Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Tam Bảo Sắc mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm nổ bật của hoa lan tam bảo sắc
Đặc điểm về hoa
Đúng như cái tên của nó, lan tam bảo sắc thường có ba màu chủ yếu là vàng, trắng, tím đến cùng một bông hoa. Sắc màu lan toả dần đều từ nhị, nhuỵ đến cánh hoa theo thứ tự vàng, trắng, tím đẹp không một từ nào có thẻ tả xiết. Và hầu hết các loài lan thuộc chi lan giáng hương đều sở hữu ba màu trên nhưng là đơn sắc, chỉ riêng loài hoa này có sự kết hợp hài hoà giữa ba màu này nên mới được đặt tên là hoa phong lan tam bảo sắc.
Về thân
Lan tam bảo sắc là loại đơn thân, rủ xuống như cây liễu. Độ dài thân cây có thể đạt tối đa là 80 cm, tối thiểu là 50 cm đối với cây trưởng thành. Hiện nay trên thị trường đều bán cây con có độ dài từ 20 – 30 cm, chưa phát triển đủ. Các cây lan tam bảo sắc con dù nhỏ nhưng lại mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng hoa. Lá cây xanh sẫm, dài và dày rủ xuống theo chiều của hoa. Rễ cây thuộc rễ chùm, nhiều và dài tạo điều kiện thuận lợi để cây hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn của đất.
Chính vì những lẽ đó mà hoa phong lan tam bảo sắc có sức sống mãnh liệt hơn những loài lan khác. Chính tôi trong những ngày đầu tập chơi hoa đã phá hỏng rất nhiều hoa lan. Lúc đấy tôi không hề có một chút kinh nghiệm gì về chăm sóc hoa và không hề biết loài phong lan này lại nhạy cảm đến như thế. Nhưng một cây lan tam bảo sắc vẫn kiên cường bám trụ và sống sót khiến tôi vui mừng khôn xiết. Có lẽ chính vì thế mà tôi đặc biệt có cảm tình với loài hoa này.
Lá của cây rất mỏng, dài khoảng từ 15 -25 cm rộng từ 3 -4 cm với đầu lá tròn. Nếu lá dài thường sẽ xếp thưa hơn, lá ngắn xếp sát nhau và dày hơn. Hoa tam bảo sắc gom lại nhưng những chum hoa độ dài từ 25 – 35 cm rũ xuống với rất nhiều những bông lan đan xen nhau. Mùi hương nhẹ nhàng mà rất cuốn hút tựa như mùi hoa hồng.
Hoa của tam bảo sắc có 2 màu chính là máu trắng và tím, mỗi mùa hoa nở sẽ kéo dài từ 15 – 20 ngày. Hoa của phong lan tam bảo sắc thường nở rộ vào cuối xuân và đầu hè.
Các loại lan tam bảo sắc
Mỗi loại tam bảo sắc có những vẻ đẹp cũng như mùi hương khác nhau. Nhưng chúng vẫn luôn rất cuốn hút bởi sự dịu dàng rất nhẹ nhàng.
Lan giáng hương tam bảo sắc đẹp mà dễ trồng
Bất kỳ ai cũng không thể kìm lòng được trước cái đẹp của những bụi hoa giáng hương tam bảo sắc. Những chùm hoa đang bung rủ xuống và tỏa ra những mùi hương sắc thật ngọt ngào. Lan giáng hương sở hữu ba màu trên cùng một bông hoa là vàng, trắng và màu tím. Sự kết hợp của 3 sắc hoa mang lại nét đẹp lạ lẫm đầy ấn tượng.
Để trả lời cho câu hỏi tam bảo sắc ra hoa tháng mấy, hãy chú ý đến độ hoa nở rộ nhất, rực rỡ nhất. Tam bảo sắc giống giáng hương thường nở đẹp nhất vào tiết trời mùa xuân.
Lan hoàng thảo tam bảo sắc
Có nguồn gốc từ lan tam bảo sắc, hoàng thảo tam bảo sắc được nhiều người ưa chuộng vì rất dễ trồng, hoa thơm với màu sắc bắt mắt. Hoa thường nở đẹp vào mùa hè khoảng từ tháng 4 – 7 dương lịch.
