Xem Nhiều 3/2023 #️ Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Ý Ngọc # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Ý Ngọc # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Ý Ngọc mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lan Ý Ngọc là loài phong lan thân thòng, vươn thẳng và hơi cứng thân cây có chiều dài tầm 30 – 60cm. Cây được chăm sóc trong điều kiện tốt có thể lên tới 1m. Càng về phía ngọn thì thân cây càng thon và nhỏ lại.

Cây ra lá ít, lá nhọn và mỏng, mọc so le nhau. Vào cuối thu lá cây thường rụng hết để ngủ đông.

Loài lan này khi ra hoa để lại ấn tượng khá độc đáo. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ tầm 2 đến 3 bông trên từng đốt thân cây. Cây càng nhiều đốt thì ra hoa càng nhiều. Cánh đài hoa có màu trắng tinh và hơi cụp. Phần đầu cánh hoa thì màu tím đậm nổi bật.

Hoa lan Ý Ngọc khi nở cho mùi thơm rất lạ. Nếu nở vừa thì cho ta mùi hương thoang thoảng. Khi ngửi không nên để quá gần mũi vì hoa nở nhiều sẽ cho mùi hắc, có mùi hôi của con gián. Đây chính là điểm yếu nhỏ của loài hoa này. Lan Ý Ngọc khoe sắc cũng khá lâu, tầm 15 – 20 ngày. Những cây được chăm sóc kỹ, cẩn thận ta có thể chơi được cả một tháng.

Môi trường sống của loài hoa này cũng khá đặc biệt như:

Cây ưa ánh sáng nhưng không được quá nóng.

Ưa ẩm nhưng không sống được ở nơi nhiều nước.

Phát triển tốt trong môi trường có gió nhẹ, nhưng sẽ bị chết nếu như trời bão cây không được che chắn, bảo vệ.

Thông tin của lan ý ngọc trong vườn

Nếu các bạn mua hàng rừng bán kg về cắt tỉa rễ sạch sẽ chỉ để lại 1-2cm để có thể ghim, buộc khi ghép là được. Nguyên tắc là cố định gốc thật chắc và để hở gốc, tuyệt đối không bao bọc kín gốc như đắp chăn. Thời điểm ghép thuận nhất là trước khi mầm dưới gốc giả hành cây mẹ bung, khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Trước khi ghép ngâm Physan 20 với nồng độ trên bao bì 1ml pha 1 lít nước trong 10 phút, vớt ra, treo ngược cho khô ráo và ghép.

Hoàng thảo ý ngọc thích hợp ghép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa… Hay trồng chậu để nghiên, chậu nhiều lỗ thoát nước với chất trồng thoát nước tốt. Nếu ghép chậu, có thể là cho than hoặc vỏ thông, xơ dừa sợi, dớn sợi sỏi đất nung… Bất cứ giá thể gì cũng cần xử lý nước vôi trong trước khi ghép. Phun siêu Lân kích rễ (10-60-10) hoặc B1 kích rễ trộn với Atonik kích mắt ngủ. Ghép xong treo chỗ mát, thoáng, ít nắng và tốt nhất là nên che mưa trong 1 tháng đầu tiên. Quá trình này cứ 7 ngày phun phân và thuốc phòng bệnh 1 lần. Đợi khi mầm dài và bộ rễ tương đối khỏe, dài cỡ 5cm.

Công dụng của hoa lan ý ngọc

Lan ý ngọc là loài cây thanh lọc không khí tốt, có thể lộc sạch một số chất tẩy rửa, đồ trang điểm trong không gian nhất đinh nên được sử dụng như một cây nội thất trong gia đình, trong văn phòng. Cây rất dễ trồng và chăm sóc nên rất được người yêu cây cảnh ưu ái. Lan ý ngọc có màu xanh mướt với hoa trắng tinh khôi tôn thêm vẻ đẹp trang trọng trong ngôi nhà của bạn. Bạn cũng có thể đặt một chậu lan ý ngay nơi ban công, trên bàn làm việc của mình.

