Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cơ Bản Liên Quan Đến Hoa Lan Hoàng Phi Hạc mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hoàng phi hạc
Hoa lan hoàng thảo hoàng phi hạc có tên khoa học Dendrobium signatum. Hoàng Thảo Hoàng Phi Hạc là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng,dễ ra hoa,siêng hoa,hoa thơm và màu sắc rất bắt mắt.Cánh hoa cây này cũng rất đặc biệt là tất cả 5 cánh Hoàng Phi Hạc không mang nét đẹp nổi trội sặc sỡ như Giả Hạc, không mang mùi thơm ngào ngạt như Trầm, cũng không thướt tha yểu điệu một suối hoa như Long Tu, nhưng nàng mang theo một nét duyên thầm, càng ngắm lâu mới càng yêu vì nét đẹp rất giản dị và nhẹ nhàng, hương thơm thoang thoảng nhưng quyến luyến.
Khi nàng khoe sắc, không thấy có gì nổi bật, nhưng nếu cảm nhận một cách sâu sắc sẽ thấy nàng giống như một người thiếu nữ nông thôn rất bình dị nhưng hết sức mạnh mẽ, có vóc dáng và sức khỏe dẻo dai nhưng không thô kệch xấu xí mà rất đáng yêu. Nàng không yếu đuối nhạy cảm như nàng công chúa Ý Ngọc, không dễ dàng chết yểu như mấy cô nàng đỏng đảnh lông đen (Kim Điệp Nhựa, Nhất Điểm Hồng, Bạch Hỏa Hoàng…).
Đặc điểm hoa lan hoàng phi hạc
Thân to căng mập, có nhiều rãnh dọc thân, gốc nhỏ, ở giữa phình to, ngọn thót nhỏ dần. Hoa có nhiều màu, có loại lưỡi vàng trơn,có loại có ngấn đen trong họng, có loại lưỡi đen gần hết.
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng ghép gỗ thì nên cách xa giá thể bằng cách chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì nên dùng dớn cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Tưới ẩm vừa đủ, để cây sát mép lưới hứng nắng buổi sáng.
Lá: Loại này ra rất nhiều lá,lá mọc trên thân cây,lá dạng so le cách nhau khoảng từ 2-4 cm,lá dài từ 4-6 cm và rộng khoảng 1,5-2,5 cm(hoặc có thể to hơn 2,5cm,do giống hoặc cách nuôi),đuôi lá nhọn ,dáng lá giống hình thoi.Màu của lá thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng, hoặc thiếu nắng,cổ lá có khấc màuxanh trắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều gân và có thể có sọc trắng mờ dọc theo lá,cuối từng chiếc lá sẽ có những vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá này và nửa lá bên kia.
Thường cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và rụng lá từ gốc sau đó lan dần lên ngọn nhưng cây vẫn hút nước qua rễ để nuôi thân và cho hoa năm tới. Lá cây có thể rụng hoặc không là do điều kiện vườn nhưng cây dù rụng lá hay không thì vẫn sẽ ra hoa vào năm tới.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh trắng, Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con mọc ra trên thân cây cũ. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm,cần mọc ra ngay ở mắt thân cây có chiều dài khoảng 2-5cm, thường mỗi cần sẽ có từ 1-5 bông hoa. Độ dày hoa phụ thuộc vào cây to hay nhỏ,nhiều nắng hay ít nắng.Cây càng nhiều nắng tỉ lệ ra hoa càng cao.Thường cần hoa ra ở mỗi mắt của thân cây. Hoa mọc tương đối dày trên thân,thường mỗi thân sẽ có hoa khoảng 1/5 chiều dài của thân và mọc chủ yếu ở cuối thân.Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6 cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Hoàng phi hạc có hoa dạng chùm, mỗi chùm có 2-5 bông trở lên
Mùa nở hoa: Mùa Hoàng Thảo Hoàng Phi Hạc nở hoa thường vào cuối mùa xuân đầu mùa hè khoảng từ tháng 4 đến tháng chúng tôi nở dải rác và dựa theo khí hậu vùng miền nuôi trồng cây.
Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Hoàng Phi Hạc có là màu vàng nâu đỏ(5 cánh màu vàng và lưỡi ống màu nâu đỏ), có màu trắng tuyền và màu vàng tuyền(hoa đột biến var alba rất hiếm).