Mặt hoa tam bảo sắc hoàng thảo chỉ có sắc tím vàng cùng với màu trắng tuyền. Từng cánh hoa nhẹ nhàng buông xuống mà lại làm mê đắm lòng người. Lá của cây giống hình thoi, đuôi lá nhọn có màu xanh đậm hay xanh vàng phụ thuộc vào mức độ nắng mà cây hấp thụ được. Ngoài ra, tam bảo sắc hoàng thảo còn là một vị thuốc dùng để chữa bệnh mà ít người biết đến.
Ngoài ra còn một số loại hoa lan tam bảo sắc khác như Tam bảo sắc hoa vàng, Tam bảo sắc đột biến, Lan tam bảo sắc cổ rụt..vv
Cách trồng và chăm sóc lan tam bảo sắc
Cách trồng lan tam bảo sắc được coi là loài lan dễ trồng và dễ chăm sóc nhất.
Trong các loại lan đơn thân, giáng hương tam bảo sắc là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc nhất. Cây thường hay bị hơi héo trong thời gian nghỉ, các lá cây sẽ nhăn lại và không có rễ. Tuy nhiên khi ghép chúng vào cá thể và tưới nước đầy đủ thì tự động những chiếc rễ khỏe khoắn sẽ mọc lên. Những chiếc rễ này bám chặt vào giá thể và bắt đầu phát triển xanh tốt.
Lan tam bảo sắc không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng, mức độ ánh sáng trung bình từ 50 -60% đã đủ cho sự sinh trưởng của chúng. Đặc biệt vào mùa mưa, tam bảo sắc phát triển rất nhanh mà không cần thuộc phòng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây định kì sau mỗi mùa mưa.
Cách ghép hoa vào giá thể
Thông thường loại lan này sẽ được trồng và chăm sóc trên những giá thể bằng gỗ mà không cần phải trồng vào chậu. Gía thể gỗ cũng thường là loại gỗ nhãn, vú sữa và các loại gỗ có vỏ dày chắc chắn.
Lan sau khi mua về bạn tiến hành ngâm lan vào dung dịch cho kích rễ từ khoảng 1-2 tiếng sau đó mới ghép vào giá thể. Đơn giản bạn chỉ cần gắn chặt cây cố định vào giá thể và có thể gắn thêm một vài mẩu xơ dừa, dớn mềm vào gần gốc. Cách ghép thì không cần cầu kì bạn chỉ cần ghép như những loại lan thông thường là được. Miễn là bạn đừng lấy xơ dừa bang bó kín mít vào thân để cho chúng thở thoải mái là được.
Chế độ bón phân cho tam bảo sắc
Lan tam bảo sắc chỉ cần sử dụng loại phân NPK 30-10-10 với định kì sau mỗi mùa hoa. Thời điểm cây ra hoa giảm dần thì ngừng tưới nước và đưa ra phía có ánh nắng giúp hoa mọc nhiều hơn.
Với những đặc tính nổi bật đặc biệt sự phát triển nhanh chóng mà dễ chăm sóc, lan tam bảo sắc xuất hiện trong hầu hết bộ sưu tập lan của những người chơi lan. Nếu bạn đang tập tành chơi thì hãy thử ngày loại lan tam bảo sắc với những nét đẹp dịu dàng này nhé !
Cách nhân giống lan tam bảo sắc
Lan tam bảo sắc nhân giống khá mất thời gian, vì thời gian sinh trưởng khá lâu, hiện nay lan tam bảo sắc con đa phần được lấy từ rừng ra do dân đi rừng bóc về.
Lựa chọn giá thể để ghép lanTam bảo sắc bạn có thể chon gỗ, giỏ treo hoặc ghép trụ. Thời điểm để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8, mùa đông không nên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . Giá thể ghép phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát.
Việc ghép lan Tam bảo sắc phải lựa chọn đúng chiều để ngọn hướng ra ngoài xoày tròn theo từng hướng các hướng nếu ghép trụ và hướng một phía tỏa đều đối với ghép một mặt. Ngoài ra, cần phải phân chia đều khoảng cách giữa các cây bằng cách ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới.
Giá hoa lan Tam bảo sắc
Tam bảo sắc là dòng lan bình dân nên giá mọi người đều có thể chơi được. Cũng như các loại phong lan khác thì giá vẫn tính theo kg đối với hàng rừng và theo giò đối với hàng thuần tại vườn lâu năm. Ngoài ra, sẽ tính theo lá đối với hàng đột biến là sọc.