Cách trồng lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc cũng như một số loài lan khác, cũng có cái dễ cái khó trong việc trồng và chăm sóc. Nhưng nếu như bạn đã nắm kĩ một số kĩ thuật chăm sóc cơ bản rồi thì việc chinh phục một chậu lan Ý Ngọc đẹp là một điều khá dễ dàng.

Chọn giống ý Ngọc

Nên chọn mua lan ở những cơ sở uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như độ thuần chủng.

Lan Ý Ngọc thường được trồng bằng thân nên khi bạn mua cần lựa chọn những giống cây thân còn tươi, không bị khô, héo, sâu bệnh. Lá tươi, không dập nát.

Giá thể trồng lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc được trồng trong rất nhiều loại giá thể khác nhau như ghép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa… hoặc có thể trồng bằng chậu. Mỗi loại giá thể có những ưu nhược điểm khác nhau và mang đến những vẻ đẹp khác nhau. Điều đặc biệt cần chú ý khi trồng bằng chậu là nên trồng trong chậu có lỗ thoát nước tốt. Khi ghép có thể thêm than hoặc vỏ thông, xơ dừa…

Các bước trồng lan Ý Ngọc

Bước 1: Chuẩn bị cây giống và giá thể.

Bước 2: Cắt tỉa các rễ cây sạch sẽ, vứt bỏ các lá và giả hành bị dập. Xử lí, làm sạch giá thể trồng.

Bước 3: Tiến hành ngâm physan 20 theo tỉ lệ được in trên bao bì trong khoảng thời gian 10 phút. Sau thời gian đó vớt ra treo ngược và tiến hành ghép lan ý ngọc vào giá thể.

Bước 4: Ghép cây lan vào giá thể. Khi ghép nên để cây thẳng đứng. Buộc chắc và cố định thân cây tránh để cây bị sai lệch vị trí ghép. Không được lấp gốc, để gốc thoáng.

Bước 5: Sau khi ghép xong đem treo giò lan ở nơi thoáng mát, ít nắng, che mưa trong một tháng đầu tiên. Chăm sóc lan đúng quy trình và theo đúng định kỳ.

Phòng trị sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra giỏ lan để phát hiện kịp thời. Loại bỏ những cây bị chết, khô héo hay nấm sâu bệnh ra khỏi những cây khỏe mạnh.

Trong 1 tháng đầu tiên, thực hiện theo quy trình 7 ngày phun phân 1 lần và phun thuốc phòng bệnh 1 ngày 1 tháng.

Vệ sinh khu vực trồng lan sạch sẽ, tránh cho vi khuẩn nấm mốc gây bệnh làm tổ sinh sống.

Loài hoa này rất thu hút nhện đỏ, đặc biệt vào mùa khô. Vì vậy đến đầu màu khô, bạn nên phun phòng với Peseu khoảng 1,5 lần, cứ theo định kỳ 20 ngày một lần.

Ở hoa Lan Ý Ngọc bệnh hay gặp nhất là do nấm Phytothora vì thế phải nhớ phun phòng cẩn thận bằng thuốc Kasumin + Antracol hoặc thuốc Starner + Aliette theo định kì khoảng hơn 10 ngày 1 lần.

Cách chăm lan Ý Ngọc nở hoa đúng tết

Lan Ý Ngọc có một đặc điểm ngủ đông, vì vậy đầu tháng 12  có thể đánh thức hoa dậy. Khi đó cây sẽ mọc rễ, nảy chồi, ra hoa vào dịp tết.

Tầm vào khoảng cuối hạ đầu thu tiến hành cho cây ngủ đông và đánh thức lan dậy vào đầu mùa xuân. Khi cây ngủ sẽ không sinh trưởng nữa (không nảy chồi cây mới), không bị ra hoa trước tết.

