Cập nhật thông tin chi tiết về Lan Tóc Tiên Rừng – Duyên Dáng Và Độc Đáo Khiến Bao Người Mê Đắm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan Tóc Tiên rừng là loại lan độc đáo, xinh đẹp đúng như cái tên Tóc Tiên của nó vậy. Loài lan này thuộc phong lan mọc ở rừng núi, có hình dạng thân và lá rất độc đáo và khác biệt so với các loại lan khác nên được rất nhiều người ưa thích.
Tên gọi và nguồn gốc phong lan Tóc Tiên
Tên gọi: Lan tóc tiên có tên khoa học là Holcoglossum, ở Việt Nam được gọi với cái tên vô cùng độc đáo vào khác biệt là Phong Lan Tóc Tiên hay Lan Tóc Tiên Rừng.
Nguồn gốc: Lan Tóc Tiên thuộc chi Lan, nằm trong họ Orchidaceae có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thường mọc trên thân cây có độ cao lên tới 1200 đến 1600m và cũng chính vì đặc điểm của môi trường sinh sống đã tạo nên hình dáng độc đáo của loài hoa này. Ở Việt Nam, loài lan này xuất hiện nhiều ở các vùng núi Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn…. Đặc biệt, Lan Tóc Tiên Điện Biên có một vẻ đẹp độc đáo mà được rất nhiều người săn đón.
Nhận biết lan Tóc Tiên
Holcoglossum amesianum:
Loài lan tóc tiên này có thân cao 5cm, ít lá, chỉ từ 4 – 7 chiếc lá với độ dài từ 9 – 30cm, lá dẹp, dày 2 cạnh lá khép vào trong và tương đối dài. Xét về hình dáng thì dáng lá lan Holcoglossum amesianum có chút tương đồng với lá của loài lan Vanda, Vì thế Holcoglossum amesianum còn được gọi với cái tên khác là Vanda amesianum.
Loài lan này hoa có hương thơm nhẹ, thoang thoảng, đặc biệt chùm hoa tương đối dài, đây chính là đặc điểm nhận dạng của lan Holcoglossum amesianum. Chúng thường khoe sắc vào mùa thu hoặc đông và cho ra những chùm hoa rất đẹp với tông màu trắng tím, cánh hoa màu trắng muốt cùng lưỡi hoa màu tím làm nổi bật lên sự thanh tao, quyến rũ và cuốn hút. Holcoglossum amesianum mọc nhiều nhất tại Lâm Đồng, Đà Lạt hay các tỉnh Sơn La, Cao Bằng. Đây là loài hoa có khả năng tự thụ phấn chứ không cần phải nhờ đến sự thụ phấn của các loài côn trùng khác nên loài lan này dễ nhân giống và tương đối dễ chăm sóc.
Holcoglossum kimballianum:
Lan Holcoglossum kimballianum mọc chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, loài lan này có thân cao khoảng 5 – 10cm với những chiếc lá hình ống dài 15-20cm, hình tròn giống như chiếc đũa có phần đầu nhọn trông rất lạ mắt. Chùm hoa dài đua nhau khoe sắc khoăng 15-30cm, hoa dầy từ 10-20 hoa trên 1 cành, hoa tương đối to 3.5-5cm, màu tím. Hoa nở rộ và khoe sắc rực rỡ nhất vào mùa thu.
Holcoglossum lingulatum:
Với giống lan tóc tiên Holcoglossum lingulatum chúng mọc tập trung tại các tỉnh biên giới phía Bắc như Sapa, Lào Cai, Hoàng Liên Sơn… Loài lan này có kích thước khá nhỏ, thân mọc thẳng, thỉnh thoảng sẽ có một vài thân hơi cong và dài khoảng 20cm. Lá cũng thuộc loại lá hình ống. Vòi hoa thường dài bằng chiều dài của lá có khoảng 1-7 hoa, hoa to khoảng 2cm. Bông hoa màu trắng và có đốm ở lưỡi hoa có thể là màu tím hoặc nâu. Loại Tóc Tiên này còn được gọi là Tóc Tiên Bắc thường sẽ nở rộ vào mùa thu và kéo dài khá lâu.
Holcoglossum subulifolium:
Holcoglossum subulifoliun còn có tên gọi Việt Nam là Tóc Tiên Trung. Loài lan này có thân dài 10 – 20cm, buông thõng xuống. Lá có từ 3 – 5 chiếc, cũng thuộc dạng lá hình ống, dài khoảng 30 – 50cm. Vòi hoa dài 20 – 30cm mang theo 10-15 hoa màu trắng, trong họng hoa có màu nâu vàng, đường kính hoa rộng chừng 4 – 5cm, nở vào mùa xuân – hạ và tương đối bền, khi lại gần ta sẽ thấy một mùi hương nhẹ dịu và tương đối dễ chịu. Tóc Tiên Trung thường mọc nhiều ở các tỉnh như Nha Trang, Đà Lạt, Quảng Trị hay Kontum.