Hàng kg sẽ giao động khoảng: 70k-100k / 1 kg
Hàng giò: tùy vào giò to nhỏ khác nhau: giá khoản 80k – 100k /ngọn
Hàng lá sọc đột biến khoảng 500 – 700k / lá.
Lan Tam Bảo Sắc Đặc Điểm Cách Trồng Và Chăm Sóc
Lan Tam Bảo Sắc và những điều cần biết
Lan Tam Bảo Sắc là loại lan giáng hương có tên khoa học là Aerides falcata. Lan phân bố khá rộng trong tự nhiên ở nước ta. Do vậy màu sắc hoa tùy vùng có hơi khác nhau. Phía Bắc hoa có màu tím và trắng khí hậu mát hơn cây thường mỡ màng. Bông hoa ở đây dài và thường mang sắc trắng tím. Ngược lại miền trung và miền nam cây nhỏ và hoa có pha thêm chút màu vàng nhạt. Ngoài ra hiện nay ghi nhận thêm một số loại lan tam bảo sắc đột biến hoa màu trắng và màu vàng. Tuy nhiên 2 loại này khá hiếm.
Lan Tam Bảo Sắc hiện có 2 loại chính phân biệt qua hình dạng lá: Tam Bảo sắc Lá xếp và lá lướt. Loại lá xếp nhìn dáng thẳng, chắc chắn, cứng cáp. Lá thường phát triển theo hướng ngóc chếch lên trên. Lá mọc xếp khít ôm sát lấy thân. Vì thế loại lá xếp nhìn vào thân và lá thường ngắn dày hơn loại lá lướt một chút. Ngược lại lan Tam Bảo Sắc lá lướt nhìn dáng cây lả lơi, hơi ngúc ngắc, lá mọc thưa nhau rõ rệt. Lá lướt dài, mỏng hơn loại lá xếp. Lan Tam bảo Sắc khi phát triển dài ra cây thường ngả ngang do sức nặng của cây, còn ngọn vẫn lượn cong lên hướng sáng.
Ngoài 2 dạng lá trên Lan tam bảo sắc còn có thêm dạng đột biến lá sọc kẻ. Dù là lá lướt, xếp, nhăn hay lá sọc kẻ thì chúng đều có mặt hoa đa số giống nhau. Chỉ cần có một giò lan đang nở là không gian nhà bạn sẽ thoang thoảng mùi hương rất dễ chịu.
Tam bảo sắc nở hoa tháng mấy?
Lan Tam Bảo Sắc thường nở vào cuối Xuân đầu Hè, trong tháng 4 và 5 dương lịch. Với chùm hoa của cây dài khoảng 25-35 cm rủ xuống, gồm nhiều bông cỡ 3-3.5 cm, có hương thơm như mùi hoa hồng khá rõ.
Cách phân biệt lan Tam Bảo Sắc và Quế Tháng 8
Nhìn thoáng qua, người mới chơi thường khó phân biệt cây quế tháng 8 và cây Tam bảo sắc. Nhưng người chơi lan lâu năm thì khác.
Khi đặt hai cây lan cạnh nhau ta sẽ thấy chúng có những đặc điểm khá dễ nhận dạng. Lan Tam bảo sắc thân tròn, kết hợp với cuống lá nhìn thân hơi zích zắc. Bẹ lá lan tam bảo sắc không ôm khít thân vì thế phần thân hay bị hở ra nhìn khá rõ. Ngược lại, Quế tháng 8 có thân hơi dẹt với bẹ lá ôm khít che thân, lá xếp ngắn, bản lá to hơn.
Lan Tam Bảo Sắc và quế tháng 8 có điểm chung là với những cây được trồng lâu năm thì thân của cây có thể đạt tới độ dài khoảng 1m hay cũng có thể dài hơn mà vẫn giữ được lá chân. Thân chúng thả xuống nhìn rất xum xuê.
