Cập nhật thông tin chi tiết về Lệ Thủy: Lúa Sinh Trưởng Kém Có Phải Vì Bón Phân Quế Lâm? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QBĐT) – Một số diện tích lúa bón phân Quế Lâm ở Lệ Thủy sinh trưởng kém, khiến người dân ở đây rất lo lắng và hoang mang. Phóng viên Báo Quảng Bình đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân của sự việc này.
Bấy lâu nay, chị Hoàng Thị Hương ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy vẫn đăng ký mua phân lân ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Lai để gieo lúa. Năm nay do đăng ký mua thiếu nên chị mới đến đại lý nông nghiệp H.T để mua 1 bao phân bón Quế Lâm (25kg/bao). Tuy nhiên, sau một thời gian chăm sóc, qua quan sát, ruộng lúa bón phân lân Quế Lâm của chị sinh trưởng không đều và phát triển chậm hơn những ruộng lúa khác.
Điều đáng nói là sau khoảng 4 đến 5 ngày, người của đại lý nói trên đến cho chị thêm 15kg phân bón Lâm Thao nữa và bảo chị để bón dặm thêm, với lý do vì lượng đạm trong phân Quế Lâm nhiều nên phải bón thêm để hãm bớt đạm. “Nghe vậy, tui liền làm theo, nhưng không biết tình hình ra răng. Mấy hôm ni, tui không ăn không ngủ chi được cả”, chị Hương lo lắng.
“Tuy vậy, qua sự việc này, chúng tôi cũng mong muốn cấp trên cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa các loại phân bón bán trên thị trường.
Bởi, nếu phân bón không đảm bảo chất lượng, hoặc không phù hợp với đồng đất canh tác, dẫn đến thiệt hại thì chỉ người nông dân chúng tôi chịu khổ mà thôi”, ông Hoàng Xuân Sự, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp thôn Xuân Lai đề xuất.
Chẳng những ruộng của chị Hương, mà 3/6 sào ruộng lúa của hộ anh Hoàng Văn Phong (ở cùng thôn) có sử dụng phân bón Quế Lâm cũng diễn ra tình trạng như trên. Qua tiếp xúc với một số người dân khác ở Xuân Giang (TT. Kiến Giang) có sử dụng loại phân bón nói trên, chúng tôi được biết chẳng những lúa sinh trưởng kém mà còn có hiện tượng bị chết.
Ông Hoàng Xuân Sự, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp thôn Xuân Lai cho biết: “Hiện tượng một số diện tích lúa bón phân Quế Lâm sinh trưởng kém và phát triển chậm so với các ruộng lúa bón phân khác là có thật. Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã tiến hành thông báo cho các hộ mua phân bón ngoài thị trường theo dõi ruộng lúa nhà mình, để báo cho HTX biết và có biện pháp chăm bón.
Ông Sự cũng cho biết thêm: “Những hộ sử dụng phân bón này là do người dân mua ở các đại lý bên ngoài. Ở HTX chúng tôi không làm dịch vụ cung cấp phân bón Quế Lâm, mà chỉ cung cấp một số loại phân bón đã được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khuyến cáo sử dụng như: phân bón Việt-Nhật và đạm Phú Mỹ.
Lý giải về việc vì sao HTX đã làm dịch vụ cung ứng phân bón, mà nông dân vẫn mua phân bón ở đại lý bên ngoài, ông Sự trả lời: “Đó là quyền của bà con, chúng tôi không thể ép được”.
Làm việc với chúng tôi về vấn đề này, ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ Thủy lại cho rằng: “Lúa có chết nhưng không ăn thua. Có thể do bà con gieo quá dày hoặc do lượng đạm có trong phân bón Quế Lâm nhiều, trong lúc thời tiết rét nên dẫn đến cây lúa sinh trưởng kém. Tuy vậy, cũng chưa thể khẳng định là do nguyên nhân nào.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã tổ chức đoàn tiến hành kiểm tra thực tế và hướng dẫn bà con khắc phục. Phòng cũng đã mời Công ty sản xuất phân bón Quế Lâm, các đại lý làm việc và nêu lên biện pháp bồi thường, khắc phục cho bà con, nếu thiệt hại xảy ra”.
D.C.H
Nông Dân Điêu Đứng Vì Phân Bón Quế Lâm
Đang bước vào vụ mùa thu hoạch lúa Đông Xuân nhưng nhiều hộ dân ở các xã Hoa Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, thị trấn Kiến Giang… của huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) lại không vui bởi năng suất lúa giảm. Mặc dù, họ đã dày công chăm sóc nhưng lúa vẫn “mất mùa”, bởi khi gieo sạ lúa sinh trưởng kém, nhiều diện tích lúa bị chết mà nguyên nhân là do bón lót phân Quế Lâm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm.
