Cập nhật thông tin chi tiết về Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Cà Phê Và Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Cà Phê Hiệu Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây cà phê là một trong những cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên, đồng thời cà phê cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Ở Tây Nguyên, cây cà phê được đầu tư thâm canh cao trong đó nhiều hộ nông dân cũng đã có những kinh nghiệm nhất định trong kỹ thuật chăm bón cây cà phê để đạt được năng suất cao. Một trong những biện pháp kỹ thuật giúp đẩy mạnh năng suất cây trồng chính là việc bón phân cân đối và hợp lý. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà phần lớn diện tích cà phê đã được khai thác trên 20 năm cùng với sự biến động của khí hậu cũng như thị trường khốc liệt thì đòi hỏi người nông dân cần phải nắm vững hơn nữa những yêu cầu dinh dưỡng cơ bản của cây cà phê trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển từ đó có thể bón phân cân đối hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ
Cũng như các cây trồng khác, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) cây cà phê còn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trung lượng khác như Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu Huỳnh (S), các chất vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl) v.v.. Dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sinh lý cây cà phê. Khi đáp ứng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh (cây ra hoa, đậu quả và cho năng suất cao). Ngược lại khi không cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cần thiết cho cây thì cây sẽ sinh trưởng, phát triển hạn chế và năng suất thu hoạch sẽ không cao.
1.1. NHU CẦU CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ
1.1.1. Nhu cầu của dinh dưỡng đạm (N) đối với cây cà phê
– Cho đến nay N được xem là nguyên tố quan trọng nhất đối với cà phê non và cả những cây đang cho thu hoạch. Cây cà phê cần nhiều đạm nhất vào mùa mưa là lúc quá trình phát triển và cũng là mùa tạo cành, lá mới dự trữ cho năm sau.
– Hàm lượng N trong cây cà phê biến động từ 1,5 – 2,0% trọng lượng khô (trung bình cho thân, cành, lá). Chỉ tính trong lá thì hàm lượng này biến động từ 2,2 – 3,5%, trong hạt chứa từ 3,5 – 4,5%. Lượng đạm cà phê cần cho quá trình thâm canh từ 300 – 350 N/ha.
– Đạm (N) được cây lấy từ đất ở dạng NH4+ và NO3-, sau đó kết hợp với các hợp chất mà cây đồng hóa được nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo thành các amino acid và protein. Đạm là động lực cho quá trình sinh trưởng của cà phê bao gồm cả quá trình hình thành năng suất, tham gia cấu thành năng suất từ 32,6 – 49,4%.
– Cung cấp đầy đủ và cân đối lượng đạm mà cây cần giúp cho việc hút các chất khác tốt hơn, đặc biệt là kali.
Hình ảnh: cây cà phê bị thiếu đạm
– Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, mất cân đối. Cà phê không có cây che bóng thì toàn cây lá có màu vàng, kích thước lá và chồi bị nhỏ hơn bình thường. Cây cà phê có cây che bóng chỉ có lá già bị vàng. Trường hợp thiếu đạm trầm trọng thì toàn cây bị vàng. Cây cà phê bị thiếu đạm được phát hiện bằng mắt thì hàm lượng đạm trong lá từ 1,3 – 1,8%.
– Thừa đam: lá mỏng mềm, quang hợp hạn chế, sức đề kháng yếu dễ bị sâu bệnh tấn công.
1.1.2. Nhu cầu của dinh dưỡng lân (P) đối cây cà phê
– Hàm lượng lân trong lá, thân, cành biến thiên từ 0,07 – 0,15% P2O5, trong hạt chứa 0,35 – 0,50% P2O5 trọng lượng khô.
– Lân có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống rễ cà phê, đặc biệt là giai đoạn cà phê còn nhỏ. Lân giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi và hình thành quả tốt hơn, giúp cây dự trữ tinh bột, cùng với kali làm tăng khả năng chống chịu của cây.