Cách trồng lan Tam bảo Sắc
Sau khi cắt tỉa gọn gàng bạn ngâm thuốc kích rễ, sát khuẩn ngập cây lan khoảng 1 giờ. Ngâm loại kích rễ nào là tùy điều kiện có loại nào dùng loại ấy. Với lan Tam Bảo Săc ta không cần quá cầu kì về thuốc kích ra rễ. Ngâm xong bạn vớt ra treo ngọn lan chúc xuống cho ráo nước, ghép ngay cũng được mà để vài ngày sau ghép cũng không sao. Hằng ngày phun tưới ẩm cho cây vào sáng và chiều nhưng tránh đọng nước ở ngọn. Nếu ghép vào mùa hanh khô bạn phải tìm cách tăng độ ẩm để cây không nhăn lá, rụng lá. Đắp thêm rêu ở phần thân không có lá, tăng số lần tưới. Không nên ghép lan Tam Bảo Sắc vào mùa lạnh vì lúc này cây sẽ khó ra rễ.
Lan Tam Bảo Sắc có thể trồng ghép trên mọi giá thể: chậu, dớn, gỗ hoặc cây sống … Theo kinh nghiệm cá nhân mình thấy ghép cây vô lũa hoặc khúc vú sữa là đẹp nhất. Chỉ cần một chút không gian với 60 – 75% nắng và có gió cây sẽ phát triển tốt.
Cách chăm sóc lan Tam Bảo Sắc
Khi chăm sóc quế chỉ cần lưu ý tránh để 100% nắng cây sẽ bị cháy lá. Luôn giữ ẩm tốt, nếu khô nóng quá cây sẽ còi cọc, bỏ lá gốc. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi ánh nắng đã dịu.
Tam Bảo Sắc là loại lan rất ít bệnh. Ngoài cháy lá do nắng, chúng có thể bị thối ngọn do tưới đọng nước lúc nắng nóng, tưới sũng đêm muộn. Hoặc đôi khi bị thối nhũn nhưng rất ít nếu đáp ứng được điều kiện cơ bản về môi trường.
Lan Tam Bảo Sắc thuộc dòng rễ gió nên ta bón các loại phân qua lá là thích hợp nhất. Dùng phân NPK Đầu Trâu 20-20-20 phun toàn bộ cây lan 01 tuần/lần từ khoảng đầu tháng 7 dương cho đến khi xuất hiện nụ hoa, còn lại các thời gian khác dùng NPK 30-10-10 tuần/lần. Nếu lười phun phân bạn có thể sử dụng các loại phân tan chậm đóng túi sẵn cho hoa lan. Treo 2-3 túi phân này lên phần trên quanh khúc gỗ, hay đặt 01 túi lên trên mặt chậu cây để tưới nước phân ngấm dần ra, sau 3-4 tháng thì thay túi phân một lần
Loại lá lướt hiện tại có giá khá rẻ và bình dân. Giá hiện tại trên dưới 200 ngàn đồng một kg và lên xuống tùy loại hàng rời hay hàng giề. Hàng giề bao giờ cũng đắt hơn hàng là các ngọn rời. Tuy nhiên lan Tam Bảo Sắc lá lướt hàng giề dễ sống, mau cho hoa và mau đẻ cây con. Hàng kg mà gồm nhiều ngọn nhỏ gọi là hàng giống là rẻ nhất vì khi thuần sẽ lâu cho hoa hơn, tỉ lệ chết, rụng lá cao hơn.
Lan Tam Bảo Sắc lá xếp thì khác giá lại cao hơn hẳn lá lướt vì nhìn đẹp hơn. Hầu như dân chơi lan ai cũng thích sưu tầm loại lá xếp này. Càng thuần lâu năm giò lan Tam Bảo Sắc lá xếp càng có giá trị nên không lo mất giá. Hiện nay gián lan Tam Bảo Sắc lá xếp hàng trung bình trên dưới 400 ngàn đồng một kg. Loại lá xếp hàng giề sẽ không bán theo kg mà bán giá theo giề to nhỏ giá tương ứng. Hàng nguyên bản và hàng thuần giá khá đắt. Số cặp lá càng nhiều, ngọn lan càng dài lại càng đắt.
Lan Tam Bảo Sắc lá sọc hoặc mặt hoa đột biến màu trắng lại rất hiếm gặp. Giá của chúng cũng rất đắt đỏ do độ hiếm này và lại đẹp nữa. Nếu lá vừa sọc giống lá phát tài lại vừa xếp lại càng hiếm và đắt. Dân chơi lan có điều kiện khá giả và thích hàng độc thích săn lùng loại lá sọc này cũng chính vì sự hiếm lạ của nó.
Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Hài
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hài
Lan hài Việt Nam Paphiopedilum Vietnamense. Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 – 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân trụ.
Đặc điểm hoa lan hài
Hoa trải to sải dài hai bên màu xanh bóng chấm đốm, phía dưới cánh màu hung đỏ, cụm hoa cao từ 5-7 cm, mỗi cành từ 1 đến 3 hoa. Màu sắc thật và tươi mới, có những bông cực đại đường kính lên tới 7cm với màu vàng óm đốm đỏ đầy huyền bí.
Lan hài không có thân, lá thường xanh có đốm trắng điểm xuyến, thường lan hài gấm nở rộ vào tháng 3, 4 và được mọi người nhân giống bằng hạt. Hoa của nó có cánh môi biến đổi thành chiếc túi trông giống những chiếc hài của người xưa.
Cấu tạo hoa:hai cánh đài bên, một cánh đài trên, một cánh đài dưới, và cánh môi biến đổi thành chiếc túi.
Loại lan hài gấm này được mọi người tìm thấy trong rừng sâu, rừng nguyên sinh rậm nhiệt đới. Mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng có độ cao từ 800-1550m, hay được phát hiện trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.
Lan hài là loại sinh trưởng chậm, mọc ở vach núi cao nên khó thuần dưỡng, ánh sáng yếu và độ ẩm trung bình 80%. Tuy vậy, hài gấm lại nở rộ vào mùa xuân, thời gian hoa nở kéo dài, lâu tàn với nhiều màu sắc.
Hệ thống rễ mảnh và nhạy cảm, với hệ thống lông hút bao quanh rễ, hệ thống lông hút này có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng và trao đổi oxy. Lưu ý, lan hài gấm cần độ ẩm chứ không thể ngập trong nước, dễ bị úng.
Thân hài lan rất nhỏ mà người ta thường nói lan hài gấm không thân, chính vì thế mà nước và chất dinh dưỡng ở thân rất ít mà tập trung ở lá. Lá lan hài là bộ đẹp, nhiều loại như:
Có loại mặt dưới lá có chấm tím mặt trên lá có vân như: Hài Hồng ( paph Delenatii ), hài Ráp ( Paph Malipoense ). Loại lá xanh cả mặt dưới và mặt trên của lá như: Hài hằng ( Paph hangianum ).
Đặc biệt mặt dưới hài có nhiều lỗ khổng nên khi bón phân phun lá nên phun mặt dưới để đạt hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hơn, khi gặp nhiệt độ ngoài trời quá nóng, quá cao, các lỗ khổng này sẽ khép lại tránh mất nước và bay hơi để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng.
Những loại hoa lan hài phổ biến nhất
Lan hài Việt Nam Paphiopedilum vietnamense.
Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 – 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân
Lan Hài vàng Paphiopedilum villosum.
Nó được xem như là loài phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam với cánh đài lưng màu lục có vân dọc, mép trắng hơi lật ra sau. Cánh tràng hơi chúc xuống và cong ra phía trước, mép nhăn nheo, giữa có vạch lớn màu nâu đỏ. Cánh môi dạng túi màu vàng lục hơi nâu mép màu vàng nâu và thùy bên cuộn vào trong.
Lan Hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum.
Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh, ở độ cao khoảng 1.500 m. Cây chịu hạn khá tốt. Loài này có sự phân bố rất hạn chế và số lượng cá thể rất ít ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Chúng có thể bị đe dọa bị tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị thu hẹp lại. Hoa lan hài đài cuộn cỡ lớn với màu nâu pha xanh nhạt. Cánh đài lưng bầu dục uốn cong ra phía sau, cuộn lại, màu xanh đậm, với các đốm hồng đỏ ở gốc, mép màu lục nhạt, màu trắng ở đỉnh. Cánh môi có màu tía ửng vàng và lục, mép màu vàng.
Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum.
