phân bón Phú Mỹ thì tôi vui mừng lắm và nhận lời ngay. Nghe cán bộ Phú Mỹ nói là không chỉ có chúng tôi mà trong mấy tháng gần đây, PVFCCo còn mời tổng cộng gần 1.000 khách hàng là các đại lý, cửa hàng tiêu biểu, bà con nông dân giỏi và đại diện các cơ quan ban ngành nông nghiệp trên cả nước đến thăm quan Nhà máy NPK Phú Mỹ nữa.

Đi cùng tôi chuyến này còn có nhiều anh chị em nông dân trong tỉnh Đăk Lăk làm chuyến đi thêm vui vẻ khi tôi có thêm những người bạn để cùng chia sẻ kinh nghiệm chăm bón cây trồng. Các anh chị còn khen Phú Mỹ chu đáo, mua cả bảo hiểm chuyến đi, lo chỗ ăn chỗ ở rất sạch sẽ cho mình nữa.

Cán bộ của Phú Mỹ thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ anh Lê Khắc Tám chăm sóc vườn cây.

Vừa đến tôi đã thấy ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ, Nhà máy phân bón mà rất rộng và còn xanh sạch đẹp nữa. có tới 2 Nhà máy nằm cạnh nhau, Nhà máy NPK Phú Mỹ và Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ngay khi vào Nhà máy tôi đã được tập huấn an toàn và mang bộ đồ bảo hộ trông như những công nhân của Nhà máy vậy. Chúng tôi di chuyển trên những chiếc ô tô riêng của Nhà máy để đi đến khu công nghệ, sản xuất.

Đón tiếp chúng tôi là anh Nguyễn Đình Hùng – Phó Giám đốc Nhà máy Đạm Phú Mỹ và anh Nguyễn Quang Sơn – giám đốc Nhà máy NPK Phú Mỹ. Các anh dẫn đoàn chúng tôi thăm quan trong suốt chuyến đi từ các xưởng sản xuất của nhà máy, khu công nghệ, khu đóng bao rồi phòng điều hành trung tâm và tận tình cho chúng tôi biết các thông tin về các Nhà máy.

Anh Hùng cho biết: cả khuôn viên rộng 63 ha, Nhà máy Đạm thì công suất 800.000 tấn/năm, còn Nhà máy NPK Phú Mỹ có công suất 250.000 tấn/năm và là Nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất NPK bằng công nghệ hoá học. Cả 2 Nhà máy đều có trang thiết bị và nhà thầu thi công đều theo tiêu chuẩn G7 và Châu Âu. Đạm Phú Mỹ thì chúng tôi dùng 10 năm nay rất tốt rồi, còn NPK Phú Mỹ được sản xuất bằng công nghệ hóa học là công nghệ sản xuất NPK hiện đại, cao cấp nhất hiện nay, được sử dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…Sản phẩm đầu ra là các dòng sản phẩm NPK Phú Mỹ chất lượng cao với nhiều công thức khác nhau, đảm bảo hàm lượng các nguyên tố đa, trung, vi lượng và phù hợp với các nhu cầu sinh trưởng của cây trồng ở từng vùng thổ nhưỡng. Nhà máy cũng được vận hành bởi chính đội ngũ nhân sự của Đạm Phú Mỹ – đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao, dày dạn kinh nghiệm cùng quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Mọi lô hàng NPK Phú Mỹ thành phẩm được lấy mẫu, phân tích, kiểm tra chất lượng theo quy định và chỉ những sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng mới được đóng bao đưa ra thị trường và PVFCCo chịu trách nhiệm cao nhât với sản phẩm của mình.

Anh Sơn rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi, thắc mắc của chúng tôi về Nhà máy, công nghệ, sản phẩm. Trước khi đến đây, tôi luôn thắc mắc là tại sao hạt phân NPK Phú Mỹ lại có màu nhạt hơn so với các loại phân NPK khác. Anh Sơn vui vẻ trả lời: “Nhà máy NPK Phú Mỹ không sử dụng hóa chất để nhuộm màu sản phẩm như các nhà sản xuất khác vẫn đang làm hiện nay, vốn chỉ để đáp ứng thị hiếu, thói quen của bà con, hạt phân NPK Phú Mỹ chính là có màu sắc tự nhiên của các nguyên liệu đầu vào. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, giá bán cho bà con mà còn đưa bà con nông dân đi theo xu hướng mới – chú trọng vào thực chất thay vì hình thức bề ngoài của vật tư sản xuất – qua đó giảm tồn dư hoá chất trong nông sản và trong đất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm, nông sản xuất khẩu và góp phần bảo vệ môi trường. Trong suốt 1 buổi chiều, anh Sơn đã luôn trả lời các câu hỏi như vậy, và ghi nhận những đóng góp ý kiến cho sản phẩm tốt hơn nữa của các anh chị trong đoàn thăm quan. Ai cũng nhận được câu trả lời thấu đáo của anh và cảm thấy hài lòng, tin tưởng.

Các nông dân Đăk Lăk nghe cán bộ của Nhà máy giới thiệu về công nghệ

Cũng trong chương trình, tôi và các anh chị trong đoàn cũng đã được PVFCCo đưa đi tham quan các danh lam thắng cảnh và tìm hiểu về lịch sử con người tại các địa danh nổi tiếng ở Vũng Tàu. Đây là lần đầu tiên tôi đến Vũng Tàu và được đi thăm, mở mang kiến thức nên thực sự cảm thấy rất vui và cảm ơn PVFCCo lắm.

Chuyến đi đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc về Nhà máy phân bón Phú Mỹ với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, các kỹ sư công nhân yêu nghề với trình độ cao, các cán bộ Nhà máy nhiệt tình, chu đáo. Tôi càng thêm yên tâm, tin tưởng vào sản phẩm Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ… Tôi sẽ kể lại cho bà con trong xã để mọi người cùng sử dụng phân bón Phú Mỹ cho cây trồng và mong các anh chị ấy cũng có 1 ngày được trải nghiệm thú vị như tôi.

(Nông dân xã Ea Kênh, huyện Krông Pak, tỉnh Đăk Lăk – Cảm nhận khi đến tham quan Nhà máy NPK Phú Mỹ).

Bạn đang xem bài viết Phân Bón Nào Là “Cao Lương Mỹ Vị” Của Cây Chè Phía Bắc? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!