Hình ảnh: cây cà phê bị thiếu lân
– Lân chỉ tham gia cấu thành năng suất từ 7,8 – 8,6%. Thiếu lân thường xuất hiện ở lá già và ở các cành sai quả. Lúc đầu lá có màu vàng sáng, sau đó chuyển sang đỏ thẩm hoặc nâu đỏ pha tím, đôi khi có màu huyết dụ. Đầu tiên lá biến màu ở một phần (thường ở ngọn lá), cuối cùng cả lá biến màu và rụng. Cây cà phê có triệu chứng thiếu lân khi hàm lượng P2O5 trong lá từ 0,05 – 0,08%.
– Đất bazan vùng Tây Nguyên thường thiếu lân dễ tiêu, bón lân với tỷ lệ thích hợp (3-2 – 3 theo thứ tự N, P2O5, K2O) với lượng dinh dưỡng lân từ 200 – 250kg P2O5/ha cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao và ổn định.
– Lưu ý: Bón phân lân quá nhiều làm cho năng suất cà phê không tăng, có khi ngược lại vì lân sẽ kìm hãm việc hút kẽm (Zn) của cà phê và gây đối kháng với kali trong đất, trong cây thông qua hàm lượng Ca, Mg chứa trong phân với một lượng cao đáng kể.
1.1.3. Nhu cầu của dinh dưỡng Kali (K) đối cây cà phê
– Hàm lượng kali chứa trong cây theo phân tích của Viện KHKTNLN Tây Nguyên biến động từ 1,1 – 1,6% K2O, trong hạt từ 3,0 – 3,7% K2O. Kali tham gia vào hoạt tính của hơn 60 enzim, giúp hình thành và vận chuyển hydrat cacbon, tham gia trong quá trình tổng hợp protein và các hợp chất hữu cơ trong cây.
– Kali làm tăng khả năng hút nước của cây, giúp cây tăng được khả năng chịu hạn, chịu rét và chịu mặn. Bón đầy đủ kali giúp cây hút các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Kali có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng quả và trọng lượng nhân, do vậy làm tăng được giá trị thương phẩm, đồng thời cũng làm cho cây ít bị nhiễm sâu bệnh hơn do cây sinh trưởng khỏe hơn. Kali tham gia cấu thành năng suất từ 27,4 – 44,7%.
Hình ảnh: cây cà phê thiếu kali
– Thiếu kali thường thể hiện ở các lá già, trên cành mang nhiều quả. Các vệt màu nâu thường xuất hiện ở rìa mép lá, rồi lan dần vào giữa phiến lá, cuối cùng thì lá. Thời kỳ cây cà phê mang quả nếu thiếu thì quả rụng nhiều, vỏ quả có màu xám nâu, khi chín quả có màu vàng đỏ nâu, khô và không mọng nước, màu không tươi, nhân nhỏ hơn bình thường. Cây bị thiếu kali thì hàm lượng K2O trong lá dao động từ 0,9 – 1,3%. Theo nghiên cứu với mức bón 350 – 400 kg K2O/HA sẽ làm ổn định năng suất cà phê từ 3 – 4 tấn nhân/ha.
– Khi cây còn nhỏ cây cà phê cần lượng dinh dưỡng kali tương đối nhỏ. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh đặc biệt các vườn cà phê cao sản, trong thời kỳ phát triển quả cho đến khi quả thành thục và chín thì nhu cầu dinh dưỡng kali tăng dần.
1.2. NHU CẦU CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG TRUNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ
1.2.1. Nhu cầu của dinh dưỡng trung lượng S đối với cây cà phê
– Theo phân tích, trong lá cà phê thành phần lưu huỳnh (S) chiếm tỷ lệ cao hơn cả lân. Hàm lượng S trong lá cà phê biến động từ 0,09 – 0,15%, trong hạt từ 0,12 – 0,16%.
