Xem Nhiều 3/2023 #️ Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Hoàng Lạp Đơn Giản Trong Một Nốt Nhạc # Top 3 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Hoàng Lạp Đơn Giản Trong Một Nốt Nhạc # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Hoàng Lạp Đơn Giản Trong Một Nốt Nhạc mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhận biết lan hoàng lạp qua thân lá

Hoàng thảo hoàng lạp có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum, thuộc họ thủy tiên. Chính vì thế, hoàng lạp còn có nhiều tên gọi khác nữa là thủy tiên hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng.

Lan hoàng lạp là lan hoàng thảo với nhiều hành giả cứng, căng tròn bóng hoặc có nhiều rãnh dọc thân. Gốc hoàng lạp thóp bé, thân phình to ở giữa và tóp nhỏ ở đầu ngọn. Ở vị trí đầu ngọn thường có 2-7 lá thuôn dài khoảng 7-15cm, rộng 2- 3cm. Hoàng lạp là lan rễ chùm, bám chắc vào cây dớn hay trên các cành cây trong rừng.

Hoàng lạp có nhiều kiểu thân lá khác nhau. Nếu thiếu nước chúng sẽ có thân còi cọc khá tương đối ngắn. Theo thời tiết thì hoàng lạp cũng có sự thay đổi: Cuối thu đến đầu xuân hoàng lạp tích trữ nước vào thân rất nhiều nên thân trở nên căng bóng và mập mạp, các rảnh sẻ dọc thân cũng vì thế không nhìn rõ nữa.

Nhận biết lan hoàng lạp qua mặt hoa

Hoa hoàng lạp thường mọc ra ở các nách lá đầu cành. Thuộc họ thủy tiên nên hoàng lạp cho hoa dạng chùm, bông thưa hơn kiều rất nhiều. Mỗi chùm hoa hoàng lạp có từ 8-15 bông, các hoa mọc khá thưa nhau. Hoàng lạp cho màu bông vàng tươi, bông to khoảng 3-4cm, hoa khá bền trong khoảng một tuần đến 10 ngày. Hoa hoàng lạp khá giống với lan kim điệp nhưng thân của chúng hoàn toàn khác nhau.

Hoàng lạp có một loại đột biến được nhiều người săn lùng rất nhiều là sơn thủy tiên:

Bạn nên lưu ý, hiện nay khá nhiều người chơi lan nhầm lẫn giữa lan hoàng lạp và lan sơn thủy tiên, lan vảy rồng, kim điệp xuân… do hoa của chúng khá giống nhau. Nếu bạn để ý kĩ một chút cả thân và lá sẽ thấy chúng rất dễ nhận biết!

Hướng dẫn cách trồng lan hoàng lạp

Giá thể trồng lan hoàng lạp

Đây là loài lan khá dễ trồng, dễ sống nên bạn không phải lo lắng quá. Mình thì ghép xong treo ngoài vườn cứ nước lã tưới là thấy nó tốt um rồi. Bạn có thể trồng lan hoàng lạp ghép gỗ, ghép lũa, ghép dớn hoặc trồng chậu đều được hết.

Xử lý giống trước khi trồng

Lan hoàng lạp khi mua về các bạn cũng cần xử lý cắt bỏ các lá dập nát, thối hoặc có biểu hiện bệnh quá nặng không thể chữa trị. Bộ rễ cũng vậy, bạn cần cắt bỏ các rễ hỏng, nên cắt ngắn đễ rễ mới ra khỏe hơn, nhanh bám vào giá thể hơn. Sau đó bạn sử dụng keo liền sẹo bôi vào các vết cắt cho chúng khô lại.

Bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là xử lý nấm bệnh và kích rễ cho cây. Nếu cầu kì bạn có thể tách riêng xử lý nấm bệnh bằng Ridomil gold hoặc physan, sau đó để khô và kích rễ bằng Vitamin B1 hoặc n3m cho cây. Còn nhanh chóng thì tôi hay dùng chế phẩm Hùng Nguyễn cho nhanh, ngâm khoảng 20 phút rồi vớt, để cho khô là ghép thôi.

Cách trồng cây hoàng lạp

Bạn cứ ghép bình thường vào dớn bảng hay gỗ, lũa thôi, không cần lót dớn mềm hay xơ dừa vào đâu, loại này chịu khô tốt lắm. Các bạn nhớ phải cố định gốc cây thật chặt, không để tình trạng xộc xệch để cây nhanh ra rễ.