Holcoglossum wangii:
Loài lan này có thân dài 5 – 10cm, lá thuộc lá dạng ống tương đối ngắn và nhỏ hơn các loại Tóc Tiên trên chỉ khoảng 10-15cm. Vòi hoa dài khoảng 15 – 20cm, mỗi vòi hoa có khoảng từ 5-7 bông hoa, hoa màu trắng vàng với những điểm xuyết bằng đốm màu tím có hương thơm nhẹ dịu. Lan Holcoglossum wangii xuất hiện nhiều ở Ba Vì và Bắc Cạn, hoa nở vào mùa thu và độ bền của hoa khoảng 15 ngày nếu trong môi trường chăm sóc tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Tóc Tiên Rừng
Cách trồng Lan Tóc Tiên
Kỹ thuật trồng lan Tóc Tiên tương đối đơn giản vì loại lan này dễ sống và khỏe mạnh. Chúng ta chỉ cần ghép trong giỏ gỗ, dớn hay xỉ than hoặc buộc vào những mảnh vỏ cây như bình thường. Chú ý tưới nhiều nước cho lan nếu ghép vào vỏ cây để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Chăm sóc lan Tóc Tiên Rừng
Nhiệt độ và ánh sáng: Điều kiện thích hợp nhất để lan tóc tiên có thể phát triển là 24 – 27 độ C (vào ban ngày) và 14 – 17 độ C (vào ban đêm), độ ẩm thích hợp khoảng 60-80%, nên thiết kế dàn phun sương để giữ ẩm liên tục cho cây. Là loại lan ưa bóng nên ánh sáng thích hợp cho loại lan này là khoảng 50-60% tốt nhất nên để cây dưới dàn có lưới đen hoặc xanh che phủ, có thể trồng thêm rêu, dương xỉ để tăng bóng âm và thẩm mỹ cho khu vườn của bạn.
Nước tưới: là loại lan ưa nước nên loại lan này cần rất nhiều nước, chính vì thế chúng ta nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mùa hè khoảng 3 lần 1 ngày, vào mùa đông có thể giảm lượng nước tưới xuống còn 1 lần 1 ngày. Nên chú ý thông thoáng và thoát nước cho cây để cây đỡ bị ngập úng.
Bón phân: cũng như những loại lan khác, chúng ta cũng nên bón các loại phân hữu cơ hoặc phân NPK cho lan thường xuyên khoảng 2 lần 1 tháng để cây đủ chất dinh dưỡng để chống chọi sâu bệnh và phát triển cho cây và hoa.
Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm nom và cắt bớt những lá bị sâu bệnh, nấm và thối rữa tránh cho bệnh lây sang cả vườn lan. Thường xuyên phun các loại thuốc chứa nano bạc kháng khuẩn, kháng nấm để bảo vệ lan khỏi các loại nấm, các bệnh gây thối lá, đốm lá,..
Để sở hữu một giò tóc tiên đẹp mỹ mãn cùng hương thơm lan tỏa không khó phải không nào. Những đặc điểm và sự đa dạng phong phú của Lan Tóc Tiên hứa hẹn sẽ không để bạn thất vọng khi rinh ngay em nó về vườn nhà mình.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Những Người Mê Đắm Lan Rừng
Để thỏa niềm đam mê, họ đã không quản ngại băng rừng, lội suối, rong ruổi khắp các nẻo đường “săn” hoa phong lan rừng và dày công chăm sóc, nuôi dưỡng chúng như những “đứa con tinh thần”. Mê đắm vẻ đẹp kiêu sa, hương thơm quyến rũ ấy, gần cả cuộc đời mình họ đã kết một mối “tình thơ” với hoàng hậu của các loài hoa. Hơn 20 năm theo đuổi một thú chơi
Năm nay mới 36 tuổi đời nhưng anh Nguyễn Văn Sơn (ở tổ 5, khối 10, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) đã có thâm niên 23 năm theo đuổi, đầu tư công sức, tiền bạc cho một thú chơi, một niềm đam mê những nhánh lan rừng. Duyên nợ với hoa lan của anh đến rất tình cờ. Lúc còn là một học sinh lớp 7, sau một lần được nhìn thấy nhành hoa có màu tím trắng pha sắc vàng, mọc trên thân cây gỗ mộc mạc mà lại tỏa hương thơm, cậu bé Sơn đã mê mẩn ngắm nhìn. Khi biết đó là hoa phong lan – hoàng hậu của các loài hoa, Sơn vô cùng thích thú và từ đó bắt đầu một mối “tình thơ”. Từ chỗ yêu hoa đến “say” hoa, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, Sơn lại cùng vài ba người bạn rong ruổi đến những cánh rừng ở các huyện Buôn Đôn, Krông Bông, Cư Jút (nay thuộc tỉnh Dak Nông) để tìm hoa lan. Hành trang đi rừng của Sơn chỉ là chiếc xe đạp cũ, nắm xôi, chai