– Lưu huỳnh tham gia tạo thành cloruaphyl là thành phần quan trọng của diệp lục đóng vai trò to lớn trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Lưu huỳnh tham gia tổng hợp 3 acid amin tạo thành protein, hoạt hóa men, tổng hợp vitamin…. đặc biệt nó tham gia trong việc cấu tạo các hợp chất thơm cho hạt cà phê, tăng cường tính chịu hạn và chịu nhiệt của cà phê.
– Thiếu lưu huỳnh thường thể hiện ở các lá non trên ngọn. Lá có màu vàng hoặc trắng, bị nặng lá có thể hơi nhỏ so với bình thường. Cần phân biệt được với trường hợp cà phê thiếu đạm là lá già bị vàng hoặc lá bị vàng trên toàn cây. Hiện tượng thiếu lưu huỳnh thường hay xuất hiện ở vườn cà phê kiến thiết cơ bản vào thời kỳ cuối mùa khô đầu mùa mưa. Lá cà phê bị thiếu lưu huỳnh có hàm lượng S trong lá từ 0,06 – 0,09%.
1.2.2. Nhu cầu của dinh dưỡng trung lượng Caxi (Ca) đối với cây cà phê
– Hàm lượng Ca trong lá cà phê dao động từ 0,5 – 1,2%, trong hạt từ 0,4 – 0,7% (tính theo trọng lượng khô).
– Canxi tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm và mangan của cây. Hiện tượng thiếu canxi đối với cà phê thường hiếm thấy trên đồng ruộng.
– Tuy nhiên khi thiếu lá non bị vàng từ rìa lá lan dần vào giữa phiến lá. Lá có màu xanh tối dọc hai bên gân chính của lá, có khi màu xanh này rất nhạt. Khi bị nặng, lá già cũng có triệu chứng như trên. Lá cà phê bị thiếu canxi có hàm lượng Ca trong lá từ 0,4 -0,7%.
1.2.3. Nhu cầu của dinh dưỡng trung lượng Mg đối với cây cà phê
– Hàm lượng Mg trong lá biến động từ 0,3 – 0,5%, trong hạt từ 0,2 – 0,35%.
Hình ảnh: cây cà phê thiếu dinh dưỡng kali (K) và Magie (Mg)
– Triệu chứng thiếu Magiê được phát hiện trên cây cà phê ở lá già, màu vàng bắt đầu từ gân chính, sau lan rộng dần ra rìa lá. Dọc theo gân chính và gân phụ còn lại những vệt xanh thẫm tạo nên dạng hình xương cá có màu xanh trên nền vàng. Sau đó lá chuyển sang màu vàng sẫm hoặc nâu rồi rụng. Khi thiếu Mg hàm lượng Mg trong lá biến động trong khoảng 0,15 – 0,25%.
1.3. NHU CẦU CỦA CÁC YẾU TỐ DINH DƯƠNG VI LƯỢNG ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ
1.3.1. Nhu cầu của dinh dưỡng vi lượng kẽm (Zn) đối với cây cà phê
– Hàm lượng kẽm trong lá cà phê biến thiên từ 10 – 15 ppm (phần triệu). Trong 1tấn hạt có chứa khoảng 10 – 15gam.
– Kẽm (Zn) làm tăng tính chịu hạn, chịu nóng, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hiện tượng thiếu kẽm khá phổ biến và gây tác hại nghiêm trọng.
1.3.2. Nhu cầu của dinh dưỡng vi lượng Bo đối với cây cà phê
– Hàm lượng Bo trong lá từ 30 – 50 ppm, trong 1 tấn hạt chứa từ 10 – 16gam. Bo có vai trò trong việc tăng số đốt, số cành dự trữ, tăng số mầm hoa. Bo cũng có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.
– Hiện tượng thiếu Bo thường xảy ra trên đất xám có thành phần cơ giới nhẹ. Khi bị thiếu Bo lá cà phê bị nhỏ lại và ngắn hơn, rìa lá không bình thường, các chồi ngọn hay bị khô, các cành ngang hay bị chết. Hiện tượng cành thứ cấp mọc thành chùm có dạng hình rẽ quạt. Lá có màu xanh ô liu hay xanh vàng nhạt ở nửa cuối lá. Cây bị thiếu Bo thì hàm lượng Bo trong lá khoảng 15 – 25ppm.
