Cập nhật thông tin chi tiết về Mách Bạn Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Tại Nhà mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách làm nấm rơm tại nhà theo nhiều người là rất khó thực hiện, vì hẳn sẽ phải tuân thủ một quy trình kĩ thuật phức tạp, cao siêu, khó có thể học hỏi. Thực tế, chỉ cần nằm lòng những kĩ thuật và có những nguyên liệu cơ bản, việc trồng nấm rơm tại nhà là hoàn toàn có thể làm được.
Hiện nay, nguyên liệu chính trồng nấm rơm vẫn là rơm rạ, nếu dùng các nguyên liệu khác, bạn vẫn có thể áp dụng cách tương tự như xử lý rơm rạ. Cách ủ rơm
Làm ẩm nguyên liệu: Rơm rạ khô được làm ẩm bằng cách ngâm hoặc tưới phun
Ngâm rơm: Rơm được ngâm trong ngước vôi 0,5 – 1 %, thời gian ngâm khoảng 1- 1 giờ 30 phút.
Tưới nước: Trải rơm khô trên nền gạch hoặc nền sân, tưới nước cho thật ướt rơm, để rơm trong một đêm rồi đem rơm ủ. Trường hợp dùng rơm tươi có thể không dùng hoặc dùng ít nước hơn
Xếp đống ủ: Xếp rơm đã được làm ẩm hết lớp này đến lớp khác. Vừa xếp vừa nén lại, chú ý không nên nén quá chặt cũng như quá lỏng. Trường hợp dùng rơm khô hay tươi chỉ được làm ẩm bằng nước thường thì cứ xếp xong một lớp rơm thì rắc một lớp vôi. Khi xếp xong thì dùng một tấm nylon phủ kín đống ủ để hạn chế sự bốc hơi nước và tạp khuẩn không khí xâm nhập vào đống ủ. Tốt nhất nên xếp đống ủ trên sàn cách mặt đất từ 10 – 20 cm. Thời gian ủ từ 7 – 10 ngày tùy theo nguyên liệu và thời tiết. Cứ 2, 3 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ một lần.
Trước khi trồng nấm cần kiểm tra rơm đã ủ theo các tiêu chí sau:
Giống nấm là một yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm, có ý nghĩa quết định đến năng suất và chất lượng nấm trồng. Meo giống nấm rơm – Ảnh Internet Một bịch giống tốt có những đặc điểm sau:
Tơ sợi nấm lan đều, mảnh, trong suốt, thuần nhất và không nhiễm tạp
Meo không quá già hoặc quá non (Thường khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày).
Để trồng nấm trong nhà, chúng ta cần chuẩn bị một rổ nhựa với các mắt lưới rộng. Xé rơm đã được ủ cho vào rổ, cấy meo nấm xung quanh thành rổ và trên bề mặt rổ. Mỗi lần cho rơm vào nén nhẹ qua thành rỗ chú ý không nén rơm quá kĩ hay quá lỏng. Cho rơm nhô cao để tăng diện tích bề mặt. Sau đó dùng bao nylon trùm kín rổ nấm lại, để rổ nấm ở nơi có độ ẩm thích hợp, tránh gió và nắng mặt trời.
C ần giữ cho nấm đủ nước có độ ẩm phù hợp. Mỗi ngày nên mở tấm nylon để thoát khí. Không cho nấm bị ánh mặt trời chiếu vào nhưng cần đủ ánh sáng để cho nấm có thể phát triển tốt. Có thể thay thế bằng ánh sáng đèn neon.
Vào ngày thứ 11 sau khi lên mô, cấy meo là có thể bắt đầu thu hoạch.Nên thu hái nấm ở giai đoạn hình cầu đầu tròn vào lúc sáng sớm vì lúc này nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới một ngày sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc để thu hoạch đợt hai.
