Cập nhật thông tin chi tiết về Loại Hoa Đẹp Và Phù Hợp Với Mọi Không Gian mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu về lan Dendro
Lan Dendro có tên khoa học là dendrebium, thuộc họ Orchidaceae, gồm hơn 1.600 loài lan khác nhau, Chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và châu Úc. Lan dendro có thân hình trụ, lá thường mọc đối, có màu xanh. Cây có thể cho nhiều đợt hoa trong năm, nên người ta thường sử dụng để cắt cành. Tùy thuộc vào từng giống lan Dendro mà chúng có điều kiện khí hậu khác nhau, có loài thích hợp với điều lạnh, có loài phù hợp với điều kiện nóng.
Đặc điểm của lan Dendro
Lan Dendro là loại lan phổ biên nên bạn có thể đã gặp rất nhiều nhưng không biết cụ thể tên gọi của nó. Đặc điểm nhận dạng chính của dòng lan này như sau:
Thân: Thân lan Dendro là những đốt nhỏ,
Lá: Lá giống lá tre nhưng dày, dài và thuôn hơn
Rễ: Cũng giống như những loại loại lan khác thuộc chi lan dendro cũng có bộ rễ chùm khỏe mạnh để bám chắc vào giã thể
Vòi hoa: Từ đầu ngọn lan sẽ cho ra những vòi hoa có thể có từ một đến hai ba vòi. Trên các vòi hoa sẽ có các nụ hoa, thường mỗi cây chăm sóc tốt có thể lên tới 20 bông hoa
Bông hoa: Cấu tạo của bông lan Dendro có khuôn tròn, 5 cánh và 1 lưỡi, cánh hoa hình thuôn mỏng tỏa đều về các phía. Lưỡi lan hình ống thu vào trong, trông rất hài hòa. Loại lan này có rất nhiều
màu sắc như tím, trắng, vàng, xanh, đỏ, chớp……..
Các loại hoa Lan Dendro
Lan dendro bao thanh thiên
Có thể nói Lan Dendro bao thanh thiên là loài Lan khá hiếm và đắt đỏ trên thị trường. Những người sành chơi lan, luôn săn đón và tìm kiếm. Họ nghĩ rằng trong bộ sưu tập lan mà không có Lan Dendro bao thanh thiên chính là một thiếu sót lớn.
Nét đặc trưng của loài này chính là hoa có kích thước lớn, chiều dài 2 cánh hoa có thể lên đến 12cm. Hoa có màu trắng tinh khiết, nhẹ nhàng mà lại đầm thắm. Nhìn tổng thể hoa vô cùng cân đối, hài hòa với lưỡi hoa nhọn, gốc cạnh, đều. Hoa lan dendro bao thanh thiên rất lâu tàn và đặc biệt dễ trồng.
Lan dendro hổ mang chúa
Sở dĩ loại này có tên như vậy bởi phần trước của hoa mở ra giống như con rắn hổ mang đang phì phò ra vậy. Lan dendro hổ mang chúa được đánh giá là dòng có cấu trúc hoa rất đẹp và chuẩn. Lưỡi hoa thì to, 2 tai thì dài. Từng đầu cánh hoa thì xoăn cong lại trong rất độc lạ.
Lan dendro hóc môn
Đây là loại hoa lan đáng được nhắc đến trong bài viết hôm nay với vẻ ngoài vô cùng thanh tú. Cấu trúc hoa đều, cân đối tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Hoa có viền trắng đậm và đẹp mắt ở cả 3 đài hoa và cánh hoa. Cây cho ra rất nhiều hoa, tạo nên một cây lan dendro hóc môn vô cùng sặc sỡ.
Lan dendro mỏ két
Đây chính là một dòng hoa lâu đời của lan dendro. Cây phát triển rất nhanh chóng, cao lớn và khỏe mạnh. Hoa có kết cấu khá hoàn hảo, cánh hoa nở đổ về hướng bên phải. Có lưỡi hoa dài, nhọn và cong xuống tạo thành hình một cái mỏ két. Màu sắc hoa là sự kết hợp hài hòa giữa 3 chỗ đậm và 3 chỗ nhạt.