1.3.3. Nhu cầu của dinh dưỡng vi lượng Fe đối với cây cà phê
– Hàm lượng Fe trong lá từ 50 – 75 ppm, trong 1 tấn nhân từ 40 – 80gam.
– Sắt không có vai trò rõ ràng đối với sinh trưởng và phát triển của cà phê. Sắt chỉ làm cho màu hạt cà phê đẹp hơn. Trên đất trồng cà phê ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng thì hiện tượng cây cà phê bị thiếu sắt rất hiếm khi xảy ra vì pH của đất thấp (4,0 – 5,5) và hàm lượng hữu cơ không cao nhưng hàm lượng sắt trong đất lại cao.
Hình ảnh: biểu hiện cây cà phê thiếu Fe
– Thiếu sắt các lá non hơi chuyển vàng song gân lá vẫn còn xanh có dạng hình mắt lưới. Thiếu sắt hạt cà phê có thể bị vàng. Khi bị thiếu sắt thì hàm lượng Fe trong lá biến động từ 15 – 35ppm.
1.3.4. Nhu cầu của dinh dưỡng vi lượng mangan (Mn) đối với cây cà phê
– Hàm lượng Mn trong lá từ 30 – 50 ppm, trong hạt giao động từ 20 – 40gam. Mangan có vai trò xúc tiến quá trình quang hợp của cây xảy ra tốt hơn. Trên đất có pH thấp rất hiếm xảy ra hiện tượng thiếu Mangan. Tuy nhiên đối với đất rất chua thì ngộ độc Mangan lại dễ xảy ra.
– Thiếu Mangan thì lá ở đầu cành (cặp lá trưởng thành cuối cùng) từ màu vàng hơi xanh sang màu vàng vỏ chanh có xen vệt trắng. Lúc này hàm lượng Mn trong lá từ 10 – 20ppm.
2. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY CÀ PHÊ HIỆU QUẢ
2.1. Cung cấp dinh dưỡng và bón phân cho cây cà phê vào mùa khô
Bón phân cho cây cà phê thời điểm này cực kỳ quan trọng. Giúp cây cà phê có đủ chất dinh dưỡng kích thích quá trình phân hóa mạnh hơn, hoa không bị sượng, ra hoa đậu quả tập chung và tập chung dinh dưỡng nuôi lớn trái.
Loại phân bón: Sử dụng sản phẩm phân bón Sông Mã chuyên dùng cho cây cà phê mùa khô.
Hình ảnh: bao bì sản phẩm phân bón Sông Mã cây cà phê mùa khô
– Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: Đạm tổng số (Nts): 20%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%; Đồng (Cu): 50 ppm; Kẽm (Zn): 100 ppm; Bo (B): 100 ppm; Molip đen (Mo): 50 ppm.
– Ngoài những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng trung, vi lương chelate (Mg, Ca, Zn, Bo, S,…) là những vi lượng thiết yếu cần thiết cho sinh trưởng của cà phê. Tạo tiền đề cơ bản, bổ trợ hoạt động sống, không thể thiếu của cây.
– Khắc phục tình trạng, khi sử dụng phân hóa học quá nhiều sẽ làm chai đất, đất hóa chua, lượng vi sinh vật đất bị hạn chế. Ngoài dinh dưỡng đa, trung vi lượng cần thiết sản phẩm còn được bổ sung phụ gia là phân của trùn quế, có tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động. Giúp cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
– Lượng bón: 400 – 500 g/cây/lần (500 – 600 kg/ha)
– Cách bón: Rải đều phân bón xung quanh tán cây, sau khi rải tưới nhiều nước.