Hoa Lan Hoàng Thảo Hoàng Phi Hạc rừng cánh hoa rất đa dạng và bắt mắt vì cánh hoa đa phần là cứ xoăn tít kiểu vỏ đỗ trông rất vui mắt.
Phân loại hoa lan hoàng phi hạc
Hoàng Phi Hạc có nhiều mầu sắc khác nhau tùy theo nơi mọc, ảnh hưởng của khi hậu, thời tiết và điều kiện sinh thái từng vùng. Nhưng tựu trung vẫn là cánh hoa vặn vẹo mầu trắng tuyền hay đầu cánh có mầu tím nhạt hay hồng nhạt. Lữơi hoa mầu trắng hay vàng nhạt trong họng mầu vàng.
Hoàng phi hạc vàng
Hoàng phi hạc vàng có Thân dài 20-60 cm, cứng, thân to căng mập thường có màu vàng rơm, có nhiều rãnh dọc thân, gốc nhỏ, ở giữa phình to, ngọn thót nhỏ dần. Lá mềm và tròn đầu, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 5-7 cm, mọc 2 chiếc một ở các đốt phía gần ngọn của các thân đã trụi lá. Các hoa cánh bên và lá đài xoắn, môi trắng, môi cuội như cái phễu, họng màu vàng chanh.
Hoàng phi hạc cũng có vài dạng hoa: cánh trắng họng vàng hoặc họng có 2 đốm nâu đen.
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ. Trồng chậu thì nên ghép lan vào cục dớn rồi đặt cả vào chậu, bỏ thêm ít than củi xung quanh, để thoáng gốc.
Mới ghép tưới ẩm vừa đủ, sau cây thuần tưới ít đi nhưng đừng để khô héo. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3 dương, lâu tàn khoảng 20-30 ngày.
Hoàng phi hạc xanh
Hoàng phi hạc tím
Hoàng Phi Hạc, loại hoa tím thơm hơn loại hoa trắng, vậy cách trồng lan hoàng phi hạc như thế nào có khó không, chúng ta cùng đi vào cụ thể nào. Việt Nam là đất nước có khí hậu thuận lợi cho nhiều loại lan rừng phát triển, do đó Việt Nam cũng có thể được gọi là sứ sở của các loài lan rừng, trong đó có Lan Hoàng Phi Hạc. Giống lan này mọc nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Giống lan này có hoa nở rất đẹp và mùi rất thơm nên được nhiều người ưa chuộng. Hoàng Phi Hạc tím cánh hoa có mầu xanh lá cây và trong họng mầu tím đậm. Đôi khi ngừoi ta nhầm lẫn Den. signatum với Den. tortile bởi vì cả 2 giống cánh hoa đều vặn xoắn và cùng rụng lá vào mùa thu… Nhưng Den. tortile thân ngắn, to hơn và phình ra ở giữa. Hoa mọc 2-3 chiếc gần ngọn, cánh hoa thuờng có mầu tím đậm hay tím nhạt, lữoi hoa mầu trắng trong họng mầu tím sẫm, lâu tàn.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng phi hạc
Giá thể trồng lan
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều. Bạn có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Ghép gỗ thì chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì dùng dớn cục to đặt vào chậu trước. Cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vòng quanh cho gốc cách giá thể 2-3 cm. Khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu với dớn vụn hoặc vỏ thông. Tất nhiên các loại giá thể đều nên ngâm qua nước vôi khoảng 1 ngày sau đó rửa lại thật sạch. Rồi mới đem ghép cây vào giá thể. Giả hành của lan hoàng phi hạc rất cứng và mầm non luôn hướng lên phía trên. Do đó bạn nên trồng hướng dáng thẳng là tốt nhất.
Xử lý giống
Nếu muốn trồng tốt thì nên trồng trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ. Thời điểm trồng tốt nhất nên là những tháng cuối năm tháng 12 cho đến tận tháng 4 năm sau. Việc trồng khi đã có rễ thì hơi khó và dễ làm mầm bị chột và khó phát triển.
Nếu chọn giống mua về, bạn nên cắt tỉa sạch sẽ rễ và vặt bỏ lá vàng bị dập nát. Sau đó bạn tách từng cặp giả hành hoặc ba giả hành liền nhau làm một nhóm với nhau. Bạn tiến hành ngâm chìm phần giống trong dung dịch Physan với khoảng 1 lít nước. Ngâm trong khoảng 15 phút là được. Sau khi ngâm vào dung dịch bạn vớt ra và để ráo.