Lan dendro vàng
Nghe cái tên là bạn cũng có thể đoán được nó là những bông hoa với sắc vàng rực rỡ. Cây thì cao lớn, phát triển nhanh, hoa có cấu trúc chuẩn, nở đối xứng sang 2 bên. Bất kỳ khi nào, đứng giữa muôn loài hoa thì lan dendro vàng vẫn sáng óng ánh và nổi bật nhất.
Lan dendro mười bích
Đây cũng là một loại lan đang được càng dân trong giới chơi lan truy tìm ráo riết. Cây này có sức sống mãnh liệt, ít bị rụng lá và thường xuyên cho hoa.
Loại lan dendro mười bích có nhiều ưu điểm nổi bật mang nét đặc trưng. Chính vì thế nó mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao cho người trồng và kinh doanh.
Công dụng và ý của cây hoa lan Dendro
Từ việc trồng lan dendro giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện canh tác khó khăn, cấy lúa kém hiệu quả hay những vùng đất bị nhiễm mặn, đất nhiễm phèn. Với màu tím thủy chung, nó còn là một biểu tượng của tình yêu, sự gắn kết hòa hợp, yêu thương lẫn nhau vì thế chúng thường được sử dụng như một loại hoa trong ngày cưới, các ngày lễ tình nhân.
Không chỉ để cắt cành, nó còn một loài hoa treo giỏ rất đẹp, có thể sử dụng để trang trí cho khu vườn, ban công… tạo một không gian xanh thoáng mát.
Ý nghĩa của hoa Lan Dendro
Hoa lan Dendro không quá phô trương hay sang trọng. Nó mang trong mình sự nhẹ nhành tinh tế. Đặc biệt khi nhìn lan dendro có gì đó cuốn hút đến lạ kỳ. Loại hoa này có mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào, giúp bạn giả tỏa mọi căn thẳng sau những giờ làm việc. Ngoài ra nó sẽ là món quà vô giá giúp bạn tươi tắn và tràn đầy năng lượng hơn cho mỗi buổi sáng. Lan dendro mang hết tinh hoa từ thiên nhiên, đất trời vào cho căn nhà, sân vườn của bạn.
Không những thế, lan dendro còn mang đến nhiều may mắn cho người sở hữu. Nó giúp cân bằng giữ cuộc sống và công việc. Giảm bớt muộn phiền hay stress cho con người, hòa mình vào việc chăm sóc lan. Và sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi thay vào đó là cảm giác thoải mái, thả hồn theo cây cỏ.
Như đã biết, lan dendro có rất nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì thế ý nghĩa của từng màu sắc cũng sẽ mang đặc trưng riêng.
Lan Dendro Màu tím: tượng trưng cho tình yêu son sắc, thủy chung
Lan Dendro Màu đỏ: vừa thể hiện tình cảm nồng cháy, hết mình vừa biểu trưng cho may mắn, tài lộc.
Lan Dendro Màu trắng: nói lên một tình cảm trong trắng, giản dị và thanh khiết
Lan Dendro Màu vàng: thể hiện cho sự ấm no, sung túc, tiền tài. Ngoài ra nó sẽ giúp công việc thuận lợi, suôn sẻ và mang đến nhiều cơ hội thăng tiến.
Cách trồng hoa lan Dendro
Lan Dendro là dòng lan phổ thông vì vậy nên việc chăm sóc dòng lan này cũng không quá khó khăn. Các bạn chỉ cần đảm bảo những điều sau đay thì cấy sẽ phát triển tốt:
– Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể
– Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:
a, Giai đoạn cây con
Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)
Một số loại phân thường dùng:
– Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
– NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.
b, Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành
Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất
Một số loại phân thường dùng:
– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
– NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
Cách dùng:
Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.
Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.
c, Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa
Một số loại phân dùng:
– NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
– Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
– Vitamin B1 dùng 1ml/lít
– NPK 6-30-30 1g/l
– Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Cách chăm sóc hoa lan Dendro
Nhiệt độ thích hợp cho lan Dendro sinh trưởng và phát triển là ở ngưỡng 27 đến 32 độ C vào ban ngày, ban đêm nhiệt độ giảm xuống còn 16 đến 18 độ C. Ở nhiệt độ thấp cây sẽ bị rụng lá. Dendro là giống cây ưa sáng, có thể trồng dưới điều kiên ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng khuếch tán, cây cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời.