nước, cuộn dây thừng và một con dao nhỏ. Mỗi đợt đi rừng Sơn phải đạp xe vài chục cây số vất vả lắm nhưng chỉ cần tìm được những nhánh lan rừng đưa về nhà chăm sóc là mọi mệt mỏi đều tan biến. “Ban đầu khi biết tôi có thú chơi lan, gia đình ai cũng gàn bởi người xưa có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Nhưng sau thấy tôi cứ mê mẩn với những cội lan, mọi người cũng xiêu lòng”, anh Sơn bộc bạch. Mỗi cội lan của anh đều gắn với những chuyến xuyên rừng, lội suối và khi bắt gặp một loại lan mới, anh reo lên vui sướng như lâu ngày được gặp người thân. Kỷ niệm những chuyến đi rừng của anh rất nhiều nhưng đáng nhớ nhất là lần “chết hụt” ở thác Dray Sáp khi mới 17 tuổi. Buổi sáng lúc lội qua thác nước để vào rừng tìm hoa lan, anh và 3 người bạn đã cột sợi dây thừng vào một tảng đá để làm điểm bám, đến chiều về, khi đang lội đến giữa thác thì sợi dây thừng bị tuột ra do nước dâng cao. Anh và các bạn trôi xuống dòng nước xoáy nhưng may mắn thoát chết. Trong giây phút hiểm nguy ấy, anh vẫn quyết giữ giỏ hoa với các loài Thủy Tiên, Hồng Nhạn, Bạch Vĩ Hồ, Hồng Vĩ Hồ trên vai như vật bất ly thân. Sau lần ấy Sơn không đi rừng nữa nhưng vì trót yêu lan, anh lại cùng “con ngựa sắt” của mình rong ruổi khắp các ngả đường tìm mua hoa. Dù bận rộn với nghề làm bún gia truyền nhưng khi nghe tin các “mối” bán hoa ở Dak Lak, Kon Tum tìm được loài lan rừng mới, anh liền gác lại mọi việc để đi “săn” hoa. Mỗi lần có dịp đi đâu, anh cũng dò hỏi xem có phong lan rừng không và tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ khâu tưới nước, bón phân đến cách “bắt bệnh” cho hoa. Cứ vậy, đến nay, anh Sơn đã sở hữu hơn 3.000 cội lan rừng với nhiều chủng loại khác nhau và có thể dành cả ngày trời để hàn huyên, trao đổi về chúng. Theo anh Sơn, lan rừng dễ trồng nhưng rất “khó tính” bởi phải biết cách chăm sóc cây mới cho hoa. Mỗi loại lan rừng chỉ nở hoa một lần trong năm nên đòi hỏi người chơi phải kiên trì, tỉ mỉ và hiểu “tính cách” của chúng. “Ban đầu tôi chỉ chơi lan theo sở thích, cảm tính nên nhiều loại không nở hoa hoặc chết héo, dần dần mới đúc rút được kinh nghiệm. Phong lan rừng ưa gió và ẩm vì vậy phải treo ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, có độ ẩm. Gỗ để lan bám vào tốt nhất là thân cây vú sữa vì hoa vừa sinh trưởng tốt lại hạn chế nấm bệnh. Trồng lan vất vả như chăm con nhỏ, hằng ngày hết tưới nước bón phân lại phun thuốc. Nhưng khi trồng, chăm sóc mỗi loài hoa đều tạo cho tôi một niềm vui cùng tâm trạng thấp thỏm chờ mong đón nhận nụ hoa đầu tiên, đó quả thật là một phần thưởng vô giá”, anh Sơn chia sẻ. Có trong tay nhiều loài lan rừng quý như: Trúc Bà, Hoàng Phi Hạc, Bạch Vĩ Hồ, Hồng Vĩ Hồ, Hồng Nhạn, Nhất Điểm Hồng, Thủy Tiên, Dẻ Hạc, Hoàng Yến… nhưng anh Sơn mê đắm nhất vẫn là lan Nghinh Xuân (Đai Châu) vì đây là loài hoa duy nhất chỉ nở vào mùa xuân. Để thỏa mãn thú chơi của mình, anh đã dành hầu hết khoảng trống xung quanh nhà trồng lan và mượn cả một mảnh vườn của người bạn để treo lan. Nhiều lần gia đình anh bàn bạc định xây sửa lại căn nhà cũ nhưng không tìm được chỗ treo lan nên đành thôi. “Vừa rồi có người ở tận Hà Nội tìm đến ngỏ ý định muốn mua hết toàn bộ số lan trong vườn nhưng tôi không bán vì đây không chỉ là tâm huyết, niềm đam mê đã theo đuổi mấy chục năm nay mà giờ đây mỗi loài lan đã trở thành một “đứa con tinh thần” của tôi”, anh Sơn thổ lộ. Trong suốt câu chuyện về lan rừng, anh Sơn luôn đau đáu một nỗi lo bởi các loại lan rừng ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, đối với anh thú chơi lan rừng không chỉ là niềm đam mê của cá nhân mà còn có ý muốn duy trì, gìn giữ và nhân giống chúng nữa.