Cuối mùa thu ở Hà Nội thì không nêm bón quá nhiều phân đạm. Tránh các chất kích thích để cây không nở hoa sớm.

Khi cây đã ngủ đông, khoảng 1-2 tháng nữa là đến tết, rơi vào tháng 11, tháng 12. Bạn muốn cây nở hoa đúng dịp tết thì phải đánh thức loài hoa này. Khi này, ta lại bắt đầu tưới nước bình thường. Tuy nhiên chỉ dùng bình tưới phun sương nhẹ nhàng, không tưới ướt giả hành. Vì nếu khi bạn tưới ướt giả hành thì nó sẽ không ra hoa mà ra keiki.

Tăng cường ánh sáng, nhiệt độ tạo độ ấm cho cây ra nụ. Nếu trời lạnh, âm u thì có thể mắc đèn cho hoa.

Bón chất kích thích và phân bón để đánh thức cây dậy. Có thể bón phân giàu Lân, kali theo tỉ lệ 15 – 30  – 15 để cây cho hoa đẹp và bền nhất.

Lan Ý Ngọc – Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Ra Hoa Đẹp

Sơ lược về Lan Ý Ngọc

Tên gọi

Lan Ý Ngọc có tên tiếng Việt đầy đủ là Hoàng Thảo Hoàng Ý Ngọc, tên khoa học là Dendrobium transparens. Đây là loại lan thuộc dòng phong lan, thuộc họ Hoàng Thảo.

Nguồn gốc cây hoa

Lan Ý ngọc là loài lan được tìm thấy nhiều ở vùng Nam Á. Ơ nước ta, Ý Ngọc phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc như Điện Biên, Sơn La hay Lai Châu.

Mô tả đặc điểm của Lan Ý Ngọc

Đặc điểm nhận biết Lan Ý Ngọc

Lan Ý Ngọc là loại lan thân vòng nhỏ, hơi cứng, màu nâu trắng, có chia thành nhiều đốt khoảng 2 đến 5cm, buông rủ xuống. Thân cây thường dài 60 – 60cm, thậm chí có cây lan Như Ý trưởng thành còn đạt mức 1m.

Lan Ý Ngọc có lá màu xanh, hình bầu dục thon dần về phân đầu, mỏng và nhỏ. Mùa lá Ý Ngọc rụng là mùa thu, cũng chính là thời điểm cây lan sắp sửa nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa hoa mới.

Rễ Lan Ý Ngọc là loại chùm, khá nhỏ, thân xám trắng và xanh ở đầu rễ.

Hoa Ý Ngọc chính là sự kết hợp đầu tinh tế giữa màu tím và màu trắng. Hoa thường to khoảng 3 – 4cm, mọc thành chùm từ các đốt trên thân cây. Đài hoa màu trắng, thon dài và hơi xoăn nhẹ điểm xuyến lên đấy là phần môi hoa màu tím. Lan Ý Ngọc có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng, dễ chịu.

Khu vực phân bố và sinh trưởng

Lan Ý Ngọc là loại cây phụ sinh, khó trồng do đặc điểm môi trường sống khá phức tạp. Ý Ngọc ưa sáng, ưa ẩm nhưng không sống được ở những nơi quá nóng hay quá nhiều nước.

Mùa Lan Ý Ngọc ra hoa là mùa nào?

Lan Ý Ngọc phát hoa vào độ tháng 4 hàng năm, hoa nở trong khoảng 15 đến 20 ngày rồi tàn. Tuy nhiên nếu chế độ chăm sóc phù hợp, hoa có thể nở trong khoảng 1 tháng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Ý Ngọc

Những yếu tố môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây hoa?

Để biết được cách chăm sóc hoa sao cho đúng và hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây như ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới, phân bón, v.v.

