Xem Nhiều 5/2023 #️ Phân Bón Đầu Trâu Tại Các Tỉnh Phía Bắc: Kiên Trì Một Hướng Đi # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Phân Bón Đầu Trâu Tại Các Tỉnh Phía Bắc: Kiên Trì Một Hướng Đi # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Đầu Trâu Tại Các Tỉnh Phía Bắc: Kiên Trì Một Hướng Đi mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mức tăng trưởng khả quan

Bước sang năm 2012, thương hiệu Đầu Trâu đã có mặt tại thị trường phân bón các tỉnh miền Bắc tròn 10 năm. Bắt đầu bằng các sản phẩm phân bón lá cao cấp, nhưng lại được phân phối một cách thủ công, lượng tiêu thụ rất khiêm tốn, đến năm 2002, gặp nhà phân phối Thái Sơn (Cty TNHH TMDV Thái Sơn) thì cơ hội phát triển thương hiệu được mở ra. Theo đề nghị của ông Lê Xuân Phương (Giám đốc Cty Thái Sơn), các sản phẩm phân bón Đầu Trâu chuyên dùng 997, 998, 999 đã được chuyển từ TPHCM ra. Thật vất vả, mỗi chuyến chỉ chuyên chở được vài trăm tấn bằng đường tàu hỏa. Vả lại, người dân các tỉnh phía Bắc vốn có tập quán sản xuất lâu đời là dùng phân đơn, họ ngoảnh mặt, làm ngơ trước sự xuất hiện của NPK – mà họ gọi là phân bón cứt chuột. Làm sao đây? Phải mở các điểm trình diễn. Phải cam kết với nông dân sẽ bồi hoàn toàn bộ nếu bà con sử dụng phân bón Đầu Trâu mà thất mùa. Sự tận tâm, chân thật của Bình Điền và bạn hàng phân phối Thái Sơn đã được đền đáp. Người dân tham gia mô hình tin vì họ được hưởng lợi ích thiết thực từ chương trình. Nhưng làm sao “phủ” kín được các tỉnh thành khi lực lượng của Bình Điền chỉ có hạn. Sau nhiều lần xắn quần lội ruộng giữa cái rét căm căm của vụ lúa đông xuân, TGĐ Lê Quốc Phong và GĐ Lê Xuân Phương đã quyết định phải mở rộng các điểm trình diễn kết hợp với đặt các đại lý phân phối. Tập huấn cho đại lý về kỹ năng bán hàng và bán các sản phẩm NPK Đầu Trâu, giúp đại lý trở thành người đại diện của Đầu Trâu tại địa phương. Nhiều chủ đại lý cảm mến ông Phong Đầu Trâu mà sẵn sàng ôm hàng, bán lai rai, chịu lỗ thời gian đầu. Kết quả từ thực tế đã giúp bà con nông dân dần dần tin dùng phân bón Đầu Trâu. Từ chỗ chỉ có một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đến nay phân bón Đầu Trâu đã có mặt tại 28/29 tỉnh thành phía Bắc với gần 100 đại lý cấp 1, hàng ngàn đại lý cấp 2, 3. Sản lượng tiêu thụ cũng tăng dần, từ vài trăm tấn (năm 2003), đến hơn chục ngàn tấn (2006), 43 ngàn tấn (2010), 60 ngàn tấn (2011). Năm 2012 này, dự kiến tiêu thụ 80 ngàn tấn phân bón Đầu Trâu các loại, doanh thu hơn 1000 tỷ đồng.