Anh Nguyễn Văn Sơn bên những cội lan rừng (Ảnh: Nguyễn Xuân)
“Nhà bác học hoa lan”
Trong giới chơi hoa lan Dak Lak, nhiều người gọi ông Trương Văn Chiến (thôn 12, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) là “nhà bác học hoa lan” vì vốn hiểu biết về lan rừng rất uyên thâm và bộ sưu tập hàng trăm loại lan.
Ông Chiến quê ở Hà Nam, nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1969 và được biên chế vào Sư đoàn 304. Vẻ đẹp của lan rừng gây ấn tượng với ông một cách rất tình cờ: Trong một lần hành quân trên rừng Trường Sơn thuộc chiến trường Trị Thiên – Huế, người lính trẻ ngỡ ngàng dừng chân khi thấy một nhành lan rừng màu tím tuyệt đẹp mà sau đó mới biết là loài Giáng Hương dòng ngọc điểm tím. Đôi chân người chiến sĩ lúc đó như bớt mệt mỏi, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Anh cặp nhành lan vào ba lô đem về treo ở doanh trại của đơn vị. Sau mỗi cuộc hành quân, chiến đấu trở về, anh cảm thấy vui sướng vì nhánh lan nhỏ bé ngày càng bám chặt vào cột, lá xanh tươi. Lan rừng trở thành niềm vui thích của anh, lúc rảnh rỗi anh tìm thêm nhiều loại lan, nên đơn vị không lúc nào thiếu sắc hoa lan. Những cánh lan rực rỡ là bạn của anh và các đồng đội. Mỗi lần có ai được về thăm gia đình, món quà quý nhất là nhánh lan rừng mang theo tấm lòng người chiến sĩ. Hòa bình lập lại trở về quê hương, cựu chiến binh Trương Văn Chiến mới có điều kiện vui với sở thích của mình, đọc sách, tài liệu viết về hoa phong lan, sưu tầm thêm nhiều loại. Những lần đi thăm đồng đội cũ ở Yên Bái, Lào Cai, ông tranh thủ tìm kiếm các loại lan rừng quý của núi rừng Tây Bắc như: Nghinh Xuân, Bạch Vĩ Hồ, Hồng Vĩ Hồ, Thủy Tiên, Giáng Hương, Quế Hương. Năm 1986, gia đình ông đi kinh tế mới vào Dak Lak và không quên mang theo hai giỏ lan làm kỷ niệm nơi quê cũ. Lần đầu đến với vùng đất mới dưới chân dãy Cư Yang Sin, ông Chiến hết sức ngỡ ngàng khi nhìn thấy các loại lan rừng như Đoản Kiếm, Ý Thảo… mọc khắp nơi. Ông đem về, mang lên Buôn Ma Thuột tặng bạn bè và cùng nhau lập Hội Hoa lan cây cảnh để chia sẻ niềm vui. Cuộc sống trên vùng đất mới nhiều khó khăn nhưng ông vẫn tranh thủ lặn lội đi khắp những cánh rừng ở Krông Bông, Buôn Đôn, M’Drak tìm để biết thêm nhiều loại lan mới. Niềm vui với hoa lan cũng có nhiều kỷ niệm gắn với những chuyến lội suối, băng rừng đáng nhớ. Mỗi lần gặp một loài lan mới nở hoa giữa rừng sâu là mỗi lần ông vui sướng.
