Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Dạng 13 Loại Lan Rừng Phổ Biến Nhất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xin giới thiệu đến các bạn thông tin và hình ảnh cũng như hình dáng cây thực tế về một số loại lan rừng, hoặc hàng nhập khẩu phổ biến trên thị trường lan hiện nay. 1. Lan Căn Diệp (Chiloschista parishii Seidenf ) Cây có hoa nhỏ, là loại lan không lá ,hoa nở vào mùa xuân sang hè là loại lan không lá lạ và đẹp đáng.
Hình dáng lúc cây có hoa
Hình ảnh cây lúc chưa có hoa
2. Giả Hạc Thiên Cung (Đại Ý Thảo Đài Loan) Thuộc dòng Đại ý thảo từ Đài Loan, thân dài khoảng 30-60cm, với kết cấu hoa màu hồng nhạt. Môi có lông tơ.
3. Giả hạc trắng đài loan (Den. Anosmum var alba) Loại lan có xuất xứ từ Đài Loan, thân dài khoảng 30-80cm, hoa có cánh trắng, họng trắng, hoa rất thơm.
4. Lan trầm tím xưa (Den. Parishii xuất xứ Đài Loan ) Hoa tím đậm hoa có mùi rất thơm.
5. Giả Hạc Chư Prông: Cây có hoa màu tím trắng to, đẹp, hoa nở vào mùa hè.
6. Hoàng Thảo Chuổi Ngọc (Dendrobium Findlayanum) Hoa có màu tím trắng to, đẹp, thơm, hoa nở vào mùa xuân.
7. Hoàng Thảo Đùi Gà ( Dendrobium nobile ) Cây này thuộc dòng lan rừng Điện Biên. Cánh hoa màu tím trắng, mắt màu hơi nâu, hoa mọc ở các đốt thân đã rụng lá, thân dẹp, đẹp, thơm, hoa nở vào mùa xuân.
8. Hoàng Thảo Lông Trắng ( Dendrobium Senile xuất xứ Thái Lan ) Hoa màu vàng họng xanh lợt có những tia chạy ra 2 bên mép họng màu nâu đỏ, hoa to đẹp, thơm, hoa nở vào mùa xuân.
9. Hoàng Thảo Nghệ Tâm( Dendrobium loddigesii ) Đây là loại lan thân thòng, thân nhỏ. Hoa to, có màu tím trắng , họng vàng mật, lưỡi hoa có tua lông mịn, có hương thơm ,hoa nở vào mùa xuân và hè.
Một số loại hoa lan thủy tiên (lan Kiều) thường gặp, hay mua: 10. Thủy Tiên Cam ( kiều Cam ) Thân cây dẹt, hoa vàng nhạt, lưỡi vàng đậm hai mắt màu cam, hoa nở thành từng chùm mọc ở các đốt ở đầu thân.
11. Thủy Tiên Dẹt ( kiều Dẹt) Hoa nở thành từng chùm mọc ở các đốt ở đầu thân, hoa đẹp.
12. Thủy Tiên Mở Gà ( kiều mở gà): Hoa vàng xanh bóng màu mở gà, hoa nở thành từng chùm mọc ở các đốt ở đầu thân.
13. Thủy Tiên Tím Nha Trang (kiều Tím) : Hoa vàng lưỡi vàng đậm hai mắt đỏ , hoa nở thành từng chùm mọc ở các đốt ở đầu thân.
(Theo nongthonngaynay.com)
Nhà Hướng Tây Nên Trồng Cây Gì? 13 Loại Cây Phổ Biến Nhất
Hoa Hồng leo được chọn làm loại cây mà nhà hướng tây nên trồng chính bởi cái vẻ đẹp mang sắc hè của nó. Hoa hồng leo thu hút ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ, dùng để trang trí nhà thì còn gì bằng. Thêm vào đó, hoa Hồng leo là loài ưa nắng, lại chịu hạn tốt. Tương đối phù hợp với thời tiết mùa hạ của những căn nhà mang hướng tây.
Hoa hồng leo không thích bóng râm, nên nơi bạn trồng càng nhiều nắng. Cây lại càng phát triển mạnh mẽ hơn, cho hoa quanh năm.
2. Trồng giàn Hoa Giấy cho nhà hướng Tây
Tại sao lại chọn hoa Giấy làm cây cảnh cho nhà hướng tây? Bởi lẽ, cây hoa Giấy dễ trồng, dễ chăm sóc lại phát triển nhanh. Còn gì bằng khi nhà bạn hướng Tây đón nắng, lại được che phủ bởi một giàn hoa Giấy. Vừa tránh được cái nắng gay gắt của mùa hè, vừa đem lại màu sắc tươi mới cho căn hộ nhà bạn thì thật tuyệt đúng không.
Hơn thế nữa, người ta nói cây hoa Giấy giúp gia chủ hút tài lộc, may mắn. Nếu được trồng ở hướng tây còn xua đuổi những điều không may mắn cho gia chủ nữa đấy.
3. Trồng cây Hoa Thanh Tú cho nhà hướng Tây
Nhà hướng tây nên trồng cây gì? Hoa Thanh Tú sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà hướng tây đấy ạ! Sắc xanh của hoa Thanh Tú sẽ phần nào làm dịu bớt cái nắng gắt của mùa hè. Đặc biệt, chúng sẽ làm mát không gian nhà bạn bằng màu sắc nhã nhặn này.
4. Hoa Hướng Dương – Nhà hướng Tây nên trồng cây gì hợp phong thủy?
Một phần lý do để bạn chọn Hướng Dương làm loại cây mà nhà hướng tây nên trồng. Chính bởi hoa Hướng Dương không chịu được lạnh. Vì thế, cây phải được trồng ở nơi có ánh nắng mặt trời thì mới có thể sinh sôi và phát triển. Đây chắc chắn là loại cây phù hợp với nhà hướng tây đấy.
Hơn thế nữa, với ý nghĩa cái tên luôn hướng về mặt trời thì còn loài hoa nào phù hợp với nhà bạn hơn Hướng Dương đây?
5. Hoa Tử Đằng thêm nét thơ mộng cho ngôi nhà
Nhà hướng tây nên trồng cây gì? Hoa Tử Đằng chính là câu trả lời không thể nào hoàn hảo hơn. Tử Đằng là loài hoa chịu hạn tốt. Tử Đằng gặp nắng phát triển mạnh, lại cho hiệu quả trang trí mang tính thẩm mĩ cao. Cho nên đây là loài hoa được đa số hộ gia đình lựa chọn trồng ở nhà.
