Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Bón Chứa Các Nguyên Tố Đất Hiếm Và Phương Pháp Sản Xuất Phân Này mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài việc dùng phân vô cơ người ta còn sử dụng phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân bón qua lá… nhằm góp phần tăng năng suất cây trồng và cải thiện môi trường. Vì thành phần vi lượng có trong phân vô cơ và hữu cơ không đủ cung cấp cho cây trồng, nên các chất kích thích sinh trưởng cũng đang được sử dụng rộng rãi. Sáng chế đề xuất một loại phân bón là chứa các nguyên tố đất hiếm có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển của cây, tăng hàm lượng chất diệp lục, tăng quá trình quang hóa và mức hấp thụ các chất dinh dưỡng vi lượng cũng như vĩ lượng, tăng khả năng chống chịu trong điều kiện bất thuận lợi của thời tiết. Thành phần của phân bón theo sáng chế bao gồm: muối nitrat đất hiếm(hòa tan oxit đất hiếm bằng axit nitric kỹ thuật) với lượng 80%, phức chất glutamat (phản ứng giữa axit humic với nitrat đất hiếm) với lượng 10%, phức chất humat đất hiếm (tách từ than bùn) với lượng 10%, tính theo tổng trọng lượng của phân bón này.
(Ảnh: ST)
Phân bón chứa nguyên tố đất hiếm có tác dụng tích cực đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tằng các chỉ tiêu cấu thành năng suất. Tuy không có khả năng ức chế bệnh, song do có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây nên đã làm tăng cường khả năng chống chịu bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, làm lúa trổ đều và giảm tỷ lệ hạt lép.
Mọi ý kiến thắc mắc, quan tâm của độc giả về sáng chế/GPCN nêu trên xin liên lạc với:
Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ
Sản Xuất Thành Công Phân Bón Vi Lượng Đất Hiếm
Các sản phẩm của phân bón vi lượng đất hiếm
Tiến sĩ Nguyễn Bá Tiến – Giám đốc Trung tâm Công nghệ tinh chế (Viện Công nghệ xạ – hiếm), chủ trì đề tài cho biết: bằng việc sử dụng tổng oxit đất hiếm (là sản phẩm của quá trình xử lý quặng đất hiếm Đông Pao) cùng các hóa chất cơ bản như HCl, HNO3, NH4OH… kết hợp với các chất phụ gia khác (keo da trâu, Ben-tonit), Viện Công nghệ xạ-hiếm đã sản xuất ra hai sản phẩm chính: phân bón lá (ĐH 1, ĐH2) và phân bón đất (PBĐ1). Cả hai dạng phân bón trên đều có tác dụng rất lớn tới cây trồng như: tăng khả năng quang hợp, nâng cao năng suất, tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh, ít độc hại khi sử dụng, lượng dùng nhỏ, giá trị kinh tế lớn.
Phân bón lá được chế tạo thành dung dịch nước không kết tủa, hàm lượng đất hiếm xấp xỉ 20%. Trong khi đó, phân bón đất được hòa trộn với phân tổng hợp NPK tạo thành bột tơi, không vón cục, hàm lượng đất hiếm 2-3%, độ ẩm 7%.
Phương pháp bón phân khá đơn giản, đối với phân bón lá thời điểm phun thích hợp nhất vào khoảng tháng 4 và tháng 8 lượng dùng 1,5-2,0 lít/ha, nồng độ pha 250ppm (25 ml pha với 10 lít nước). Phun vào buổi sáng hoặc chiều mát, không phun khi trời mưa. Còn phân bón đất, tiến hành bón vào thời kỳ xới đất, bón thúc giữa kỳ (tháng 4), lượng bón 250- 270kg/ha, nồng độ 0,01% (0,1 gam bột trộn với 1 kg phân NPK). Chú ý không nên bón phân với số lượng lớn, bởi nếu lạm dụng quá mức sẽ làm giảm năng suất cây trồng.
Theo khảo sát, nước ta hiện có trữ lượng đất hiếm rất lớn nằm ở dạng khoáng basnazit và một số khoáng khác. Những nơi có nhiều đất hiếm nhất tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh… với diện tích lên tới hàng nghìn ha.
Từ năm 1998, Viện Công nghệ xạ – hiếm đã bắt đầu ứng dụng việc dùng phân bón trong việc thâm canh cho nhiều loại cây trồng khác nhau: bắp cải, ngô, đậu tương, lúa… Kết quả, năng suất của những loại cây trồng này đều tăng rất mạnh, bắp cải tăng 11,2%, lúa tăng 9- 16%, đậu tương tăng 5-7,5%, ngô tăng 4-15 % .