Ông Trương Văn Chiến chăm sóc lan rừng (Ảnh: Minh Thông)
Hơn nửa đời người tìm hiểu, sưu tầm hoa lan, ông Chiến được bạn bè gọi là “nhà bác học hoa lan” vì biết được hầu hết các loại lan nội địa và sưu tầm được khoảng 100 loại lan. Những khi rảnh rỗi, ông thường gặp gỡ, “đàm đạo” với bạn bè chung thú vui lan rừng. Lúc nhiều nhất, trong vườn nhà ông có khoảng 400 giỏ lan treo đầy khắp, các loại hoa thay nhau khoe sắc quanh năm. Mỗi giỏ lan với ông là một niềm vui, người thân, bạn bè, ai quý mến, ông mang biếu làm kỷ niệm. Ông cho biết, thú chơi lan tuy tao nhã nhưng cũng cầu kỳ, lắm công phu, phải hiểu và nhớ được lúc nào giỏ nào cần gì để “chiều lòng” nó thì hoa mới đẹp. Vì vậy mỗi sáng thức dậy và sau buổi làm rẫy, ông lại tìm đến những giỏ hoa. Và như một mối liên hệ vô hình, vợ và các con ông cũng đều thích lan, có khi cả nhà cùng ngắm nghía, chăm sóc lan, hoa lan như một thành viên trong gia đình, cùng vui, buồn với mọi người. Ông Chiến thích nhất là lan Nghinh Xuân vì nó nở đúng vào mùa Xuân – mùa của niềm vui, hạnh phúc. Tết đến, thay vì một nhành mai, trong nhà ông năm nào cũng có một giỏ Nghinh Xuân tươi thắm. Ông đúc rút một điều rằng: “Chơi hoa lan thì phải gửi tất cả hồn mình cho hoa thì nó mới làm mình vui, cũng như con người, mỗi loại lan có đặc điểm, vẻ đẹp riêng, vì vậy, tất cả đều phải được tôn trọng, yêu thương như nhau”.
Cây Hoa Lan Trầm Tím Loài Hoa Đẹp Độc Đáo Vạn Người Mê
Cây hoa lan trầm tím là giống hoa lan đẹp, ấn tượng và nhiều màu sắc từ đó sẽ cảm nhận thấy được rõ là giống cây trầm tím phát triển khỏe mạnh, mang đến sự khác biệt cùng với đó là ra hoa thật là đẹp, những bông hoa to và màu sắc tươi sáng, vậy để có thể trồng và chăm sóc những cây hoa lan trầm tím, chúng ta cần tìm hiểu những điều sau đây.
1.Cây hoa lan trầm tím là lan gì ?
Cây hoa lan trầm tím là giống lan được tìm thấy nhiều trong các khu rừng hiên nay ở cả nước, cây có tên khoa học : Dendrobium parishii, thường gọi tên trong sách là lan trầm song hồng, hoàng thảo tím được Veitch cầu chứng vào năm 1893 với tên Den Nestor
Cây lan trầm tím có thân cây dài và khá là mập , cùng với bộ lá khá lớn, nên cây phát triển khá là nhanh, thân cây không quá dài, tuy nhiên nếu chăm sóc trong điều kiện phát triển tốt thì cây có thể phát triển chiều dài của thân khá là tốt vì vậy mà để tạo nên được những chậu lan trầm tím đẹp cần phải bỏ nhiều công sức hơn.
2.Cách xử lý giống lan trầm tím mới mua về
Để cho những cây hoa lan trầm tím phát triển nhanh và không bị sâu bệnh tấn công trong quá trình sinh trưởng thì ta nên lựa chọn những cây hoa lan trầm tím tốt nhất và không bị dập nát, rồi tiến hành tách từng giả hành ra, hạn chế làm cho giả hành bị dập nát.
mắt ngủ còn lại dưới gốc. Riêng gả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.
Dụng cụ để tách nên thật sắc, mỏng như dao dọc giấy, dao mổ.
Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già đi, nói chung là để lại 2cm rễ để bắn ghim còn lại cắt cụt bỏ hết.
Ngân trầm với dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.
Sau khi ngâm xong ta tiến hành vớt ra rồi để ráo khoảng từ 2-3 tiếng sau đó, ta tiếp tục ngậm cùng với 1+Atonik (nồng độ như trên bao bì trong 30 phút) (Atonik dùng vài lần thôi, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước tôi làm vậy. Bây giờ tôi không dùng B1+Atonik nữa mà hoàn toàn chuyển sang dùng chế phẩm Hùng Nguyễn.
Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và ghép liền lên dớn hoặc gỗ, lũa.
Nói chung là ngâm chế phẩm lâu như vậy rất có lợi. Thứ nhất là bổ sung dinh dưỡng cho lan. Thứ nhì là bổ sung nước cho giả hành vì khi khai thác về và trong quá trình mùa khô, giả hành tóp teo lại mất rồi. Bạn đừng sợ ngâm 1-2 tiếng thì sẽ làm nhũn mất lan của bạn. Vì cá nhân tôi có vài lần ngâm 3-4 tiếng mà bỏ ra để ráo trồng vẫn lên đều tăm tắp.