Lúa chết trống ruộng
Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho biết: Chúng tôi giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần tập đoàn Quế Lâm phối hợp với các HTX, UBND các xã có diện tích lúa bị hư hại do sử dụng phân bón Quế Lâm để tìm cách khắc phục; đồng thời đề ra các phương án, hỗ trợ đền bù cho người dân ở những diện tích lúa bị thiệt hại nặng khi sử dụng phân bón Quế Lâm”.
Cho đến bây giờ, bà Dương Thị Hường ở xóm 2, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy (huyện Lệ Thủy) vẫn không khỏi xót xa khi nhớ lại diện tích lúa bị hư hại, chết quá nhiều trong vụ Đông Xuân. Theo bà Hường, để chuẩn bị cho vụ mùa, chồng bà – ông Dương Văn Toán đã về một đại lý bán phân bón ở Đồng Hới để mua phân bón lót khi gieo sạ. Sau khi nghe đại lý giới thiệu loại phân bón Quế Lâm tốt, ông Toán đã mua 18 bao loại 25kg (tất cả 4,5 tạ) về bón lót cho 1,7 mẫu ruộng của mình.
Sau khi gieo sạ, lúc đi thăm đồng, bà Hường không tin vào mắt mình khi lúa đã mọc lên khoảng 5cm, tự dưng gần 1,7 mẫu lúa (17 sào) của gia đình lụi tàn, rồi chết dần chết mòn, có thửa lúa chết khoảng từ 60 đến 70%, trong khi những ruộng lúa của các gia đình khác bên cạnh lên xanh tốt. Tìm hiểu nguyên nhân, bà Hường phát hiện ra do ruộng của mình sử dụng phân bón Quế Lâm. Sau 4, 5 lần thúc giục, khi lên thực địa quan sát, người đại lý bán phân bón nói “anh chị yên tâm, rồi em báo cáo công ty sản xuất phân bón tìm cách khắc phục”.
Xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy), nơi có nhiều hộ dân sử dụng phân bón Quế Lâm vào bón lót gieo sạ lúa. Cũng giống như phản ánh của người dân ở xã Xuân Thủy, Phong Thủy… ruộng lúa gieo sạ của bà con nơi đây cũng bị chết nhiều, gây thiệt hại lớn. Gia đình ông Nguyễn Văn Dương ở thôn Mã, Xuân Nam, xã Hoa Thủy điêu đứng vì phân bón Quế Lâm ở vụ lúa đông xuân này. Vào vụ mùa , gia đình ông mua 5 tạ phân bón Quế Lâm từ một đại lý phân bón ở địa phương để bón lót cho gần 2,5 mẫu ruộng. Khi thăm đồng, ông Dương thấy ruộng lúa của gia đình sinh trưởng kém, diện tích lúa chết nhiều. “Gia đình đã mất trắng 1 mẫu ruộng (5.000m2) vì lúa chết từ 60 đến 80%, ngoài ra 1,5 mẫu ruộng khác chết từ 40 đến 60%. Khi nhìn những thửa ruộng lúa chết trơ trụi, tui lo lắng và rất hoang mang. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của gia đình đổ dồn vào ruộng, rứa mà hư hại hết”, bà Thủy – vợ ông Dương than thở.
Cần hỗ trợ kịp thời cho nông dân
Xác định “tự mình phải cứu lấy mình”, nếu để hoang ruộng thì đói nên bà Hường ngày ngày kiên trì đi xin mạ, thuê nhân công về cấy dặm lại những diện tích lúa bị chết. “Gần 1,7 mẫu ruộng hư hại cả. Nhiều bà con thương tình nên đã cho mạ, riêng tiền công để thuê người cấy dặm đến ni tui đã trả được mô. Mới hôm qua đây, có người đến hỏi tiền công rồi, tui đang lo lắm đây, lúa thì mất mùa, không biết lấy chi mà trả”, bà Hường giãi bày. Được biết, sau khi phản ánh về tình trạng lúa chết, bà Hường được đại lý đưa cho 1,6 tạ lân để về khắc phục diện tích lúa bị hư hại. Nhưng từ đó đến nay, bà chưa nhận thêm được hỗ trợ nào từ phía Công ty phân bón Quế Lâm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thọ Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy (Lệ Thủy) cho biết: Trong vụ lúa đông xuân 2014-2015, Tập đoàn Quế Lâm đã cung ứng cho nông dân ở địa phương khoảng 8 tấn phân bón. Sau khi gieo sạ, theo phản ánh của người dân, ước tính có khoảng 16ha lúa của hơn 30 hộ dân trong xã bị hư hại khi sử dụng phân bón Quế Lâm, hộ thiệt hại nặng nhất là gia đình anh Tám Thứ với hơn 3ha lúa. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện Tập đoàn Quế Lâm đã trực tiếp về kiểm tra thực địa và bước đầu hỗ trợ người dân một ít phân bón để khắc phục. Tiếp đó, tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, Công ty đã đưa ra các tiêu chí để hỗ trợ người dân theo ngày công cấy dặm trên diện tích lúa bị hư hại. Nhưng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ từ công ty”.