Loài lan Hài có màu sắc vàng rực này có lá đài sau hình trứng cho đến bầu dục, dài 2,2 – 2,8 cm rộng 14 – 2,2 cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở phần trên. Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. Loài này được cho là hoàn toàn tuyệt chủng ở Việt Nam vì ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam đã bị người dân đã khai thác quá mức để bán sáng. Có một số nhà khoa học cho rằng loài này không phân bố ở Việt Nam nhưng trên thực tế có rất nhiều tài liệu đã chứng minh đây là loài lan của Việt Nam.
Lan Hài vân Paphiopedilum callosum.
Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và ngay cả vùng có độ cao thấp là Phú Quốc. Lan thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong có nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu lan ở Việt Nam.
Lan Hài râu Paphiopedilum dianthum.
Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và còn mọc ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan.
Lan Hài đốm Paphiopedilum gratrixianum.
Các đỉnh núi cao ngất thuộc dãy Tam Đảo, Vĩnh Phúc là xứ sở của loài lan hài đốm. Với cánh đài lưng hình trái xoan, hẹp ở gốc, mép răn reo, màu lục ở gốc, mép trắng, có đốm đỏ lớn ở giữa, cánh tràng trải rộng nhìn như chiếc đuôi công rực rỡ sắc màu, mép răn reo màu lục nâu nhạt. Cánh môi dạng túi, màu lục nâu đậm, 2 thùy bên đứng. Vẽ đẹp lộng lẫy của loài hoa này được các nhà sưu tập lan ở Việt Nam gọi với cái tên trìu mến Hài đuôi công.
Lan Hài helen Paphiopedilum helenae.
Đây có thể là loài lan Hài có kích thước hoa nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và câu chuyện tình yêu của nhà thực vật học Averyanov đã nói lên tất cả về loài hoa lan đặc hữu này: “Một buổi chiều, sau khi tôi và các bạn đồng nghiệp đã mất cả ngày trèo lên nhiều ngọn núi dốc, mọi người đang tính trở về. Nhưng khi thấy ngọn đồi trước mặt rất hấp dẫn, cây cối thật là lý tưởng cho tôi có cảm giác có lan mọc ở đó. Mọi người đã quá mệt mỏi không muốn đi nữa nên tôi đã leo lên một mình. Khi leo gần tới đỉnh đồi, tôi thấy ở gần mép đá có một đám hoa vàng rực rỡ. Thực là đặc biệt vì bông hoa quá lớn so với cây lan. Tội vội chụp vài tấm ảnh, đào một vài nhánh rồi vội vã xuống đồi. Vì vợ tôi Helene Averynova cũng có bộ tóc vàng và dáng người nhỏ nhắn như cây lan, cho nên tôi lấy tên nàng để đặt tên cho cây lan này”.
Lan Hài henry Paphiopedilum henryanum.
Sau rất nhiều những nghi ngờ về vùng phân bố của loài lan Hài này ở Việt Nam vì những tấm ảnh hấu hết là chụp ở các vườn hoa lan trổng trên thế giới và gần như chưa một nhà khoa học nào nhìn thấy chúng nở hoa trong thiên nhiên Việt Nam. Vào mùa xuân năm 2001 Leonid Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây lan này tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà Giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu tím đậm ở mặt trong, lan hài henry là một trong những tác phẩm đẹp nhất của thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta.
Lan Hài mã lị Paphiopedilum malipoense.
Loài lan hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam – Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11/11/1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov thì các cây lan mà người Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988 – 1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hài
Độ ẩm: Lan hài cần có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng. Nước của cây thường được dự trữ trong lá nên cần duy trì độ ẩm và tưới nước thường xuyên ở mức 60%. Một tuần nên tưới từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm là tốt nhất. Vào mùa khô, không nhất thiết tưới trực tiếp mà nên tưới dưới sàn nhà để nước bốc hơi duy trì độ ẩm hoặc đặt chậu lên trên khay nước có đặt đá sỏi cách mặt nước.
Ánh sáng: Vì loại lan hài gấm thường mọc sâu dưới tán rừng lá rộng nên bản chất của nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên cần che chắn bằng rèm để ánh sáng mặt trời yếu đi không chiếu trực tiếp dễ làm cháy lá.
Bón: Trong giai đoạn phát triển thì cần thúc Nito. Khi cây đã phát triển hoàn toàn thì thúc phân 10-20-10 để kích hoa. Không nên tưới phân quá nhiều mà chỉ từ 1 đến 2 lần/tháng
Lên chậu: Lan hài phù hợp nhất trồng trong chậu đất xét, một chậu nên dâm từ 2-3 cây con. Giá thể nên trộn vỏ thông, dương xỉ, đá thô, cát. Không nên trộn giá thể quá dày không thể thoát khí, có thể trộn than cục.