Kiên trì một hướng đi

Gần đây, các nhà phân phối đề nghị Cty sản xuất sản phẩm Đầu Trâu bón lót cho lúa và hoa màu. Nếu tung ra các dòng sản phẩm này (chỉ cần hàm lượng thấp), nhất là vào đầu vụ đông xuân, sản lượng tiêu thụ của Đầu Trâu sẽ tăng vọt, lợi nhuận vì vậy cũng được cộng thêm rất nhiều. Các dòng sản phẩm đang có của Đầu Trâu chủ yếu có hàm lượng cao, lượng sử dụng rất ít trên một đơn vị diện tích trong khi tập quán sản xuất của người nông dân miền Bắc là sử dụng nhiều phân bón. Rãi phân cho lúa phải “sướng tay”. Cũng đúng thôi, vì ruộng đất ít quá, người dân sợ thất mùa, là đói, phải đầu tư mạnh, cho “chắc ăn”, “lấy công làm lời”, chứ có mấy ai tính tới cái tác hại, cả trước mắt và lâu dài của việc sử dụng quá nhiều, quá thừa phân khoáng. Làm thế nào thay đổi được tập quán sản xuất lâu đời này của bà con là trăn trở và cũng là quyết tâm rất lớn của Bình Điền. Không chạy theo số lượng. Không sốt ruột trước tỷ lệ tăng trưởng hằng năm. Không chiều nịnh một tập quán sản xuất đã không còn phù hợp nữa, nhưng… TGĐ Cty Lê Quốc Phong, nói: “Cái gì cũng phải từ từ. Thay đổi cả một tập quán sản xuất không phải chuyện dễ, phải có thời gian. Phải làm cho bà con chuyển từ thói quen sử dụng phân bón cấp thấp, sang sử dụng phân bón có hàm lượng cao. Thay vì cầm một nắm to phân để rải, thì chỉ cần một nửa, thậm chí một nhúm là đủ. Nếu bón 1 bao thay cho 3 bao phân khác thì người dân được lợi nhiều thứ lắm. Qua rồi cái thời “lấy công làm lời”. Được lợi về thời gian giúp nhà nông có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới. Bình Điền đã thành công trong việc góp phần giúp nông dân Nam bộ sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, sản xuất ra sản phẩm không chỉ để dùng, mà còn có chất lượng và chứng chỉ đàng hoàng để xuất khẩu. Tới đây phân bón Đầu Trâu 46P+ sẽ ra. Sử dụng ĐT 46P+ sẽ giảm gần một nửa so với DAP, giảm từ 5 đến 6 lần so với sử dụng Supe Lân, loại phân bà con miền Bắc đang sử dụng rất nhiều. Bà con nông dân đâu biết bón lân vào đất cây trồng chỉ “ăn” được tối đa là 30%. Số 70% lân còn lại bị các chất có trong đất như sắt, nhôm… “trói chặt”, cây  không thể “hút” được. Sản phẩm ĐT 46P+ có chất AVAIL bao quanh hạt lân, làm cho các chất có trong đất không thể tới gần. Hạt lân luôn ở dạng tự do nên cây trồng sử dụng được. Đây là phát minh của các nhà khoa học Mỹ, Úc, New Zealand mà Bình Điền được chuyển giao”.

Kiên trì đưa ra các sản phẩm Đầu Trâu với hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu rất cao cho từng loại, từng giai đoạn phát triển của cây trồng, giúp nông dân giảm lượng bón, giảm công vận chuyển, giảm khối lượng lưu kho, giảm công bón, tiết kiệm chi phí tức thời, lại giảm chi phí thuốc BVTV do cây trồng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh, góp phần bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà – đó là chiến lược nhất quán của phân bón Đầu Trâu. Về giá cả, theo ông Phong tới đây, khi Bình Điền xây dựng nhà máy sản xuất tại Ninh Bình, sử dụng Ure lỏng của Nhà máy đạm Ninh Bình thì phân bón Đầu Trâu tại các tỉnh phía Bắc sẽ có giá cạnh tranh cao, có lợi nhiều hơn cho nông dân.

Tham gia ngay từ đầu mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”

Phân bón Đầu Trâu gắn với “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở Nam bộ với tư cách một “nhà” tiên phong trong mối liên kết 4 nhà với những sản phẩm phân bón chất lượng cao và một chính sách ưu đãi được người dân rất “chịu”. Bước sang vụ sản xuất đông xuân năm 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa CĐML ra các tỉnh phía Bắc. Bộ giao cho Bình Điền làm mô hình tại Nam Định. Mặc dù thời gian triển khai rất gấp, ngày 27 Tết mới họp được với Sở Nông nghiệp các tỉnh để triển khai, nhưng Bình Điền không chỉ làm ở Nam Định mà cả Hà Nội, với 9 mô hình ở 7 huyện, tổng cộng 473 ha.