Thử nghĩ xem, mùa hè nắng nóng như được dịu đi bởi giàn hoa Tử Đằng vừa mang sắc vừa mang hương. Đọc tới đây rồi thì còn chần chờ gì mà không rinh ngay một em để trồng ở nhà nhỉ?
6. Hoa Triệu Chuông – Nhà hướng Tây nên trồng cây gì trước nhà?
Cây hoa Triệu chuông là giống cây chịu hạn tương đối tốt, lại dễ trồng, dễ chăm sóc. Nên thích hợp là cây trồng hướng tây cho nhà của bạn.
Với màu sắc rực rỡ, thì việc chọn màu sắc để phù hợp với nhà bạn là điều dễ dàng. Còn gì bằng khi mùa hè nắng nóng được ngắm nhìn sự xinh đẹp của hoa Triệu Chuông phải không nào. Bao nhiêu cái nắng, nóng dường như tan biến hết với biển hoa này trong nhà ngay luôn.
7. Trồng Hoa Bát Tiên cho nhà hướng tây
Nhà hướng tây nên trồng cây gì? Hoa Bát Tiên – “khoác áo mới” cho khuôn viên nhà bạn. Bạn đang tìm một loại cây phù hợp với khoảng nhỏ nhà mình vào mùa nắng nóng. Và Bát Tiên là sự lựa chọn hay ho cho bạn đấy. Còn gì tuyệt vời hơn khi nắng gắt được ngắm vẻ đẹp dịu hiền của hoa Bát Tiên. Dường như bao phiền muộn đều được Bát Tiên làm dịu đi và đưa theo gió đi xa.
8. Hoa Huỳnh Anh – Nhà hướng Tây nên trồng cây gì đẹp, hợp phong thủy?
Hoa Huỳnh Anh nên được chọn làm loại cây mà nhà hướng tây nên trồng. Chính bởi màu sắc rực rỡ này đã khiến Huỳnh Anh được rất nhiều gia chủ lựa chọn trồng ở ban công. Ngoài ra, đây còn là loại cây ưa nắng, chịu hạn tốt. Bạn chỉ cần vun vén tình yêu với cây cỏ, còn việc phát triển mạnh mẽ cứ để Huỳnh Anh lo. Nhắc đến đây thôi đã đủ háo hức trồng ngay bên hiên nhà một dàn hoa Huỳnh Anh rồi.
9. Trồng Hoa Râm Bụt cho nhà hướng Tây
Nhắc tới hoa Râm Bụt thì chắc hẳn không quá xa lạ, vì nó đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Nếu bạn đi về các miền quê sẽ thấy sự phổ biến của cây hoa Râm Bụt được trồng để che nắng. Nhà hướng tây nên trồng cây gì? Chắc chắn chính là hoa Râm Bụt.
Với đặc tính chịu hạn tốt, thích hợp để hứng trọn cái nắng gay gắt của mùa hè thì còn sự lựa chọn nào phù hợp cho nhà hướng tây hơn hoa Râm Bụt đây nhỉ.
11. Ngũ Gia Bì – Nhà hướng Tây nên trồng cây gì có phong thủy?
Ngũ Gia Bì là cây chịu hạn tốt, ưa ánh sáng cho nên trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Và nhà hướng tây là nơi thích hợp nhất.
Hãy làm mới khuôn viên nhà bạn bằng một chậu Ngũ Gia Bì. Với một cây ngũ gia bì đem lại một không gian tươi mát, như thổi một làn gió mới vào căn nhà của bạn vào ngày hè oi ả. Hơn nữa, với sức sống mãnh liệt của Ngũ Gia Bì thì dù bạn có “lười biếng” chăm bón thì nó vẫn phát triển.
12. Cây Tre Điền Trúc cho nhà hướng tây thêm bóng mát
Lũy tre dường như không còn quá xa lạ với làng quê Việt Nam. Tre thường được trồng thành lũy, tạo bóng râm làm mát đi không gian bị nắng bao phủ. Và tre Điền Trúc chính là sự lựa chọn của đa số hộ gia đình ở Việt Nam cho việc tạo bóng râm. Tre Điền Trúc được chọn làm cây cảnh cho nhà hướng tây.
Không phải đơn thuần mà người ta lại chọn Dừa Cạn là loại cây mà nhà hướng tây nên trồng. Với khả năng chịu hạn tốt, ưa sáng thì cực kỳ phù hợp với sự lựa chọn của bạn cho căn nhà hướng tây. Một điểm cộng lớn cho Dừa Cạn là nhiều màu sắc, dễ dàng chọn lựa để điểm tô cho căn nhà của bạn vào mùa hè.
14. Mẹo trồng cây cảnh cho nhà hướng tây bớt nắng nóng
Đầu tiên, hãy chọn những cây có khả năng chịu hạn tốt. Vì thường vào hạ, nhiệt độ tương đối cao và nắng nóng kéo dài. Những cây chịu được nắng mới có khả năng sinh trưởng và phát triển được ở hướng tây.
Tiếp theo, chọn những cây dễ sống, ít tốn công chăm sóc. Ban công hướng tây luôn phải chịu nhiều tác động của ánh nắng. Do vậy, cây mà nhà hướng tây nên trồng phải là những loại cây dễ sống và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Ngoài ra, chúng mình mách bạn nên chọn những loại cây thân leo. Chúng có thể leo thành giàn và bám vào các mảng tường nhà. Rủ xuống thành những bức rèm cửa, làm tươi mát không gian sống. Không những chống nắng hiệu quả mà còn có tính trang trí cao.
Cuối cùng, hãy nhớ tưới nước cho cây thường xuyên. Vì chúng luôn phải chịu nhiều ánh nắng nên thường xuyên bị thiếu nước. Bạn cần phải bổ sung nước hàng ngày cho cây để cây dễ hấp thụ.
Chuyên mục: Cây xanh phong thủy
Các Loại Hoa Phong Lan Rừng Đẹp Và Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam?
Phong lan được chia làm 2 loại loại chính là đơn thân và đa thân.