Cách trồng
Kỹ thuật trồng lan Hoàng Phi Hạc khá đơn giản. Trồng Lan vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng. Giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ. Không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại này nên trồng vào cục gỗ hoặc cây vì loài này ưa thoáng gió nắng. Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
Ánh sáng và độ ẩm
Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Hoàng Thảo Phi Hạc là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió, loại này rất cần nhiều gió. Ánh sáng từ 20-50%, độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn có thể tạo ra độ ẩm phù hợp bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Vì điều kiện ánh sáng khoảng 60-70%, bạn có thể treo những giò lan dưới một lớp lưới Thái. Với những nơi thiếu ánh sáng thì lan dễ bị bệnh. Còn nếu quá nhiều nắng thì lá vàng sẽ không đẹp.
Bón phân cho cây
Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và than. Giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.
Chúng ta nên bón phân đều đặn vào đầu năm. Để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón. Vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.
Phòng ngừa sâu bệnh
Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Những hình ảnh đẹp của hoa lan hoàng phi hạc
Những Thông Tin Cơ Bản Liên Quan Đến Hoa Lan Hải Yến
Lan hải yến được gọi với nhiều tên gọi khác như lan hải âu, lan Ngọc Bích vv. Loại lan này xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á. Loại lan này có tên tiếng anh là Coelestis có nghĩa là bầu trời xanh. Tên gọi Hải Yến được đặt do cánh hoa của loại lan này giống như chim yến đang bay lượn ngoài biển.
Lan hải yến có hình dáng bề ngoài khá giống như Lan Ngọc Điểm tuy nhiên thân lá của chúng nhỏ hơn và có màu xanh mướt xếp theo rãnh và ở giữa cong cong rủ xuống với hai thùy không đều nhau. Hoa có phát hoa đứng thẳng màu trắng và có màu xanh lam ở phần môi cùng hương thơm nồng nàn quyến rũ.
Tuy đẹp là vậy nhưng lan Hải Yến được nhận xét là khá đỏng đảnh và khó tính. Việc trồng loại lan này cũng khá cầu kì chứ không như những loại lan dễ tính khác.
Chọn và xử lý giống
Ưu tiên hàng đầu là lá không gãy dập, còn lại có nhiều rễ khỏe thì tốt, mà không có rễ cũng không sao.
Cắt bỏ lá thân rễ thối, dập, nát. Để lại khoảng 3-5 cái rễ, độ dài từ 3-10cm tùy giá thể lớn hay nhỏ.
Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 10 phút. Hoặc ngâm với dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (bạn cứ ra nhà thuốc nói chủ cửa hàng bán cho BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN CHO RAU VÀ HOA MÀU), pha đúng liều ghi trên bao bì và ngâm lan vào đó 10 phút. Hoặc pha Benkona liều 2ml/1 lít nước và ngâm lan 10 phút. Nếu không có các loại trên, ngâm nano bạc cũng được.
Vớt ra, để ráo rồi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ như B1 hoặc Siêu Lân hoặc Terra-Sorb 4 Chế Phẩm Hùng Nguyễn trong 1-2 tiếng tùy độ héo của cây. Cây suy kiệt thì ngâm lâu hơn. Vớt ra và chuẩn bị ghép. Nếu ngâm siêu lân chỉ nên ngâm 15 phút thôi kẻo cây chết xót. (Atonik hiệu quả rất thấp trên lan đơn thân nên tôi bỏ luôn).
Hải Yến ghép mùa nào cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là lúc lan ra nụ, bạn vặt nụ đi và ghép.
Chọn và xử lý giá thể
Hải yến cực kỳ ghét thay giá thể. Bạn ghép vào giá thể nào càng bền càng tốt. Ví dụ như lũa, gỗ cứng, chậu đất nung với viên đất nung hoặc vỏ thông… Nói chung là giá thể gần vĩnh cửu, thoáng và nghệ thuật là được.
Giá thể nào cũng phải ngâm nước vôi 1 tiếng, sau đó rửa thật sạch lại rồi mới tiến hành ghép lan lên.
Khi ghép phải cố định gốc thật chắc chắn và treo hướng nào thì cố định hướng đó, đừng di chuyển liên tục vị trí treo gây ra vặn cây. Nên treo sao cho hai đầu lá hướng về phía đông và tây.