Chúng tôi vừa có chuyến thăm các mô hình tại Nam Định. Nông dân và cán bộ quản lý HTX nông nghiệp rất phấn khởi, tin tưởng. Lúa đông xuân phát triển tốt, đang bắt đầu trỗ bông. Bà Nguyễn Thị Thắng, ở làng Nhuông, xã Yên Trung, huyện Ý Yên, cho biết: gia đình bà tham gia mô hình CĐML 6 sào (360m2/sào) “Tôi bón toàn phân Đầu Trâu theo hướng dẫn, lúa đã trỗ đều, cây cứng, sạch, sáng, lá tuy không xanh bằng bón nhiều đạm hạt trắng, nhưng ít sâu bệnh. Đạm hạt vàng Đầu Trâu rải xuống ruộng mấy ngày sau còn thấy hạt, chứ đạm trắng rải xuống nước vài giờ là tan biến hết.”

Ông Hoàng Mạnh Cừ, đội trưởng sản xuất ở xóm 10, xã Hùng Tiến, huyện Giao Tiến cũng khẳng định: “Bón phân Đầu Trâu theo quy trình của mô hình lúa không xanh bằng rải đạm trắng tự do theo tập quán của bà con, nhưng cây lúa rất cứng, lá dày, số nhánh hữu hiệu cao, trông bụi lúa sáng thế này nhất định sẽ ít sâu bệnh, sẽ đạt năng suất tối ưu”. Tuy vậy một số bà con do chưa tin nên lén rải thêm Ure trắng. Chị Nguyễn Thị Điệp thành thật nhận “có bón thêm mỗi sào 1kg đạm trắng nữa vì nghĩ bón phân Đầu Trâu lượng ít quá làm sao lúa tốt được”.

Xuống ruộng với nông dân mới thấy trách nhiệm của Bình Điền và Công ty phân phối Thái Sơn. Rải ra khắp các mô hình đều có cán bộ kỹ thuật của Cty phụ trách, túc trực giải quyết những vướng mắc của bà con nông dân. Các nhà khoa học trong Hội đồng cố vấn KHKT của Cty từ trong Nam nhưng cũng ra, lội ruộng thăm đồng 2-3 lần mỗi vụ.

Sắp tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ họp, sẽ có đánh giá, kết luận cụ thể và hướng sẽ  triển khai mở rộng mô hình CĐML. Phân bón Đầu Trâu sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình như là một sự tự khẳng định mình vì lợi ích cao nhất của bà con nông dân miền Bắc.

 

 Tập huấn đại lý Đầu Trâu chuyên nghiệp để phục vụ bà con ngày càng tốt hơn

Trần Đình Thế

Phân Bón Đầu Trâu Cho Lúa Ở Kiên Giang

Trong cả 2 loại phân đều có chứa chế phẩm Agrotain bọc cho phân đạm. Bà con đã làm quen với phân Đầu Trâu 46A+ hạt vàng và đã từng sử dụng so với phân ure thường, ai ai cũng thừa nhận là sử dụng phân Đầu Trâu hạt vàng 46A+ rất có hiệu quả, tiết kiệm được lượng bón, tiết kiệm chi phí mà năng suất vẫn cao.

Do chủ trương Agrotain hóa sản phẩm Đầu Trâu nên Cty CP Phân bón Bình Điền đã đưa dần chế phẩm Agrotain vào trong phân NPK. Mục tiêu chính của Cty là tạo ra các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ cân đối và đầy đủ các thành phần thiết yếu cho cây, nhằm tiết kiệm lượng bón, giảm chi phí mà năng suất cây trồng vẫn cao, đem lại hiệu quả kinh tế cũng cao.

Phân Đầu Trâu các loại, đã từ lâu, khi so sánh với các công thức bón phân riêng lẻ của từng hộ, trên khắp các vùng trong cả nước, cũng như nước ngoài, đều đã chứng minh tính ưu việt của nó như mục tiêu đã nêu.

Điều đó là dễ hiểu, vì nông dân thường thỏa mãn với kỹ thuật mà họ đã tích lũy được và thường chuộng phân đạm hơn, thích bón phân lai rai và có phân gì bón phân nấy, không làm theo một kỹ thuật đã định trước.

Nhưng trong cánh đồng SX theo tiêu chuẩn GAP thì nông dân đã được huấn luyện để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và phần lớn cũng dựa theo kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”. Vì vậy, nếu kỹ thuật sử dụng phân Đầu Trâu đạt được mục tiêu như đã đặt ra trong môi trường GAP, tức là hướng đi của Đầu Trâu là hoàn toàn đúng đắn.

