Cập nhật thông tin chi tiết về Lợi Ích Từ Phân Bón Thông Minh Chậm Tan Trong Canh Tác Lúa mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lợi ích từ phân bón thông minh chậm tan trong canh tác lúa
Ngày 28/8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Trà Cú, UBND xã Tân Sơn tổ chức hội thảo tổng kết mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan.
Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn, so sánh
Mô hình được triển khai tại ấp Bến Thế, xã Tân Sơn với 12 hộ tham gia, qui mô 8,2 ha, ứng dụng các phương pháp sạ hàng, sạ thưa với 100kg lúa giống/ha. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% từ giống lúa và vật tự nông nghiệp từ nguồn vốn sự nghiệp năm 2020 của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh.
Đặc biệt, mô hình có hơn 01ha sản xuất giống OM5451 của hộ ông Nguyễn Thanh Long đang trong giai đoạn thu hoạch để trình diễn, so sánh với các hộ trong mô hình và ngoài mô hình. Báo cáo mô hình cho thấy, lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ít đổ ngã, ít sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm ngày công lao động; hạ giá thành sản xuất xuống còn 2.443 đồng/kg, giảm 620 đồng so với bón phân thông thường và năng suất ước đạt 07 tấn/ha, tăng 0,7 tấn so với ngoài mô hình. Theo báo cáo hạch toán, lợi nhuận từ mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ước đạt gần 25 triệu đồng/ha, cao hơn 6,3 triệu đồng so với bón phân thông thường.
ông Nguyễn Thanh Long thay mặt các hộ trong mô hình nói về lợi ích từ sử dụng phân bón thông minh chậm tan
Ông Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi xới đất, ông tiến hành bón 32 kg phân chậm tan của Công ty phân bón Mỹ Lan cho 01 công đất rồi trục nhận và gieo sạ. Tiện lợi của việc sử dụng loại phân này là giảm số lần bón phân, không sợ lạm phân nên ít sâu bệnh hại; không cần canh thời gian bón phân rước đòng cho lúa, cây lúa được cung cấp dinh dưỡng đúng với thời gian sinh trưởng nên phát triển tốt; chất lượng hạt lúa đẹp và năng suất cao.
Ngoài hiệu quả của mô hình mang lại, nhiều đại biểu kiến nghị Công ty phân bón Mỹ Lan cần giảm giá phân bón vì giá bán tương đối cao nên người dân chưa dám đưa vào sản xuất.
Tấn Tài
Phân Bón Thông Minh Tan Chậm Npk 12
Phân Bón Thông Minh Tan Chậm 12-12-20+TE chuyên dùng cho hoa lan trưởng thành giai đoạn ra hoa vừa cung cấp dinh dưỡng một cách tối đa và hạn chế được sự thất thoát dinh dưỡng trong đất. Thời gian sử dụng của phân dài, hạn chế công sức bón phân cho người trồng.
Thành phần chính
Đạm tổng số (N) 12%
Lân hữu hiệu (P2O5) 12%
Kali hữu hiệu (K2O) 20%
B+Cu+Fe+Zn:380ppm
Chức năng – công dụng chính
Thành phần dinh dưỡng kali chiếm ưu thế nên giúp cây ra hoa, trổ đồng loạt, hoa lâu tàn màu sắc sặc sỡ.
Cung cấp dưỡng chất 4 tháng, xuyên suốt thời kỳ ra hoa giúp cây không bị suy kiệt sau thời gian dài nuôi hoa.
Cây sử dụng lượng phân triệt để, giảm lượng phân bóc hơi gây phát thải nhà kính, ô nhiểm môi trường.
Cách sử dụng
Đối với trường hợp dùng túi tan chậm: Đặt hoặc treo túi lưới phân bón cách gốc cây phong lan khoảng 5 cm, sau đó tưới nước và chăm sóc bình thường.
Đối với rãi hạt phân : Rải đều 5-10g xung quanh hoặc theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, cách gốc cây phong lan khoảng 5cm, sau đó tưới nước.
Phân Bón Thông Minh Tan Chậm 12-12-20+TE
Chụp hình cây gửi khách duyệt trước khi chốt đơn hàng.