Đối với hoàng lạp ghép chậu, tôi hay lót một miếng xốp dưới đáy chậu, sau đó trải vỏ thông cỡ ngón chân cái lên, rồi cỡ nhỏ dần. Đến khoảng 3/4 chậu thì bạn đặt cây lan lên, cố định vào chậu, sau đó rải giá thể nhỏ lên mặt chậu là được.

Cách chăm sóc lan hoàng lạp

Lan hoàng lạp là loài ưa nắng, chịu nắng khá tốt ( 70-80% nắng) nên bạn có thể treo chúng ở tầng trên cùng của giàn lan, bên dưới lớp lưới đen khoảng 1m là ổn.

Cây ưa ẩm vừa phải. Giá thể như mình đề xuất nó cũng giữ ẩm tương đối, mỗi ngày mình tưới 1 lần là ổn.

Chế độ phân bón: hoàng lạp cần chế độ phân bón không quá cầu kì. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ, phân dê, phân bò khô đã qua xử lý.

Bạn cũng có thể sử dụng phân bón vô cơ như phân tan chậm, phân rynan cho cây cũng đều được. Lưu ý mỗi giai đoạn khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón khác nhau. Tôi thì thường sử dụng phân bón giàu đạm ở nửa mùa xuân cho cây. Đến gần cuối mùa xuân thì dùng phân bón có hàm lượng đạm thấp hơn giúp cây ra hoa khỏe và sai hơn. Khi cây bắt đầu nhú nụ thì ngừng bón phân. sau 1 tuần cây hoa tàn thì bắt đầu dùng lại phân bón nhiều đạm và lân cho cây phục hồi. Đến tầm tháng 9-10 ( cuối mùa thu) thì bắt đầu ngừng bón phân vì lúc này cây hầu như không cần nhiều dưỡng chất để phát triển.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Cách Đơn Giản Để Nhận Biết Hoa Lan Hoàng Lạp Có Thể Bạn Chưa Biết

Là loài lan thuộc chi hoàng thảo, gốc thóp bé, thân rất cứng, tròn bóng, có nhiều rãnh dọc, phình ở giữa (tùy cây phình nhiều hay ít), cao khoảng 6-30 cm, chu vi thân thường khoảng 1.5-4 cm, có 2-5 đốt/thân, màu vàng pha hơi xanh, thân già vàng nhiều hơn. Thường có 2-5 lá/thân, thuôn dài 10-15 cm, rộng 2-3.5 cm.

Hoàng Lạp

Hoa buông chùm khoảng 15-20 cm mọc ở gần ngọn, gồm nhiều bông cỡ 3.5-4 cm, cánh dày hơn Vảy Rồng, hơi bóng, màu vàng, môi hoa tròn, phần trung tâm của môi hoa màu vàng sẫm hơn và có các vạch gân đỏ, cánh lưng bé dài 1.2-2 cm, rộng 0.5-0.9 cm. Hoa nở vào mùa xuân khoảng tháng 3 – đầu tháng 4 dương lịch, độ bền khoảng 7-10 ngày, có hương thơm. Cây ưa ánh sáng mạnh, tốt nhất trồng dưới 1 lớp lưới đen, ưa ẩm, không có mùa nghỉ.

Phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên không khó. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào giả hành, không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. Có thể nói cách duy nhất để biết chính xác đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm. Họng hoa của bông Hoàng Lạp có màu vàng và vài vạch chỉ đỏ (sọc đỏ).

Tìm hiểu chung về hai loại lan

Hoàng lạp tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum

Sơn thủy tiên tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum

Có thể nói Sơn thủy tiên là một biến thể của lan Hoàng lạp. Sơn Thủy Tiên kích cỡ nhỉnh hơn Hoàng Lạp, nhìn cứng cáp hơn, gốc to hơn, nhìn từ gốc đến ngọn to đều đều. Loại này theo tài liệu nước ngoài thì có phân bố ở cả Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Hoa của Sơn Thủy Tiên có họng sẫm hơn Hoàng Lạp, có cây họng nhung nâu hoặc nâu đen rất đẹp, giá trị Sơn Thủy Tiên cũng cao hơn Hoàng Lạp.

Cách phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên

Hoàng lạp

Sự cứng cáp của giả hành, sự tươi tắn của mặt hoa, sức sống mãnh liệt của giống lan, mùi thơm dịu dàng khi khoe sắc….

Hoàng có nghĩa là chiếu sáng, sáng rực rỡ, sáng chói, là sắc vàng

Theo như hình thái giả hành và hình thái mặt hoa, ta có thể hiểu tên của Hoàng lạp là do giả hành màu vàng và hoa màu vàng cộng với độ bóng mướt của giả hành và cánh hoa như sáp ( bóng như cây nến, đèn cầy) mà thành.