Còn nền phân đối chứng chung của 5 hộ là: 102 N + 57 P 20 5 + 58 K 20/ha, có phun bổ sung phân Super humate 0,5 lít sau sạ 18 ngày, Boom flower 2 lít sau sạ 55 và 70 ngày. So sánh về mức dinh dưỡng đa lượng thì nền phân đối chứng bón cao hơn nền phân trình diễn là 10 kg N (22 kg ure), 38 kg P 20 5 (238 kg super lân) và 9 kg K 2 0 (15 kg KCL/ha).

Kết quả thu hoạch, ruộng trình diễn đạt 5,79 tấn/ha, ruộng đối chứng đạt 4,92 kg/ha, kém hơn ruộng trình diễn phân Đầu Trâu là 870 kg thóc/ha. Bình quân 5 hộ làm ruộng đối chứng có chi phí tăng hơn ruộng trình diễn là 612.000 đ, giá thành ở ruộng trình diễn là 2,242 đ/kg thóc, còn ruộng đối chứng là 2.776 đ/kg thóc, tăng chi 534 đồng 1 kg thóc.

Kết quả ruộng bón phân Đầu trâu tiết kiệm được 22 kg ure, 238 kg super lân và 15 kg kali, nhưng năng suất lúa lại cao hơn 870 kg (17,8%) thóc mà lời ròng còn cao hơn đối chứng là 4.497.000 đ/ha (tăng 20% so với ruộng đối chứng).

Mô hình 2 thực hiện tại phường Vĩnh hiệp, TP Rạch Giá, Kiên Giang sử dụng giống OM 5451, sạ mật độ 120 kg/ha, từ 5/6/2010. Nền phân của Đầu Trâu cũng dùng 2 chủng loại phân trên có tỷ lệ N:P:K là 65-40-36, có phun bổ sung thêm Super Humate 100 ml vào 18 và 40 ngày sau sạ và Silika 0,25 lít vào 55 và 70 ngày sau sạ. Còn nền phân đối chứng là 81-64-50 kg/ha. So với nền phân Đầu Trâu bón tăng 16 kg N (35 kg ure), 24 kg P 20 5 (150 kg super lân) và 14 kg K 2 0 (23 kg KCL/ha).

Kết quả thu hoạch, nền trình diễn phân Đầu Trâu có năng suất 5,80 tấn, còn nền phân đối chứng là 5,34 tấn/ha, thua nền phân trình diễn 460 kg/ha (8,6%). Tổng chi phí của nền phân Đầu Trâu là 13.347.000 đ/ha, còn nền phân đối chứng của 5 nông dân là 15.450.000 đ/ha, tăng chi so với nền phân Đầu Trâu là 2.103.000 đ/ha (13,6%).

Vậy là khi đưa chế phẩm Agrotain vào bọc cho chất N trong phân NPK cũng đạt được mục tiêu là giảm lượng bón, dù rằng nông dân trong 2 vùng đã thực hiện triệt để các chỉ tiêu kỹ thuật của GAP, trong đó có tiết giảm lượng phân tối đa, nhưng khi so sánh với phân Đầu Trâu cũng tăng hơn cả về liều lượng bón, tăng chi phí đầu tư mà năng suất vẫn thua, giá thành vẫn cao và tiền lời cũng giảm so với sử dụng phân Đầu Trâu TE +Agrotain lúa 1 và ĐT-TE+ Agrotain lúa 2. Vậy là Bình Điền một lần nữa chứng minh mục tiêu đặt ra của công ty là hoàn toàn đúng đắn.

GS Mai Văn Quyền .Nguồn: Báo NNVN

Vận Chuyển Cây Cảnh, Bon Sai Đi Các Tỉnh Miền Bắc

Đối với vận tải Phước Tấn, công ty vận tải có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường vận tải đường dài với tuyến đường vận tải chính là vận chuyển hàng Bắc Nam. Chính vì thế quí khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về năng lực vận tải của chúng tôi đối với những tuyến đường ra Bắc.

cũng là một dịch vụ mà Vận chuyển cây cảnh, bonsai đi các tỉnh miền Bắc Phước Tấn đã nhận vận chuyển trong thời gian qua.

Nhằm mở rộng thêm thị trường vận tải cũng như để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao và kết nối các nghệ nhân cũng như người chơi, đam mê cây cảnh trong khắp cả nước. Công ty vận tải Phước Tấn cho ra đời dịch vụ vận chuyển cây cảnh, bonsai đi các tỉnh miền Bắc từ chúng tôi và các tỉnh miền Nam.