Phân bón
Rất đơn giản, đối với tôi và những người chơi lan lãng tử thì càng làm cho mọi chuyện đơn giản càng tốt.
Cứ chục ngày pha 20 giọt chế phẩm Hùng Nguyễn với 1 gam NPK 20-20-20+TE và 25 giọt Nano Đồng với 1 lít nước. Phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 10h sáng nên tưới rửa lại là xong.
Suốt năm cứ như vậy, cho tới khoảng tháng 2 âm lịch thì dùng NPK 6-30-30+te (1 gam) pha với Nano Đồng (25 giọt) pha với 1 lít nước để kích thích tạo vòi hoa. Phun liên tục như vậy 4-5 lần, 7 ngày 1 lần, sau đó thì ngừng hẳn phân. Bạn có thể dùng Siêu Lân 10-60-10+TE thay cho 6-30-30+TE.
Sau khi hết hoa hai tuần mới bắt đầu quay trở lại quy trình ban đầu với Hùng Nguyễn + NPK te + Nano Đồng.
Phòng và trị sâu bệnh
Có những nhà vườn một mùa thiệt hại hàng trăm thậm chí hàng ngàn giò Hải Yến. Đấy là lý do vì sao hàng ký rất rẻ, nhưng hàng thuần cực mắc.
Có những năm tôi cũng phải vứt bỏ mấy chục giò trong tâm trạng uất ức. Tại sao phun Ridomilgold trắng cả cây mà lá vẫn cứ đen dần dần và chết…
Khi bạn mới trồng, nên che mưa 100%. Bạn tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần dính 1 trận mưa vài tiếng là lan bắt đầu bị thối, vết thối lúc đầu hơi nâu đen, nhưng sau đó là đen thui và lây lan, sau đó lá sẽ rụng và lan sẽ chết.
Nếu bạn không che mưa được, thì dù bạn có phun thuốc lan vẫn cứ thối. Trừ trường hợp vườn nhà bạn không có mầm bệnh.
Ridomilgold là thuốc trị nấm, trong khi kiểu thối đó chính là bị vi khuẩn. Vậy nên muốn chữa khi lan đang bệnh, bạn nên pha 1 thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin)) với 1 thuốc trị nấm như Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… và phun ướt đẫm cả giò lan, mặt trên và mặt dưới lá…
Nhưng sau khi phun thuốc phải che mưa 2 -3 ngày và ngừng tưới nước, ngừng bón phân để vết bệnh khô đi. Nếu phun thuốc buổi sáng mà chiều gặp mưa thì vẫn cứ thua.
Tuy nhiên, khi lan đã thuần và sống được sau 1 năm, thì lại khác. Mưa nắng tẹt ga. Nắng 40-70% đều vô tư.
Nói chung, để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng, bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn 1 lần (mua bộ đôi trị nấm khuẩn là tốt nhất). Tôi vẫn hay dùng Nano Bạc tuần 1 lần luân phiên với Agrifos400 nửa tháng 1 lần theo hướng dẫn bao bì.
Bên cạnh đó, hai chục ngày 1 lần, tôi lại phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 1 lần để phòng và diệt các loại côn trùng, sâu hại.
Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.
Yêu cầu về điều kiện sinh thái
Ánh sáng
Lan Hải Yến có yêu cầu về ánh sáng khá cao. Ánh sáng trung bình từ 2.000 đến 4.000 foot candles. Những cây có điều kiện trồng theieus ánh sáng thường còi cọc và hoa nở ít hơn cây khác được đón nhận nhiều ánh sáng.
Nhiệt độ
Lan Hải Yến ưa thích nhiệt độ ấm áp. Mùa hè và thu cây phát triển mạnh mẽ nhất. Đến mùa đông bạn cần giữ ấm cho cây.
Độ ẩm
với độ ẩm khoảng 50% hoặc cao hơn là lý tưởng để có thể trồng loại lan này. Lan hải yến có thể chịu được độ ẩm thấp hơn một chút trong những tháng mùa đông.
Yêu cầu về nước
Nước rất cần thiết cho lan hải yến phát triển nhất là vào giai đoạn ban đầu. Nên sử dụng nước máy sạch hoặc nước mưa có độ ph vào khoảng 7.5 là hợp lý nhất cho cây.