Giả hành khi non thì xanh, nhưng trưởng thành và già thì vàng bóng. Độ lớn thì tùy giống phân bố tại vùng miền nào mà khác nhau. Có giống giả hành nhỏ như cây đũa mà dài, có giống thì mập ú mà ngắn một khúc. Có khi giả hành chỉ to bằng ngón tay, nhưng cũng có giống giả hành to bằng cổ chân. Có giống gốc giả hành thóp lại bé xíu và to mập ở khúc giữa, nhưng cũng có giống thuôn đều. Có giống chỉ dài 20cm, nhưng cũng có giống dài hơn nửa mét.

Sơn thủy tiên

Sơn thủy tiên chính là một biến thể (đột biến) của Hoàng Lạp. Về cơ bản chỉ khác nhau Họng bông hoa. Nếu chỉ nhìn vào hình thái giả hành, số lá trên giả hành… không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. .

Có nhiều người nhầm lẫn hai giống này dù là chơi lan mười hoặc hai chục năm vẫn không biết phân biệt là bình thường và chính vì lẽ đó nên thường xảy ra rất nhiều tranh cãi không hay.

Có thể nói cách duy nhất để biết CHÍNH XÁC đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở.

Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm.

Nhận biết Sơn thủy tiên

Một số web phân tích rằng lá Sơn Tủy Tiên dày hơn, cứng hơn; giả hành mập hơn, nặng hơn…. đều là không chính xác. Vì Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân, lá vừa dày vừa cứng.

Có web lại nói Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn còn Hoàng Lạp thì gốc giả hành nhỏ và thân mập ú. Cũng không chuẩn luôn. Vì thực tế là tôi đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.

Thực tế thì Sơn Thủy Tiên ở Việt Nam hiện nay rất ít, nếu bạn có may mắn sở hữu 1 giò thì đó chính là 1 báu vật. Mắc thì không phải quá mắc, nhưng muốn sở hữu thì lại rất khó.

Tuyệt Chiêu Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá Khỏi Trong Một Nốt Nhạc

Lan hồ điệp bị vàng lá là một trong những tình trạng dễ gặp nhất khi chăm sóc loài cây này. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc loài hoa này ở bài viết bên dưới nhé.

Lan hồ điệp bị vàng lá là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của hoa lan đang có vấn đề . Để chữa trị cho cây khỏi trước tiên ta cần phải xác định được nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá bằng những gợi ý dưới đây.

Lan hồ điệp bị vàng lá

Đặc tính của là ưa ánh nắng mặt trời nhưng nếu bạn trồng ở vị trí có quá nhiều ánh sáng thì thực sự không hẳn là một điều tốt cho cây. Tiếp xúc liên tục và trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho lá của hoa lan bị mất nước, nhất là vào mùa nắng nóng rất dễ làm lan hồ điệp bị vàng lá, thậm chí là khô và cháy lá.

Ánh nắng mặt trời gay gắt là nguyên nhân làm lan hồ điệp bị vàng lá

Vì thế, bạn nên lựa chọn và cân nhắc đến vị trí trồng lan. Nên chọn nơi thoáng mát nếu là nơi có nhiều ánh mặt trời thì bạn nên sử dụng cách phương pháp che chắn, tạo thêm bóng râm làm mát cho cây.

Các loài lan đều ưa thích ánh sáng nhưng nếu nhiệt độ quá nóng không thích hợp cho lan. Nhiệt độ cho cây là một trong những lưu ý khi bạn muốn chăm sóc hoa lan phát triển khỏe mạnh. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cây, khiến cho cây còi cọc, yếu ớt và khó trổ bông. Bạn nên lưu ý thiếu ánh sáng là một trong những nguyên nhân làm lan hồ điệp bị vàng lá đấy nhé.

Nhiệt độ quá thấp cũng là một yếu tố để cây bị vàng lá

Bạn biết không nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển tốt lá xanh và luôn khỏe mạnh từ 18-27 độ.

Tình trạng lan hồ điệp vàng lá xuất hiện nếu như lan bị tưới nước quá nhiều. Nước dư tồn đọng, trong chậu sẽ khiến rễ bị úng, thối không lấy lại được dưỡng chất cho việc nuôi thân và lá nên dần dần dẫn đến hiện tượng bị vàng lá.

Bạn chỉ nên tưới nước cho cây lan theo định kỳ từ 5 -7 ngày/ lần hoặc chỉ tưới khi thấy chậu đất đã khô thôi. Bạn cũng nên lưu ý các mùa trong năm để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp nhất. Ví dụ mùa hè nắng nóng bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây, hàng ngày. Vào mùa mưa bạn nên hạn chế tưới nước cho cây hơn và chỉ tưới khi thấy giá thể của cây đã khô.