Giá thể trồng cây có thể đa dạng về chủng loại , một số giá thể có thể sử dụng như than gỗ, vỏ thông, xơ dừa, … nhưng các loại giá thể này cần phải được khử trùng trước khi đem trồng đê giảm một số loại nấm bệnh cho cây.
Chậu dùng để trồng có thể là chậu nhựa hoặc chậu đất,nhưng thường sử dụng chậu bằng nhựa để làm giảm sức nặng của giá treo. Độ ẩm phù hợp cho cây sinh trưởng là từ 50-80%.
Tùy theo điều kiên sinh trưởng và phát triển của cây mà cung cấp lượng nước tưới theo mùa. Nên tưới vào lúc trời râm mát, thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều muộn.
Bón phân cho lan dendro được chia làm 3 đợt
-Đợt 1: Giai đoạn cây con: khi cây con được khoảng 4-6 tháng tuổi. Có thể bón cho cây một số loại phân như : Atonik,NPK 30-10- 10 hoặc NPK 30-15-10, Vitamin B1 . Phun kết hợp phân NPK và vitamin B1 để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.
Phun định kỳ 2 lần /tuần.
-Đợt 2: Giai đoạn khi cây đã trưởng thành, giai đoạn cây phát triển thân lá là chủ yếu. Các loại phân sử dụng trong giai đoạn này là :Phân cá Fish Emulsion, NPK 20-20- 20, Vitamin B1, NPK 30-15- 10.
Cũng giống như giai đoạn 1, phun kết hợp B1 và NPK, phun theo định kì 2 tuần/lần, phun khoảng từ 2 đến lần thì phun NPK 20-20- 20; tiếp theo đó phun phân cá Fish Emulsion.
Bón thêm phân Dynamic vào gốc cây.
-Đợt 3: Khi cây chuẩn bị ra hoa Sử dụng các loại phân như: NPK 20-20- 20, Phân cá Fish Emulsion , Vitamin B1, NPK 6-30- 30.
Phun kết hợp giống như ở giai đoạn 2. Phòng trừ sâu bệnh hại. Lan có nhiều loại bệnh khác nhau, vì thế cần luân phiên sử dụng các loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh. Phun Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben. Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Ngoài ra có 1 số loại phân bón dành riêng cho lan dendro
1. Phân đa lượng:
Bao gồm rất nhiều thành phần vi lượng khác nhau như: sắt, magie, đồng, kẽm, molypden, brum… Loại phân này khá tốt cho cây lan, khi bón chúng ta thấy hiệu quả tác động khá nhanh, phân tan trong nước rất tốt, dễ sử dụng và tính vật lý tốt.
2. Phân vi lượng:
Đây là tên gọi chung cho những loại phân bón có chứa vi lượng đơn nhất, loại phân này hiệu quả rất nhanh và tốt, tuy nhiên chúng lại dễ sinh hại do chỉ có thành phần vi lượng đơn nhất. Khi cần bón thúc cho rễ của cây lan chúng ta có thể sử dụng phân đạm như amoni clorua, amoni nitrat, amoni sunphat, amoni hydro cabonat…
3. Phân đơn nguyên:
Khuyết điểm của loại phân đơn nguyên là dễ gây sâu bệnh cho cây lan, thế nhưng nó lại có tác dụng rất nhanh cho sự sinh trưởng của cây.
4. Phân hỗn hợp:
Đây là loại phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng như nito, phốt pho, kali, cũng có một số loại có thêm cả các nguyên tố vi lượng, chúng được chia thành 2 dạng là lỏng và rắn. Loại phân này thích hợp cho việc bón thúc rễ ngoài cho cây lan.
5. Phân bón hãm:
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX người ta đã sản xuất ra những thế hệ phân bón hãm đầu tiên tại Mỹ. Loại phân bón này có công dụng giảm sự phân giải của phân bón từ 4 – 14 tháng. Tại Nhật, phân CSR cũng được sản xuất với tác dụng khắc phục khả năng tan nhanh của phân bón hóa học, thời gian đợi ngắn, giúp tiết kiệm lượng phân bón từ 40 – 60%.