Phong lan đơn thân Lan đơn thân là những loài Lan sống bám trên thân cây hay vách đá, thân phát triển vươn dài theo một trục. Hầu hết đây là những loài Lan có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao trung bình dễ trồng và dễ ra hoa. Theo hình thái của cây và yêu cầu về nuôi trồng có thể chia nhóm Lan này thành 2 dạng.
a) Có thân vươn dài và rễ khí: Thân Lan vươn dài, cây lớn. Rễ lớn mọc ra từ nhiều điểm dọc theo thân. Rễ cây có thể bám vào các vật cứng ở gần hay buông dài trong không khí. Cách trồng những loài Lan này thường là buộc vào gỗ treo lên hay buộc thân cây trong sân vườn. Cũng có thể trồng chậu nhưng chậu chỉ có ý nghĩa làm giá đỡ cho cây. còn rễ cần được tự do phát triển. Đây là nhóm Lan rừng dễ trồng nhất, gồm một số chi Lan đáng chú ý.
Chi Giáng hương (Aerides) Chi Giáng hương ở Việt Nam có 8 loài ( các loại Lan của chi này là: Quế lan hương, Đai châu, Tam bảo sắc, cáo…) là những loài Phong lan đơn thân được ưa chuộng bởi có hoa chùm dài, màu sắc tươi và hương thơm. Do có kích thước lớn, các loài Giáng hương thường dùng dc trang trí sân vườn, nơi có không gian rộng
Các loài Giáng hương có xuất xứ từ vùng núi thấp hay núi cao có ánh sáng trực tiếp. Mùa hè cần tưới nhiều nước nhưng tránh để đọng nước ở rễ. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Trồng chủ yếu là cho bám gỗ hay thân cây để bộ rễ phát triển tự do, hạn chế chuyển chậu, thay gỗ vì làm tổn thương nhiều đến rễ.
Chi Giáng hương được dùng phổ biến để lai với các chi lan van đa, lan nhện, phượng vĩ.
Các loại hoa phong lan phổ biến dòng giáng hương Chỉ lan Van đa (Vanda) Chi Van đa ờ Việt Nam có 7 loài đã được ghi nhận. Van đa được ưa chuộng bởi hoa lớn, màu đậm, bén và có hương thơm. Kích thước cây tương đỏi lớn, thân dài, thích hợp cho trang trí ngoại thất.
Là những loài xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung bình nên hầu hết các loài lan Van đa đều dễ trồng và ra hoa tại Hà Nội. Các loài Van đa rừng được nuôi trồng ớ Việt Nam là những loài có lá dẹt, cần tránh nắng trực tiếp nhưng ưa sáng hơn chi Giáng hương. Mùa hè cây cần nhiểu nước nhưng tránh đọng nước trên rễ. Mùa đồng giữ ám vừa phải và đê cây chỗ sáng cho ra hoa. Van đa ưa bón phân, có thể bón hàng tuần vào mùa sinh trưởng bằng phân cân bằng N:P:K (20: 20 : 20). Đế thúc hoa, có thể bón phân giàu lân (6:30:30). Mùa lạnh nên hạn chế bón, mỗi tháng bón 1 lần là đủ. Rễ Van đa phát triến mạnh và nhiều thì cây mới ra hoa tốt. Có thể trồng cây vào chậu treo không có chất trồng. Van đa là chi Lan hay dùng để lai với các chi lan Hoàng yến, Nhện, Phượng vĩ, Giáng hương hay Hồ điệp. Nhiều loài lan Van đa có hoa đẹp, phổ biến trên thị trường không phải là lan Van đa rừng..
) Chi lan Phượng vĩ ở Việt Nam có 5 loài, là các loài phonể lan đơn thân có thân vươn dài, lá ngắn, dày, xếp thưa trên thân- Hoa chùm lớn, màu đò và vàng, rực rỡ.
Các loài Phượng vĩ xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dẻ trổng và ra hoa tại Hà Nội. Cây trồng trong chậu treo hay bám gỗ cho rẻ phát triển. Các loài Phượng vĩ rất ưa sáng, có thể trồng không cần che nắng ở những chỗ không quá nắng. Do trồng chỏ sáng nên cây cần tưới nước nhiểu vào mùa hè. Mùa đông giữ ẩm vừa phải. Bón phân cho cây hàng tháng trong mùa sinh trưởng. Đầu mùa tháng 6-8 bón các loại phân giàu đạm (30:10:10), bón phân cân bằng vào tháng 9-11. Trong mùa lạnh không nên bón phân hoặc bón các loại phân giàu lân và kali (6:30:30). Hạn chế chuyển chậu hay chỗ trồng vì rễ cây bám vào chất trồng tương tự như rễ Ngọc điểm. Những cây Lan sau khi chuyển chậu rất lâu ra rễ và hồi phục.
Chi Phương vĩ dễ dàng lai với các chi Lan khác như Van đa, Giáng hương
Chi Hòang yến (Ascocentrum) Chi lan Hoàng yến ở Việt Nam có 3 loài, có thân ngắn, lá dày. Hoa chùm đứng, nhiểu hoa xếp sát, nổi bật vơi màu sắc rất tươi tắn. Có xuất xứ từ vùng núi thấp hay cao trung bình nôn hầu hết các loài Hoàng yến đẻ trớng và ra hoa tại Hà Nội. Cây có kích thước nhỏ. chủ yếu thích hợp cho trang trí bên cửa sổ, ban công.
B/ Lan có thân ngắn, rễ chùm:
Đây là những loài Lan đơn thân nhưng thân rất ngắn, rễ mọc thành chùm ở gốc cây. Do vậy những loài Lan này cần trồng trong chậu để giá thể che kín rễ hoặc nếu khi trồng bám gỗ cần chú ý giữ ẩm cho rễ bằng cách buộc thêm xơ dừa, rêu quanh rễ. Hầu hết các loài Lan này đều ưa bóng râm, ẩm, mát, đòi hỏi chăm sóc nhiều khi trồng. Tuy nhiên, do cây nhỏ, gọn, hoa đẹp, chịu bóng nên đây là những loài Lan đáng chú ý, thích hợp cho môi trường nội thất hay không gian hẹp.
Tóc tiên Bắc (Hoỉcoglossum lingulatum) Cây có thân ngắn, lá dạng hình trụ nhọn. Cụm hoa đứng. Hoa lớn, màu trắng, cánh môi cố thuỳ giữa màu đó tím, có vạch đậm. Hoa thơm. Loài Tóc tiên đặc hữu gặp trên núi đất vùng cao ở Sơn La, Lai Châu.
Tóc tiên Bắc phản ứng tốt trong nuôi trồng tại Hà Nội. Rễ Tóc tiên Bắc mập, dày, bám dọc theo chất trồng. Do vậy thường cho cây bám gỗ nhưng cần thiết lót thêm xơ dừa hay rêu để giữ ẩm cho rễ. Để cây ở chỗ râm, mát, tưới nước nhiều quanh năm. Hoa nở thường vào dịp năm mới, kéo dài trong 2 tuần. Loài này là loài Lan đẹp và quý nhất trong chi Tóc tiên, có tiềm năng làm cảnh cao tại Hà Nội.