Tuy cây cần nước nhưng cũng không nên tưới quá nhiều và đẫm sẽ làm cây bị thối rễ và phát sinh nấm bệnh hại cây.
Những lưu ý nhỏ khi chăm sóc hoa lan hải yến
Sau khi phun thuốc xong thì phải che mưa cho lan 2 – 3 ngày. Ngừng tưới nước và bón phân để cho vết bệnh khô hẳn. Nếu phun thuốc vào buổi sáng mà buổi chiều mưa thì cũng không tác dụng gì. Khi lan đã trồng được hơn một năm thì không cần lo ngại gì nữa về mưa nắng
Ngoài ra ta cũng nên diệt trừ côn trùng và sâu gây hại cho lan. Bạn phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 20 ngày một lần. Cứ 2 tháng thì phun nước vôi trong một lần. Để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng. Bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn một lần.
Những Thông Tin Cần Biết Liên Quan Đến Hoa Lan Sóc Lào
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan sóc lào
Sóc Lào (Aerides multiflora) là loại hoa phong lan thuộc chi Giáng hương cũng với Tam bảo Sắc, Đuôi Cáo, Quế… Gọi là Sóc Lào nhưng không phải chỉ Lào mới có mà nó còn phân bố nhiều ở Tây Nguyên, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia…
Đặc điểm của hoa lan sóc lào
Loài này có thân khoảng 20-30 cm, thẳng, cây rời khai thác để bán đến người trồng thường có khoảng 8-14 lá màu xanh hơi ngả vàng, cây mọc nơi nhiều nắng có khá nhiều chấm tím, lá rất dày, hơi bóng và bản lá xếp khép dạng chữ V, các bác nhìn ảnh cũng thấy. Các lá xếp rất sát nhau từ gốc đến ngọn, cong nhẹ và tỏa đều, lá dài khoảng 15-30 cm, rộng 1-2 cm, dáng lá to đều từ gốc đến ngọn, đầu lá chia hai thuỳ lệch và tù.
Chùm hoa thường dài khoảng 20-30 cm gồm rất nhiều bông nhỏ khoảng 2 cm san sát nhau, cánh hoa dày, thơm. Hoa Sóc Lào là sự phối hợp của màu trắng với nhiều chấm tím ở môi hoa và đỉnh cánh hoa, một điểm cộng là màu tím của Sóc Lào khá đậm và các chấm tím phân bố dày nên nhìn hoa có màu đậm đà hơn so với các loại Giáng hương khác.
Hoa nở vào mùa hè khoảng tháng 4-7 dương, độ bền khoảng 15-20 ngày. Sóc lào là loại hoa lan đáng sưu tầm do giá thuộc loại rẻ nhất trong các loại Giáng hương, khỏe, có hoa màu đậm, đẹp và rất thơm. Thực tế chứng minh ghép gỗ hoặc trồng chậu đều tốt, nói chung loài này không khó, trồng được ở rất nhiều nơi tại Việt Nam.
Cách nhân giống và ghép phong lan sóc lào
a, Nhân giống
Để có một giò lan Sóc này chúng ta thường mua từ những cây lan được khai thác từ rừng vế và thuần hóa chúng trở thành lan nhà hoặc đợi nó đẻ. Nhưng với những dòng lan đơn thân thì việc nhân tại nhà rất mất thời gian vì khả năng sinh sản chậm.
b, Cách ghép
Đây là dòng lan không khó chọn về mặt giã thể. Vì vậy chúng ta chỉ cần chọn những loại giã thể không dễ mục nát trong thời tiết ẩm mốc, có độ bền cao và nếu người chơi muốn chơi cả về giã thể có thể chọn mua các loại gỗ lũa để trông đẹp hơn. Còn đối với như nhà vườn chúng tôi thì để tiện cho việc di chuyển chúng tôi lựa chọn ghép vào các chậu nhựa.
Sau khi chọn mua những kg Sóc không bị gãy ngọn, dập nát chúng ta tiến hành treo ngược khoảng 3 ngày cắt nước sau đó bắt đầu cho vào giã thể. Đối với ghép lên gỗ thì nên cho những cây to xuống dưới nhỏ lên trên để các cây to không che hết ánh nắng của những cây nhỏ giúp cả giò lan phát triển đồng đều, đẹp mắt. Sau khi ghép xong chúng ta tiến hành tưới kích rễ cho cây để cây ra rễ ổn định trong thời gian này cây rất dễ bị rụng lá, thối do chưa quen với môi trường mới. Khi cây ra rễ mới thì lúc đó cây mới ổn định và phát triển tốt. Để tiện cho việc chăm sóc chúng ta nên mua những cây đã thuần sẽ không bị rụng lá và ổn định hơn.