Lưu ý rằng khi mua lan không đúng mùa ghép, thì hiệu quả của chế phẩm hay bất kỳ thuốc kích thích nào có bán ngoài thị trường đều bị giảm hiệu quả đi đáng kể. Bạn nên nhớ rằng một sản phẩm dù tuyệt vời thì cũng cần phải có các điều kiện khác kết hợp vào. Ví dụ bạn dùng chế phẩm khi nhiệt độ dưới 15 độ C thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất kém, thậm chí nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì hầu như bạn sẽ không thấy có hiệu quả gì. Dĩ nhiên ý tôi ở đây là dùng mắt thường để nhìn, còn trên thực tế thì dù nhiệt độ giảm xuống nhưng nếu có 1 chút chế phẩm thì cây vẫn khỏe hơn, ít bệnh tật hơn.
Sau khi đã ngâm đủ, lúc này ta nên vớt ra và tiến hành treo lên và sau đó ghép
Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn.
Bạn nên tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung 1 bảng, giả hành già 1 bảng. Nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng. Nhớ là mắt ngủ phải hướng ra ngoài và hạn chế dùng càng ít sắt thép được thì càng tốt!
Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.
Bạn cũng có thể trồng vào chậu với vỏ thông hoặc dớn giống như ở nước ngoài, rất đẹp bạn ạ!
Tôi thấy nếu bạn kiểm soát bệnh tật trên lan kém, giàn với tiểu khí hậu tệ hại và việc tưới lan không được đều đặn, thì bạn nên trồng lan vào chậu với vỏ thông vụn hoặc dớn sợi băm nhỏ.
Trồng trong chậu thì việc bón phân sẽ dễ dàng hơn, khi lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu đi là xong.
Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần 2-3 cọng dây thép ngắn 8cm uốn thành chữ U và gắn cố định rễ lan, giả hành lên cục dớn là xong.
Sau khi ghép bạn nên treo lên giàn luôn. Cho ăn nắng 60-70% luôn (Nghĩa là 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.
Tôi thấy nếu để lan cách mặt đất 50cm, cách lưới 2,5-3m, bên dưới đào hào đổ nước thì cây lan sẽ phát triển là tốt nhất!
3.Cách ghép cây lan trầm tím
Để có được những chậu hoa lan trầm tím phát triển khỏe mạnh ta cần phải nắm vững được các đặc điểm tự nhiên sinh trưởng của cây, đồng thời nắm được thời điểm ghép cây, giúp những cây trầm tím phát triển tốt hơn.
Thời điểm ghép tốt nhất của cây hoa lan trầm tím là cây đang ngủ, tức là vào mùa đông khi cây đã rụng toàn bộ lá và chỉ để lan thân và bộ rễ cũ đã bị thoái hóa và không còn sức sống nữa.
Từ tháng 11 âm lịch tới tháng 2,3 âm lịch là thời điểm tốt nhất để có thể ghép những cây trầm tím vào trong chậu, giá thể, tuy nhiên cần lư ý khi mua những cây trầm, chính là cây trầm tím đang trong quá trình hoàn thiện bộ rễ mới của cây, nên khi trồng ta sẽ thấy hiện tượng cây bị chột và chậm ra rễ, nên khi mua cần để ý và khắc phục
Cây hoa lan trầm tím nên ghép vào những khúc gỗ sẽ tốt hơn hoặc là trồng vào những chậu hoa sẽ đẹp hơn, đối với từng ngươi sẽ lựa chọn nhũng loại giá thể phù hợp để trồng và chăm sóc cây hoa lan trầm tím.
3.1.Giá thể tốt nhất cho cây hoa lan trầm tím
Để cho những cây hoa lan trầm tím phát triển thì ta nên lựa chọn những loại giá thể phù hợp, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, hiện nay có rất nhiều những loại giá thể khác nhau phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của những cây hoa lan trầm tím, sau đây là những giá thể phù hợp nhất mà có thể lựa chọn.
Lũa: để cho cây hoa lan trầm tím phát triển ta nên tìm kiếm những khúc gỗ lũa đẹp, sẽ là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt nhất, cây phát triển nhanh, tuy nhiên vẩn khá là chậm, với những tác phẩm nghệ thuật khi ghép lại với nhau sẽ tạo nên những dấu ấn mới lạ dành cho dòng cây hoa lan trầm tím.
Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy.
Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém, nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.
Sau 7 tháng chăm bón với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau. Giả hành trên gỗ dài 40cm, to cỡ ngón tay đeo nhẫn; giả hành trên chậu dài 70cm, nặng gần nửa ký và to hơn ngón tay cái. Giá cả chênh nhau 2 lần các bạn ạ!
Và cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất! Và cũng rất dễ đóng hàng đi xa.
3.2.Bón phân cho cây hoa lan trầm tím
Để cho cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn ta có thể thường xuyên bón các loại phân bón giúp kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây sau đây:
1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.
7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.
Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.
Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.
Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn, cho em nó rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đấy là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).