Chi Hồ điệp (Phalaenopsis) Các loài lan Hồ điệp rừng khác với các giông Lan lai là thân thường nhỏ, hoa nhỏ, cụm hoa ngắn. Lá Hồ điệp dày, hình bầu dục. Hồ điệp được ưa chuộng bởi thân gọn gàng, hoa bền và tinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các giống Hồ điệp không có hương thơm.
Các loài Hồ điệp rừng có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, hầu hết là các loài dễ trổng và ra hoa tại Hà Nội. Tương tự như Hồ điệp lai cây được trồng trong chậu với thân và xơ dừa hay rêu. Sau vài năm trồng, khi cây lớn cần thay chậu lớn hơn.
Hồ điệp là những loài Lan ưa bóng râm, khoảng 30- 40% ánh sáng trực tiếp. Tưới nước nhiều vào mùa hè nhưng tránh nước đọng ở rễ và đặc biệt là lá vì lá dày mềm dễ thối và tổn thương. Nên tưới vào buổi sáng để tránh đọng nước vào buổi tối, dễ thối lá. Mùa đông tưới vừa phải, không đê cây khồ. Hồ điệp rừng không cần bón nhiều phân như Hổ điệp lai. Bón phân nhiều đạm (30:10:10) hàng tháng trong mùa sinh trưởng là đủ. Muốn thúc hoa, bón phân nhiều lân (10:30:10) nhưng không nên quá lạm dụng vì hoa chỉ ra có mùa, khác với Hồ điệp lai.
Phong lan đa thân Các loài Lan đa thân có trục phát triển theo chiều ngang,trên đó nảy các chồi tao thành nhiều thân goi là giả hành hay củ giả. Để làm cảnh, nên chọn các loài của chi Hoàng thảo có các giả hành mọc tập trung, gọn, hoa lớn và nhiều màu sắc. Những chi Lan khác ít khi được nuôi trồng ở Hà Nội do hoa có thể đẹp nhưng thân lòng thòng, lá mềm xấu, không đẹp.
Chi Hoàng thảo (Dendrobium) Hoàng thảo là một chi Lan lớn nhất trong họ Lan. Số lượng các loài Hoàng thảo ở Việt Nam được ghi nhận là 107 loài. Gần đây, nhiều loài Hoàng thảo mới được phát hiện và mô tả. Các loài Hoàng thảo có mặt ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Những loài Hoàng thảo dễ trồng chủ yếu là từ các vùng núi Ihấp hay cao trung bình.
Hoàng thảo là những loài Lan sống bám trên cây hay đá, mọc thành bụi nhiều giả hành. Các giả hành có thể phân thành các đốt như cây tre. Nhiều loài có rãnh dọc theo giả hành.
Rễ Hoàng thảo nhỏ, tập trung ở gốc do đó cần giữ ẩm cho rễ. Phần lớn Hoàng thảo được treo trong chậu treo, dùng than lót đáy chậu và buộc giữ gốc cây, dùng xơ dừa hay lêu phủ rể. Nếu buộc lên gỗ hay lên thân cây thì cần dùng chất trồng giữ ẩm tốt bó quanh rễ và tưới nước nhiẽu hơn. Các loài Hoàng thảo không ưa tách bụi, chuyển chậu. Tuy nhiên sau khi trồng 2 – 3 năm cây ra nhiều giả hành, rễ phát triển chật chậu, cần tách hụi hay đánh chuyển sang chậu lớn hơn. Thời gian tách bụi tốt nhất là vào đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra rễ mới. Cũng có thể tách vào mùa thu trước khi cây bước vào thời kỳ nghi. Chú ý không cắt bỏ những giả hành cũ, đã rụng lá vì nhiều loài Hoàng thảo có khả nâng ra hoa trong nhiều năm trên một giả hành đã rụng lá. Nhiều loài Hoàng thảo cần có thời kỳ nghỉ khô và lạnh mới ra hoa. Đặc biệt là các loài rụng lá theo mùa, ra hoa trên thân già rụng lá của năm trước. Trong thời kỳ nghỉ, cầư tưới nước rất hạn chế, chỉ đủ để cây không bị khô. Không bón phân trong mùa này. Tưới nước trở lại khi thấy xuất hiện nụ hoa. Loài không rụng lá không có mùa nghỉ rõ rệt, cần giữ ẩm hơn vào mùa đồng.
Các loài Hoàng thảo thường ưa sáng, khoảng 50 – 70% ánh sáng trực tiếp là thích hợp. Nơi trồng thông thoáng không khí giúp cây phát triển tốt vào mùa sinh trưởng.Do có kích thước vừa phải, hoa đẹp nên Hoàng thảo là loài Lan có giá trị trang trí cao, thường thích hợp cho không gian tương đối hẹp. Một sô loài Hoàng thảo lớn có thể dùng cho trang trí sân vườn. Chi lan Hoàng thảo được dùng phổ biến để lai tạo làm cây cảnh hay cắt hoa cắt cành.Để thuận lợi cho việc nhận biết và nuôi trồng, có thể chia chi lan Hoàng thảo thành các tông (nhóm).
Tông Hoàng thảo (Dendrobium) Đặc điểm của các loài thuộc tông này là cây có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Hoa lớn, cánh môi phảng* Cụm hoa ít hoa, phái trên toàn bộ chiêu dài giả hành, cuống cụffl hoa vuông góc với trục giả hành. Đây là những loài có xuất xứ từ vùng thấp hay núi cao trung binh nên tương đối dễ trồng. Cần chú ý che bót nắng vào mùa hè, để sáng vào mùa đỏng. Mùa hè tưới nhiều nước. Hầu như khồng bón tưới vào mùa đông, nhất là với các loài rụng lá.