Song theo đánh giá, hiệu quả từ việc dùng phân bón vi lượng đất hiếm cao hơn cả là cây chè. Tại hai địa điểm ứng dụng là Công ty chè Sông Lô (Tuyên Quang) và Nông trường chè Cửu Long (Hòa Bình), các kết quả thu được đều cho thấy phân bón vi lượng đất hiếm đã thúc đẩy mạnh mẽ tới quá trình sinh trưởng, phát triển của chè, năng suất, chất lượng tăng lên rõ rệt, từ 20- 39%.
Ông Trần Viết Hổn – Giám đốc Công ty chè Sông Lô nhận xét: “Sau khi bón phân đối chứng với các diện tích không bón phân, chúng tôi nhận thấy tán chè phát triển rất dày dặn, xanh, búp mập hơn, rễ phân tán mạnh, năng suất tăng tới trên 30%, đặc biệt chất lượng chè đã có sự thay đổi tích cực: không mất mùi, tỷ lệ chè khô trong chế biến cao, độ đắng giảm, chè có thêm nhiều vị thơm”.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Tiến khẳng định: “Với những thành công bước đầu mà phân bón vi lượng đất hiếm mang lại, trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất để có thể ứng dụng cho nhiều loại cây trồng khác”.
Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), chúng tôi ngày 23/12/2003
Tổng Hợp Các Công Nghệ Sản Xuất Phân Bón
Phân bón chất lượng hay không, không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng dinh dưỡng do nó cung cấp mà còn chịu ảnh hưởng nhiều từ công nghệ sản xuất. Hiện nay, công nghệ sản xuất phân bón đang được cải tiến dần cho ra đời nhiều thế hệ phân bón vừa đảm bảo chất lượng, vừa an toàn với môi trường. Để biết được đó là công nghệ nào và sản phẩm phân bón của công nghệ đó đạt chất lượng ra sao, mời bà con cùng tìm hiểu về các công nghệ sản xuất phân bón
1/ Công nghệ nano hydroxyapatite (HA)
Là phương pháp bọc các phân tử urê bằng nano hydroxyapatite (HA) – một chất khoáng trong mô cơ thể người và động vật, được xem là thân thiện môi trường.
+ Khắc phục tình trạng phân urê sau bón bị hòa tan nhanh trong đất ẩm (hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây) , việc bọc urê bằng nano HA giúp giảm khoảng một nửa lượng phân bón cần sử dụng.
+ Trong nước, sự thủy phân của HA và urê để sinh ra nitơ diễn ra rất chậm, chỉ bằng 1/12 lần so với urê không bọc.
+ Cải thiện môi trường nông nghiệp một cách bền vững.
Là một thành tựu công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi. Công nghệ sản xuất này cho ra các sản phẩm phân bón NPK dạng một hạt có hàm lượng đạm cao hay tổng hàm lượng dinh dưỡng cao
+ Khắc phục được nhược điểm của các công nghệ phổ biến là giới hạn tỷ lệ urê thấp, dẫn đến tổng hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón thấp.
+ Có thể đưa hoạt chất agrotain vào đạm, đưa avail vào lân để giảm 30% lượng bón.
+ Hạt phân chắc, bóng đẹp, hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cùng được nén trong 1 viên.
+ Sản phẩm phù hợp với đất chua hay đất chứa nhiều lưu huỳnh do giảm được hàm lượng lưu huỳnh trong hạt phân
+ Dây chuyền sản xuấ cho phép bổ sung thêm nhiều hoạt chất nhằm giảm thất thoát do quá trình phân hủy, giảm lượng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sử dụng và tăng năng suất cây trồng.
+ Sản phẩm không vón cục, tăng cường hiệu quả sử dụng, tăng khả năng hấp thụ của cây.
+ Loại trừ được cá loại NPK làm giả gây thiệt hại cho nhà nông.
3/ Phân bón NPK công nghệ tháp cao
Là công nghệ sản xuất phân bón hiện đại, được ứng dụng sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Nguyên liệu sản xuất phân bón bao gồm: Đạm Urê, MAP, Kali trắng, CaCO3 và các nguyên tố vi lượng khác được phối trộn với nhau. Sau đó sẽ được đưa sang tháp tạo hạt NPK. Lúc này, các nguyên liệu được đun nóng và duy trì ở nhiệt độ nhất định, nguyên liệu chính là Urê sẽ nóng chảy hòa trộn cùng với các nguyên liệu khác và tạo thành khối dịch gần như đồng nhất.