Chúng tôi nhận vận chuyển cây cảnh bonsai với đủ mọi loại kích thước khác nhau từ nhỏ bé đến cồng kềnh nhất, bên cạnh đó Phước Tấn còn nhận đóng gói, nẹp gỗ nhằm đảm bảo sự an toàn hàng hóa tối đa trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.

Thời gian vận chuyển và phương thức giao-nhận hàng hóa:

– Với lộ trình đường đi tuân thủ quy định về tốc độ của luật giao thông đường bộ, các xe tải chuyển hàng cây cảnh ,bonsai của Phước Tấn di chuyển đảm bảo an toàn, đúng trọng tải. Tùy từng điểm giao hàng của khách hàng trong chuyến đi mà thời gian di chuyển toàn tuyến dao động từ 46-50 tiếng/chuyến.

– Đặc biệt, khi quý khách có nhu cầu gửi hàng nguyên xe với trọng tấn từ 3,5-15 tấn, quí khách sẽ được ưu tiên lựa chọn thời gian xuất phát và chúng tôi cam kết giao hàng tận nơi đến tất cả các tỉnh thành phía Bắc cho quí khách. Do di chuyển liền mạch nên thời gian di chuyển sẽ chỉ còn 38 tiếng/chuyến.

* Phương thức giao nhận đối với dịch vụ vận chuyển cây cảnh, bon sai

– Đối với hàng ghép, hàng lẻ: chúng tôi nhận-giao tại kho của công ty với 2 đầu kho tại TP.Hồ Chính Minh và Hà Nội. (Riêng những khách hàng có nhu cầu giao-nhận tận nơi Phước Tấn cũng sẽ có xe trung chuyển nhận-giao tại địa chỉ mà khách hàng yêu cầu với mức phí khác nhau theo từng địa điểm.

– Đối với hàng theo kiện (số lượng lớn): vận tải Phước Tấn sẽ nhận-giao tận nơi cho quí khách hàng mà không phải mất thêm bất kì chi phí phát sinh nào.

Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ vận chuyển cây cảnh, bon sai của vận tải Phước Tấn?

+ Chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển cây cảnh, bon sai đi các tỉnh miền Bắc giá rẻ, chuyên nghiệp, uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vận tải.

+ Đội ngũ nhân viên, lái xe được đào tạo bài bản, chuyên sâu về nghiệp vụ, luôn vui vẻ, nhiệt tình trong công việc.

+ Giá cả ổn định và cạnh tranh, giúp khách hàng có thể tiết kiệm được tối đa chi phí vận chuyển. Bởi vì chúng tôi hiểu được rằng chi phí luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp.

+ Hàng hóa của quí khách sẽ luôn được đảm bảo an toàn trong quá trình giao nhận và vận chuyển.

+ Trường hợp xảy ra tình trạng hư hỏng hay mất mát hàng hóa không mong muốn trong quá trình vận chuyển, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm 100%.

+ Các thủ tục hợp đồng vận chuyển, biên nhận hàng hóa, hóa đơn giá trị gia tăng được soạn thảo đầy đủ để khách hàng đối chứng khi cần thiết.

Nếu quí khách có bất kì những thắc mắc nào về dịch vụ vận chuyển cây cảnh, bonsai đi các tỉnh miền Bắc hoặc các dịch vụ khác của vận tải Phước Tấn, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, giải đáp

Địa Chỉ : Bãi xe 12, 57/7 Ấp Nam Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh ( cách cầu vượt ngã tư An Sương 200m theo QL1A)

Địa Chỉ : Bãi xe Thanh Trì, P. Yên Sở, Q. Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội.

Sản Xuất Thử Nghiệm Giống Cam Chín Sớm Cs1 Ở Một Số Tỉnh Phía Bắc

Trong những năm gần đây, sản xuất cây ăn quả có múi phải đối mặt với tình hình sâu bệnh, đất đai bị suy thoái, kỹ thuật thâm canh lạc hậu, chất lượng nguồn giống cây trồng chưa cao, sức chịu chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất cây có múi chưa cao nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Theo số liệu thống kê của FAO tính đến 2010, sản lượng cam quả của Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trên bảng xếp hạng.

Tính đến năm 2012, diện tích cây ăn quả cả nước là 139.300 ha, sản lượng là 1.382.600 tấn, diện tích cây có múi (Cam, Quýt, Chanh, Bưởi, Bồng..) đứng thứ nhất, sau đó là diện tích Chuối, Xoài, Nhãn và Vải, nhưng sản lượng lại đứng thứ 2, sau sản lượng Chuối.

