Xem Nhiều 5/2023 #️ Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đang bước vào vụ mùa thu hoạch lúa Đông Xuân nhưng nhiều hộ dân ở các xã Hoa Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, thị trấn Kiến Giang… của huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) lại không vui bởi năng suất lúa giảm. Mặc dù, họ đã dày công chăm sóc nhưng lúa vẫn “mất mùa”, bởi khi gieo sạ lúa sinh trưởng kém, nhiều diện tích lúa bị chết mà nguyên nhân là do bón lót phân Quế Lâm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm.

Lúa chết trống ruộng

Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho biết: Chúng tôi giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm phối hợp với các HTX, UBND các xã có diện tích lúa bị hư hại do sử dụng phân bón Quế Lâm để tìm cách khắc phục; đồng thời đề ra các phương án, hỗ trợ đền bù cho người dân ở những diện tích lúa bị thiệt hại nặng khi sử dụng phân bón Quế Lâm”.

Cho đến bây giờ, bà Dương Thị Hường ở xóm 2, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy (huyện Lệ Thủy) vẫn không khỏi xót xa khi nhớ lại diện tích lúa bị hư hại, chết quá nhiều trong vụ Đông Xuân. Theo bà Hường, để chuẩn bị cho vụ mùa, chồng bà – ông Dương Văn Toán đã về một đại lý bán phân bón ở Đồng Hới để mua phân bón lót khi gieo sạ. Sau khi nghe đại lý giới thiệu loại phân bón Quế Lâm tốt, ông Toán đã mua 18 bao loại 25kg (tất cả 4,5 tạ) về bón lót cho 1,7 mẫu ruộng của mình.

Sau khi gieo sạ, lúc đi thăm đồng, bà Hường không tin vào mắt mình khi lúa đã mọc lên khoảng 5cm, tự dưng gần 1,7 mẫu lúa (17 sào) của gia đình lụi tàn, rồi chết dần chết mòn, có thửa lúa chết khoảng từ 60 đến 70%, trong khi những ruộng lúa của các gia đình khác bên cạnh lên xanh tốt. Tìm hiểu nguyên nhân, bà Hường phát hiện ra do ruộng của mình sử dụng phân bón Quế Lâm. Sau 4, 5 lần thúc giục, khi lên thực địa quan sát, người đại lý bán phân bón nói “anh chị yên tâm, rồi em báo cáo công ty sản xuất phân bón tìm cách khắc phục”.

Xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy), nơi có nhiều hộ dân sử dụng phân bón Quế Lâm vào bón lót gieo sạ lúa. Cũng giống như phản ánh của người dân ở xã Xuân Thủy, Phong Thủy… ruộng lúa gieo sạ của bà con nơi đây cũng bị chết nhiều, gây thiệt hại lớn. Gia đình ông Nguyễn Văn Dương ở thôn Mã, Xuân Nam, xã Hoa Thủy điêu đứng vì phân bón Quế Lâm ở vụ lúa đông xuân này. Vào vụ mùa , gia đình ông mua 5 tạ phân bón Quế Lâm từ một đại lý phân bón ở địa phương để bón lót cho gần 2,5 mẫu ruộng. Khi thăm đồng, ông Dương thấy ruộng lúa của gia đình sinh trưởng kém, diện tích lúa chết nhiều. “Gia đình đã mất trắng 1 mẫu ruộng (5.000m2) vì lúa chết từ 60 đến 80%, ngoài ra 1,5 mẫu ruộng khác chết từ 40 đến 60%. Khi nhìn những thửa ruộng lúa chết trơ trụi, tui lo lắng và rất hoang mang. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình đổ dồn vào ruộng, rứa mà hư hại hết”, bà Thủy – vợ ông Dương than thở.