Nhiệt độ môi trường và ánh sáng

Lan Ý Ngọc ưa sáng tuy nhiên mức độ ánh sáng chỉ nên ở mức 50 – 70%, nhiệt độ ở mức trung bình 25 – 30 độ C. Vì thế nên để cây ở những vị trí râm mát, có lưới che, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Phân bón

Tương tự như những loại lan khác, người ta thường sử dụng phân Lân hoặc phân Kali tỉ lệ 15 – 30 – 15 để bón cho cây hoa.

Nước tưới

Lan Ý Ngọc là loài ưa ẩm, vì thế việc cấp nước đủ chính là điều quan trọng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây. Đặc biệt vào những mùa nóng nực, khô như mùa hè thì cần phải cấp nước cho cây thường xuyên, khoảng 2 lần/ngày. Hiện nay người ta thường thiết kế dàn phun sương để có thể giữ đủ ẩm cho cây hoa.

Cách trồng lan Ý Ngọc cho hoa to, đẹp

Lan Ý Ngọc được đánh giá là giống lan khá khó trồng do môi trường sống đặc biệt của loài lan này. Vậy làm thế nào để trồng và chăm sóc để lan Ý Ngọc cho hoa to và đẹp?

Lựa chọn, xử lý giống hoa Ý Ngọc

Chọn giống hoa Ý Ngọc khỏe mạnh sẽ quyết định cây hoa của bạn có thể phát triển tốt hay không? Khi chọn giống lan, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Chọn giống hoa có thân tươi, không có dấu hiệu héo, khô hay sâu bệnh, dập nát.

Chọn địa chỉ mua hoa uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cung cấp giống hoa có độ thuần chủng cao.

Sau khi đã chọn được giống hoa tốt, chúng ta cần tiến hành xử lý giống trước khi đem hoa đi trồng. Xử lý giống giúp đảm bảo cây trồng trong trạng thái tốt nhất, loại bỏ, cắt tỉa hết các bộ phận rễ, lá bị dập nát, thối, héo úa. Sau đó, lấy vôi bôi vào các vết cắt để tránh sự tấn công của nấm bệnh gây hại.

Cuối cùng, đem cây giống cho ngâm trong dung dịch kích rễ phát triển khoảng 20 – 30 phút. Rồi treo ngược cây giống lên cao để loại bỏ hết nước còn sót lại trên cây giống.

Lựa chọn giá thể lan Ý Ngọc

Giá thể trồng lan Ý Ngọc đa dạng như gỗ lũa, ghép dớn bảng, vú sữa hoặc trồng trong chậu có lỗ thoát nước cũng được. Trước khi trồng cần tiến hành xử lý giá thể bằng dung dịch nước vôi để loại bỏ nấm mốc, mầm bệnh có thể gây hại cho cây trồng.

Thời vụ gieo trồng

Bạn nên tiến hành trồng lan Ý Ngọc vào hai thời điểm cây nhú nụ hoặc khi hoa tàn để gieo trồng cây giống. Hay nói cách khác thời điểm thích hợp để trồng lan Ý Ngọc là vào cuối đông từ khoảng tháng 11 đến tháng 1 hay đầu thu từ tháng 7 đến tháng 9. Hơn nữa, vào những thời điểm này, thời tiết mát mẻ, không quá nóng, cực kỳ phù hợp để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Cách làm hoa Ý Ngọc nở đúng vào dịp Tết

Thông thường, thời điểm phát hoa của lan Ý Ngọc rơi vào sau Tết âm lịch, khoảng tháng 3 hoặc tháng 4. Chính vì thế nếu bạn muốn hoa lan Ý Ngọc nở đúng dịp Tết, chúng ta cần thực hiện các biện pháp kích thích hoa nở.

Đầu tiên, cần căn thời gian cho cây ngủ đông vào cuối mùa hạ hay đầu thu rồi tiến hành đánh thức hoa vào tháng 11 hay tháng 12 để cây bắt đầu nở hoa. Cách đánh thức cây dậy là tưới nước, bón phân cũng như tăng cường ánh sáng, nhiệt độ để kích thích cây nở hoa.