Đóng gói CẨN THẬN – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng NGUYÊN VẸN
Giao hàng nhanh chóng tại nhà.
Được xem hàng trước khi thanh toán.
Đảm bảo đúng giống, mặt hoa.
Kết bạn ZALO với Vườn Lan Rừng Tây Chi qua số điện thoại 0979.514.044 đ ể vườn gửi mẫu cây bạn duyệt trước.
Với niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt đối với các giống hoa Lan. Sau nhiều năm gom góp kinh nghiệm, chúng tôi đã dựng cho mình một vườn lan phong phú, đa dạng và đặt tên là Tây Chi.
Vườn Lan Rừng Tây Chi cung cấp các giống lan rừng quý hiếm độc lạ, đột biến, được nuôi dưỡng và chăm sóc và nhân giống. Cây hoa tại vườn đảm bảo khỏe mạnh, đúng giống, chuẩn mặt hoa chia đến tay người chơi với mức giá hợp lý.
với Vườn Lan Rừng Tây Chi 12 năm kinh nghiệm, tự hào là đơn vị nhà vườn uy tín, chuyên cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc.Nhà vườnluôn lấy chất lượng sản phẩm làm giá trị cốt lõi cho sự phát triển của mình.Chuyên cung cấp các giống lan rừng Tây Nguyên cũng như cung cấp sỉ lẻ các loại lan rừng, quý hiếm cho các bạn yêu lan trên toàn quốc.
Địa chỉ nhà vườn tại 325 Bình Lợi – Phường 13 – Quận Bình Thạnh – TPHCM.
Hotline – Zalo: 0979 514 044 – 0705 230 405
Tặng hướng dẫn cách trồng và chăm sóc
Tặng danh sách các vật tư cần thiết trồng lan và Miễn Phí vận chuyển với đơn hàng lớn
Chụp hình cây gửi khách duyệt trước khi chốt đơn hàng.
Đóng gói CẨN THẬN – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng NGUYÊN VẸN
Đảm bảo đúng giống, mặt hoa.
Có hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc kèm đơn hàng.
Có chính sách giá sĩ hấp dẫn cho nhà vườn mua số lượng lớn.
Phân Tan Chậm Thông Minh Hàn Quốc 20
Phân tan chậm thông minh Hàn Quốc 20-10-10 TE 20kg
Phân tan chậm thông minh Hàn Quốc 20-10-10 TE CSV AGROLIFE
CSV AGROLIFE NPK 20-10-10+TE là dòng phân thông minh giúp nhã chậm hàm lượng NPK để phù hợp cho cây trồng hấp thụ tốt không bị ngộ độc.
– Thành phần: Đạm tổng số (Nts): 20%, Lân hữu hiệu (P2O5hh): 10%; Kali hữu hiệu (K2O5hh): 10%; Sắt (Fe): 50ppm; Mangan (Mn): 50ppm; Độ ẩm: 5%
– Công ty sản xuất: Noiusbo Co, Ltd
– Địa chỉ: #4-107.89 Seoho-ro, Kwonsun, Suwon, Gyunggi, Korea
– Công dụng:
+ Phân bón phân giải chậm, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng trong suốt 60-90 ngày.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, hàm lượng cao và cân đối, giúp câu trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Hàm lượng đạm cao, kích thích cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, thúc đẩy đâm chồi, đẻ nhánh nhanh và giúp cây trồng phục hồi sau thu hoạch.
+ Giúp lá cây phát triển xanh, dày, mướt.
+ Tăng sức đề kháng của cây trồng trước các bất lợi của thời tiết và các sâu bệnh hại.
+ Đặc biệt thích hợp với các loại hoa lan, cây kiểng, bonsai: bón 1 – 4g/cây tuỳ theo tuổi cây trồng, sau 2 – 3 tháng nên thay phân mới.
– Hướng dẫn sử dụng:
+ Cây ăn trái: Bón 300 – 450kg/ha/lần, 2 – 3 lần/năm, bón giai đoạn cây con và sau khi thu hoạch.
+ Cây công nghiệp: Bón 250 – 400kg/ha/lần, 2 – 3 lần/năm, bón giai đoạn cây con và sau khi thu hoạch.