2.2. Cung cấp dinh dưỡng và bón phân cho cây cà phê vào mùa mưa
Bước vào mùa mưa cũng là lúc cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa rất quan trọng. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng và tạo bộ khung cành phát triển mạnh khỏe ở các vụ tiếp theo. Việc bón phân vào đầu mùa mưa rất quan trọng tạo tiền đề để cà phê phát triển tối đa về mặt thể tích cho nhân to về sau. Như vậy việc bổ sung phân bón đợt đầu tiên cho mùa mưa rất quan trọng ở lần bón này yêu cầu phân có hàm lượng đạm và kali cao. Sử dụng sản phẩm phân bón Sông Mã chuyên dùng cho cây cà phê mùa mưa (SÔNG MÃ CÂY CÀ PHÊ MÙA MƯA”
Hình ảnh: Bao bì Sông Mã cây cà phê mùa mưa
– Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: Đạm tổng số (Nts): 16%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 12%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 15%; Đồng (Cu): 50ppm; Kẽm (Zn): 50 ppm; Bo (B): 150 ppm. Độ ẩm: 5%.
– Ngoài những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, sản phẩm còn được bổ sung thêm nhóm dinh dưỡng trung, vi lương chelate (Mg, Ca, Zn, Bo, S,…) là những vi lượng thiết yếu cần thiết cho sinh trưởng của cà phê. Tạo tiền đề cơ bản, bổ trợ hoạt động sống, không thể thiếu của cây.
– Khắc phục tình trạng, khi sử dụng phân hóa học quá nhiều sẽ làm chai đất, đất hóa chua, lượng vi sinh vật đất bị hạn chế. Ngoài dinh dưỡng đa, trung vi lượng cần thiết sản phẩm còn được bổ sung phụ gia là phân của trùn quế, có tác dụng cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động. Giúp cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
– Lượng bón: 400 – 500 g/cây/lần/năm (500 – 600 kg/ha).
– Bên cạnh yếu tố về liều lượng bón thì kỹ thuật bón phân cũng là vấn đề mà bà con cần quan tâm. Cây cà phê có rễ hút dinh dưỡng nằm ở độ sâu từ 0 đến 20 cm, bởi vậy nếu bón phân quá nông thì phân dễ thất thoát, bón sâu quá khi gặp mưa lớn phân sẽ đi đường trượt đi xuống phần dưới sâu hơn rễ cây không hấp thu được. Theo các nhà khoa học bà con nên cào lớp lá xung quanh hố cà phê bón phân rải quanh lớp tán lá rồi cào nhẹ lớp lá phủ lên bề mặt nhằm thất thoát lượng phân đã bón.
2.3. Cung cấp dinh dưỡng và bón phân cho cây cà phê vào giữa và cuối mùa mưa
– Bón phân cho cây cà phê giữa mùa mưa: giúp cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây nuôi trái, chống rụng trái, cành nhánh phát triển đồng đều, khỏe mạnh. Đồng thời cũng là để tăng cường khả năng tích lũy dinh dưỡng cho cây.
– Bón phân cho cây cà phê vào cuối mùa mưa: Tiến hành cắt tỉa cành tăm, cành mọc ngược, chồi thân và cắt bớt những cành sương cá yếu để tập trung dinh dưỡng cho cành mang trái. Bón phân thời điểm này giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi trái, trái chín đồng đều, đồng thời tích lũy thêm dinh dưỡng giúp cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa được tốt và ổn định về năng xuất 5 – 7 tấn nhân/ha. Đợt bón này nếu căn được thời gian trước khi thu hoạch 20 – 25 ngày là tốt nhất.
Loại phân bón: Sử dụng sản phẩm phân bón Sông Mã dùng cho cây cà phê vào giữa mùa mưa.
Hình ảnh: bao bì sản phẩm phân bón Sông Mã cây cà phê giữa và cuối mùa mưa
– Với thành phần và hàm lượng dinh dưỡng: Đạm tổng số (Nts): 16%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 3%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 22%; Đồng (Cu): 50ppm; Bo (B): 50 ppm. Độ ẩm: 5%.