Phơi nấm hoặc sấy khô là cách bảo quản nấm thông dụng. Nấm rửa sạch, chẻ đôi phơi dưới nắng tốt khoảng 2 – 3 nắng sau đó bỏ vào túi nylon bảo quản nơi khô ráo. Bằng cách này có thể bảo quản nấm được cả năm
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Tại Nhà
Nấm rơm có tên khoa học Volvariella, valvacea gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Yêu cầu:
Nhiệt độ thích hợp là 30 – 320C.
Độ ẩm nguyên liệu (cơ chất) 65 – 70%.
Độ PH= 7, ưa thoáng khí, nấm rơm sử dụng dinh dưỡng xenlulô trực tiếp.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng, từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10 – 12 ngày.
Rơm, rạ khô: tối thiểu 300kg. Bể ngâm rơm rạ: Có thể xây bể để chứa nước tạm thời, vật liệu bằng gạch và xi măng cát. Bể không cần xây kiên cố, có chiều cao khoảng 60cm đáy có lỗ thoát nước.
Kệ lót đống ủ: Dùng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường cách mặt đất 15 – 20cm. Nên đóng thành 2 tấm có chiều dài 1,5m x rộng 0,75m. Khi ủ đống, ghép hai tấm lại với nhau sẽ có hình vuông cạnh 1,5m.
Cọc tre hoặc gỗ có đường kính từ 10 – 15cm, chiều dài 2 – 2,2m, dùng để thông khí trong quá trình ủ nguyên liệu (cứ 1 đóng ủ 300 kg cần 1 cọc).
Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
Nhiệt kế, ẩm kế, dụng cụ tưới: Bình ô hoa, bình phun sương, máy bơm…
Khuôn gỗ hình thang có kích thước:
a) Chiều rộng đáy dưới 0,4m
b) Chiều rộng đáy trên 0,3m
c) Chiều dài đáy trên 1,1m
d) Chiều dài đáy dưới 1,2m
e) Giờ hai đầu khuôn
f) Chiều cao khuôn 0,4m
Rơm rạ được làm ướt trong nước vôi 0,35% (3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước) đánh đống ủ có cọc ở giữa, ủ 2 – 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2 – 3 ngày.
Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày tùy theo tính chất của rơm. Khi đảo rơm lần 1 cần phải kiểm tra và chỉnh độ ẩm nguyên liệu. Cách kiểm tra và điều chỉnh như sau:
Rơm rạ quá ướt (nước chảy thành dòng) cần hong phơi cho ráo nước.
Rơm rạ đủ ướt (vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt ) là tốt nhất.
Rơm rạ khô (vắt không thấy chảy giọt nước nào) cần bổ sung thêm nước.
Sau khi chỉnh độ ẩm nguyên liệu tiếp tục ủ lại lần 2. Kệ ủ rơm cách mặt đất 15 – 20cm. Phía ngoài đống ủ nên dùng nilon hoặc bao dứa quay xung quanh để nhiệt độ đống ủ lên cao, (không che kín đỉnh, không trùm sát đất).
Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà Kín. Cách Làm Nhà Kín Trồng Nấm Rơm
Trồng nấm rơm trong nhà kín vừa đảm bảo an toàn, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và cho năng suất cao hơn. Để trồng được nấm rơm bà con cần chuẩn bị các dụng cơ bản nhất như rơm, giống nấm, vôi xử lý rơm, bể ủ rơm,túi bóng ủ rơm, dụng cụ tưới nấm, nhiệt kế đo nhiệt độ,độ ẩm. Những dụng cụ này bà con cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu vào vụ trồng nấm rơm.
Thời vụ thích hợp để trồng nấm rơm là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên với kỹ thuật trồng nấm rơm hiện đại, ở trong nhà thì mùa vụ nấm rơm có thể trồng quanh năm, giúp bà con có nguồn thu hoạch thường xuyên hơn.