Hiện nay việc trồng lan cũng trở nên nhẹ nhàng hơn với cách trồng với giá thể viên LECA. Các viên LECA này thay giá thể nuôi trồng, cấp ẩm, nhiệt độ, nước, tạo sự thoáng khí tốt, dễ di chuyển, và ít bệnh khó úng nước, giảm thiểu quá trình phải thay chậy hàng năm.
Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Kèn
Nguồn gốc hoa lan kèn
Hoàng thảo kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng. Ở một số nơi trên thế giới nó còn được đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Nước ta may mắn là một trong những vùng đất được tạo hóa ban cho loài hoàng thảo kèn, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Người ta đã tính đến chuyện nuôi cấy mô đại trà cho loài này để giảm tải sự săn lùng chúng trên rừng.
Đặc điểm của hoa lan kèn
Hoa phong lan biểu sinh trong rừng lá rộng trên thân cây ở độ cao khoảng 300-1600m, phát triển trong nhiệt độ mát đến ấm nóng, loài kèn còn có khả năng chịu lạnh xuống đến 1,2 độ C. Chúng cần ánh sáng trung bình, không ưa nắng trực tiếp.
Thân cây có chiều dài khoảng từ 50-80 cm rủ xuống mềm mại, hình trụ và căng tròn nhẵn bóng. Dáng thân thon nhọn về phía ngọn thân, đôi khi còn tạo những đốt hình thoi nhẹ nhàng rất thu hút.
Lá của hoàng thảo kèn nhỏ nhắn, thuôn dài và hay rụng vào mỗi mua thu. Hoa mang sắc tím vô cùng quyến rũ trải màu từ nhạt đến đậm. Mỗi bông hoa hình loa kèn, vành môi trắng thướt tha.
Hoàng thảo kèn thường ra hoa rất sai, mọc vào cuối mùa đông đến đầu xuân. Hoa có mùi thơm khó mà cưỡng lại được, thơm lâu và rất lâu tàn. Những chùm hoa mọc từ 2-3 chiếc trên 1 mắt tại các đốt thân. Một bông hoa thường to từ 4-5 cm với hương thơm nồng nàn.
Lan rừng tự nhiên có một màu tím tuyền cực quyến rũ, một màu duy nhất nhưng cũng rất hiếm với màu 5 cánh trắng lưỡi tím. Đây là loại hoàng thảo kèn đột biến màu rất hiếm gặp. Những mùa có tiết trời lạnh hoa sẽ nở lâu hơn và thơm hơn.
Ý nghĩa và lợi ích của hoa lan kèn
Hoa lan kèn là một loài hoa với sắc tím rất dễ thu hút. Ngoài ra đặc điểm nuôi trồng của loài hoa này cực kỳ đơn giản nên hiện nay, lan kèn chủ yếu được chọn để trồng giải trí, trang trí khu vườn, nhà cửa.
Lan kèn cũng thường xuất hiện như một “màu sắc” trang trí cho những dịp lễ cưới hỏi, khai trương,… với ý nghĩa cầu chúc sự phát đạt, sum vầy. Ngoài ra, lan kèn cũng là một món quà tặng ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân, đặc biệt là người phụ nữ vì hầu hết mọi loài hoa lan đều là biểu tượng của cái đẹp, sự dịu dàng, nữ tính.
Hoàng thảo kèn có những loại nào?
Hoàng thảo kèn là loại lan hồ điệp đột biến đẹp nhưng rất quý hiềm, do đó ngoài tự nhiên còn rất ít do bị săn lùng quá nhiều. Một số loại lan hoàng thảo kèn đang được săn lùng nhiều nhất như hoàng thảo kèn trắng. Khác với màu tím quyền lực, màu trắng của loại lan này thật tinh khôi.