Khi bạn tưới nước quá nhiều khiến cây ứng nước và thối rễ

Thời điểm thích hợp tưới cho lan là vào sáng sớm, bạn không nên tưới khi chiều muộn, cây sẽ không hấp thu được hết nước dẫn đến ưa đọng nước và thối rễ.

Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp bị vàng lá được nhiều người quan tâm, vì hiện tượng này thường xảy ra ở lan hồ điệp nếu như chúng không được bảo vệ và kỹ thuật trồng không đúng cách. Đối với những chậu lan mới mua về cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn để chúng kịp thích nghi với điều kiện chăm sóc và môi trường mới.

Cách chăm lan hồ điệp bị vàng lá

Màu sắc của là biểu thiện về sức khỏe của cây có thích nghi với điều kiện môi trường chăm sóc hay không. Nếu bạn thấy lá cây chuyển sang màu vàng thì chứng tỏ, cây chưa được chăm sóc hợp lý.

– Nếu lan bị nấm xâm nhập vùng lá thường xuyên bị ẩm ướt tạo điệu cho loài nấm gây hạt phát sinh. Sẽ khiến chúng ta thường thấy lan có xuất hiện những lá màu vàng, loại nấm này cần phải diệt ngay trong vài ngày bạn có thể sử dụng thuốc diệt nấm chuyên dụng để ngăn chặn sự phát triển của nấm. Bạn nên đổi thói quen tưới nước cho lan vào buổi sáng thay cho chiều tối để không cho nấm bệnh phát sinh.

– Nếu lan bị thối rễ như bị ngâm nước và không thoát nước kịp sẽ khiến cây lan hồ điệp bị vàng lá, vì vậy cần đảm bảo nước trong bình thoát khí thích hợp, và chỉ tưới nước sau 5-7 ngày/ lần thôi nhé.

Muốn cây không bị vàng lá cần lưu ý về nhiệt độ, độ ấm và lượng nước đấy nhé

– Không được đặt chậu ở ngoài và tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, bạn nên dùng vật che chắn bằng bạt, màn che…để giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu lên Lan.

Bạn đang muốn tìm một địa chỉ mua hoa lan hồ điệp uy tín, đến ngay Hoalan360.com với nhiều mẫu hoa lan hồ điệp đẹp và sang trọng như: Hoa lan đại hồ điệp, hoa hồ điệp kết hợp, hoa hồ điệp mini, hồ điệp vàng, hồ điệp trắng… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ thợ cắm hoa chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm nhận mới đặc biệt về dịch vụ của chúng tôi.

Địa chỉ cung cấp lan hồ điệp uy tín

Đừng lo vì hoa không đủ độ tươi mới, xấu không giống mẫu. Chúng tôi lấy tiêu chí chất lượng và uy tín đưa lên hàng đầu, đảm bảo giao hoa chất lượng và vừa lòng bạn nhất.

Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thân thiện, giúp bạn cho được mẫu hoa lan hồ điệp đẹp nhất nhưng vẫn nằm trong ngân sách bạn yêu cầu.

Dịch vụ giao hàng nhanh chóng chỉ sau 2 giờ kể từ lúc bạn đặt hoa

Ưu đãi siêu bất ngờ khi bạn tạo đơn hàng online thành công trên website: https://hoalan360.com

Đừng chần chờ, nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0936652727 – 0982372727 để được tư vấn nhiệt tình nhất. Hoặc đến địa chỉ cửa hàng tại 413 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.Tân Bình để chọn mẫu hoa ưng ý nhất nhé!

Hoàng Thảo Thái Bình – Nhận Biết Và Bí Quyết Chăm Sóc Đơn Giản

Lan hoàng thảo thái bình trước đây được rất nhiều người chơi săn lùng bởi sự độc đáo đến từ kích thước thân lá và kết cấu bông hoa. Những chùm hoa đẹp rủ xuống khoe sắc đã khiến bao anh em đem lòng yêu thương nó. Vậy cách nhận biết lan hoàng thảo Thái Bình có khó không, cách trồng ra sao?

Nguồn gốc của lan hoàng thảo thái bình

Lan hoàng thảo Thái Bình có tên khoa học là Dendrobium Pulchellum.