Trong kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kín thì bà con làm theo các bước sau :
Bước 1: Xử lí nguyên liệu/ ủ rơm:
Khi lựa chọn nguyên liệu rơm để làm nấm bà con cần chọn loại rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi thuốc trừ sâu được. Xử lý rơm bằng cách ngâm trong nước vôi loãng (4kg vôi tôi/ m3 nước) cho đủ ẩm, có màu vàng.
Để rơm róc bớt nước, sau đó chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20cm. Thiết kế cọc không khí ở giữa, xung quanh quây nylon, để hở phía trên. Bà con cần ủ rơm trong nhà có mái che cao trên nóc để tránh mưa. Sau 2-3 ngày, đống ủ có nhiệt độ từ 65-70 độ là đạt. Mỗi đống ủ cần 300 kg rơm rạ sẽ cho ra sản lượng nấm lớn.
Trong thời gian ủ rơm bà con phải đảo rơm theo đúng kỹ thuật. Sử dụng tay để xới tơi rơm lên, kiểm tra nhiệt độ. Khi vắt rơm thấy nước rỉ qua kẽ tay là đạt yêu cầu, nếu nước chảy thành ròng là quá ướt, còn nếu không có nước thì rơm quá khô. Tiếp tục ủ rơm khoảng 3-4 ngày, giữ nhiệt độ trên 75 độ là đạt tiêu chuẩn. Sang ngày thứ 7,8 ủ đống, kiểm tra thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống.
Bước 2: Đóng mô
Cho rơm đã ủ vào từng khuôn. Mỗi khuôn lớn,xếp nằm ngang cao 8-9cm rồi cấy một lượt giống xung quanh mép khuôn từ 3-5cm. Nhấc khuôn ra và tiếp tục cho rơm vào làm như trên cho đến khi hết nguyên liệu rơm ủ. Mỗi mô rơm cách nhau cách nhau 20cm. Tỷ lệ cấy giống rơi vào khoảng 12-15kg giống/ 1000kg nguyên liệu khô.
Bà con chú ý phải lựa chọn giống nấm chất lượng, được 12-16 ngày tuổi và không bị mốc xanh, mốc đen, giống không được có mùi chua. Các sợi giống phát triển đều đầy khắp túi.
Bước 3: Chăm sóc nấm
Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh nấm thì quy trình chăm sóc nấm là quan trọng nhất. Chăm sóc tốt sẽ giúp kéo dài thời gian thu hoạch được lâu hơn.
Sau 9-13 ngày cấy giống nấm thì chúng đã hình thành quả thể, bà con không cần tưới nước trong 3 ngày đầu vì đã có nguồn dự trữ sẵn trong rơm ủ. Nên tủ nilong giữ ấm cho nấm nếu nhiệt độ dưới 25 độ C. Chú ý khoảng cách tủ phải từ 20cm trở lên, tránh làm ảnh hưởng đến cây nấm khi phát triển. Từ ngày thứ 4 trở đi duy trì nhiệt độ 35-38 độ C là tốt nhất.
Bắt đầu từ ngày thứ 8 trở đi bắt đầu tưới ẩm cho các mô nấm để cung cấp độ ẩm. Tưới bằng hệ thống phun sương là tốt nhất, tưới nhẹ nhàng tránh làm gãy sợi nấm.
Nấm rơm trồng tròn nhà kín được thu hoạch sau 14 ngày cấy giống nấm. Nấm nở rộ từ ngày 12-15 sau đó khoảng 7-8 ngày nấm lại ra đợt 2 bà con có thể thu hái trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, thì kết thúc đợt trồng nấm. Lưu ý nên thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều muộn sau 15h.
Quá trình thu hoạch nấm bà con nên hái tận gốc, không để lại chân nhằm tránh thối rữa. Sau khi đã kết thúc vụ thu hoạch thì tiến hành dọn vệ sinh nhà trồng nấm. Tất cả các mô nấm sẽ bị vứt bỏ, chất đống ủ làm phân vi sinh. Mở toàn bộ cửa thông gió để ánh sáng có thể chiếu rọi vào nơi trồng nấm vừa giúp thông thoáng vừa nhằm làm sạch nhà trồng nấm, tránh vi khuẩn sinh sôi.