10 Loại Cây Trồng Viền Đẹp Và Phù Hợp Với Mọi Loại Hình Cảnh Quan
Cây trồng viền thường là những loại cây nhỏ được trồng làm viền cho những luống hoa hoặc chuyển tiếp giữa các cây cảnh trồng khác nhau. Chúng ta thường nhìn thấy rõ nét nhất những loại cây trồng viền ở các công viên, bên cạnh những bồn hoa công cộng… Tùy vào phong cách và sở thích của mỗi người mà sẽ trồng những loại cây trồng viền theo các phong cách như hiện đại, cổ điển hay phá cách, mỗi loại đều có những vẻ đẹp riêng biệt để để phối kết vào không gian xanh tạo cảnh quan đẹp.
Cây có tác dụng phân định ranh giới, cột mốc của từng khu công năng, là cầu nối chuyển tiếp giữa luống cây trồng và các công trình hạ tầng cảnh quan khác.
Đường viền trang trí cho khuôn viên ngoại thất, làm sinh động, điểm nhấn thu hút ánh nhìn và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn viên.
Cây trồng viền viền còn có chức năng thứ yếu khác như: trồng để bảo vệ khu đất, mang lại cho cảnh quan bố cục vững chãi, trang trọng.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn top 10 loại cây trồng viền đẹp và phù hợp với mọi loại hình cảnh quan, bạn có thể ứng dụng cho cảnh quan sân sườn, cảnh quan công viên và đô thị.
1. Cây cô tòng lá đốm
Cây cô tòng lá đốm (còn có tên gọi khác là cây vàng bạc, cây vàng anh lá đốm) thuộc họ thực vật Thầu Dầu. Là cây thân gỗ bụi thường xanh quanh năm. Cây có chiều cao từ 40cm – 2 m. Cây cô tòng lá đốm với màu sắc lá tươi tắn, nổi bật. Nên cây thường được trồng tạo viền, nền, hàng rào, dọc lối đi trong công viên, khu đô thị, trường học, xung quanh nhà máy,…
Chuỗi ngọc là loại cây có nhiều tên gọi khác nhau như cây rìa xanh, cây dâm xanh… Cây có màu xanh tươi sáng; lá hình răng cưa nhỏ. Khi nở hoa có hoa màu tím kết lại thành những chùm quả hạch dài màu vàng giống hạt ngọc rất đẹp. Chuỗi ngọc là loại cây có sức sống tốt. Cây ít bị sâu bệnh và phù hợp trồng để cắt tỉa thành các đường viền hình học khác nhu rất đẹp.
Cây chuỗi ngọc là cây lá màu nhỏ thường được sử dụng để trồng trong công trình dùng tạo viền, trồng thảm, trồng theo bản thiết kế cảnh quan… Cây thích nắng, dễ trồng và phát triển nhanh. Do đó có rất nhiều dự án công trình, đô thị hiện nay chọn loại cây này làm cây trang trí. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa định kì để giữ được hình dáng cây mong muốn.
3. Cây ắc ó
Cây ắc ó có nhiều chiều cao khác nhau. Thân cây tròn mọc thành bụi phân nhiều nhánh. Lá mọc đối, phiến nguyên, mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Đây là loại cây ưa sáng và khá háo nước nên bạn cần tưới nước và cắt tỉa chúng thường xuyên để giữ được hình dáng viền mang muốn.
Mang cái tên khá lạ lẫm lại khó đọc “cây ắc ó” nhưng cây có tán lá đẹp, dễ tạo dáng nên cây rất được ưa chuộng trồng làm hàng rào, đường viền trang trí cho các công trình cảnh quan. Nó mang lại một phân cảnh xanh tươi mát cho không gian xung quanh.
Đây là loại cây cỏ sống lâu năm có màu xanh khá bắt mắt. Rễ của chúng có màu trắng lá hình sợi.
Loại cỏ lan chi này có kích thước khá nhỏ và mọc chậm nên rất thích hợp để tạo đường viền nhẹ nhàng trong sân vườn và các công trình cảnh quan.
Trung tâm nghiên cứu Không khí Sạch của NASA đã khẳng định rằng cây lan chi rất hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà nhờ khả năng loại bỏ formaldehyd, xylene và toluene.