– Lượng bón:
+ Giữa mùa mưa: 500 – 600 g/cây/lần (600 – 700 kg/ha).
+ Cuối mùa mưa: 600 – 700 g/cây/lần (700 – 800 kg/ha).
NVKHNN- Trịnh Thị Khương tổng hợp
Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Cà Phê
TS. Trương Hồng
Bón phân qua lá cho cây trồng là giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Bón phân qua lá có hiệu lực nhanh và cây sử dụng được dinh dưỡng nhiều hơn bón vào đất. Đối với đạm và kali cây sử dụng được từ 90 – 95% lượng phân phun qua lá, đối với lân là 38,8%. Trong khi đó bón vào đất thì lượng dinh dưỡng mà cây sử dụng được ít hơn do bị mất mát bởi bốc hơi, xói mòn, rửa trôi và giữ lại trong đất.
Nghiên cứu của WASI, 2000, 2008, 2012 cho thấy sử dụng phân bón lá, đặc biệt là các loại phân bón lá chuyên dùng cho cà phê (NUCAFE) với thành phần đầy đủ N, P, K, S, Mg, Zn, B để phun từ 2 – 3 lần/năm đã làm tăng năng suất cà phê từ 5 – 15 %, giảm được được tình trạng rụng quả sinh lý trong mùa mưa; khắc phục tình trạng lá cà phê bị biến dạng do thiếu Zn và B.
Phun phân bón lá vào các giai đoạn khủng khoảng sinh lý của cây như mưa nhiều, nắng hạn đã làm giảm tỷ lệ rụng quả rất rõ và tăng năng suất so với không phun từ 16 – 18 %.
Hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá chuyên dùng (NUCAFE) cho cà phê
Đặc điểm vườn cà phê
Phun 2 lần/mùa mưa
Năng suất, kg/ha
Tăng so đối chứng, %
Lô bình thường, không phun (đối chứng)
3.880
–
Lô bình thường có phun
4.170
7,5
Hạn trong mùa mưa
Đối chứng không phun
2.890
–
Có phun
3.350
15,9
Đối chứng không phun
2.580
–
Có phun
3.050
18,2
Nguồn: Tổng hợp của tác giả các năm 2008, 2011, 2012, 2013
Việc bón phân qua lá đặc biệt có ý nghĩa khi cần chữa trị tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng một cách kịp thời hoặc khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho việc bón qua đất kém hiệu quả. Các loại phân vi lượng cây cần với lượng ít và vài yếu tố đôi khi bị cố định khi bón vào đất cũng thường được cung cấp cho cây qua lá. Thông thường các nguyên tố vi lượng cho cà phê như kẽm (Zn), bo (B)… được bổ sung bằng hình thức phun qua lá.
Khi phun lên lá, các chất dinh dưỡng xâm nhập vào cây qua các khí khổng ở lá, và chỉ khi các khí khổng này mở thì sự hấp thu dinh dưỡng qua lá mới được thuận lợi. Do vậy khi áp dụng phương pháp phun phân qua lá cần lưu ý phun vào lúc sáng sớm hay chiều tối, lúc lặng gió, là những lúc khí khổng lá cây mở, phun kỹ mặt dưới lá càng tốt vì mặt dưới nhiều lỗ khổng hơn mặt trên. Lúc trời nắng gắt hay lúc đang bị thiếu nước trầm trọng, các khí khổng đóng lại thì việc phun phân qua lá kém hiệu quả.
Sử Dụng Bã Cà Phê Bón Cây Thế Nào Cho Đúng?
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng bã cà phê bón cây, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng bã cà phê là phần bã còn lại sau khi pha cà phê phin (để tránh nhầm lẫn với bột cà phê được đề cập tới trong phần thứ 2).
Ủ phân hữu cơ với bã cà phê
Cách an toàn nhất để sử dụng bã cà phê bón phân là thêm vào phân trộn. Khi sử dụng phân hữu cơ để ủ phân trộn, hãy lưu ý rằng chỉ nên để bã cà phê chiếm 10 – 20% tổng khối lượng phân ủ của bạn. Nếu cao hơn nữa, nó có thể ức chế các vi khuẩn tốt có trong phân.