Một số lưu ý khi kích thích hoa nở:

Không nên bón quá nhiều phân đạm để tránh việc hoa nở sớm hơn so với dự định.

Tiến hành tưới nước bằng bình phun sương nhẹ nhàng, chú ý không tưới ướt phần giả hành. Bởi nếu làm ướt phần giả hành, cây có thể sẽ không ra hoa.

Nếu tiết trời lạnh, âm u, ít nắng thì có thể mắc đèn cho cây hoa.

Một số bệnh thường gặp ở lan Ý Ngọc và cách phòng ngừa

Loài lan nói chung hay lan Ý Ngọc nói riêng đều dễ bị tấn công bởi sâu bệnh. Các loại sâu bệnh này có thể làm chết cây nếu không có cách phòng ngừa đúng cách, kịp thời. Để phòng bệnh cho cây, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Kiểm tra giỏ lan thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa bệnh cho cây.

Giữ khu vực trồng lan sạch sẽ, thường xuyên loại bỏ các cây bị chết, khô héo hay có dấu hiệu sâu bệnh để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lây lan.

Trong thời gian 1 tháng đầu cần thực hiện phun phân định kỳ 7 ngày 1 lần và phun thuốc phòng sâu bệnh 1 tháng 1 lần.

Nhện đỏ là kẻ thù của lan Ý Ngọc, thường xuất hiện vào mùa khô. Để phòng ngừa nhện đỏ, bạn có thể sử dụng Peseu khoảng 1,5 lần với 20 ngày 1 lần.

Bệnh thường gặp ở lan Ý Ngọc là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Với bệnh này, bạn nên thực hiện phun phòng bằng thuốc Kasumin và Antracol hoặc thuốc Starner và Aliette 10 ngày 1 lần.

Mua giống hoa lan Ý Ngọc ở đâu uy tín?

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua giống lan ở các vườn lan. Tuy nhiên, để chọn mua được giống hoa chất lượng, đảm bảo độ thuần chủng, bạn hãy chọn mua ở những địa chỉ phân phối uy tín. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến của những người chơi lan lâu năm để biết được nên chọn mua giống lan Ý Ngọc như thế nào?

Lời kết

Hoa Lan Ý Ngọc là lan gì? Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan nở hoa đúng dịp tết

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Vanda

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan vanda

Hoa lan Vanda được biết đến ở nước ta từ khá lâu. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và được trồng phổ biến tại nhiều nước hiện nay như Trung Quốc, Lào, Himalaya vv. Không chỉ được ưa chuộng bởi hình dáng đẹp lạ mắt với tán dày tròn mà màu sắc hoa khá phong phú và hoa nở rực rỡ khiến ai cũng mê mẩn ngắm nhìn.

Trên thế giới tìm được khoảng 45 loại lan vanda thì ở Việt Nam người ta trồng phổ biến nhất 5 loại. Cụ thể bao gồm Vanda concolor, Vanda lilacina, vanda liouvillei, Vanda pumila, Vanda denisonaliana. Trong số này người ta yêu thích nhất là loài Vanda denisonaliana vì có hoa đẹp và bền nhất. Ngoài ra 3/5 loài lan này là loại lan thuộc vùng mát nên trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng.

Đặc điểm của hoa lan vanda

Lan vanda nổi bật với hình dáng thân bao gồm những cụm lá dày và mọc đối xứng sang hai bên trông giống như những cánh quạt. Mỗi lá mọc dài trung bình khoảng 25cm và nhọn dần ở đầu. ĐIểm thu hút chính ở loại lan này không chỉ ở cụm lá mà chính những bông hoa to đẹp. Hoa mọc thành chùm và mỗi bông hoa gồm 3 cặp lá xếp đối xứng với nhau.

Một điều mà nhiều người nhận xét ở loại hoa này chính là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa. Đây cũng là điểm làm nổi loại lan này với các giống lan khác. Với mỗi cánh mỏng tuy nhiên khá bền nên mỗi khi hoa nở bạn có thể ngắm chúng đến hơn 1 tháng liền.