Giá Phong lan sóc
Phong lan sóc lào và phong lan sóc ta có giá khác nhau.
Nếu bạn muốn mua hàng kg thì giá khoảng 100k – 150k /1kg còn sóc ta thì vào khoảng 200k – 250k /1kg
Còn nếu bạn muốn mua hàng thuần thì có rất nhiều loại giá tùy giò to hay nhỏ, nhiều ngọn hay ít ngọn, ngọn dài hay ngắn mà qui ra tiền. Thường thì mỗi ngọn sóc cũng có giá từ 50 – 100k
Cách trồng và chăm sóc phong lan sóc
Về nhiệt độ và độ ẩm
Loài lan này là một loại lan ưa khí hậu mát, Nhiệt độ tốt nhất để cây sinh sống và phát triển là từ 24 – 30*C. Hoa lan sóc chịu lạnh khá tốt, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 5*C thì sự phát triển của cây cũng bị hạn chế. Vậy nên vào mùa đông ở những vùng núi cao của nước ta như ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái chúng ta phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh cây bị sương muối. Khi nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều cần chuyển cây đến một vị trí có mái che để tránh cây bị bệnh
Hoa lan sóc ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan sóc là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan sóc bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển
Độ thoáng và ánh sáng
Phong lan sóc ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Cách chăm cho hoa phong lan sóc là bạn nên chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo những chậu hoa phong lan sóc. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu lan quá kín mà nên để thông thoáng .
Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến lan sóc khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70%
Phân bón và thuốc trừ sâu
Để bảo vệ hoa lan sóc tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây.
Ngoài ra một bệnh nữa mà lan sóc hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây
Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lan sóc không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo chả bạn.
Những hình ảnh đẹp của hoa lan sóc lào
Tổng Hợp Thông Tin Liên Quan Đến Hoa Lan Quế Tím
Lan quế tím là một trong 8 loại Lan Giáng Hương Việt Nam mà nhiều người yêu thích. Chúng có tên khoa học là Aerides Crassifolia Parish. Với màu sắc đặc trưng tím kết hợp thêm trắng sang hồn nên được gọi với tên gọi là Hồng sắc hay giáng hương quế tím.
Hiện nay có các loại lan quế tím rừng phân bố chủ yếu trong khu vực miền trung, Tây Nguyên hoặc khu vực Lào. Tại đây với số lượng rừng khá lớn nên có những giò lan đẹp, hoang dã được nhiều người săn lùng. Ngoài ra còn vô số những giò giáng hương hồng sắc đã được thuần. Sau đó họ nhân giống và bán ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có thể bán cả giò lan hoặc bán những thân kei lan nhỏ tiện cho việc chăm sóc, vận chuyển.
Nằm trong 8 loại giáng hương quế tím của Việt Nam nên chúng cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với các loại lan rừng khác. Với nhiều người chưa có kinh nghiệm thì rất khó để nhận biết được chúng.
Đây là giống lan khá dễ trồng và dễ sinh trưởng và phát triển. Chỉ cần những kỹ thuật trồng lan quế tím đơn giản là có thể nhân giống hoặc tách giò hiệu quả. Lan quế tím ưa nắng và độ ẩm cao. Cung cấp ánh sáng cho chúng khoảng từ 50-60% lượng ánh sáng là đủ. Vì thế mà những khu vực khí hậu nóng có thể cây sẽ sinh trưởng tốt hơn so với xứ lạnh.
Nổi bật với màu tím đặc trưng của mình nên tên gọi quế tím hay hồng sắc cũng từ đây mà ra. Tùy từng vùng đất với điều kiện khí hậu khác nhau khiến cho màu sắc tím của chúng có thể bị thay đổi từ gam màu tím nhạt đến tím đậm khác nhau. Ngoài ra chúng còn có những gam màu trắng hồng đến nhạt trên hoa nên chúng còn được gọi là hồng sắc.
Lan quế tím có thân mập và ngắn. Chúng có chiều dài tối đa khoảng từ 50-70 cm. Đây là những cây lan rừng được thấy trong tự nhiên khai thác được. Thực tế thì chiều dài của chúng cũng chỉ dao động trong khoảng này.