Nếu bạn sử dụng bã cà phê để ủ phân hữu cơ, hãy nhớ rằng chúng được coi là nguyên liệu phân xanh (tốt cho cành lá), do đó, bạn cần thêm một số vật liệu phân nâu (thúc đẩy việc ra hoa, kết trái) để cân bằng. Nếu không, cây được bón phân ủ từ bã cà phê sẽ phát triển cành lá quá mức mà không ra hoa.
Cách thức ủ phân hữu cơ từ rác đã được tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết “Cách ủ rác hữu cơ không mùi cho dân thành phố“.
Sử dụng bã cà phê bón cây trực tiếp
Nhiều người rắc bã cà phê trực tiếp lên đất thay vì ủ phân. Nhưng bạn cần lưu ý rằng bã cà phê giúp bổ sung nitơ vào phân ủ của bạn. Nhưng chúng không trực tiếp bổ sung nitơ vào đất.
Lợi ích của việc rắc bã cà phê trực tiếp lên đất trồng cây là bổ sung chất hữu cơ và giúp cải thiện hệ thống thoát nước, giữ nước. Khi áp dụng cách này, bã cà phê sẽ thúc đẩy các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, đồng thời thu hút thêm giun đất giúp đất trồng thêm tơi xốp.
Nhiều người cảm thấy bã cà phê làm giảm độ pH (hoặc tăng mức axit) của đất, rất tốt cho cây ưa axit. Nhưng điều này chỉ đúng với bột cà phê (cà phê phin chưa pha). Bột cà phê có tính axit, nhưng bã cà phê (đã lọc để lấy nước uống) có độ pH gần như trung tính (khoảng 6,5) nên không ảnh hưởng đến nồng độ axit của đất.
Để sử dụng bã cà phê bón cây trực tiếp, bạn hãy rắc bã cà phê đã phơi khô vào quanh gốc cây. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rắc một lớp bã cà phê thật mỏng. Đừng phủ một lớp quá dày. Vì bã cà phê đã phơi khô thành bột có kích thước rất nhỏ, nó có thể trở thành một lớp chắn khiến không khí và nước không thể thấm vào đất.
Sử dụng bã cà phê bón cây cho các mục đích khác
Bên cạnh việc sử dụng bã cà phê bón cây, bạn có thể sử dụng bã cà phê để:
Xua đuổi kiến, ốc, sên: không ai rõ tại sao bã cà phê có thể xua đuổi kiến, ốc, sên; nhiều người cho rằng caffeine hoặc nitơ ảnh hưởng tiêu cực đến những loài gây hại này vì vậy chúng thường tránh những nơi có bã cà phê.
Xua đuổi mèo: nhiều người nhận thấy rằng mèo không thích nơi có bã cà phê, vì vậy họ rắc bã cà phê quanh vườn rau để tránh mèo đào đất đi vệ sinh làm chết cây trồng
Nuôi giun: giun rất thích bã cà phê, vì thế bạn có thể sử dụng nó để nuôi giun bằng cách bổ sung bã cà phê vào đất hoặc thành phần nuôi trùn
Bón cây bằng bột cà phê chưa pha, nên hay không?
Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về việc sử dụng bột cà phê chưa pha để bón cây. Mặc dù, tôi không khuyến khích điều này, vì bột cà phê ảnh hưởng đến độ pH của đất (và lãng phí). Nhưng nó không phải vấn đề trong một số tình huống.