Phân loại hoa lan Vandan

Giống lan Vanda được chia làm 6 loại: Vanda tricolor, Vanda cristata hay Trudelia cristata, Vanda denisoniana, Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana, Vanda pumila hay Trudelia pumila, Vanda alpina hay Trudelia alpina

Vanda tricolor

Vanda tricolor thường mọc ở trên cành cây hoặc ở gần gốc, thân cao trên dưới 1 m, lá dài 40-50 cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá, dài 25-35 cm, mang theo 7-15 hoa. Hoa to từ 5-7 cm, mầu trắng có những đốm hay sọc tím nâu ở mặt trước, mặt sau trắng tuyền, nở vào mùa Hạ và lâu tàn. Hương thơm ngát khi có nắng vào khoảng 9-10 giờ sáng đến giờ chiều

Vanda cristata hay Trudelia cristata

Đây là một loại phong lan cỡ trung bình, mọc tại Hồi, Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Hoa trên các cao độ từ 600-2300 m. Thân cao chừng 25-30 cm, lá dài 20-30 cm, chùm hoa ngắn 15-20 cm. Hoa 5-7 chiếc to 3-5 cm, cánh hoa màu xanh, dày và cứng lâu tàn. Lưỡi hoa phía dưới chẻ làm hai.

Vanda denisoniana

Vanda denisoniana là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên, dài 30-40cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm, có 5-8 hoa, to chừng 5-7 cm, mầu vàng chanh, nở vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối. Hình ảnh bên dưới chúng tôi chụp tại Vườn Lan Vĩnh Mai, Đà Lạt, vào tháng 4-2009. Nhưng Vanda denisoniana cũng có có cây hoa màu vàng sậm hay nâu đậm, được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana

Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana giống như Vanda về thân và lá, nhưng hoa lại giống như Holcoglosum, nên mỗi người gọi một khác. Thân cao từ 20-40 cm, lá dài 20-25 cm. Dò hoa dài 30-25 cm, có tới 15-30 hoa, nở vào cuối mùa Đông tại Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Việt Nam và Căm Bốt.

Vanda pumila hay Trudelia pumila

Vanda pumila hay Trudelia pumila là một cây lan nhỏ, mọc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn, có từ 3-5 hoa, mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Có người nhầm lẫn cây này với Vanda cristata. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy lưỡi hoa Trudelia cristata chẻ làm 2 như lưỡi rắn, trái lại lưỡi hoa Trudelia pumila hình tròn. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần đông chỉ có 2 hoa, nhưng tại vườn lan Vĩnh Mai và tại Đà Lạt có nhiều cây có tới 4-5 hoa

Vanda alpina hay Trudelia alpina

Vanda alpina hay Trudelia alpina Thân cao chừng 20-25 phân, lá dài 15-20 phân, hoa 2-3 chiếc, to khoảng 2 phân, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa mầu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila, lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan vanda

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá” . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Những hình ảnh đẹp  của hoa lan vanda

Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Vảy Rồng

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan vảy rồng

Lan vảy rồng có tên khoa học là Dendrobium lindleyi, thuộc chi Lan Hoàng Thảo. Loài lan này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như lan vảy rắn, lan vảy cá hay hoàng thảo vảy rồng và tụ thạch hộc. Lan vảy rồng (hoàng thảo vảy rồng) được tìm thấy ở vùng núi thuộc Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây có mặt ở các vùng núi trong cả nước.

Đặc điểm của hoa lan vảy rồng

Lan với phần thân ngắn chỉ dài khoảng 4-7cm và đường kính từ 3-5cm có phần thóp nhỏ lại ở gốc và ngọn phình to ở giữa. Một giả hành bình thường sẽ có khoảng 3 đốt. Các giả hành mọc đơn lẻ nhưng lại xếp sát nhau thành từng mảng sẽ tạo cho bạn cảm giác cứng cáp trông giống như vảy của loài rồng khá đẹp mắt. Không những chỉ có phần giả hành to dài mà trên phần mỗi giả hành là một chiếc lá khá dày và cứng màu xanh đậm đầu tròn. Có thể nói hình dáng loại lan vảy rồng này cùng bộ giả hành có một không hai trong các loại lan.