Vấn đề chọn tạo giống cây ăn quả có múi có chất lượng cao, cho sản lượng lớn, sạch bệnh, rải vụ, thích hợp với các vùng sinh thái là vô cùng cấp thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu do ThS. Nguyễn Xuân Hồng, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đứng đầu đã thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm giống cam chín sớm CS1 ở một số tỉnh phía Bắc” nhằm bổ sung những yếu tố kỹ thuật mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, đồng thời xây dựng một số mô hình thâm canh được đầu tư chăm sóc theo những thành tựu mới về kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến người trồng cam quýt.

Qua 4 năm (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014) thực hiện dự án, bằng các nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, nghiên cứu về cắt tỉa, phân bón, thụ phấn bổ sung và các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa sâu bệnh gây hại,… Nhóm nghiên cứu đã thu được các kết quả cơ bản như sau: – Hoàn thiện được quy trình nhân giống cam CS1 tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có múi: Từ nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tạo cành mẹ cung cấp mắt ghép của cây mẹ phục vụ cho quá trình nhân nhanh, nhóm nghiên cứu nhận thấy cắt cành các cấp chỉ để lại 3 mắt thì chất lượng lấy mắt ghép cũng như số lượng mắt ghéo được khai thác nhiều hơn cả. Sử dụng phân bón lá Seaweed-Rong biển 95% cho kết quả tốt nhất. Việc phòng chống sâu vẽ bùa nên tiến hành sớm ở thời điểm lộc cây mới nhú được 1-2cm là tốt nhất và có thể phun đổi thuốc giữa thuốc hóa học là Polytrin P440EC và thuốc sinh học Abatimex 4.0 EC để tránh kháng thuốc của sâu đồng thời nên dùng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường và các loại thiên địch có lợi. 

– Hoàn thiện được quy trình thâm canh cam CS1 tại Cao Phong, Hòa Bình, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, sạch bệnh, giá thành hạ. Với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đạt năng suất trên 45 tấn/ha, tăng 15-20% với sản xuất đại trà. Kết thúc bón phân vào trung tuần tháng 8 đã làm tăng năng suất, phẩm chất cam Xã Đoài, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phun phân Seaweed qua lá cho tỷ lệ đậu quả và năng suất cao nhất. Dùng bả ENTO-PRO 150DD để phòng chống ruồi vàng đục quả cho thấy hiệu quả phòng chống là cao nhất. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất của mô hình thâm canh đều tốt hơn so với áp dụng các quy trình kỹ thuật cũ. Năng suất ở các mô hình cao hơn so với đại trà trên 30%.

– Sản xuất được 60.000 cây giống tại Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có múi. Trồng mới 4ha tại Cao Phong, Hòa Bình, Chương Mỹ, Hà Nội và Vân Hồ, Sơn La. Sản xuất 3ha thương phẩm cam SD1 tại Cao Phong, Hòa Bình và Chương Mỹ, Hà Nội. Trong đó có 2ha ở Cao Phong và 1ha tại Chương Mỹ. Năm suất trung bình đạt trung bình trên 40tấn/ha, có chất lượng tốt, sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn TCVN 9302:2013, giá thành hạ. Cây sinh trưởng phát triển tốt tỷ lệ bệnh giảm so với đối chứng. 

– Đào tạo được gần 200 cán bộ địa phương và hộ nông dân trồng cam CS1 ở một số địa phương miền Bắc. 

Giống cam chín sớm CS1 này có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chống chịu được với các điều kiện bất thuận tốt, thời gian chín sớm hơn các giống đang trồng và phổ biến tại miền Bắc hiện nay khoảng 01 tháng. Giống cây đạt tiêu chuẩn, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, cho phép sản xuất thử nghiệm.

Dự án đã đem lại doanh thu lớn cho các hộ trồng cam CS1, nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng cam, góp phần phát triển diện tích trồng cam quýt nói chung và cam CS1 nói riêng, làm đa đạng hóa sản phẩm và tránh được sức ép tăng giá, tăng hiệu quả sản xuất.

Nguồn: P.T.T (NASATI)

Bạn đang xem bài viết Phân Bón Đầu Trâu Tại Các Tỉnh Phía Bắc: Kiên Trì Một Hướng Đi trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!