Bạn có thể dùng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. Cách xử lý và cách dùng tôi đã trình bày trong bài 6 – PHÂN CHO LAN. Mời bạn đọc lại, vì nếu bón phân sai cách, hậu quả rất lớn. Bên cạnh đó ủ phân sai cách, hậu quả còn lớn hơn.
3.3.Phòng trừ sâu bệnh trên cây hoa lan trầm tím
Để giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt ta nên phun định kỳ giúp cho cây tốt hơn và từ đó cây sẽ sinh trưởng khỏe mạnh hơn khá là nhiều, Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…
– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.
Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM…
Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…
Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh rồi mới trị, thì đề nghị các bạn đọc lại bài 27, 28, 29.
Nếu mua thuốc theo tên mà không được, bạn hãy đọc bài 28 để ghi tên hoạt chất trong thuốc đó ra và đi mua thuốc dựa trên hoạt chất.
Cá nhân tôi bây giờ phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun. Quá trình cứ lặp lại như vậy là quá đủ!
4.Chăm sóc cây hoa lan trầm tím nở đúng tết
Để có được những cây hoa lan trầm tím nở đúng tết quả thật là không hề dễ dàng chút nào phải không. Vấn đề quan trọng nhất chính là ở khâu chăm sóc và phụ thuộc phần lớn vào thời tiết hiện nay, nếu thời tiết quá lạnh thì chắc chắn là cây không thể nào kịp ra hoa được.
Cây lan trầm thường nở hoa vào tháng 1-3 hàng năm, Nếu mùa đông quá lạnh và tối, lan không thể nảy mầm được, thì bạn có thể khắc phục bằng cách thắp đèn vào giữa tháng 11 âm lịch, tưới nước ấm 25-28 độ C, nên tưới giữa trưa khi mà thời điểm nhiệt độ cao nhất. Làm sao cho đầu tháng 1 âm lịch mầm bật dậy là khả năng sang năm bạn có hoa chơi tết. Phun chế phẩm HÙNG NGUYỄN 5 ngày 1 lần vào gốc để kích thích.
Trong miền nam thì đơn giản hơn nhiều, vì nhiệt độ khá ổn định, duy chỉ có độ ẩm là khác. Cuối mùa khô là thời điểm lan ngủ sâu nhất, vì độ ẩm không khí rất thấp, một vài tháng không một giọt mưa là bình thường. Vì thế cứ giữa trưa nắng tháng 11 âm bạn tưới gốc thật đẫm vào, mầm gốc bung lên trước tết thì chắc rằng sang măm bạn sẽ có trầm chơi tết.
Nếu tưới bằng nước lạnh như nhiệt độ không khí hoặc tưới tối hoặc sáng sớm thì sự sốc nước sẽ kém hơn.
5.Cây hoa lan trầm tím có bao nhiêu loại
Lan trầm tím hiện nay có khá là nhiều loại trong đó với những màu sắc khác nhau và cũng như cách chăm sóc không dễ dàng gi cả, vì vậy mà cần có được những sư lựa chọn khác nhau, tuy nhiên bài viết này sẽ chỉ cho tất cả mọi người biết đến có bao nhiêu loại lan trầm hiện nay và cách thức phân biệt chúng.
5.1.Cây hoa lan trầm điện biên
Cây hoa lan trầm điện biên thường được tìm thấy ở khu vực điện biên phủ, hiện nay do được quá nhiều người khai thác nên khi lên rừng tìm kiếm thì gần như là không còn nữa ì vậy mà hiện nay chỉ tìm được trong các khu vườn trồng lan lớn hiện nay.
Giá của mỗi cây lan rừng điện biên khoảng từ 500.000đ trở lên đến vài triệu đồng tùy theo kích thước và loại khác nhau.
Giống lan trầm điện biên tím là giống hoa đẹp, quý hiếm hiện nay, dòng này có thân thủ khá là to lớn, thân có màu xanh cốm, vết sọc trắng mờ, có loại thân hồi zíc zắc và cũng có nhiều loại thân thẳng, bộ lá lớn với chiều rộng của lá khoảng 3cm, và chiều dài từ 8-10cm
5.2.Cây hoa lan trầm tím lào
Giống hoa lan trầm tím lào thì chắc chắn là sẽ có nguồn gốc từ vùng núi bên lào nước bạn, tuy nhiên hiện nay lượng khai thác quá lớn dẩn đến tình trạng ngày càng khan hiếm chính vì vậy mà giống lan trầm tím lào hiện nay cũng có mức giá khá là cao
Giá lan trầm tím Lào tuy chất lượng không được bằng lan trung quốc nhưng giá thành lại rẻ hơn chỉ khoảng: 200.000đ/khóm nhỏ khoảng 200g, 500.000đ/khóm vừa 500g.