Thực ra cái tên hoàng thảo Thái Bình không mang nguồn gốc của nó, chúng không mọc ở tỉnh Thái Bình. Thực ra cái tên này tôi cũng chẳng biết bắt nguồn từ đâu nữa, không phải người tìm ra nó, không phải tên khoa học được Việt hóa, không phải địa lý tìm ra nó…

Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về cái tên này, tuy nhiên tôi thấy cái ý nghĩa của “ Thái Bình” chỉ sự an yên, an bình, thái hòa không giao tranh là rất hợp lý. Cây lan có kích thước thân lá to vươn lên và nở những chùm hoa khoe sắc đung đưa trong gió nhìn rất an bình khiến cho chúng ta dễ dàng liên tưởng đến những vùng quê thanh bình không ồn ào náo nhiệt.

Phân bố: Ấn độ, Nepal, Thái Lan, Việt Nam,…

Tại Việt Nam, lan hoàng thảo Thái Bình mọc ở những khu vực có khí hậu nóng ấm như Cao Nguyên, các tỉnh miền Nam… 

Cách nhận biết lan hoàng thảo thái bình

Lan thái bình có kích thước thân lá lớn vượt trội hơn các loại lan cùng chi hoàng thảo rất nhiều.

Thân cây to, mập mạp, có thể cao đến 2 mét. Dọc thân có các sọc màu tím chạy dọc thân nối giữa các đốt. Thân khi còn non màu xanh với nhiều sọc tím nhưng khi về già lại chuyển sang màu xám với tím thẫm.

Lá cây lan khá mỏng nhưng lại được cái dẻo dai, thuôn dài hình lưỡi mác, Với những cây lan được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời thi thoảng sẽ có những đốm sẫm màu ở bề mặt của lá.

Bộ rễ to, khỏe, trắng đục bám chắc vào giá thể hút nước và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp cây bám chắc đứng vững.

Hoàng thảo Thái Bình cho hoa thành từng chùm. Mỗi chùm được mọc ra ở khu vực gần ngọc hoặc chóp cây tơ của năm trước. Mỗi chùm hoa có từ 5 đến 10 bông hoa, mọc xen kẽ nhau trong chùm hoa. Bông hoa có màu vàng kem hoặc hồng phớt, trắng củ đậu,… Môi loe hình chiếc thìa với 3 mắt sẫm màu 2 bên cực kì lạ mắt.

Mặc dù cây rất đẹp, hoa to nhưng đáng tiếc là hoàng thảo Thái Bình không có hương thơm.

Hướng dẫn chăm sóc lan ht thái bình

Về chậu trồng, bạn chỉ cần chọn chậu trồng đủ lớn, thoát nước tốt cho cây là được. Bởi cây có kích thước tương đối lớn nên yêu cầu chậu có đường kính tối thiểu 30cm, sâu ít nhất 30cm; dưới đáy chậu có nhiều lỗ thoát nước. Tôi hay trồng lan hoàng thảo TB vào chậu sứ hoặc chậu xi măng, chậu đất nung hoặc chậu nhựa lớn.

Hoàng thảo thái bình khá ưa ẩm, chính vì thế giá thể phù hợp với cây bao gồm rất nhiều loại: Xơ dừa, vỏ thông, dớn vụn, dớn sợi, rêu, đá bọt, viên đất nung,… Với bản thân tôi thường lót một lớp than và đá kích thước lớn chừng ngón chân cái xuống đáy chậu cho chúng thoát nước tốt, bên trên tôi trộn hỗn hợp giá thể vỏ thông, dớn vụn và xơ dừa băm nhỏ là chúng phát triển cực tốt.

Chế độ nắng: Cây chịu nắng cực kì tốt, có thể ăn nắng đến 100% trực tiếp. Tuy nhiên mới trồng cây còn yếu thì chỉ nên cho ăn nắng 70-80%. Khi bộ rễ ổn định bám vào giá thể sau khoảng 3-4 tháng thì bắt đầu cho ăn nắng mạnh dần dần được.

Chế độ nước tưới: cây ưa ẩm cao nên có thể tưới 1-2 lần 1 ngày. chú ý đến giá thể để có chế độ nước tưới phù hợp nhất. Chỉ nên tưới vào gốc cây, hạn chế tưới vào ngọn gây hiện tượng đọng nước dễ bị thối.

Chế độ phân bón: cây phát triển rất mạnh nên yêu cầu hàm lượng phân bón cao. bạn có thể sử dụng phân bón vô cơ như phân trâu bò khô, phân dê, phân dơi hoặc kết hợp thêm phân bón tan chậm cho cây phát triển toàn diện nhất.

5

/

5

(

6

bình chọn

)

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Và Cách Trồng Lan Hoàng Lạp Đơn Giản Trong Một Nốt Nhạc trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!