5. Cây bạch trạng
Cây bạch trạng (hay còn gọi là cây bạch tạng, cây lá trắng) thuộc họ thực vật Vòi Voi. Cây bạch trạngvới những với những tán lá xanh vàng sáng bóng, dáng cây đẹp kết hợp với cảnh quan xung quanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng. chúng cũng được trồng nhiều thành hàng thẳng hoặc cong tạo đường viền, hàng rào trong các công trình cảnh quan công cộng như ở các giải phân cách hoặc bùng binh…. có tác dụng làm đẹp cảnh quan và lọc bụi rất tốt.
Cây lá trắng có dạng cây gỗ thân nhỏ có lá màu xanh pha vàng nhạt gần giống màu trắng. Cây ưa sáng và chịu bóng bán phần.
Ngoài ra lá trắng là loại cây khá đẹp để trồng làm đường viền vì màu sắc cũng như hình dáng sẽ tôn lên những cây cảnh chính trồng chung với chúng.
Một trong những lý do khiến cây bạch trạng luôn nằm trong top những cây trồng viền phổ biến nhất là vì lá của cây có phiến khá lớn nên mật độ trồng không cần quá dày đặc.
6. Cây sò huyết
Cây sò huyết còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây Dứa Tím, cây Bạng Hoa, cây Lão Bạng, cây Lão Bang Sinh Châu, cây Tử Vạn Niên Thanh, cây Lẻ Bạn. Với sức sống khỏe, dễ trồng không mất công chăm sóc. Vì vậy sử dụng cây Lẻ Bạn làm cây xanh cảnh quan là một lựa chọn đúng đắn. Cây được trồng nhiều thành hàng, cụm, viền, thảm trong công viên, bồn hoa công cộng, đường phố, khu đô thị,… Với vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá to, dày màu sắc đặc biệt. Cây mang lại nét đẹp phá cách, đầy cá tính cho không gian xung quanh . Khác hẳn với vẻ đẹp mềm mại mà các cây hoa cảnh khác mang lại.
Cây mắt nai (hay còn gọi là cây mắt nhung, cây mắt tím) thuộc họ vật Amaranthaceae (rau dền). Cây có nguồn gốc từ Tây Ấn và Brazil. Cây mắt nai có thể cắt tỉa tạo hình đa dạng, tự nhiên nhờ khả năng ra lá nhanh và nhiều. Cây có hoa màu trắng tạo điểm nhấn trên nền lá tím rất đẹp.
Cây mắt nai có dạng bụi nhỏ, thân mảnh, có lông xám trắng. Lá mọc đối, phiến hình trái xoan, dài 3-6 cm, đầu nhọn. Lá trồng trong mát màu đỏ sẫm, chuyển ra nắng trong thời gian ngắn đổi sang màu hồng tươi, trông rất bắt mắt.
Ngoài ra cây có thể trồng xen lẫn phối kết với các loại cây như cây chuỗi ngọc, bạch trạng, cô tòng màu, hay các hoa lá màu khác. Mục đích tận dụng sắc tím của cây mắt nai để đưa các cây khác nổi bật lên tạo một không gian sống động với nhiều màu sắc tươi mới và lạ mắt. Cây thường được trồng viền trong công viên, sân vườn, trường học,… tạo lên một vẻ đẹp thơ mộng.
8. Cây trâm ổi
Cây trâm ổi còn có tên gọi là cây ngũ sắc; chúng có hình dáng nhỏ mọc ngang. Lá cây có hình bầu dục nhọn mặt lá xù xì có răng cưa ở mép lá. Cây có hoa không cuống và nhiều màu như trắng, vàng, cam.
Với hình dáng bắt mắt và hoa nhiều màu sắc thì cây trâm ổi phù hợp để tạo đường viền có nhiều màu sắc rực rỡ đem lại bộ mặt cho ngôi nhà của bạn.
Đây là loại hoa trồng đường viền khá đẹp vì cho màu xanh mát mắt và những bông hoa rực rỡ sắc màu.
9. Cây cẩm tú mai
Cây cẩm tú mai là cây thảo bụi, thường xanh và qua hoa quanh năm. Những bông hoa tím nhỏ li ti nở trên nền xanh của lá tạo nên một sự kết hợp hài hòa. Cẩm Tú Mai là một trong những cây hoa cảnh được ưa thích trồng trang trí làm viền nhất rất được ưa thích ở nước ta.