5.3.Cây hoa lan trầm tím vàng
Khi nói tới cây hoa lan trầm tím vàng thì riêng loại này sẽ có mùi hương thơm dễ chịu cùng với màu sắc hoa vàng cuốn hút bất cứ ai khi ngắm nhìn những bông hoa, để tăng thêm sự nổi bật hơn ta nên trồng trên những khúc gỗ, gỗ lũa sẽ rất đep, và đây được xem là giống lan trầm tím khó trồng hiện nay, chính vì vậy mà ta cần có sự lựa chọn cụ thể trước khi trồng, để co cây tăng vẻ đẹp ấn tượng và cuốn hút mạnh mẽ, sẽ luôn đệp nếu trong khu vườn có những chậu hoa lan trầm tím màu vàng khoe sắc
Lan trầm vàng thường cho ra hoa vào mùa xuân đến đầu hạ khoảng tháng 3-5 hàng năm. Khi ra hoa trung bình chỉ có từ 1 -2 bông
Lan trầm vàng có mùi thơm dịu như hương trầm, thường nở vào mùa xuân với màu hoa vàng rạng rỡ, nổi bật. Chỉ cần tìm hiểu và bắt tay thực hiện cách trồng lan trầm vàng, bạn hoàn toàn có thể nhìn ngắm những chậu lan trầm vàng ra hoa đẹp do chính tay mình trồng và chăm sóc tại nhà.
5.4.Cây hoa lan trầm tím đài loan
Chắc hẳn như ai chơi hoa lan đều biết về loài hoa lan này, là giống trầm có nguồn gốc từ phía đài lan và phát triển khá là nhanh, hiện nay cây được nhân giống khá là nhiều, Đây là loại hoa lan được cấy ghép, nhân giống từ lan trầm rừng ở Đài Loan, sau đó lan được nhập về Việt Nam với giá từ 500.000đ – 1.000.000đ.
5.5.Cây hoa lan Trầm Parishii
Trầm Parishii cũng là một dạng lan thuộc loài thân thòng nhưng nó có thân rất ngắn (20-30cm), có hình trụ nhưng rất mập và nù nhất trong số những loại Lan Trầm có ở Việt Nam hiện nay. Thân của lan trầm Parishii rất thẳng nên thường được ghép lên các phần dớn hoặc gỗ lũa. Làn Trầm Parishii có hoa với mùi thơm rất dễ chịu. Nguồn cung cấp lan trầm parishii cho Việt Nam là giống được lai tạo và nhân giống phổ biến ở Thái Lan.
5.6.Cây hoa lan trầm rừng Myanmar
Là giống hoa lan khá là đẹp hiện nay, giá giao động trong khoảng 100k/ thân, với loài này thì có thân khá là mập, cây thích hợp ghép vào khúc gỗ hoặc được trồng trong chậu sẽ lên rất tốt.
Với những giò hoa trầm rừng myanmar được ghép vào gỗ thì vào mùa hè cần được tưới nước thường xuyên, tránh ánh nắng trực tiếp mà nên đặt hoa dưới lưới che để giảm một chút % nắng.
5.7.Cây hoa lan trầm thanh củi
Những cây hoa lan trầm thanh củi là những giống cây lan có mặt hoa đẹp nhất, là giống hoa lan được ưa chuộng hiện nay với sự kết hợp từ thân, cành, lá, hoa mang đến mùi hương thơm nhẹ nhàng ấn tượng quan trọng nhất
5.8.Cây hoa lan trầm trắng
Có thể nói về cây hoa lan trầm trắng là một giống quý đối với khá nhiều người, cây có mặt hoa khác hẳn so với các giống trầm hiện nay, vì hoa màu trắng khá là đặc biệt và đặc trưng, hoa rất đẹp, giá thành hợp lý và cũng khá là rẻ nữa, cây có màu sắc hoa tinh khôi.
Cách chăm sóc cây hoa lan
tác giả: muabancaytrong
Ảnh Hoa Lan Độc Đáo Và Có Hình Dáng Bắt Mắt
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa phong lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa.
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa phong lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm…
Sau đây chúng ta cùng thưởng thức một số ảnh về “Ảnh hoa Lan Độc và có hình dáng bắt mắt” bên dưới.
Hoa lan giống mặt khỉ
Lan vũ nữ giống tề thiên đại thánh
Hoa lan có hình dáng giống mặt khỉ
Hoa lan giống mặt khỉ
Lan lọng chuột hình dáng giống con chuột
Giống hình con vật có túi
Lan giống đứa bé khỏa thân
Lan có hình giống đứa bé khỏa thân
Hoa lan giống hình con ong
Lan có hình giống con vịt
Hoa lan có hình bóng ma nhảy múa
Hoa lan giống em bé được bọc trong khăn
Bạn đang xem bài viết Lan Tóc Tiên Rừng – Duyên Dáng Và Độc Đáo Khiến Bao Người Mê Đắm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!