+ Cây hoa và rau màu: Bón 300 – 450kg/ha/vụ, 2 – 3 lần/năm, bón giai đoạn cây con.
+ Cây lương thực: Bón 200 – 400kg/ha/vụ, 2 – 3 lần/năm, bón giai đoạn cây con.
– Phân bón tan chậm thông minh đặc biệt cho hoa Lan ,hoa Hồng ……
– Cảnh báo an toàn: Để xa tầm tay trẻ em, nguồn thực phẩm, nguồn nước, nguồn gia súc – gia cầm.
– Bảo quản: để nơi khô ráo và thoáng mát.
Ship hàng toàn quốc
Liên hệ điện thoại (028) 2247 1488 để được tư vấn cụ thể hơn
Phân Bón Đầu Trâu Khắc Phục Yếu Tố Bất Lợi Trong Canh Tác Lúa
Phân bón Đầu Trâu khắc phục yếu tố bất lợi trong canh tác lúaPhân bón là thức ăn của cây trồng. Khi bón phân, nhà nông cần biết những yếu tố bất lợi của môi trường ảnh hưởng đến việc hấp thụ, nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của cây và chọn loại phân phù hợp. Hiện nay, nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với những yếu tố bất lợi: Khí hậu biến đổi, đất bị suy thoái, phù sa ít làm tăng chi phí phân bón mà năng suất lại giảm. Trước thực trạng đó, một số chủng loại phân bón Đầu Trâu ra đời, góp phần khắc phục những yếu tố bất lợi mà nông dân đang gặp phải.
1. Ngộ độc phèn ở ruộng lúa
Hầu hết đất Đồng bằng Sông Cửu Long đều có phèn. Tuy khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự hiện diện của tầng phèn ở những độ sâu khác nhau trong đất, nhưng nhìn chung đều khiến đất bị “chua”. Chính vì đất chứa phèn nên sau khi thu hoạch lúa, lớp đất mặt bị khô, độc; chất phèn từ tầng đất dưới sâu sẽ mao dẫn lên tầng đất mặt, gây độc cho cây lúa mới gieo. Do đó, cần có biện pháp sau:
Cày ải cắt đứt mao quản không cho độc chất phèn kéo lên lớp đất mặt. Cày ải còn tạo lớp che phủ mặt đất, hạn chế tạo phèn của tầng đất bên dưới. Cần làm đất sâu 15-20cm càng tốt.
Sau thời gian cày ải, cần cho đất ngập nước khoảng 2 tuần. Lúc này hàm lượng sắt hoà tan trong dung dịch đất tăng cao (Hình 1), phải xả bỏ nước độc này ra khỏi ruộng.
Để trung hòa lượng độc chất phèn còn lại trong đất, bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để phân vào sâu trong đất, với liều lượng 200-300kg/ha tùy độ chua của đất.
Dùng máy hay giấy đo pH kiểm tra độ chua của nước ruộng trước khi xuống giống. Nếu pH trên 5,5 là sạ được.
2. Ngộ độc hữu cơ ở ruộng lúa
Rơm rạ còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi vào đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy, tạo ra nhiều axit hữu cơ (acetic axit, propionic axit, butyric axit, …), hydrogene sulphide (H2S), ethylene (C2H4), methane (CH4) và chất gây chua (H+) (Hình 3).
Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch lúa mà cày vùi rơm rạ tươi vào đất ngập nước rồi trồng lúa ngay, cây lúa sẽ bị ngộ độc hữu cơ. Những chất độc này ở nồng độ cao sẽ làm giảm khả năng hô hấp của rễ, gây chết rễ, lúa hấp thu dưỡng chất kém. Do đó, cần có biện pháp sau:
– Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải để rơm rạ được phân hủy ít nhất 3 tuần, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.
– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, phải cắt gốc rạ (dùng máy cắt gốc rạ), di chuyển hết rơm và gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Rơm rạ này có thể dùng để trồng nấm rơm hay ủ mục làm phân hữu cơ bón lại cho đất (chủng thêm nấm Trichoderma sp. cho mau mục).