Lá dày và cứng xếp thành song song 2 dãy đối xứng nhau với màu xanh đậm. Đỉnh chia làm 2 thuỳ dễ nhận biết.
Có hương thơm nhẹ nhàng tinh tế và mê mẩn. Chúng có hương thơm đặc trưng ai đã từng ngửi thấy mùi này sẽ cảm thấy rất thân thuộc. Chỉ với 1 vài giò lan quế tím thì không gian gia đình đã có những mùi thơm đặc trưng mà ai cũng yêu thích. Chúng không có mùi quá nặng nhưng lại có mùi thoang thoảng dạng hương cam. Vì thế mà chúng không kén người chơi cũng như ít khi gây dị ứng về mùi.
Lan quế tím ra hoa vào tháng 2-3-4-5-6 âm tương ứng với 8-9 dương lịch. Khi lan ra hoa thì độ dài chùm hoa cũng rơi vào khoảng từ 30-50cm gần bằng chiều dài của thân. Trên đó sẽ có từ 15-30 hoa to bố trí song song đối diện cành hoa. Kích thước phổ biến của hoa rơi vào khoảng từ 2,5 – 3cm. Đây là kích thước khá to mang tới vẻ đẹp tuyệt vời cho dòng lan Giang Hương Hồng Sắc này.
Do đây là giống lan không quá quý hiếm và cực dễ sinh trưởng và phát triển. Chúng cũng rất dễ thuần trong điều kiện nuôi tại các vườn lan. Vì thế mà để ghép lan quế tím không hề khó. Chúng cũng giống như những giống lan khác nhưng sức sinh trưởng mạnh hơn. Đặc biệt là những khu vực nhiều ánh nắng và nóng có thể phát triển tốt hơn khu vực lạnh.
Chúng ta cần điều chỉnh chế độ ánh sáng một cách hợp lý. Điều này phụ thuộc vào vị trí của giá thể treo tại đâu. Nên cung cấp ánh sáng khoảng từ 50-60%. Đảm bảo cho cây phát triển tốt, tránh hiện tượng quá khô. Cần chú ý trong những ngày thời tiết nắng nóng. Nên sử dụng các tấm lưới để đảm bảo che nắng mát trong những ngày nắng gay gắt.
Cần đảm bảo luôn được cung cấp nước và độ ẩm để nhử cho thân rễ phát triển và nhanh ra. Tuy rằng đã sử dụng ATONIK nhưng không thể thiếu được nước và độ ẩm liên tục. Sử dụng các bình phun sương phun định kỳ vào các khoảng thời gian trong ngày. Quan trọng nhất là sáng sớm. Tránh phun vào buổi trưa nóng bức, nhiệt độ cao.
Nên phun tưới nước ngày từ 1-4 lần để đảm bảo độ ẩm cần thiết. Nếu trời trưa nóng thì liều lượng tăng lên còn mưa gió thì giảm đi.
Do việc ghép lan quế tím khá dễ và sinh trưởng tốt nên chế độ phân bón cũng không quá phức tạp. Có thể sử dụng phân NPK với hàm lượng đạm cao để kích cho cây nhanh ra hoa, lá và dễ. Tuy nhiên nhược điểm là chúng dễ bị thối nhũn nếu như gặp mưa. Đảm bảo sự an toàn và chậm chắc thì sử dụng phân NPK 20-20-20 là phù hợp nhất.
Các loại phân tan chậm có thể sử dụng thoải mái. Tùy từng giá thể giò to hay nhỏ mà sử dụng túi khác nhau. Sử dụng 2-3 túi quanh khúc gỗ hoặc chậu cây. Và tiến hành thay túi khi đã khai thác hết chất dinh dưỡng từ túi này. Thông thường sau khoảng từ 3-4 tháng là có thể tiến hành thay túi 1 lần.
Bón phân tốt nhất cho phong lan quế tím sau khi thời điểm ra hoa 1 tháng. Tức là nó rơi vào khoảng tháng 9-10 dương lịch theo tự nhiên. Tuy nhiên nếu xử lý ra hoa sớm hơn thì cũng nên chú ý bón sớm hơn.
Bạn đang xem bài viết Những Cơ Bản Liên Quan Đến Hoa Lan Hoàng Phi Hạc trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!