Hoàng thảo dẹt (Dendrobium tiobile) Hoàng thảo dẹt còn gọi là cẳng gà hay Thạch hộc; Cây có giả hành dẹt, lớn dần ở đỉnh màu vàng óng. Lá thuôn hình dải. Cụm hoa ngắn 1 -3 hoa lớn phát triển trên các thân rụng lá. Hoa màu tím hay pha hồng. Cánh môi họng có đốm lớn màu đỏ đậm, hoa thơm. Loài này găp nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam ở độ cao thấp tới trung bình. Cây có hoa lớn, đẹp, tương đối bển, kéo dài trong 3-4 tuần. Hoa nở vào đầu xuân tháng 3-4. Kích thước cây vừa phải, thích hợp cho trang trí ban công, cửa sổ, sân vườn nhỏ. Loài này được dùng phổ biến để lai làm cây cảnh. Loài dễ trồng, ưa sáng khoảng 50 – 70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Bón phân hàng tháng. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng thì giảm dần tưới nước tới ngừng hẳn vào mùa đông. Để cây nghỉ đông ở chỗ sáng. Tưới lại khi rễ mới và nụ hoa bắt đầu xuất hiện. Chủng hoa trắng (D. nobile var alboliiteum) có hoa màu trắng tinh, có đốm vàng ở giữa. Loài được tìm thấy ở Gia Lai và có thể gặp rải rác ở những vùng khác.
Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum) Cây mọc thành bụi với giả hành cao đến 2 m. Lá hình giáo. Cụm hoa trên thân có lá, tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn 8 – 15 chiếc màu vàng nghệ. Cánh môi có đốm lớn màu đỏ đậm ở mép có lỏng chia nhánh. Hoa thơm. Loài gặp phổ biến ờ nhiéu nơi cà phía Bác và phía Nam ở các độ cao khác nhau. Cây có hoa đẹp nở rộ vào tháng 5, bén 3-4 tuần. Kích thước cày tương đòi lớn ncn dùng cho không gian rộng ngoài sân vườn. Loài dẻ trổng, ưa sáng 50-70%. Chăm sóc cây tương tự như Hoàng thảo dẹt. Loài Hoàng thào vàng cam hay Kim thoa (D.chryseum) cũng hay gập và rát gióng loài trên, nhiều khi gọi cùng tên. Phân biệt là thân ngân hơn, lông cánh môi không phân nhánh như loài Hoàn” thào long nhãn, ít thơm hơn.
Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum =D.superbum) Hoàng thào giả hạc còn gọi là Phi điệp. Cây có giả hành hình trụ. buông dài đến 1- 2 m. Hoa đơn độc trên các đốt già rụng lá, lớn. Cánh hoa màu hồng tím. Cánh môi có đốm lớn màu tím đậm. Cây gập phổ biến nhiều nơi ở cả miền Bắc và Tây Nguyên trên núi đất ở các độ cao thấp hay cao trung bình. Cây cho hoa lớn, màu đẹp, thích hợp trồng ở các chậu treo lớn. Hoa nở tháng 4-5, kéo dài trong 1 tuần. Loài tương đối dễ trông, ưa sáng 40 – 60%. Tưới nước và bón phân như các loài lan Hoàng thào rụng lá khác. Loài Hoàng thảo tím hồng (D.parislìii) có hoa màu sắc tương tự. phân biệt là thán mọc thẳng hơn, hoa đậm màu hơn. cánh hoa tron2 có răn2 cưa nhỏ, hoa rất thơm. Loài này gặp rải rác từ Bắc vào Nam.
Hoàng tháo tua (Dendrobium harveyanum) Câv có thân hành ngắn, mập, thuôn nhỏ dần ở gốc. Cụm hoa tương đối dài và nhiéu hoa. Hoa lớn. màu vàng tươi. Cánh môi xoè rộng màu vàng cam, mép có tua nhỏ đều. Mép cánh tràng có tua lỏng dài. Loài này gặp ớ Tây Nguyên trên núi đất ở độ cao trung bình. Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ vào tháng 2-3, kéo dài 5-10 ngày. Rất thích hợp trồng trong các chậu treo nhỏ. Loài tương đối dễ trồng, ưa sáng 50-70%. Cây rụng lá, mua nghỉ và chăm sóc như những loài lan Hoàng thảo khác cùng nhóm
– Hoàng thảo đơn cam (D. unicum) có hoa lớn trên thân ngắn màu cam đậm, gặp ở Tây Nguyên. Hoa rất đẹp nhưng ít thấy ở Hà Nội và tương đối khó trồng.
– Hoàng thảo hoa vàng hay Phi điệp vàng (D.chrysanthum) có hoa vàng chấm nâu trên thân có lá. Cây có mùi thơm cơm nếp. Hoa nở màu thu, thường đúng dịp 2/9. Cây thường gặp ở miền Bắc vào mùa hoa.
– Hoàng thảo tam bảo sắc (D.devoniamim) có hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có họng vàng cam. Loài gặp rải rác ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Hoàng thảo u lồ i (D.Pendulum) có các đốt thân phình lên ở đỉnh, hoa nở đều dọc trên thân, cánh hoa màu trắng có đỉnh hồng, cánh môi có đốm màu vàng. Loài gặp ở miền Bắc nhưng tương đối khó trồng và không đẹp khi không có hoa
Tông Kiều (Chrysotoxae) Các loài thuộc tông này đặc trưng bởi các giả hành ngắn. Lá tập trung ở ngọn, bẹ lá rất ngắn, không rụng lá vào mùa đông. Hoa ở gần đỉnh, chùm dài, nhiều hoa lớn. Các loài Kiều Hoàng thảo có xuất xứ từ vùng thấp hay cao trung bình, tương đối dễ trồng. Đây là những loài ưa sáng trung bình, cán tưới nước vừa phải vào mùa hè. Mùa đông tưới đủ giữ ẩm và đế cho chất trồng có thời gian khồ giữa các đợt tưới. Bón phân vào mùa cây bắt đầu nhú nụ tới đầu mùa lạnh.
Hoàng thảo vẩy rồng {Dendrobium lindleyi) Cây có giá hành rất ngắn 3-10 cm, củ giả áp sát vào giá thể. Trên đỉnh là hành chỉ mang lá. Cụm hoa tương đối dài và nhiều hoa. Hoa lớn, màu vàng tươi. Cánh môi màu Vàng có đốm vàng đậm, mép nhãn nheo, phân bố rộng từ Bắc vào Nam ở các độ cao thấp và trung bình. Cây có hoa chùm đẹp, nở rộ trong thời gian ngắn vào tháng 5. Do đặc điểm giả hành mọc sát chất trồng nên thường lan Vảy rồng được gán vào các khúc dớn hay gỗ có diện tích rộng và giữ ẩm tốt. Loài dễ trồng, ưa sáng 40 – 70%. Tưới nhiều vào mùa hè. Cần có mùa nghi 2-3 tháng lạnh, ít tưới và để chỗ sáng cho ra nhiêu hoa.