– Nếu không cắt được gốc rạ để di chuyển ra khỏi ruộng, phải áp dụng biện pháp rút nước ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ. Nước được rút khô kiệt ít nhất 5 ngày (mực thủy cấp cách mặt đất 10 – 15cm), đến khi mặt đất nứt chân chim 2 – 3mm thì vô nước lại, bón phân.
– Để hóa giải độc chất hữu cơ và giúp cây lúa chống chịu tốt khi bị ngộ độc, cần cung cấp can-xi, lân và silic cho đất lúa bằng cách bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để vùi phân vào sâu trong đất với liều lượng 200-300kg/ha.
3. Ngộ độc mặn ở ruộng lúa
Khí hậu toàn cầu biến đổi, trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan và thể tích nước biển gia tăng làm nước biển dâng lên, xâm nhập mạnh và sâu vào nội đồng làm đất bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó, lượng nước ngọt của Sông Cửu Long đổ về Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng ít đi do rừng thượng nguồn bị tàn phá, ngăn chặn.
Chính vì vậy, mặn là nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nhất là vụ lúa Hè thu trở nên thường xuyên hơn. Cần có biện pháp hạn chế sự ngộ độc mặn cho lúa như sau:
– Điều chỉnh thời vụ xuống giống vụ Hè thu. Nắng nóng làm hơi nước thoát nhiều qua lá, lúa bị héo do rễ hút nước không kịp. Ngoài ra, nắng nóng còn làm cho cây lúa quang hợp kém, hấp thu dinh dưỡng kém. Vì vậy, nên chọn thời điểm khi trời bắt đầu có mưa, thời tiết mát mẻ hơn mới xuống giống, thường vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 Dương lịch.
– Củng cố bờ bao, kiểm tra cống bọng, không để nước mặn lên ruộng là việc cần làm thường xuyên trong mùa khô ở vùng có nguy cơ bị mặn. Cần cày và để ải sau khi thu hoạch lúa Đông xuân.
– Để giúp cây lúa non chống chịu mặn, khi ngâm ủ nên ngâm lúa giống trong dung dịch phân kali (phân muối ớt) với liều lượng 2g cho 1 lít nước, sau đó rửa sạch hạt giống trước khi đem ủ.
– Trong lúc ủ, nên trộn hạt giống với những loại thuốc có khả năng giúp rễ lúa phát triển mạnh để chống hạn sau này.
– Để đuổi mặn nhanh ra khỏi đất và giúp lúa chống chịu tốt hơn ở đất mặn, cần bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (Hình 2) trước khi làm đất lần cuối để vùi phân vào sâu trong đất với liều lượng 200-300kg/ha.
– Dùng dụng cụ kiểm tra độ mặn của nước trong sông rạch trước khi bơm lên ruộng.
4. Mất phân ở ruộng lúa
Hiệu quả sử dụng phân bón không cao ở ruộng lúa là do: (a) Phân tan trong nước chảy tràn qua bờ ra khỏi ruộng lúa; (b) Phân theo nước thấm xuống sâu ra khỏi vùng rễ của lúa; (c) Phân chuyển hóa thành thể khí bay hơi đi; (d) Phân bị cố định trong đất làm lúa không hấp thụ được.
Trong 13 chất dinh dưỡng cung cấp cho lúa, chỉ có chất đạm là bị thất thoát qua bay hơi (khí NH3, N2O, N2). Trong điều kiện nắng nóng, sự thất thoát này trung bình khoảng 40%. Còn chất lân không bị mất do bay hơi như đạm và cũng ít bị mất do thấm sâu hay chảy tràn, nhưng chất lân rất dễ bị cố định trong đất bởi chất sắt, nhôm, can-xi, ma-giê và trở nên không hữu dụng cho cây đến 70%. Để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón ở ruộng lúa, cần áp dụng các biện pháp sau:
– Củng cố bờ bao và đánh bùn để hạn chế mất phân do chảy tràn hay thấm sâu; giữ nước ruộng sau khi bón phân tối thiểu 5 ngày (tốt nhất 7 ngày).