Cần hỗ trợ kịp thời cho nông dân

Xác định “tự mình phải cứu lấy mình”, nếu để hoang ruộng thì đói nên bà Hường ngày ngày kiên trì đi xin mạ, thuê nhân công về cấy dặm lại những diện tích lúa bị chết. “Gần 1,7 mẫu ruộng hư hại cả. Nhiều bà con thương tình nên đã cho mạ, riêng tiền công để thuê người cấy dặm đến ni tui đã trả được mô. Mới hôm qua đây, có người đến hỏi tiền công rồi, tui đang lo lắm đây, lúa thì mất mùa, không biết lấy chi mà trả”, bà Hường giãi bày. Được biết, sau khi phản ánh về tình trạng lúa chết, bà Hường được đại lý đưa cho 1,6 tạ lân để về khắc phục diện tích lúa bị hư hại. Nhưng từ đó đến nay, bà chưa nhận thêm được hỗ trợ nào từ phía Công ty phân bón Quế Lâm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thọ Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy (Lệ Thủy) cho biết: Trong vụ lúa đông xuân 2014-2015, Tập đoàn Quế Lâm đã cung ứng cho nông dân ở địa phương khoảng 8 tấn phân bón. Sau khi gieo sạ, theo phản ánh của người dân, ước tính có khoảng 16ha lúa của hơn 30 hộ dân trong xã bị hư hại khi sử dụng phân bón Quế Lâm, hộ thiệt hại nặng nhất là gia đình anh Tám Thứ với hơn 3ha lúa. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện Tập đoàn Quế Lâm đã trực tiếp về kiểm tra thực địa và bước đầu hỗ trợ người dân một ít phân bón để khắc phục. Tiếp đó, tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, Công ty đã đưa ra các tiêu chí để hỗ trợ người dân theo ngày công cấy dặm trên diện tích lúa bị hư hại. Nhưng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ công ty”.

Nông Dân Điêu Đứng Với Nạn Phân Bón Giả

Trong khi đó, thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết cả nước hiện có hơn 1.000 cơ sở sản xuất phân bón với khoảng 7.000 loại.

Phần lớn phân bón giả là do các công ty nhỏ, không tên tuổi, không thương hiệu sản xuất, rồi thông qua các tổ hợp tác, các nông dân làm đầu mối giới thiệu sản phẩm để bán cho nông dân. Người nông dân mua phân bón, đơn giản chỉ nghĩ để cho cây trồng tươi tốt, năng suất cao nhưng cuối cùng lại thiệt đơn, thiệt kép: Mất tiền mua phân giả bằng giá phân bón thật, mất tiền do thất thu mùa vụ, chưa kể thiệt hại đến chất đất, môi trường sinh thái…

Cả nước hiện có khoảng 13 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Trong khi đó, có khoảng 7.000 loại phân bón khác nhau đang được lưu thông. Tuy nhiên, việc quản lý phân bón còn quá nhiều bất cập và kẽ hở để các đối tượng lợi dụng sản xuất và đưa phân bón giả, phân bón kém chất lượng tới ruộng đồng của nông dân. Các chuyên gia nông nghiệp tính toán, nếu tính trung bình phân bón giả gây thiệt hại mỗi ha là 200 USD thì mỗi năm ngành nông nghiệp thiệt hại tới 2,6 tỷ USD.

Vì vậy trong thời gian tới, cơ quan chức năng phải tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản quản lý về phân bón để tăng cường tính hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp khuyến cáo, giúp người nông dân về thông tin, tuyên truyền kiến thức mua và sử dụng phân bón để người dân có thể nhận biết được sản phẩm phân bón thật – giả trên thị trường. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ về lâu dài là việc phòng chống phân bón giả, phân bón kém chất lượng cần sự vào cuộc, chung tay quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón thì mới có thể giải quyết được thực trạng này.

Phân Bón Quế Lâm Npk 16

Phân NPK Quế Lâm 16-16-8 với đầy đủ các vi lượng cần thiết giúp cây phát triển đồng bộ có tác dụng giúp bộ rễ phát triển cực mạnh, cây khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng được nâng cao.