10. Cây cúc mặt trời
Khi nghe đến cái tên hoa cúc mặt trời ta có thể hình dung ra được ngay dáng vẻ của nó. Hoa tròn nhỏ có màu vàng tươi với nhiều cánh hoa xếp thành một vòng tròn quanh nhị hoa. Những cánh hoa này nhìn như những tia nắng mặt trời ấm áp. Cúc mặt trời còn được trồng làm hoa viền trang trí trong những gốc cây cảnh hay trồng trong những chậu cảnh lớn để trang trí ngoại thất. Đây sẽ là loài cây lý tưởng tô điểm thêm sắc màu cho không gian.
Cúc mắt trời là cây có chiều cao khoảng 20-40cm, phân cành nhánh nhiều. Cây có lá mọc đơn bầu dục có hoa màu vàng tươi trông rất đẹp. Loại cây cảnh này khá dễ sống và không mất nhiều công chăm sóc nên bạn có thể sử dụng chúng để làm đường viền vàng cho khu vực sân nhà mình.
Ngoài các loại cây nói trên thì cây trồng viền còn có những loại cây khác như: tía tô cảnh, trang thái, thanh tú… Việc lựa chọn loại cây nào tùy thuộc vào thiết kế, nhu cầu, sở thích hoặc điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nơi cần trồng.
Hoa Triệu Chuông Hoa Treo Đẹp Cho Mọi Không Gian
Nếu bạn muốn tô điểm cho ban công hoặc không gian nhà mình bằng hàng ngàn bông hoa rực rỡ như chiếc chuông xinh xắn thì triệu chuông là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Hoa triệu chuông xinh tươi cực kỳ sai hoa đem đến không gian vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung biểu tượng cho sức sống tuổi thanh xuân.
Đặc điểm nổi bật cây hoa triệu chuông
Cây hoa triệu chuông có tên tiếng Anh: Million Bells, Tên khoa học: Calibrachoa parviflora thuộc họ Cà –
Solanaceae có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Triệu chuông thuộc loại cây thân thảo buông rủ, chiều dài khoảng 10-60 cm, được giới thiệu vào năm 1990. Nếu chăm sóc tốt triệu chuông có thể sống được vài năm. Hình dáng triệu chuông khá giống dạ yến thảo tuy nhiên thân,lá, hoa đều nhỏ hơn nhưng mức độ sai hoa thì không hề thua kém. Cả dạ yến thảo và triệu chuông cùng thuộc họ cà nhưng ở hai chi và khác xa nhau về cấu trúc nhiễm sắc thể. Lá triệu chuông hình trứng, nhỏ, dầy, màu xanh đậm. Hoa có hình dáng giống chiếc chuông, đường kính chỉ nhỏ khoảng 1cm tuy nhiên cây vô cùng sai hoa như hàng ngàn chiếc chuông xinh xắn nên được gọi là cây hoa triệu chuông.Nếu chăm sóc tốt thì triệu chuông ra hoa quanh năm, thời gian chơi hoa rất dài. Sắc hoa vô cùng đa dạng với nhiều sắc độ từ trắng, be, tím, hồng, cam, đỏ ….hoặc kết hợp nhiều màu sắc: né đỏ, né trắng.
Vẻ đẹp rực rỡ thu hút của hoa triệu chuông khiến nó được mệnh danh là nữ hoàng hoa ban công, loài hoa rất dễ trưng bày trang trí làm nổi bật không gian.
Bạn có thể trồng triệu chuông trong chậu treo, chậu thông minh trên ban công, sân thượng, hiên nhà, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn… để cây buông những chuỗi hoa rực rỡ, mềm mại xuống phía dưới.
Chỉ cần một chút công sức, bạn tha hồ sáng tạo ra những chậu hoa ngẫu hứng trồng phối triệu chuông với một số loại hoa cây cảnh khác đem đến vẻ đẹp sinh động, riêng có.
Cách trồng chăm sóc cây hoa triệu chuông
Nếu ai đã từng chăm dạ yến thảo thì chăm sóc hoa triệu chuông rất dễ dàng. Không đỏng đảnh như dạ yến thảo, triệu chuông không dễ dàng bị héo khi nhiệt độ tăng, khả năng chịu mưa và nắng nóng cũng tốt hơn.