– Ở đất không giữ được nước, đất thấm rút nhanh như đất cát, cần chia phân ra nhiều lần bón.
– Không bón phân khi cây lúa đang bị bệnh hay ngộ độc phèn, mặn, hữu cơ; khi ruộng bị khô hay có rong.
– Sử dụng phân urê có Agrotain như phân đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+ để làm chậm tiến trình thủy phân, giúp giảm mất N do bay hơi, tăng hiệu quả sử dụng, tiết kiệm 20-25% lượng phân so với urê.
– Sử dụng phân DAP có bổ sung Avail như phân bón Đầu Trâu DAP-Avail để không cho các ion sắt,nhôm,mangan,…làmcốđịnhlân.Câytrồnghấpthụlânđượcdễdàng,tănghiệuquảsửdụng, tiết kiệm được 30% lượng phân so vớiDAP.
5. Đổ ngã ở ruộng lúa
Nông dân thường xuyên phải đối mặt với sự đổ ngã của lúa, nhất là trong mùa mưa. Đổ ngã làm giảm năng suất lúa trên 10%, có khi lên đến 40 – 50%, ảnh hưởng đến chất lượng gạo và gây khó khăn trong thu hoạch, nhất là thu hoạch bằng máy.
Lúa ngã ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại, tỷ lệ lép và lửng gia tăng. Ngoài ra, lúa ngã làm bông lúa ngập trong nước, làm hạt nẩy mầm hoặc hư thối do nấm bệnh tấn công, giảm chất lượng gạo. Để hạn chế đổ ngã cần áp dụng các biện pháp sau:
– Không sạ dày. Sạ dày làm cho lúa ốm yếu do vươn cao cạnh tranh ánh sáng; cần sạ 80 – 100 kg lúa giống/ha.
– Không bón thừa phân N vì N làm gia tăng hoạt động của hóc-môn tăng trưởng, thúc đẩy lúa vươn cao, dễ đổ ngã. Lượng đạm bón trung bình cho cả vụ nên ở mức 80 – 100 kg/ha, tùy vụ.
– Rút nước giữa vụ để đất chặt lại, rễ ăn sâu, bẹ lá tiếp xúc với ánh sáng trở nên cứng chắc, nâng đỡ thân lúa giúp giảm đổ ngã.
– Cần gia tăng độ cứng chắc các lóng thân bằng cách cung cấp silic, kali và can-xi như bón lót phân Đầu Trâu Mặn – Phèn (có chứa 14% silic, 20% canxi); Bón thúc lần 1 (7 – 10 ngày sau sạ) và thúc lần 2 (18 – 20 ngày sau sạ) bằng phân Đầu Trâu TE-A1 (có chứa 7% kali, 2% silic) và bón thúc lần 3 (lúc tượng đòng) bằng phân Đầu Trâu TE-A2 (có chứa 22% kali, 2% silic).
6. Phân Đầu Trâu trong canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong chương trình canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, do Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thực hiện qua 3 vụ Hè thu 2016, Đông xuân 2016-2017 và Hè thu 2017, các loại phân: Đầu Trâu Mặn – Phèn, Đầu Trâu TE-A1, Đầu Trâu TE-A2, Đầu Trâu 46A+ và Đầu Trâu DAP-Avail được đưa vào quy trình canh tác.
Kết quả của 195 mô hình ở 13 tỉnh, thành với tổng diện tích 97,5ha cho thấy các mô hình sử dụng đạm, lân, kali ít hơn; lượng giống gieo sạ cũng ít hơn nhưng năng suất cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn những ruộng đối chứng của nông dân (Bảng 1).
Kết quả trên cũng cho thấy, nông dân sử dụng bộ phân bón Đầu Trâu ngày càng có hiệu quả cao hơn qua các vụ; thể hiện năng suất tăng từ 7-8% lên 12% và lợi nhuận tăng từ 3,5 triệu đồng ở vụ Hè thu 2016 lên gần 6 triệu đồng/ha ở vụ Hè thu 2017./.
Nguồn: Baolongan.vn
Bạn đang xem bài viết Lợi Ích Từ Phân Bón Thông Minh Chậm Tan Trong Canh Tác Lúa trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!