Phân Bón Hữu Cơ Là Gì? Phân Trùn Quế Có Phải Là Phân Hữu Cơ
Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển, nhóm hỗn hợp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất. Đây là giải pháp để nền nông nghiệp phát triển bền vững.
1.Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững.Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học.Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
2.Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định.Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
3.Tăng chất lượng nông sản.Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.
4.Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất.Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao.Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.
5.Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đấtCác chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
6.Cải tạo đất trồng.Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
7.Không gây ô nhiễm môi trườngKhông giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
8.Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tướiViệc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
9.Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơTác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúpgiảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.
10.Hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi.Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gián ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
Phân Trùn Quế Có Phải Là Phân Hữu Cơ? Phân Trùn Quế là loại phân bón hữu cơ cao cấp vì nó các thành phần và vi sinh có lợi rất tốt.
Phân Bón Giả, Phân Bón Kém Chất Lượng Có Xu Hướng Tăng
Lực lượng chức năng tỉnh Long An tiến hành kiểm tra số phân bón giả, kém chất lượng, (Ảnh Cục QLTT tỉnh Long An).
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện hàng chục mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng, trong đó có cả trường hợp phân bón giả, tập trung nhiều nhất là nhóm sản phẩm NPK.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, thời gian qua hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp.
Theo cục này, tình trạng buôn bán, sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người nông dân, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan tỉnh Long An đã lấy 50 mẫu phân bón các loại gửi cơ quan có chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, phát hiện 12 mẫu phân bón vi phạm về chất lượng. Trong đó, có 10 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 2 mẫu phân bón là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 11 trường hợp với tổng số tiền 196 triệu đồng và buộc tiêu hủy 87 bao phân bón giả. Chuyển cơ quan Công an khởi tố hình sự theo quy định pháp luật 1 trường hợp kinh doanh phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên kiểm tra tại một cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Đông Hòa.Theo ngành chức năng ở ĐBSCL, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị xử phạt hành chính rất cao, thậm chí còn truy cứu trách nhiệm hình sự. Phân bón giả, kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất đai, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vấn nạn này vẫn là bài toán hết sức nan giải.
Bắt nhiều vụ phân bón không rõ nguồn gốc
Mới đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giả. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển giao cho Thanh tra Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh Bình Định để xác minh, làm rõ.
Theo đó, vào trưa ngày 1/7, Công an huyện Tây Sơn phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nhà ông Lê Xuân Lang, thôn Hòa Trung, xã Bình Tường, Tây Sơn, bắt quả tang bà Lê Thị Ngọc Thuận là con gái ông Lang đang pha trộn, đóng gói phân bón mang thương hiệu của nhiều hãng phân bón khác trên thị trường.
Cơ quan chức năng đã thu giữ 4.840kg và 60 lít phân bón thành phẩm mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, 643kg nguyên liệu sản xuất phân bón xuất xứ nước ngoài, gần 200kg bao bì, nhãn cùng nhiều máy móc, thiết bị là phương tiện sản xuất.
Tại thời điểm kiểm tra ông Lang không xuất trình được các giấy tờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh mà đoàn công tác yêu cầu.
Trước đó, ngày 16/6, trong lúc tuần tra tại khu vực biển cửa Triều thuộc tỉnh Tiền Giang, tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu BKS TG 14897 có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra phát hiện trên tàu đang chở khoảng 100 tấn phân bón.
Tại thời điểm kiểm tra trên tàu có 8 thuyền viên do ông Trần Văn Xíu, ở tỉnh Long An làm thuyền trưởng, tất cả các thuyền viên trên tàu đều không có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn, tàu không có giấy tờ, hồ sơ về tàu, hóa đơn chứng minh số phân bón nói trên.
Khoảng 100 tấn phân bón không rõ nguồn gốc bị tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện phát hiện tại tỉnh Tiền Giang(Ảnh: công an nhân dân).Vào chiều 20/5/2019, Đội Chống buôn lậu của Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đắk Lắk) đã kiểm tra cửa hàng do Nguyễn Thị Kiều Oanh (số 354 đường Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của cửa hàng có hàng trăm tấn phân bón với nhiều tên sản phẩm khác nhau.
Tại đây cơ quan chức năng phát hiện có hơn 20 tấn phân bón không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, một số sản phẩm đã quá hạn sử dụng và thậm chí không có ngày sản xuất.
Sau khi lập biên bản ghi nhận hiện trường, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành niêm phong toàn bộ số phân bón vi phạm trên để đưa về cơ quan tiếp tục điều tra xử lý…
Theo thống kê mỗi năm nước ta cần khoảng 11 triệu tấn phân bón. Tuy vậy, thực tế nguồn cung đang tăng gấp 3 lần so với nhu cầu này. Đáng lưu ý, hơn 50% số phân bón trên thị trường hiện nay có nguy cơ là hàng kém chất lượng.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, phân bón giả đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế.
Bạn đang xem bài viết Lệ Thủy: Lúa Sinh Trưởng Kém Có Phải Vì Bón Phân Quế Lâm? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!