Hoàng thảo duvên dáng (Dendrobium amabile) Hoàng thảo duvên dáng còn gọi là Kiều tím. Giả hành cao với 40 cm, có rãnh dọc, màu nâu đen. Cụm hoa buông xuống, dài 30 cm và nhiéu hoa. Hoa lớn, xếp thưa, màu hồng nhạt. Cánh môi có đốm màu vàng cam, mép có lông. Loài đặc trưng của miền Trung, cũng có thế gặp ở miền Bắc ở độ cao thấp. Đây là loài khá phổ biến và được chơi nhiều trong cả nước. Loài có hoa chùm đẹp, nở rộ tháng 5 – 6, bền 5-10 ngày- Cây thích hợp cho trồng trang trí ngoài sân vườn. Loài dễ trổng ưa sáng 50 – 70%. Có thê trồng trong chậu có lót thân và phủ
Những Loại Hoa Lan Trầm Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan trầm
Hoa lan trầm là loại lan mang vẻ đẹp đặc biệt, bởi được lai tạo bởi 2 loại lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím, có tên khoa học là Dendrobium Nestor. Hoa lan trầm nhìn chung có nhiều nét tương đồng với hoa lan giả hạc, nhưng có đặc điểm thân ngắn và có màu tím hơn so với giả hạc.
Đặc điểm hoa lan trầm
Lan trầm có thân dạng thòng xuống đất, có đường kính trung bình khoảng 1cm, thân thường có màu xanh cốm và sọc trắng mờ bao xung quanh. Lá có màu xanh đậm, thường nhọn dần về phía đầu lá, mỗi lá có nhiều sọc trắng mờ dọc theo bề mặt lá, lá lan trầm có kích thước từ 7 – 10cm.
Rễ lan trầm thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh tím, hoặc xanh trắng, thân rễ thường có màu ngà trắng. Cần hoa lan trầm ngắn và thường mọc ở ngay đầu mắt thân, có chiều dài khoảng 4cm tùy thuộc và kích thước của cây. Mỗi cần hoa thường cho ra khoảng 1 – 4 bông, mỗi bông thường có kích thước từ 4 – 5cm.
Hoa lan trầm thường có màu trắng tím là phổ biến nhất, tuy nhiên hiện nay với công nghệ hiện đại người ta đã lai tạo thành công nhiều giống hoa lan trầm với màu sắc khác nhau vô cùng phong phú như: trầm Rồng Đỏ, trầm Thái, trầm Đài,… Hoa lan trầm thường nở vào tháng 2 – 4, độ bền của hoa khoảng 10 ngày, nếu trong điều nhiệt độ thích hợp hoa có thể giữ được bền hơn khoảng 15 ngày.
Lợi ích của hoa lan trầm
Với vẻ đẹp cuốn hút cũng như hương thơm dịu mát của mình, cũng như thường nở đúng vào dịp tết. Chính vì vậy, loài hoa này rất được mọi người ưa chuộng làm hoa trưng tết, không những tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn mang ý nghĩa mong một năm mới luôn bình an đối với gia đình gia chủ.
Đồng thời, hoa lan trầm còn hay được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng, cũng như trong các buổi tiệc như: đám cưới, khai trương, kỉ niệm,… Là loài hoa sở hữu vẻ đẹp thần bí, cuốn hút rất được lòng người chơi hoa, vì thế hoa lan trầm mang lại giá trị kinh tế rất cao đối với người trồng vườn. Hoa lan trầm còn được sấy khô để làm túi thơm, hoặc chiết xuất ra các loại mỹ phẩm, sữa tắm, nước hoa,… rất được lòng các chị em phụ nữ.
Những loài hoa lan trầm phổ biến
Lan trầm rừng điện biên
Đây là loại lan trầm được tìm thấy ở khu vực rừng ở Điện Biên phủ, hiện nay còn lại rất ít vì đã được người dân khai thác hết. Những giống hoa lan được tìm thấy ở đây có nguồn gốc nguyên bản không lai tạp hay cấy ghép nên rất quý hiếm.
Giá của mỗi cây lan rừng điện biên khoảng từ 500.000đ trở lên đến vài triệu đồng tùy theo kích thước và loại khác nhau.
Nổi bật nhất trong các loại phong lan trầm điện biên phải kể đến lan trầm tím điện biên, đây là một loại hoa có màu tím rất đẹp và quý hiếm. Phong lan trầm điện biên thường có thân thòng to khoảng 1cm, lá rủ xuống và mọc so le.
Thân của cây thường có màu xanh cốm, vết sọc trắng mờ, có loại thân hơi zíc zắc cũng có loại thân thẳng. Lá của lan trầm rừng điện biên có kích thước khá lớn, chiều rộng khoảng 3cm, chiều dài 8 – 10cm.
Lan trầm tím Lào
Nguồn hoa lan ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng khan hiếm, những người yêu thích hoa lan khó có thể tìm được hoa lan rừng điện biên hay ở trong rừng tại Việt Nam. Chính vì thế các loại hoa lan trầm tím được nhập sang từ Trung Quốc hay Lào là nguồn hàng chính dành cho những người mua hoa lan trầm nước ta.
Giá lan trầm tím Lào tuy chất lượng không được bằng lan trung quốc nhưng giá thành lại rẻ hơn chỉ khoảng: 200.000đ/khóm nhỏ khoảng 200g, 500.000đ/khóm vừa 500g.
Hoa phong lan trầm vàng
Hay còn gọi là lan mai vàng, là giống phong lan quý có hương thơm, hoa màu vàng rất dễ thu hút người chiêm ngưỡng hoa lan. Trầm vàng thường được trồng trên gỗ và gỗ lũa, là loại thuộc hàng khó trồng, người chơi lan rất muốn chinh phục vẽ đẹp những giò lan trầm vàng nở hoa. Hoàng thảo trầm vàng sống thích nghi với vùng cao xứ lạnh.
Lan trầm vàng có mùi thơm dịu như hương trầm, thường nở vào mùa xuân với màu hoa vàng rạng rỡ, nổi bật. Chỉ cần tìm hiểu và bắt tay thực hiện cách trồng lan trầm vàng, bạn hoàn toàn có thể nhìn ngắm những chậu lan trầm vàng ra hoa đẹp do chính tay mình trồng và chăm sóc tại nhà.
Lan trầm vàng là giống phong lan quý và thường được trồng trong chậu chứ ít trồng bó vào thân gỗ.