Lan vảy rồng còn được phân chia ra làm 2 loại là vảy rồng ta và vảy rồng lào. Tùy từng sở thích mà chọn loại lan cho phù hợp vì theo nhận xét chúng đều đẹp và thơm.

Lan vảy rồng đẹp nhất là lúc nở hoa. Trung bình một cây sẽ cho ra khoảng hơn 10 cành với nhiều bông hoa nhỏ mọc trên đó. Vảy rồng thường nở vào mùa xuân hèvà thường sẽ giữ được khoảng 15 ngày. Hoa có 3 cánh tròn xếp so le nhau và có màu vàng rực rỡ đậm hơn ở phần nhụy hoa.

Phân loại lan vảy rồng

Đây là giống lan sống rất phổ biến, vì thế mà hình dáng của cây cũng phụ thuộc nhiều vào nơi trồng. Ngoài ra còn có điều kiện khí hậu nơi đó nữa. Giữa lan vảy rồng lào và lan vảy rồng ta có những sự khác nhau nhất định. Đó là hình dáng thân lá.

Lan vảy rồng ta

Lan vảy rồng ta có thân không quá lớn. Kích thước chỉ dao động từ 3 đến 4cm thôi. Thân cây thì hơi tóp lại. Để ý kỹ sẽ thấy trên thân có 4 khía chạy dọc. Mỗi cạnh thì lại hơi lõm. Chính vì thế chúng ta luôn có cảm giác thân cây vuông hơn. Thông thường thân cây vảy rồng ta đã lớn có màu xanh xám. Còn cây non sẽ có màu trắng.

Lan vảy rồng Lào

So với lan vảy rồng ta thì lan vảy rồng Lào dài hơn. Độ dài vào khoảng 4-6cm. Thân cây tròn, béo và có nhiều khía hơn. Có cây 6 khía có cây 8 khía. Các cạnh thay vì lõm vào sẽ nở tròn ra.

Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy thân cây của Lào có ánh vàng giống màu nắng. Thân già thì có thể có màu nâu đỏ. Thân non cũng không hề có màu trắng.

Lan của giống cây Lào cũng cứng, to và dài hơn nữa.

Kỹ thuật trồng lan vảy rồng

Thời vụ theo cách trồng lan vảy rồng

Vảy rồng thường ra hoa vào mùa xuân- hè, khoảng tháng 4-6 dương. Hoa vảy rồng có thời gian ra hoa không bền lắm, tàn sau khoảng 7-10 ngày tùy sức khỏe cây, tuy nhiên vẫn được nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến.

Chuẩn bị giá thể theo cách trồng lan vảy rồng

Đối với cách trồng lan vảy rồng thì giá thể trồng rất quan trọng. Giá thể thường được chọn để trông lan vảy rồng là các khúc gỗ mới cắt còn vỏ ( gỗ nhãn, vú sữa …) tiếp đó là lựa. Lan vảy rồng ít khi trồng vào chậu đất nung với than và vỏ thông do kiểu đi của giả hành dạng mảng sẽ rất khó cố định. Việc ghép thẳng cây lan vảy rồng lên thân cây nhãn đang sống cũng phát triển rất tốt, ra hoa đều đặn hầu như không cần chăm sóc.

Cách trồng lan vảy rồng và ghép cành

Khi mua cây về bạn cắt bớt rễ đi, sau đó ngâm dung dịch thuốc kích thích ra rễ hoặc B1  trong 1-2 tiếng đồng hồ rồi tiến hành ghép luôn ( hoặc để tạm ra nơi râm mát 1 vài ngày sau ghép cũng không vấn đề gì).