Sau đó, khối dịch tự động sẽ được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Lúc này sẽ tạo thành các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong không khí trong lòng tháp, và được hệ thống quạt gió có tốc độ cực mạnh thổi từ dưới lên làm giảm tốc độ rơi và làm khô trước khi hạt rơi xuống sàng phân loại. Các hạt khô và tròn sẽ từ từ rơi xuống sàng phân ly phân loại sản phẩm, các hạt đạt yêu cầu sẽ được chuyển tiếp đến hệ thống phun bao màng chống vón cục phân bón.
+ Hạt phân sẽ tròn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ 20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón khác.
+ Tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan (100%) trong nước với các tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 – 65% và sử dụng qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
+ Sản phẩm phụ thuộc nhiều vào công nghệ và nguyên liệu
+ Không thể sản xuất các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp
4/ Công nghệ phân bón tan chậm có kiểm soát
Công nghệ lý – hóa đặc biệt tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Cấu tạo của hạt phân bón chậm tan có kiểm soát bao gồm: Phần vỏ bọc là các lớp polymer với độ dày khác nhau; phần nhân là các khoáng chất như N, P, K, Mn, Boron…
+ Sau khi phân được bón, nước sẽ thấm qua lớp bọc polymer đi vào bên trong hạt phân; các nguyên tố khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở trong lớp bọc polymer.
Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân và trong thời gian đó, các nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp polymer đi ra môi trường xung quanh.
Các nguyên tố khoáng này là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Quá trình phân giải các phần tử khoáng hòa tan bên trong hạt phân tiếp tục diễn ra cho đến khi các phần tử này khuếch tán hết ra ngoài môi trường, chỉ còn lớp bọc polymer và nước.
+ Lượng chất dinh dưỡng có trong các hạt phân này được phân giải một cách từ từ, khoa học cho tất cả các cây trồng trong khoảng thời gian 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… cho tới 24 tháng.
+ Không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn đất.
5/ Công nghệ sản xuất phân bón công nghệ hơi nước
Các nguyên liệu sản xuất phân bón được trộn đều sau đó được đưa vào máy tạo hạt. Trong máy tạo hạt thùng quay các nguyên liệu được phối hợp hỗn hợp với nhau và kết dính với nhau nhờ hơi nước và ure hóa lỏng. Sau khi đã được trộn đều và tạo thành các cốt hạt, các hạt này tiếp tục được chuyển sang máy sấy thùng quay, bán thành phẩm trong máy sấy vừa được tạo hạt vừa được sấy khô rồi chuyển sang máy làm nguội và sàng phân loại, các hạt không đạt kích thước được nghiền nhỏ và tái chế, các hạt đạt kích thước được chuyển sang máy đánh bóng (giúp bóng hạt và chống đóng tảng), cuối cùng là chuyển sang đến hệ thống đóng bao thành phẩm.
+ Sản phẩm có kích thước tròn, bóng đẹp, đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng cao
+ Công thức có thể điều chỉnh hợp lý theo nhu cầu của từng loại cây trồng
+ Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm ổn định
+ yêu cầu về nhiều công thức phân bón khác nhau, hàm lượng đạm không bắt buộc phải cao. Nhược điểm:
+ Giới hạn của các chủng loại sản phẩm có thể được sản xuất được và nguyên liệu có thể được sử dụng. + Thành phần của sản phẩm phân NPK phải được định trước, sao cho nhiệt và nước của hơi nước sẽ tạo ra những tác động kết tụ mong muốn.
+ Hàm lượng một số chất dinh dưỡng, nhất là thành phần chứa đạm, bị hạn chế trong một phạm vi nhất định do những yêu cầu về quá trình và tính chất vật lý (thông thường hàm lượng urê phải được giữ ở mức tối thiểu).
+ Tính chất vật lý của sản phẩm hạt tạo ra bằng phương pháp này cũng kém hơn so với phương pháp tạo hạt hóa học.
Sử dụng lực cơ học để tạo thành các viên phân bón đặc từ các hạt rời hoặc bột.
+ Phương pháp nén ép kết hợp tất cả các thành phần vào hạt phân bón để tạo ra sản phẩm phân bón với thành phần dinh dưỡng mong muốn.