Khi chọn chậu để trồng, bạn nên chọn chậu có kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ lan trầm thích được bó gọn lại, đồng thời, tạo tính thẩm mỹ, cân đối với hình dáng của cây lan.
Lan trầm đài loan
Đây là loại hoa lan được cấy ghép, nhân giống từ lan trầm rừng ở Đài Loan, sau đó lan được nhập về Việt Nam với giá từ 500.000đ – 1.000.000đ.
Lan trầm parishii
Trầm Parishii cũng là một dạng lan thuộc loài thân thòng nhưng nó có thân rất ngắn (20-30cm), có hình trụ nhưng rất mập và nù nhất trong số những loại Lan Trầm có ở Việt Nam hiện nay. Thân của lan trầm Parishii rất thẳng nên thường được ghép lên các phần dớn hoặc gỗ lũa. Làn Trầm Parishii có hoa với mùi thơm rất dễ chịu. Nguồn cung cấp lan trầm parishii cho Việt Nam là giống được lai tạo và nhân giống phổ biến ở Thái Lan.
Lan trầm rừng myanmar
Với giá mỗi ngọn dài 10 – 15cm chỉ khoảng 100.000đ/ngọn, lan trầm rừng myanmar thân mập rất đẹp. Lan trầm rừng myanmar có thể được ghép vào gỗ hoặc đem trồng ở chậu.
Với những giò hoa trầm rừng myanmar được ghép vào gỗ thì vào mùa hè cần được tưới nước thường xuyên, tránh ánh nắng trực tiếp mà nên đặt hoa dưới lưới che để giảm một chút % nắng.
Lan trầm thanh củi
Điểm nổi bật nhất với những người chơi hoa lan ở lan trầm thanh củi đó là mặt hoa rất đẹp. Đây là loại lan được lai tạo từ 2 loài lan rừng “tuyệt sắc giai nhân” nên lan trầm thanh củi rất được ưa chuộng vì mang hai dòng gen với vẻ đẹp kết hợp hoàn mỹ. Từ lá, thân, cành, hoa… hương thơm cho đến màu sắc đều làm cho người yêu hoa say đắm.
Phong lan trầm trắng
Thường thấy trầm rừng trắng ở thái lan, dendrobium parishii var alba, đây là một loại lan quý với thân lá khá giống với cây ở khu vực rừng Việt Nam, lan trầm trắng có hoa màu trắng đặc trưng và hoa rất đẹp. Loại lan này rất được ưa chuộng vì có giá thành hợp lý, dễ trồng, rất thơm với thân cây to, hoa trắng tinh khiết.
Lan trầm thái
Trầm trắng, trầm rừng trắng thái lan, dendrobium parishii var alba. Cây hoa lan thân lá rất giống cây rừng Việt Nam và hoa rất đẹp. Cây thân to, hoa trắng tinh, rất thơm, dễ trồng, giá rẻ hơn cây rừng rất nhiều nên được rất nhiều người lựa chọn.
Cây hoa lan Hoàng Thảo Trầm Trắng Thái Lan dendrobium parishii var alba là cây được đưa vào nhân giống công nghiệp. Thường thì các loại nhập về Việt Nam đều xuất xứ từ Thái. Đài Loan cũng nhân giống cây này, nhưng khi về có 1 số vấn đề nên giá thành cây cũng thay đổi nên chủ yếu hàng nhập từ Thái Lan.
Phong lan trầm đỏ
Cây lan Trầm đỏ là một giống lan được lai tạo giữa cây họ Dendrobium anosmum (Giả hạc) với cây Dendrobium parishii (Song hồng).
Với nguồn gốc từ rừng myanma, hoa phong lan trầm đỏ với đặc điểm bông có phần lớn là sắc đỏ trầm, một số trường hợp đột biến tạo ra những bông lan trầm đỏ có màu đỏ tươi, tuy nhiên rất ít nên chúng được yêu thích hơn và giá cũng đắt hơn rất nhiều.
Phong lan trầm đỏ thường không có 1 màu trên toàn bộ bông hoa mà thường có màu vàng hoặc trắng ở đuôi cánh hoa. Hương thơm của phong lan trầm đỏ khá giống với lan trầm tím vì cả 2 đều rất thơm mùi đặc trưng. Thân của cây hoa phong lan trầm đỏ hơi cong và to.
Giá lan trầm rồng đỏ: 300.000đ/cây.
Địa lan trầm mộng
Địa lan Trần Mộng hay còn gọi với cái tên là địa lan kiếm Trần Mộng, đây là loại hoa lan thường được xuất hiện trong những giấc mộng của vua Trần. Trong những năm gần đây loài hoa này luôn gây sốt trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là vào dịp hoa nở vào Tết, cho dù giá của chúng không hề rẻ chút nào, một cành hoa địa lan trầm mộng dao động từ 300.000 đồng cho tới 2 triệu đồng mỗi cành.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan trầm
Thời điểm ghép
Thời điểm ghép tốt nhất, ít hại cây nhất chính là thời điểm em nó đang ngủ. Nghĩa là từ khi trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên.
Thường thì từ tháng 11 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau đều là thời điểm tốt để ghép. Tuy nhiên khi bộ rễ của mầm đã và đang hoàn thiện, bạn ghép vẫn được nhưng cây nhất định sẽ bị chột (đứng khựng lại).
Giá thể
Đối với Trầm, tôi đã thực tế thử nghiệm qua rất rất nhiều loại giá thể và tôi thấy như thế này:
– Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật Trầm Mini trên Lũa, lan phát triển tốt nhưng chậm chạp và khó lòng mập và dài được (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Đặc biệt bộ rễ rất khỏe và nhiều.
– Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy.
– Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém, nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.
Bạn nên trồng chậu kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ nó thích được bó. Rễ nào phi ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.
Sau 7 tháng chăm bón với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau. Giả hành trên gỗ dài 40cm, to cỡ ngón tay đeo nhẫn; giả hành trên chậu dài 70cm, nặng gần nửa ký và to hơn ngón tay cái. Giá cả chênh nhau 2 lần các bạn ạ!
Và cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất! Và cũng rất dễ đóng hàng đi xa.
Xử lý giống
Bước 1: Chia giống
Với 1 giề lan gồm nhiều giả hành, nếu để cả giề và ghép vào giá thể luôn thì chỉ có 1-2 mầm non được mọc lên, như vậy rất phí giống.
Bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra, chú ý quan sát để khỏi cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Riêng gả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.
Dụng cụ để tách nên thật sắc, mỏng như dao dọc giấy, dao mổ.
Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già đi, nói chung là để lại 2cm rễ để bắn ghim còn lại cắt cụt bỏ hết. Nhớ là tách xong mới cắt rễ!
Bước 2: Ngâm
Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.
Vớt ra để ráo vài tiếng.
Tiếp tục ngâm B1+Atonik (nồng độ như trên bao bì trong 30 phút) (Atonik dùng vài lần thôi, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước tôi làm vậy.
Lưu ý rằng khi mua lan không đúng mùa ghép, thì hiệu quả của chế phẩm hay bất kỳ thuốc kích thích nào có bán ngoài thị trường đều bị giảm hiệu quả đi đáng kể. Bạn nên nhớ rằng một sản phẩm dù tuyệt vời thì cũng cần phải có các điều kiện khác kết hợp vào. Ví dụ bạn dùng chế phẩm khi nhiệt độ dưới 15 độ C thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất kém, thậm chí nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì hầu như bạn sẽ không thấy có hiệu quả gì. Dĩ nhiên ý tôi ở đây là dùng mắt thường để nhìn, còn trên thực tế thì dù nhiệt độ giảm xuống nhưng nếu có 1 chút chế phẩm thì cây vẫn khỏe hơn, ít bệnh tật hơn.
Bước 3: Ghép, treo.
Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn.
Bạn nên tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung 1 bảng, giả hành già 1 bảng. Nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng. Nhớ là mắt ngủ phải hướng ra ngoài và hạn chế dùng càng ít sắt thép được thì càng tốt!
Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.
Tôi thấy nếu bạn kiểm soát bệnh tật trên lan kém, giàn với tiểu khí hậu tệ hại và việc tưới lan không được đều đặn, thì bạn nên trồng lan vào chậu với vỏ thông vụn hoặc dớn sợi băm nhỏ.
Trồng trong chậu thì việc bón phân sẽ dễ dàng hơn, khi lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu đi là xong.
Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần 2-3 cọng dây thép ngắn 8cm uốn thành chữ U và gắn cố định rễ lan, giả hành lên cục dớn là xong.
Sau khi ghép bạn nên treo lên giàn luôn. Cho ăn nắng 60-70% luôn (Nghĩa là 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.
Tôi thấy nếu để lan cách mặt đất 50cm, cách lưới 2,5-3m, bên dưới đào hào đổ nước thì cây lan sẽ phát triển là tốt nhất!
Phân bón
– Cứ 1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.
– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.
– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.
– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.
– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn, cho em nó rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đấy là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).
Bạn có thể dùng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. Cách xử lý và cách dùng tôi đã trình bày trong bài 6 – PHÂN CHO LAN. Mời bạn đọc lại, vì nếu bón phân sai cách, hậu quả rất lớn. Bên cạnh đó ủ phân sai cách, hậu quả còn lớn hơn.
Căn hoa nở đúng vào dịp tết
Thường thì Lan Trầm nở muộn tết 1-2-3 tháng tùy vùng miền, nhiệt độ và độ ẩm… Vùng nào mà mùa đông lạnh, đầu xuân vẫn lạnh thì phải giữa mùa xuân hoặc cuối xuân lan mới đua nở.
Vấn đề nở muộn tết không phải do nhiệt độ lạnh quá, mà nguyên nhân là do năm ngoái em nó đẻ muộn thôi. Nếu 1 giả hành đẻ tháng 2 thì tháng 2 sang năm nở hoa là đúng rồi. Nếu bạn muốn có hoa tết sang năm thì bạn phải chuẩn bị trước đó gần 2 năm.
Nếu mùa đông quá lạnh và tối, lan không thể nảy mầm được, thì bạn có thể khắc phục bằng cách thắp đèn vào giữa tháng 11 âm lịch, tưới nước ấm 25-28 độ C, nên tưới giữa trưa khi mà thời điểm nhiệt độ cao nhất. Làm sao cho đầu tháng 1 âm lịch mầm bật dậy là khả năng sang năm bạn có hoa chơi tết.
Nếu tới tận tháng 4 mầm mới mọc ra, thì bạn không nên hy vọng gì em nó sẽ nở đúng tết. Kỹ thuật tăng nhiệt, tăng ánh sáng, tưới nước ấm này áp dụng cho hầu hết các loại lan. Thậm chí bạn muốn biến giả hạc hè thành giả hạc xuân cũng được. Vấn đề là bạn cần phải có thời gian 2 năm trở lên, sự kiên trì, sự đều đặn và giàn phải chuẩn, che chắn gió lùa vào mùa đông lạnh, độ ẩm mùa thu và đông phải thật cao với hệ thống hào nước chằng chịt.
Trong miền nam thì đơn giản hơn nhiều, vì nhiệt độ khá ổn định, duy chỉ có độ ẩm là khác. Cuối mùa khô là thời điểm lan ngủ sâu nhất, vì độ ẩm không khí rất thấp, một vài tháng không một giọt mưa là bình thường. Vì thế cứ giữa trưa nắng tháng 11 âm bạn tưới gốc thật đẫm vào, mầm gốc bung lên trước tết thì chắc rằng sang măm bạn sẽ có trầm chơi tết.
Nếu tưới bằng nước lạnh như nhiệt độ không khí hoặc tưới tối hoặc sáng sớm thì sự sốc nước sẽ kém hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho lan trầm
– Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…
– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.
Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM…
Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…
Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh rồi mới trị, thì đề nghị các bạn đọc lại bài 27, 28, 29.
Nếu mua thuốc theo tên mà không được, bạn hãy đọc bài 28 để ghi tên hoạt chất trong thuốc đó ra và đi mua thuốc dựa trên hoạt chất.
Cá nhân tôi bây giờ phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun. Quá trình cứ lặp lại như vậy là quá đủ!
LƯU Ý:
Hiện tại đang là thời điểm vào vụ ghép Trầm, nếu bạn thích tự ghép, thì trước hết hãy mua giá thể, phân và thuốc rồi hãy mua lan. Với kinh nghiệm trồng hàng vạn giò lan thân thòng các loại như tôi, tôi khuyên bạn nên mua hàng ký mà được chọn lựa, đừng mua hàng xô hoặc hàng xổ và không nên ham rẻ mua hàng thanh lý.
Nhiều tiền nhưng không đắt, vì giá cả và giá trị đi cùng nhau. Còn không thì nên mua hàng thành phẩm, sẽ đảm bảo hơn rất nhiều.
Bạn đang xem bài viết Nhận Dạng 13 Loại Lan Rừng Phổ Biến Nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!