Thông thường, người ghép thích ghép miếng to để đỡ mất thời gian, ít ảnh hưởng đến giả hành, nhìn đẹp mắt, khỏe khoắn nhưng ghép những miếng cỡ nhỏ và trung bình cũng rất ổn vì có thể lựa chọn những miếng có nhiều giả hành tơ (miếng to thường cũng lẫn nhiều giả hành già, điều này không tránh khỏi được vì có thân già thì mới có thân tơ, không thể chỉ toàn thân tơ được), miếng nhỏ lại dễ tùy biến tạo thế khi ghép hơn nhất là khi cần để ghép lũa, rõ ràng một miếng Vảy rồng lớn sẽ khó mà ghép vào một khúc lũa lồi lõm cong queo.)

Ghép vảy rồng lên gỗ là ghép sao cho gỗ rễ miếng vảy rồng cách khúc gỗ giá thể chút xíu cỡ 0.5 cm sẽ dễ ra rễ hơn ( có thể dùng một miếng gỗ nhỏ chèn giữa gốc và gỗ, tiếp đó dùng dây có định chặt miếng vảy rồng với khúc gỗ giá thể để việc tưới nước và gió thổi không làm cây lung lay).

Cách chăm sóc lan vảy rồng

Bạn nên tưới nước cho cây 2-4 lần / ngày để cây có độ ẩm ra rễ, treo nơi râm mát, khoảng 5-7 ngày lại phun thuốc kích thích rễ 1 lần (Atonik, B1) theo liều lượng hướng dẫn trên sản phẩm. Do giá thể là gỗ không cần xơ dừa, dớn lót nên ta cứ thoải mái tưới nước nhiều lần trong ngày, nước trôi ngay, có thể thấy giá thể khô lại tưới được còn nếu ẩm thì thôi, không lo chuyện ngập úng.

Đến khi cây đã ra rễ thì bạn tiến hành bón phân cho cây: NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 cũng 5-7 ngày /lần, bón quanh năm. Đến khi qua tết âm lịch thì bạn nên phun NPK 10-30-10 và treo ra nắng để kích thích cây ra hoa… Sau khi hoa tàn bạn vẫn nên bón phân NPK như lúc cây đang trưởng thành.

Sau khi mà cây ra rễ thì cần đưa giỏ lan vảy rồng ra nắng vì loài này thuần có thể chịu nắng trực tiếp thời gian dài trong ngày, thậm chí đủ nắng mới ra hoa được, hoa nhiều, đạm màu, bền lâu và nhu cầu vè nước khi thuần cũng ít hơn.

Những điều cần biết khi chăm sóc lan vảy rồng

Để lan vảy rồng phát triển tốt, bạn nên tưới nước cho cây từ 2 – 4 lần/ngày. Tần suất này giúp cây có đủ độ ẩm để đâm rễ. Không treo cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Vị trí tốt nhất cho cây phát triển là ở những nơi râm mát. Cách 5 – 7 ngày hãy phun thuốc kích rễ 1 lần. Hãy chọn loại thuốc kích rễ 1 lần như B1 hoặc Atonik. Khi sử dụng nên xem kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Giá thể của hoa lan vảy rồng là gỗ nên bạn có thể tưới nước thoải mái. Khi giá thể khô bạn có thể tưới nước luôn, không cần lo cây bị ngập úng. Khi cây ra rễ bạn cần bón phân NPk 20-20-20 hoặc 30-10-10, ngày 5 – 7 lần. Qua tết âm lịch, nên phun cho vảy rồng loại NPK 10-30-10, treo cây ở vị trí có ánh nắng để kích cây ra hoa. Một cách chăm sóc trồng và chăm sóc lan vảy rồng nữa bạn cần ghi nhớ là khi hoa tàn vẫn tiếp tục bón NPK như giai đoạn cây trưởng thành.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan vảy rồng

Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Ý Ngọc trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!