Ánh sáng: triệu chuông ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng cây càng sai hoa
Nhiệt độ: tuy nhiên triệu chuông ưa mát, cây thân thảo bộ rễ ăn nông nên dễ bị đốt nóng nếu trưng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Nhiệt độ phù hợp với triệu chuông từ 15-28oC, mùa hè cần che nắng hoặc trưng cây dưới giàn lưới. Nhiệt độ cao quá khiến cây xấu yếu, phát triển kém.
Độ ẩm: triệu chuông ưa ẩm trung bình
Đất trồng: cũng giống như nhiều loại cây thân thảo khác, rễ triệu chuông mảnh và nhỏ, ngắn, ăn nông nên khi trồng chậu cần đất tốt, nhiều dinh dưỡng, giàu mùn và thoát nước tốt. Công thức đất trồng phù hợp là 2 đất thịt sạch + 3 xơ dừa, trấu hun + 1 phân hữu cơ + 1 xỉ than hoặc chất trồng nhẹ để chậu treo nhẹ nhất. loại đất có pH cao không thích hợp với triệu chuông, tốt nhất loại đất có pH trung 5,5 -5,8.
Tưới nước: triệu chuông ưa nước nhưng không chịu được úng. Cây nhiều lá hoa nên cần bổ sung nước đầy đủ, mùa hè nhiệt độ cao nước thoát nhanh nên tưới 2-3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát mỗi lần tùy kích thước chậu khoảng 300-500ml. Mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời 15-22oC, lượng mưa ít thì có thể trưng ra ngoài mà không sợ cây bị mưa táp. Tưới nước khi thấy đất trên mặt chậu se khô.
Bón phân: triệu chuông cần nhiều dinh dưỡng nên bón phân cho cây 15 ngày/lần điều độ, vừa phải bằng các loại phân nhả chậm, phân trùn quế, vi sinh. Nếu cây xấu yếu thì có thể hòa phân đầu trâu 502 pha 5g với 8 lít nước tưới vào gốc cho đến khi cây phục hồi.
Khi hết một đợt hoa bạn cắt hoa đến sát gốc chỉ chừa khoảng 5cm để cây mọc mầm ra lá, ra hoa mới.
Sâu bệnh thường gặp với triệu chuông: thối rễ, rệp, bọ trĩ, vàng lá.
Một số chú ý khi trồng trang trí cây hoa triệu chuông
Cây hoa triệu chuông thuộc loại bò trên mặt chậu nên dễ bị thối rễ, thối thân nếu tiếp xúc nhiều với nước, vì vậy bạn cần chú ý tưới nước phù hợp cho cây.
Hoa Mai Địa Thảo Hoa Cho Mọi Không Gian
Một loài hoa duyên dáng, nhỏ xinh, cực kỳ sai hoa, rực rỡ với nhiều màu sắc từ lâu đã làm xao xuyến bao trái tim yêu hoa. Loài hoa có vẻ đẹp kiêu sa ấy có tên rất nữ tính mai địa thảo hay ngọc thảo.
Ý nghĩa cây hoa mai địa thảo
Hoa mai địa thảo với nhiều màu sắc rực rỡ tượng trưng cho vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ, mang đến may mắn, không khí vui tươi cho gia chủ.
Đặc điểm nổi bật cây hoa mai địa thảo
Mai địa thảo hay ngọc thảo, mai dạ thảo có tên khoa học là Impatiens walleriana thuộc giống bóng nước – Balsaminaceae có xuất xứ từ Đông Phi.
Mai địa thảo thuộc cây thân thảo, dạng bụi nhỏ, nhiều cành nhánh, chiều cao khoảng 20-70cm, sống lâu năm. Mai địa thảo thuộc loại bóng nước nên thân cây rất mọng màu hồng nhạt hoặc trắng trong giống dạng cây bóng nước.Lá ngọc thảo hình trứng thuôn nhọn ở đầu,có răng cưa, nổi rõ gân. Lá ngọc thảo màu xanh đậm, có loại pha tím đỏ, có loại xanh nhạt. Ngọc thảo có hoa hình tròn xoe, có loại hoa đơn và hoa kép. Hoa kép có nhiều lớp cánh xoáy như bông hoa hồng rất duyên dáng. Loại hoa đơn có 5 cánh phẳng hình giống trái tim. Hoa mọc ở nách lá nên cực kỳ sai hoa với nhiều màu sắc và sắc độ từ trắng, tím, hồng, cam, đỏ, tía… hoặc phối trộn nhiều màu, đến mùa nở rộ cây như một bó hoa rực rỡ. Hoa thường nở rải rác quanh năm nhiều nhất vào cuối thu kéo dài đến mùa xuân.