Hoàng thảo kèn tím cổ điển nhưng lại không bao giờ hết sức hút với người nhìn. Một màu tím đầy thơ mộng mà lại vô cùng quyến rũ, những chùm hoa rủ xuống đầy thướt tha.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan kèn
Cách trồng hoa lan kèn
Bước 1: Chuẩn bị giá thể để trồng hoa như cục gỗ, các loại chậu, đám rêu giữ ẩm. Lưu ý phải chuẩn bị giá thể thật sạch để đảm bảo cây không bị nhiễm các loại nấm bệnh.
Bước 2: Chuyển cây hoa sang chậu: Trước khi tách lan kèn ra khỏi chậu cũ thì cần tưới thật nhiều nước vào cây lan chuẩn bị tách, chờ khoảng nửa tiếng bạn sẽ có thể dễ dàng bóc từng lớp rễ ra khỏi chậu cũ. Hãy tiến hành cắt bỏ những đoạn rễ cây bị khô, sâu bệnh và sau đó chuyển sang chậu mới đã chuẩn bị từ trước.
Đối với những cây lan kèn vừa khai thác từ rừng về, bạn cần dùng thuốc/keo liền sẹo để bôi vào những đoạn cây bị dập. Tiến hành phun thuốc phòng chống mầm bệnh và treo lên chỗ thông thoáng rồi chờ 2-3 ngày mới ghép.
Bước 3: Trồng cây vào giá thể
Khi trồng cây vào chậu/cục gỗ luôn cần phải trồng cây thẳng, ngọn cây hướng về phía có ánh sáng mặt trời để có điều kiện quang hợp tốt nhất. Nên cố định cây một cách chắc chắn để cây không bị lung lay khi chịu va chạm.
Sau khi hoàn thành các bước trồng lan kèn, cần treo hoa ở trên cao, những nơi thoáng khí, hứng ánh sáng tốt. Bên cạnh đó, không nên để hoa hứng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vì sẽ khiến cây dễ bị mất nước, mau héo. Để tránh trường hợp đó bạn có thể bố trí lưới che ở giàn hoa.
Cách chăm sóc lan kèn khoa học
Độ ẩm: nên cung cấp cho cây độ ẩm không khí từ 70-80%, đây là độ ẩm lý tưởng giúp cây phát triển tốt nhất và ra hoa đúng kế hoạch.
Ánh sáng: Khi mới trồng cây còn yếu nên hãy cung cấp cho cây khoảng 20% ánh sáng (nếu nhiệt độ trên 30 độc C) và 40% ánh sáng (nếu nhiệt độ dưới 20 độ C). Khi cây đã phát triển một thời gian và bắt đầu ổn định thì hãy cung cấp 30% lượng ánh sáng để cây khỏe mạnh, phát triển quanh năm.
Tưới nước: tưới nước đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng cây bị úng nước. Tần suất tưới cây phù hợp là mỗi ngày một lần, đối với những ngày nắng nóng thì có thể tưới 2 lần để cấp nước. Lưu ý nước tươi cây phải thật sạch, thỉnh thoảng hãy tưới vào lá cây để lá cây sạch bụi, diễn ra quá trình quang hợp tốt hơn. Không nên tưới quá mạnh để tránh làm tổn thương đến cây và hoa. Bạn cũng có thể dùng vòi tưới nhiều chế độ để tưới cả xa và gần.
Cách bày trí: nên để hoa có khoảng cách, không nên để các chậu hoa quá sát nhau. Đến mùa đông nên di chuyển cây hoa lan kèn tới những nơi thoáng gió, lúc này hoa cần hấp thụ nhiều ánh sáng hơn để ra hoa bình thường.
Bón phân: hoa cần được bón phân khi cây đang phát triển bộ rễ của nó. Hoa lan kèn dễ hấp thụ loại phân tan chậm hoặc phân bón qua lá. Có thể bón phân quanh năm, nhưng chủ yếu là dịp đầu năm. Khi mùa mưa tới bạn có thể hạn chế bón phân vì trong nước mưa đã cung cấp sẵn một số dưỡng chất cần thiết cho cây.
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Để tránh các mầm bệnh không mong muốn nên phun thuốc phòng bệnh cho cây mỗi tháng 01 lần. Vào mùa mưa nên phun liên tục 10-15 ngày/lần để tăng sức đề kháng cho cây. Lưu ý nên phun thuốc vào lúc trời mát mẻ, không có mưa thì cây sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn.
Những hình ảnh đẹp về hoa lan kèn
Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Tam Bảo Sắc trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!