Bạn có thể rắc bột cà phê xung quanh những cây ưa axit như đỗ quyên, hoa cẩm tú cầu, việt quất và hoa ly
Rất nhiều loại rau củ phù hợp và ưa đất axit, chẳng hạn như tỏi, mùi tây, húng quế, húng quế, bông cải, bắp cải, cần tây, cà tím, củ cải, ớt, các loại đậu,… nhưng cà chua sẽ phát triển không tốt khi được bổ sung bột cà phê (do bột cà phê có chứa nhiều allelopathic)
Các cây trồng ăn rễ như khoai tây, củ cải, cà rốt,… sẽ phát triển rất tốt khi đất trồng được trộn thêm bột cà phê
Nhiều người cũng sử dụng bột cà phê để diệt cỏ, ức chế các mầm bệnh bấm
Rắc bột cà phê xung quanh cây trồng giúp ngăn chặn một số loại động vật gây hại như kiến, sên, ốc,…
Đừng quên quay trở lại bài viết này và chia sẻ với Sân vườn AZ cùng các bạn đọc khác thành quả mà bạn thu được từ việc sử dụng bã cà phê bón cây.
Sử Dụng Bã Cà Phê Bón Cây Trong Nhà Và Ngoài Trời
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bã cà phê để bón cho cây trong nhà
Mặc dù bã cà phê có lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng tìm ẩn một số mặt tiêu cực nếu như quá lạm dụng.
Giữ ẩm quá mức
Bã cà phê đặc biệt tốt trong việc giữ độ ẩm. Bản chất hữu cơ và các hạt mịn của chúng hoạt động giống như một miếng bọt biển, giữ độ ẩm trong đất. Đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm lớn..
Thêm bã cà phê trực tiếp vào đất làm tăng khả năng giữ nước của giá thể. Và điều này có thể gây ra thảm họa cho cây trồng của bạn. Khi bạn tưới quá nhiều nước với mức độ thường xuyên. Nguy cơ đất bị đọng nước cao gây úng rễ chết cây.
Bạn có thể giảm nguy cơ bị đọng nước bằng cách thay đổi thành phần của đất mà bạn sử dụng. Bằng cách thêm nhiều cát thô hoặc đá trân châu vào hỗn hợp bầu. Điều này sẽ làm tăng khả năng thoát nước, cho phép đất khô nhanh hơn sau khi tưới nước, giảm nguy cơ ứ nước và thối rễ.
Thúc đẩy sự phát triển của nấm
Đây là một vấn đề nếu bạn thêm bã cà phê lên bề mặt đất trồng cây trong nhà. Bã cà phê cung cấp một nơi sinh sản lý tưởng cho các sinh vật nấm. Và điều này có thể dẫn đến bệnh nấm trong cây của bạn.
Điều này sẽ gây thất vọng khi bạn cố gắng giúp cho cây của bạn ăn và giúp chúng phát triển. Lại mang đến cho chúng một bệnh nấm có thể gây hại rất nhiều.
Vấn đề này có thể được giảm bớt bằng cách đảm bảo bã cà phê được làm việc tốt trong đất. Tốt nhất, sử dụng phân trộn bã cà phê, hoặc thêm bã cà phê khi thay chậu sẽ giảm nguy cơ này.
Thu hút sâu bệnh
Trong khi một số loài gây hại có thể bị ngăn cản bởi bã cà phê. Nhưng có nhiều loài gây hại và côn trùng sẽ bị thu hút bởi các điều kiện mà bã cà phê tạo ra.
Một lần nữa, điều này nhấn mạnh tại sao việc thêm bã cà phê vào bề mặt của đất không được khuyến khích. Sử dụng bã cà phê để làm phân trộn là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn muốn sử dụng bã cà phê để bón cho cây trong nhà.
Gây ức chế sự tăng trưởng của một số cây
Đã có một số nghiên cứu quy mô nhỏ chỉ ra rằng bã cà phê được thêm trực tiếp vào đất thực sự có thể ức chế sự phát triển của cây. Đặc biệt là đối với cây con và cây non. Điều này được cho là do hàm lượng caffeine trong bã cà phê.
Bạn đang xem bài viết Nhu Cầu Dinh Dưỡng Của Cây Cà Phê Và Cách Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Cà Phê Hiệu Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!