– Rắc đều sản phẩm dưới gốc cây theo liều lượng phù hợp tùy theo từng loại cây – Cây cảnh từ 1/2 đến 1 nắp chai/gốc tùy theo cây lớn hay nhỏ – Sau 10 – 15 ngày kiểm tra và bón bổ sung – Kết hợp với phân hữu cơ vi sinh, xới đất và tưới nước đều đặn.

Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có tác dụng giúp bộ rễ phát triển cực mạnh, cây khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng được nâng cao. – Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đồng bộ, giúp cây phát triển mạnh, mướt và dày lá, củ quả to, tăng năng suất thu hái. – Phân bón còn có tác dụng phát triển bộ tán cây, kích thích cây đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, tăng khả năng đậu quả và hạn chế rụng quả, thối quả, thối ngọn. Cây trồng sẽ được tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như sương muối, hạn hán… tăng năng suất và chất lượng nông sản. – Phân bón thúc cao cấp Quế Lâm NPK 16-16-8 chai 450g có dạng hạt, phù hợp sử dụng cho tất cả các loại cây hoa, cây cảnh, các loại rau…

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

BƯỚC 1: ĐẶT HÀNG NGAY

– Quý khách có thể tự đặt online trên website – (Hoặc) Liên hệ trực tiếp vào số hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ đặt hàng Hotline hỗ trợ: 0982.179.226 (Tư vấn, hỗ trợ ZALO) – 0833.488.885 (Hỗ trợ các đại lý và khách mua số lượng lớn)

BƯỚC 2: XÁC NHẬN TỪ CÔNG TY

Sau khi bạn đặt hàng xong nhân viên sẽ gọi điện ngay cho bạn để tư vấn thêm về sản phẩm, thông báo chi phí vận chuyển và tổng tiền phải trả.

BƯỚC 3: GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN

– Công ty sẽ giao hàng tận nhà cho bạn qua các đơn vị vận chuyển như: Bưu điện VN, Viettel post… – Bạn sẽ nhận hàng và Thanh toán tiền cho nhân viên giao hàng.

Bạn có nhu cầu mua SỐ LƯỢNG LỚN (hoặc) KINH DOANH ĐẠI LÝ, PHÂN PHỐI vui lòng liên hệ 0833.488.885 để tư vấn và báo giá!

Vì Sao Nông Dân Vẫn Muốn Trồng Lúa Ir 50404?

Sau vụ lúa hè thu năm 2008, nhiều thương lái ở nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long “chê” giống lúa IR 50404 và không mua để xuất khẩu. Nông dân nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị ứ đọng lúa. Trước tình trạng đó, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo không nên trồng giồng lúa IR 50404 vì có phẩm chất kém và bị sâu bệnh nhiều (đặc biệt là rầy nâu), thay bằng các giống có phẩm chất tốt hơn phục vụ cho xuất khẩu. Sang vụ đông xuân 2008 – 2009 bà con nông dân đổ xô đi mua giống mới thay thế giống IR 50404. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nông dân tiếc nuối IR 50404 và tiếp tục trồng trong vụ đông xuân này.

Lý lịch IR 50404

Giống lúa IR 50404 cũng như giống IR 64 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI). Hai giống lúa này có mặt trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều năm nay đã giúp người nông dân “vượt khó” trong sản xuất lúa và góp phần quan trọng trong sản xuất.

Không chỉ có công góp phần khai phá đất phèn Đồng Tháp Mười, chúng tôi Mai Thành Phụng (lúc đó đang công tác tại Trung tâm Đồng Tháp Mười, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) còn nổi tiếng bởi đã tìm ra giống lúa kháng rầy IR 50404. Nông dân Đồng Tháp Mười đến nay vẫn còn nhắc về sự kiện ông Phụng làm lúa giống kháng rầy hồi năm 1991. Năm đó lũ về khá lớn, trong khi các giống lúa bị rầy ăn rụi ông đã phát hiện có một loại vẫn sống, đó là IR 50404. Nó là giống ngắn ngày, có thể trồng chạy lũ được. Ông lập tức cho nhân giống và quyết định làm ngay trong vụ thu đông. Ông huy động toàn bộ nhân lực của cơ quan và bà con quanh vùng gần 200 người quai đê bảo vệ 100 ha đất chống lũ và xuống giống IR 50404.