Thiết kế nhà kín trồng nấm rơm
Trước khi trồng nấm rơm thì chắc chắn bà con phải chuẩn bị nhà trồng nấm rơm kín. Bà con có thể thiết kế nhà trồng nấm có hệ thống mái che cơ động để sau khi thu hoạch có thể phơi nắng diệt khuẩn, nấm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng nấm rơm.
Hệ thống nhà trồng nấm không thể tự thiết kế mà nên tham khảo từ các đơn vị trồng nấm trong nhà chuyên nghiệp để học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật.
Bà con nên vệ sinh thật sạch nhà trồng nấm để đảm bảo nấm phát triển đúng theo quy trình và đảm bảo an toàn thực phẩm, không gây ngộ độc. Đồng thời nó cũng như giúp nấm phát triển tốt và cho thu hoạch hiệu quả nhất.
Đào Tạo Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Trong Nhà
Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà
Toàn Minh nhận đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà cho bà con nông dân xa gần. Trong quá trình đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà Toàn Minh có hỗ trợ chỗ ở lại cho học viên ở xa. Suốt quá trình học học viên được tiếp xúc và thực hành thực tế, được trải nghiệm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nấm rơm từ cơ bản đến nâng cao. Biết cách phòng và trị bệnh, thu hoạch, bảo quản, vệ sinh, setup xưởng sản xuất nấm.
– Hỗ trợ chỗ ở lại:
Vì quá trình học tập và chuyển giao công nghệ trong quy trình Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà có thời gian từ 7 đến 30 ngày tùy theo tiến trình học tập và tiếp thu cũng như nhu cầu trải nghiệm thực tế của người học mà Toàn Minh có đầu tư cơ sở, phòng ốc cho học viên ở xa ở lại. Quý bà con ở xa sẽ cảm thấy yên tâm ở phần ăn ở, giảm thiểu chi phí và cảm thấy thoải mái nhất có thể để học tập và trải nghiệm.
– Được tiếp xúc thực tế, thực hành và trải nghiệm thực tế:
Hiện tại Toàn Minh đang sản xuất các loại nấm như: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo, nấm milky, nấm mối đen với quy mô sản xuất lớn và quy trình sản xuất khép kín đúng theo kỹ thuật được đào tạo trong khóa học vì thế mà khi tham gia khoa học Đào tạo kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà bà con sẽ được trải nghiệm và thực hành thực tế tất cả các khâu từ, phân lập giống, tạo meo, cấy giống, ủ meo, chăm sóc meo,…. Cho tất cả các loại nấm mà Toàn Minh đang nuôi trồng hoặc chỉ riêng nấm rơm theo chương trình đào tạo.
– Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho nấm:
Tuy quy trình trồng nấm rơm là khép kính nhưng đôi khi nấm cũng mắc một số bệnh vì vậy mà công tác phòng bệnh luôn luôn là điều cần thiết. Các đợt nấm đang trồng tại trang trại của Toàn Minh sẽ là trường hợp thực tế và cụ thể từng loại bệnh sẽ được trình bày cho học viên nắm, nhận biết và có phương pháp điều trị chuyên biệt, hiệu quả và dứt điểm.
– Thu hoạch và setup xưởng:
Quá trình trồng nấm rơm đòi hỏi đầu tư cho nhà xưởng, trang thiết bị máy móc lớn vì thế mà việc tận dụng hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để tối đa số lượng vụ nấm nhằm tối đa lợi nhuận, giảm chi phí là điều mà Toàn Minh luôn mong muốn học viên áp dụng. Sau mỗi đợt nấm sẽ là giai đoạn thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho vụ sau. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất vì ở giai đoạn này nếu không xử lý triệt để thì các vụ nấm sau có thể mắc nhiều bệnh.
Bạn đang xem bài viết Mách Bạn Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Tại Nhà trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!