Quả cây hình trái xoan, dễ bung khi chạm phải, đây là cách thức phát tán độc đáo của các loài cây thuộc giống bóng nước.
Ứng dụng và trang trí cây hoa mai địa thảo
Vẻ đẹp mềm mại, mộng mơ của mai địa thảo cùng hình dáng nhỏ xinh của cây khiến mai địa thảo rất được yêu thích trong trang trí.
Người ta trồng mai địa thảo ở vỉa hè, ban công, lối đi, công viên, dưới bóng cây to… tạo nên khung cảnh rực rỡ lãng mạn.
Mai địa thảo thuộc loại cây dễ trồng và chăm sóc, giai đoạn cây con đến khi nở hoa chỉ khoảng 2 tháng. Thuộc loại cây mọng nước nên khi trồng chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Ánh sáng: mai địa thảo ưa bóng nên có thể trồng được trong nhà một thời gian. Không chịu được nắng nóng gay gắt nên mùa hè cần che nắng đầy đủ.
Nhiệt độ: mai địa thảo ưa khí hậu khô thoáng, nhiệt độ vừa phải khoảng 18-28oC. Nếu nắng quá hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, cây sinh trưởng kém. Khí hậu mát như Đà Lạt là nơi lý tưởng để trồng mai địa thảo quanh năm. Tuy nhiên ở Hà Nội mùa hè nắng nóng lên đến 40 độ thì cần chú ý chăm sóc che chắn cho cây.
Độ ẩm: mai địa thảo rất nhạy cảm khi độ ẩm thay đổi, nếu quá ẩm cây dễ bị thối rễ, thối thân và phát sinh nhiều loại nấm bệnh.
Đất trồng: mai địa thảo phát triển nhanh, ra hoa liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng. Đất trồng cây nên tơi xốp, thoáng khí để rễ không bị nghẹt vì rễ ăn nông, tỏa ngang. Nên bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân trùn quế trước khi trồng.
Nên trồng cây ở mật độ vừa phải để thân cây nhiều nhánh nhiều hoa.
Tưới nước: mai địa thảo mọng nước nên nhu cầu nước trung bình mặc dù cây phát triển nhanh, ra hoa liên tục . Tránh tưới quá nhiều hoặc tiếp xúc với nước quá nhiều khi trời mưa làm rễ bị thối úng, chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô, khi tưới nên tưới thẳng vào gốc tránh làm dập cánh hoa.
Bón phân: 15-30 ngày nên bón phân điều độ để cây phát triển nhiều nhánh, ra nhiều hoa. Khoảng 7-10 ngày hòa 5gr phân NPK + 2 lít nước tưới vào gốc cho cây.
Chú ý ngắt tỉa những lá già úa, để thông thoáng chậu hoa, phòng ngừa sâu bệnh.
Một số chú ý khi trồng trang trí cây hoa mai địa thảo
Mai địa thảo dễ bị thối nhũn, hư rễ, thối thân do tiếp xúc với nước quá nhiều hoặc do quá ẩm thấp. Vì vậy bạn nên trồng cây nơi thoáng gió, đất phải thật thoát nước, nhiều ánh sáng nhưng tránh nắng gay gắt.
Nên tránh cây bị dầm mưa lâu ngày làm dập nát và thối rễ.
Mặc dù mai địa thảo có thể trồng trong nhà nhưng hạn chế trưng cây nơi tối tăm mà để nơi thông thoáng gió, nhiều ánh sáng khuếch tán, đưa cây ra ngoài trời 2-3 lần/tuần.
Bạn đang xem bài viết Loại Hoa Đẹp Và Phù Hợp Với Mọi Không Gian trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!