Lúc đó các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang mới táo tác chạy lo kiếm lúa giống kháng rầy. Năm đó lượng giống cung cấp đủ cho 100.000 ha vùng đồng bằng sông Cửu Long. Và tới vụ đông xuân 1995 đã có trên 1 triệu ha khắp đồng bằng sông Cửu Long sử dụng giống “lúa ông Phụng”. Từ đó, IR 50404 được công nhận là giống quốc gia…

Như vậy, tại sao đến nay giống IR 50404 lại được xem là có chất lượng gạo kém và nhiễm rầy? Theo tôi, trong những năm trước chúng ta đặt nặng vấn đề gia tăng sản lượng là chính, đến nay do nhu cầu xuất khẩu thì chúng ta coi trọng cả hai mặt. Trong những năm gần đây quần thể rầy nâu đã chuyển dần sang một dạng “biotype” mới có thể nhiễm trên giống IR 50404 vốn có tính kháng rầy trước đó.

Tại sao nông dân vẫn còn muốn trồng giống lúa IR 50404?

Sau Tết vừa qua, chúng tôi đi công tác ở huyện Kiên Lương, nơi mà nhiều bà con vụ đông xuân này vẫn còn duy trì giống IR 50404 và nhiều vùng đã thu hoạch. Huyện Kiên Lương giáp biên giới Campuchia của tỉnh Kiên Giang, đất đai nhiều nơi bị phèn nên canh tác lúa rất khó khăn. Nông dân đã dùng giống lúa IR 50404 nhiều năm để canh tác vì tính chất “dễ chịu” của nó với đất đai ở đây và nhất là nó là giống ngắn ngày (85 ngày!) và dễ trúng mùa hơn so với các giống mới khác. Theo các cán bộ ở Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiên Lương, mặc dù có khuyến cáo bỏ giống IR 50404, cho đến vụ đông xuân 2008 – 2009 tỷ lệ giống này trong huyện vẫn còn chiếm tới 38% diện tích (trước đó có nơi trên 50%).

Ở xã Phú Lợi, thuộc huyện Kiên Lương trong vụ hè thu 2008 bà con nông dân còn trồng với diện tích hàng trăm ha, chiếm tỷ lệ 44,2%, do không bán lúa được cho nên sang vụ đông xuân 2008 – 2009 diện tích trồng giống lúa IR 50404 chỉ còn là 8,6%! Nhưng đến giữa tháng 2/2009, một ít diện tích sạ đông xuân sớm trong xã đã thu hoạch, và có nhiều ý kiến phản ánh tỏ ra tiếc nuối giống IR 50404, nói rằng nó thu được mỗi công 13 – 15 bao; lúa hạt dài là 12 – 14 bao nhưng dài ngày hơn. Có bà con còn cho rằng làm lúa IR 50404 còn giúp tiết kiệm được tiền bơm nước một lượt và giảm được một cữ bón phân! Trong khi đó, giá bán lúa hai loại hạt dài và IR 50404 lại chênh lệch không đáng kể hoặc không chênh lệch!

Thông thường sự vận động của cán bộ kỹ thuật hay các nhà khoa học không xoay chuyển nông dân nhanh bằng cơ chế thị trường. Đã nhiều năm vận động bỏ giống IR 50404 nhưng nông dân vẫn trồng vì giá thu mua giữa lúa IR 50404 mà bà con gọi là gạo hạt ngắn với các giống chất lượng gạo cao hơn (hạt dài) không chênh lệch mấy. Có nhiều cán bộ cho rằng không phải IR 50404 bị từ chối mua mà lúc đó là do tâm lý, “bị oan”, thực ra là tất cả các giống đều không bán được!…

TS. NGUYỄN CÔNG THÀNH (Viện lúa ĐBSCL)

Bạn đang xem bài viết Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!