+ Quá trình sản xuất trở nên rất đơn giản, ít tiêu hao năng lượng, công thức của sản phẩm có thể được thay đổi dễ dàng và nhanh chóng, mức ô nhiễm cũng giảm do chỉ sử dụng nguyên liệu khô.
+ Giá thành đầu tư tương đối thấp so với phương pháp tạo hạt bằng hóa học, yêu cầu ít nhân công hơn và vận hành đơn giản hơn.
+ Có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu và cho ra nhiều chủng loại phân bón khác nhau.
– Nguyên liệu phải có hàm lượng ẩm hạn chế.
– Hạn chế sử dụng một số nguyên liệu như urê, supephôtphat và amoni nitrat.
– Cạnh mép của sản phẩm nén ép thường có xu hướng vỡ và tạo thành hạt mịn nếu không được xử lý thích hợp.
– Các hạt được sản xuất ra không có dạng tròn, hình dạng các hạt cũng không đồng đều như ở các phương pháp tạo hạt khác, tạo cảm quan không lợi về sản phẩm.
7/ Phối trộn các thành phần rời
Là phương pháp phối trộn vật lý mà không tiến hành các phản ứng hóa học. Quy trình phối trộn đòi hỏi phải sử dụng các nguyên liệu thích hợp với tỉ lệ thích hợp để đảm bảo yêu cầu về các chất dinh dưỡng.
Sản phẩm phân bón trộn phải có những đặc điểm sau: không vón cục, tỉ lệ thành phần theo yêu cầu, các thành phần không bị tách rời, không hút ẩm quá nhiều.
+ Vốn đầu tư xây dựng thấp hơn, dễ vận hành
+ Linh hoạt thay đổi công thức và chủng loại sản phẩm phân bón
+ Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng và tính tương thích của nguyên liệu được sử dụng.
– Đôi khi không thể sử dụng nguyên liệu chất lượng cao, thích hợp cho phương pháp phối trộn.
– Có thể xảy ra hiện tượng tách rời các thành phần do cỡ hạt các loại nguyên liệu không tương thích và thao tác không đúng.
– Khó kết hợp các chất vi dinh dưỡng vào các hạt phân bón.
Khởi Tố Vụ Sản Xuất, Buôn Bán Phân Bón Giả Tại Đồng Nai
TCDN – Ngày 4/3, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” là phân bón xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino tại Đồng Nai.
Đây là vụ án điểm trong công tác đấu tranh với nạn sản xuất phân bón giả trên cả nước được Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) triệt phá mới đây.
Cơ quan điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Trọng Dần (SN 1974, ngụ tỉnh Đồng Nai, là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino), Nguyễn Văn Tuấn (SN 1989) và Trần Văn Học (SN 1982, cùng ngụ chúng tôi về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả” là phân bón quy định tại Khoản 2 Điều 195 Bộ luật hình sự 2015.
Phân bón giả và nguyên liệu sản xuất phân bón tại xưởng Công ty Châu Rhino – Ảnh: QLTT
Quá trình điều tra xác định, Dần, Tuấn, Học đã cùng nhau góp vốn vào Công ty Châu Rhino, thuê đất làm xưởng sản xuất phân bón giả bán ra thị trường kiếm lời.
Tháng 10/2020, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã kiểm tra nhà xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino (phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phát hiện 8,5 tấn thành phẩm phân bón 111 HLS Super Lân canxi, 28,5 tấn phân bón hữu cơ trùn quế, khoảng 5 tấn phân hạt đen chưa đóng bao bì, 25m3 nguyên liệu, bột màu dùng để sản xuất phân, 100m3 đá nguyên liệu và 31.700 vỏ bao bì phân bón các loại.
Kết quả từ Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 – Vinacontrol và Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3 – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày 19/10 đã thể hiện 61,5 tấn phân bón các loại như Phân trung lượng XNK 111 HLS Supe Lan Canxi; Phân trung lượng XNK 111 HLS Super Lan canxi; Phân hữu cơ vi sinh Brown Toad Lân đen Humic Đạm cá được Cục QLTT Đồng Nai và Cục QLTT Lâm Đồng kiểm tra và tạm giữ mới đây không đạt chỉ tiêu chất lượng, là hàng giả, không có giá trị sử dụng.
Bạn đang xem bài viết Phân Bón Chứa Các Nguyên Tố Đất Hiếm Và Phương Pháp Sản Xuất Phân Này trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!